BÀI TIỂU LUẬN: TÌM HIỂU VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM HÀNG TỒN KHO
lượt xem 276
download
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI TIỂU LUẬN: TÌM HIỂU VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM HÀNG TỒN KHO
- Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh Khoa Kế toán – Kiểm toán BÀI TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM HÀNG TỒN KHO (VAS 02) Giả ng viên: PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH LỚP KT6 – K35 HỌ VÀ TÊN: - NGUYỄN PHÁT ĐẠT - NGUYỄN ĐÌNH TÂN - DƯƠNG NGỌC TRƯỜNG
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................................................... 3 PHẦ N I. TÓM TẮT NỘI DUNG HÀNG TỒN KHO VAS02: ................................................................................... 4 Q U Y Đ Ị N H C H U N G .................................................................................................................................... 4 N Ộ I D U N G C H U Ẩ N M Ự C ........................................................................................................................ 5 X ÁC Đ Ị N H G IÁ TR Ị H À N G T Ồ N K HO ............................................................................................... 5 G IÁ G Ố C H ÀN G T Ồ N KH O .................................................................................................................... 5 P H Ư ƠN G P HÁ P T Í NH G I Á TR Ị H À N G T Ồ N K H O ........................................................................ 6 G IÁ TR Ị T HU Ầ N C Ó TH Ể T H Ự C H I Ệ N ĐƯ Ợ C V À L Ậ P D Ự P HÒ N G G I Ả M G IÁ H ÀN G T Ồ N K HO .................................................................................................................................................... 7 G H I N H Ậ N C H I P H Í ................................................................................................................................ 8 T R ÌN H BÀ Y BÁ O C Á O T À I C H Í N H ................................................................................................... 8 PHẦN II: SO SÁNH IAS 02 VÀ VAS 02 – H ÀNG TỒN KHO: .................................................................................. 9 1. CƠ QUAN BAN HÀNH: ............................................................................................................................. 9 2. PHẠM VI ÁP DỤNG: ............................................................................................................................... 10 3. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH CHUẨ N MỰC: .................................................................................................. 10 4. ĐỊNH NGHĨA VỀ HÀNG TỒN KHO: ........................................................................................................ 10 5. XÁC ĐỊNH GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO: .................................................................................................. 10 6. ĐỐI TƯỢNG HÀNG TỒN KHO: .............................................................................................................. 11 7. GIÁ TR Ị THUẦN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC:........................................................................................ 12 8. ĐỐI TƯỢNG LẬP DỰ PHÒNG:............................................................................................................... 13 9. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TR Ị HÀNG TỒN KHO: ................................................................................. 13 10. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN: ........................................................................................................... 14 11. CÁCH HẠCH TOÁN VÀ TRÌNH BÀY: ................................................................................................... 14 PHẦN III. VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP: .............................................................................................................................. 15 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................ 21
- LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển theo hướng quốc tê hoá các chuẩn mực kế toán là hết sức cần thiết nhàm tạo ra “tiếng nói chung” và “sân chơi đạ t tiêu chuẩn” sẽ làm tăng hiệu quả th ị trường thế giới và tăng khả năng hợp tác tìm kiế m vốn góp phần cạnh tranh có hiệu quả. Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC là một tổ chức độc lập có mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới dùng để lập Báo cáo Tài chính. Uỷ ban này được điều hành bởi một hội đồng gồm các đại diện của 13 nước thành viên và trên 4 tổ chức thành viên khác. Tất cả các thành viên của IASC đều là các chuyên gia kế toán hàng đầu thuộc liên đoàn kế toán quốc tế IAFC. Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã xây dựng được hệ thống các chuẩn mực cơ bản có thể vận dụng ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở tiêu chuẩn hoá và hài hoà đáp ứng xu hư ớng toàn cầu hoá hiện nay đặc biệt là hài hoàn và thống nhấ t trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính. Vì vậ y có nhiều quốc gia quan tâm đến việc nghiên c ứu, xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán quốc gia trên cơ s ở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, xem xét chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho IAS 02 là căn cứ để có thể so sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 02) và nh ững quy đ ịnh kế toán hàng tồn kho hiện nay từ đó có những phương hướng hoàn thiện. Mục đích của IAS 02 và VAS 02 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí, ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Bài tiểu luậ n của nhóm sẽ đi vào trình bày nội dung của VAS 02 và những điểm giống nhau và khác nhau giữa IAS 02 và VAS 02. Vì thời gian có hạn nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
- PHẦN I. TÓM TẮT NỘI DUNG HÀNG TỒN KHO VAS02: Q UY ĐỊ NH CH UNG 01. Mục đích của chuẩ n mực này là quy đ ịnh và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồ n kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù h ợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lậ p báo cáo tài chính. 02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán khác cho hàng tồn kho. 03. Các thuậ t ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Hàng tồn kho: Là những tài sản: (a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; (b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; (c) Nguyên liệu, vậ t liệ u, công cụ , dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuấ t, kinh doanh hoặc cung cấp d ịch vụ. Hàng tồn kho bao gồm: - Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến; - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; - Sả n phẩm dở dang: Sản phẩ m chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩ m; - Nguyên liệu, vật liệ u, công cụ , dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; - Chi phí dịch vụ dở dang. Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình th ường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cầ n thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lậ p bảng cân đối kế toán.
- N Ộ I D U N G C HU Ẩ N M Ự C X ÁC Đ Ị NH GI Á TR Ị H ÀNG T Ồ N K HO 04. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. G I Á G Ố C HÀNG T Ồ N K HO 05. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế b iến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điể m và trạng thái hiện tạ i. Chi phí mua 06. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiế t khấu thương mại và giả m giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩ m chất được trừ (-) khỏi chi phí mua. Chi phí chế biế n 07. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩ m. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩ m sản xuấ t, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiế t bị, nhà xưởng,... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuấ t. Chi phí sản xuấ t chung biến đổ i là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổ i trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuấ t, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. 08. Chi phí sản xuất chung cố đ ịnh phân bổ vào chi phí chế b iến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suấ t bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạ t được ở mức trung bình trong các đ iều kiện sản xuất bình th ường. - Trường h ợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuấ t chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩ m theo chi phí thực tế phát sinh. - Trường h ợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuấ t chung cố định ch ỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗ i đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuấ t, kinh doanh trong kỳ. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí th ực tế phát sinh.
- 09. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loạ i sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế b iến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệ t, thì chi phí chế b iến được phân bổ cho các loạ i sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiệ n được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế b iến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính. Chi phí liên quan trực tiếp khác 10. Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví d ụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiế t kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể. Chi phí không tính vào giá g ốc hàng tồn kho 11. Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồ m: (a) Chi phí nguyên liệ u, vậ t liệu, chi phí nhân công và các chi phí s ản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; (b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cầ n thiết cho quá trình sản xuấ t tiếp theo và chi phí bảo quản quy đ ịnh ở đoạn 06; (c) Chi phí bán hàng; (d) Chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí cung cấp dịch vụ 12. Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan. Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp không được tính vào chi phí cung cấp d ịch vụ. P HƯƠNG P HÁP TÍ NH GI Á TR Ị H ÀNG T Ồ N K HO 13. Việ c tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo mộ t trong các phương pháp sau: (a) Phương pháp tính theo giá đích danh; (b) Phương pháp bình quân gia quyền; (c) Phương pháp nhập trước, xuất trước; (d) Phương pháp nhập sau, xuất trước. 14. Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặ t hàng ổn định và nh ận diện được. 15. Theo phương pháp b ình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loạ i hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng lo ại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
- 16. Phương pháp nhập trư ớc, xuất trước áp dụng dựa trên giả đ ịnh là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuấ t trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần th ời điểm cuố i kỳ. Theo phương pháp này th ì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở th ời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. 17. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả đ ịnh là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuấ t trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này th ì giá trị hàng xuấ t kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho đư ợc tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ h oặc gần đầ u kỳ còn tồn kho. G I Á TR Ị T HU Ầ N CÓ TH Ể T H Ự C HI Ệ N ĐƯ Ợ C VÀ L Ậ P D Ự P HÒNG GI Ả M GI Á HÀNG T Ồ N K HO 18. Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giả m, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằ ng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù h ợp với nguyên tắc tài sả n không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng. 19. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực h iện được của hàng tồn kho nhỏ h ơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số d ự phòng giả m giá hàng tồ n kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiệ n được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ s ở từng mặ t hàng tồn kho. Đố i với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loạ i dịch vụ có mức giá riêng biệt. 20. Việ c ước tính giá trị thuần có thể th ực hiện được của hàng tồn kho phải d ựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tạ i thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điể m ước tính. 21. Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ , giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các h ợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủ y b ỏ phải dựa vào giá trị trong h ợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính. 22. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuấ t sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuấ t của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của
- nguyên liệu, vậ t liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuấ t sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ , dụng cụ tồn kho được đánh giá giả m xuống bằng với giá trị thuầ n có thể thực hiện được của chúng. 23. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường h ợp cuố i kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giả m giá hàng tồn kho phả i lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệ ch lớn hơn phả i được hoàn nhập (Theo quy định ở đoạn 24) để đả m bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được). G HI NH Ậ N CHI P HÍ 24. Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng đư ợc ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giả m giá hàng tồn kho phả i lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản d ự phòng giả m giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụ t, mấ t mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồ i thường do trách nhiệ m cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở c uối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phả i được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. 25. Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. 26. Trường hợp mộ t số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuấ t ra tài sản cố định hoặc sử dụng như nhà xư ởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho này được hạch toán vào giá trị tài sản cố định. T R Ì N H B À Y B Á O C ÁO T ÀI C HÍ NH 27. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày: (a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho; (b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp; (c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho; (d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; (e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- (f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đả m bảo cho các khoản nợ phải trả . 28. Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau, xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho trình bày trong bảng cân đố i kế toán với: (a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước (nếu giá trị hàng tồn kho cu ối kỳ tính theo phương pháp nhập trư ớc, xuất trước nhỏ h ơn giá trị h àng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc Với giá trị h àng tồn kho cuối kỳ đ ược tính theo phương pháp bình quân gia quyền (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp b ình quân gia quyền nhỏ h ơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thể th ực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ h ơn giá trị hàng tồn kho tính theo phương pháp nhập trước, xuấ t trước và phương pháp bình quân gia quyền); hoặc (b) Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tạ i ngày lậ p bảng cân đố i kế toán (nếu giá trị hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng cân đối kế toán nhỏ hơn giá trị thuần có thể th ực hiện được); hoặc với giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị hiện hành tại ngày lập bảng cân đối kế toán). 29. Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kế t quả sản xuấ t, kinh doanh được phân loạ i chi phí theo chức năng. Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho đư ợc trình bày trong khoả n mụ c “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kế t quả kinh doanh, gồ m giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụ t mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồ i thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không đư ợc phân bổ. PHẦN II: SO SÁNH IAS 02 VÀ VAS 02 – HÀNG TỒN KHO: 1. CƠ QUAN BAN HÀNH: - IAS 02 do International Accounting Standards Board (IASB) ban hành lần đầu tiên vào tháng 12/1993. Tiếp đó lần lượt ban hành các văn bản mới hơn vào các đợt: 12/1997, 12/2003, 11/2006. - VAS 02 do quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 149/2001/QĐ-BTC ban hành vào ngày 31/12/2001.
- 2. PHẠM VI ÁP DỤNG: - IAS 02 được áp dụng trên phạ m vi th ế giới, do các quốc gia lựa chọn. - VAS 02 ch ỉ áp dụng tạ i Việt Nam. 3. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH CHUẨN MỰC: - Đều nh ằm mụ c đích hướng dẫn tuân thủ các phương pháp xác định, ghi nhận hàng tồn kho. 4. ĐỊNH NGHĨA VỀ HÀNG TỒN KHO: a. Giống nhau: Cả IAS 02 và VAS 02 đều đ ịnh nghĩa hàng tồn kho như sau: o Hàng hoá mua về để bán như: các hàng hoá do một đạ i lý mua về để bán hoặc đấ t đai và các tài sản khác được giữ để bán. o Thành phẩm tồn kho hoặ c sản phẩm dở dang. o Nguyên liệ u, vậ t liệu, công cụ. dụng cụ tồn kho phụ c vụ quá trình sản xuấ t, kinh doanh hoặc cung cấp d ịch vụ. o Chi phí d ịch vụ dở dang. b. Khác nhau: Tương tự như nộ i dung của IFRS, tuy nhiên VAS không đề cập đến hàng tồn kho bao gồm cả đất và các tài sản khác được giữ lại để bán. 5. XÁC ĐỊNH GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO: a. Giống nhau: IAS 02 và VAS 02 đều quy định cách tính giá gốc cho hàng tồn kho như sau: Giá gốc hàng tồn kho bao gồ m: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm cà trạng thái hiệu quả (IAS 02 – mục 10, VAS 02 – mục 3). Trong đó các chi phí xác định như sau: o Chi phí thu mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loạ i thuế không được hoàn lạ i, chi phí vận chuyển, bốc xế p, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mạ i và giảm giá hàng mua do hàng mua khồn đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua. (IAS 02 – khoản 11 và VAS 02 – khoản 06). o Chi phí chế biến: chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồ m những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như c hi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố đ ịnh và chi phí sản xuấ t chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên liệ u, vậ t liệ u thành thành phẩm. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuấ t gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng… và chi phí quản lí hành chính ở các phân xưởng s ản xuất.
- Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuấ t gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩ m sản xuấ t, như chi phí n guyên liệu, vật liệ gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. o Không bao gồm các khoản chênh lệch tỉ giá hối đoái. b. Khác nhau: TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02 Chi phí khác -Theo IAS 02 trong một số trường hợp, chi -VAS 02 không đề cập. phí đi vay được hạch toán vào giá trị hàng tồn kho theo QĐ của IAS 23-chi phí đi vay. - VAS 02 không đề cập. -Khi mua hàng tồn kho theo phương thức trả chậm, số tiền chênh lệch cao hơn so với giá trị khi mua theo điều khoản nợ thông thường thì sẽ được hạch toán cào chi phí tài chính trong kì trả chậm. Phân bổ chi -Phân bổ khấu hao máy móc theo giá trị có -Phân bổ khấu hao máy móc phí b iến đổ i thể thực hiện được(mang tính ước lượng theo th ực tế sản phẩm phát cho giá thành tương đố i). sinh. sản phẩ m 6. ĐỐI TƯỢNG HÀNG TỒN KHO: a. Giống nhau: cả IAS 02 và VAS 02 đều quy định đố i tượng của hàng tồn kho bao gồm: o Hàng hoá mua về để bán như: các hàng hoá do một đạ i lý mua về để bán hoặc đấ t đai và các tài sản khác được giữ để bán. o Thành phẩm tồn kho hoặ c sản phẩm dở dang. o Nguyên liệ u, vậ t liệu, công cụ. dụng cụ tồn kho phụ c vụ quá trình sản xuấ t, kinh doanh hoặc cung cấp d ịch vụ. o Chi phí d ịch vụ dở dang. b. Khác nhau: TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02 Đối với hàng Không áp dụng đối với hàng tồn kho thuộc Không có quy đ ịnh cụ thể thì tồn kho là sản phẩm nông nghiệp, khoáng sản và môi không được áp dụng sản phẩm giới thương mại nông nghiệp, (tham khảo IAS 41) khai khoáng
- 7. GIÁ TRỊ THUẦN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC: a. Giống nhau: IAS 02 và VAS 02 đều quy định giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho được xác định theo giá gốc: Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì sản xuấ t, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tình cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Việc ước tính giá trị thuần có thể th ực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậ y thu thập được tại thời điểm ước tính. b. Khác nhau: TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02 Trường hợp -Thì giá trị hàng tồn kho được tính -Khi giá trị thuầ n có thể thực hiện giá trị thuần theo giá tri thuần có thể th ực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hôn giá có thể thực được. Trong đó, giá trị thuầ n có thể gốc thì phải lập dự phòng giả m giá hiện được có thực hiện được là giá bán ước tính hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá giá trị thấp của hàng tồn kho trong kì sản xuất, hàng tồn kho được lập là số chênh hơn(hoặc cao kinh doanh trừ đi chi phí ước tính lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho hơn) giá trị để hoàn thành sản phẩ m và chi phí lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện gốc ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ được của chúng. Việc lập dự phòng chúng. giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giả m giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. 20. Việ c ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tạ i thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính trên sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kế t thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện có ở thời điể m ước tính. -Cuối kì kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó.
- 8. ĐỐI TƯỢNG LẬP DỰ PHÒNG: TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02 Đố i tượng -Chủ yếu là các loại hàng tồn kho -Toàn bộ các loại vật tư, sản phẩm lập dự phòng dùng để bán. Các loạ i tồn kho dùng hàng hoá tồn kho. để sản xuất chỉ lập d ự phòng khi bán cá thành phẩ m sản xuấ t ra các loại vậ t tư đó giảm sút trên th ị trường. -Đố i với hàng hoá thành phẩ m:là -Là chênh lệch giữa giá ghi trên sổ chênh lệch giữa giá trị có thể th ực sách với giá mua hoặc bán. hiện được với giá sổ sách. -Đố i với các loại hàng tồn kho dự -Điều kiện: đảm bả o cho doanh trữ cho sản xuất: là chênh lệch giữa nghiệp không bị lỗ. giá phí thay thế với giá sổ sách. 9. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO: a. Giống nhau: theo IAS 02 và VAS 02 đều quy định các phương pháp tính giá hàng tồn kho như sau: o Nhập trước, xuấ t trước (FIFO): Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì đ ược xuất trước, và hàng còn lại cuối kì là hàng được mua hoặc sản xuấ t ở thời điểm cuối kì. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhậ p kho ở thời điểm đầu kì hoặc đầu kì, giá của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở th ời điểm cuố i kì hoặc cuối kì còn tồn kho. o Bình quân gia quyền: Theo phương pháp này thì giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kì và giá trị từng loại hàng tồn kho mua hoặc sản xuấ t trong kì. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kì hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. o Thực tế đích danh: Theo phương pháp này thì sản phẩm, vậ t tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấ y đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù h ợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
- b. Khác nhau: TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02 Phương pháp tính giá trị Nhập sau, xuất Nhập sau, xuất hàng tồn kho trước (LIFO) hiện nay trước (LIFO) hiện nay vẫn không còn dùng nữa. được sử dụng. 10. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN: Giống nhau: h ạch toán theo mức dự phòng và hoàn nhập dự phòng vào giá vốn hàng bán. 11. CÁCH HẠCH TOÁN VÀ TRÌNH BÀY: a. Giống nhau: IAS 02 – khoản 36 và VAS 02 – khoản 27 đều quy định báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày: o Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm c ả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho. o Giá gốc của tổng số hàng tồ n kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp. o Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho o Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. o Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. o Giá trị ghi sổ hàng tồn kho(giá gốc – dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đả m b ảo cho các khoản nợ phải trả. b. Khác nhau: TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02 Quy định đối với Không còn áp dụng BCTC phả i phản ánh chênh lệch trường hợp doanh giữa giá trị hàng tồn kho trình nghiệp áp dụng bày trong BCĐKT với giá trị phương pháp hàng tồn kho cuối kì được tính LIFO theo các phương pháp FIFO, BQGQ,LIFO hoặc giá hiện hành của hàng tồn kho cuố i kì tại ngày lậ p BCĐKT,… Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên BCKQKD được phân loại chi phí theo chức năng. o Không áp dụng đối với hàng tồn kho thuộc sản phẩ m nông nghiệp, khoáng sản và môi giới thương mại (tham khảo IAS 41). o Ảnh hưởng của tỉ giá ngoạ i tệ không có tác dụng đối với hàng tồn kho.
- PHẦN III. VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP: 1.Vì sao các doanh nghiệp thích áp dụng phương pháp LIFO? Đáp Án: a.LIFO là biện pháp hiệu quả hơn để đánh giá giá vốn tồn kho hiện tại. Khi các giá vốn này hợp với doanh thu bán hàng hiện tạ i, cả nhà đầu tư lẫn nhà quản lý đều hiểu rõ hơn điều gì đang xảy ra trong doanh nghiệp. b.Lạm phát thường làm cho hàng tồn được mua hiện tại đắt đỏ hơn. Giá vốn tăng này làm giảm khả năng sinh lợi từ việc bán hàng, kéo theo giảm nợ thuế phả i trả . (Lạm phát => giá hàng nhập sau> giá hàng nhập trước=> giá hàng nhập kho tính theo LIFO > giá hàng nhập kho tính theo FIFO => giá vốn hàng bán tăng => lợi nhuận giảm => Thuế giảm.) c.Trong khi đó , giá bán tăng => thuế GTGT tăng nhưng doanh nghiệp sẽ đ ược khấu trừ thuế GTGT của hàng nhập kho nên ko ả nh hưởng nhiều đến lợi ích tài chính. 2.Những bất cập của chuẩn mực VAS 02 là gì? Đáp án: a. Trong VAS 2, phần hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung cố định chưa rõ và khó áp dụng trong thực tiễn. b. Đối với VAS 2, có nên áp dụng phương pháp LIFO trong tính giá hàng tồn kho hay không? (Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 2 s ửa đổi tháng 12/2003 đã loại phương pháp LIFO trong tính giá hàng tồn kho) Mặc dù phương pháp LIFO có những ưu điểm nhất định nhưng nhìn chung áp dụng phương pháp LIFO sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. Các lý do dẫn đến không nên áp dụng phương pháp này là: - Trong dài hạ n, khi giá cả tăng lên trị giá hàng tồn kho b ị phản ảnh thấp hơn giá trị của nó. Vì vậ y chỉ tiêu hàng tồn kho trên BCĐKT không phản ánh sát với giá thị trường thời điể m báo cáo dẫn đến giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp bị ghi nhận thấp hơn so với giá trị thực tế của nó. - Phương pháp này có thể bóp méo lợi nhuận trong kỳ, tạo nên sự hiểu lầ m về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- - Phương pháp này có thể bóp méo ảnh hưởng tới BCĐKT do giá trị hàng tồn kho thường phản ánh theo giá cũ nhấ t, điều này làm vốn lưu động thường xuyên b ị phản ánh sai lệch. - Phương pháp LIFO gây nên sự không tương thích giữa giá trị của hàng tồn kho với dòng vật chất của những loạ i hàng cụ thể. Điều này làm cho giá trị hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính không đúng bản chấ t kinh tế của nó. - Trong điều kiện không có những ảnh hưởng về thuế , phương pháp này tạo kẽ hở cho nhà quản lý đ ể gian lậ n lợi nhuận. 3. Một doanh nghiệp SX tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình hình nhập – xuấ t vậ t liệu như sau: Tồn đầu tháng: Vật liệu (VL) A: 800kg x 60.000đ, VL B: 200kg x 20.000đ Trong tháng : 1. Mua 500kg VL A, đơn giá chưa thuế 62.000đ/kg và 300kg VL B, đơn giá chưa thuế 21.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT của VL A và VL B là 10%, VL nhập kho đủ , tiền chưa trả. Chi phí vận chuyển VL 176.000đ trả bằng tiền mặ t, trong đó thuế GTGT 16.000đ, phân bổ cho hai loạ i vậ t liệu theo khối lượng. 2 . Xu ất kho 1.000kg VL A và 300kg VL B trực tiếp SX sản phẩm. 3 . Dùng TGNH trả nhợ người bán ở nghiệp vụ 1 sau khi trừ khoản chiế t khấu thanh toán 1% giá mua chưa thuế. 4. Xuất kho 50kg VL B sử dụng ở bộ p hận QLDN. 5. Nhập kho 700kg VL A, đơn giá chưa thuế 61.000đ và 700kg VL B, đơn giá chưa thuế 19.000đ do ngườibán chuyển đến, thuế GTGT là 10%, đ ã thanh toán đủ bằng tiền chuyể n khoản. 6. Xuất kho 600kg VL A và 400kg VL B vào trực tiếp SX sản phẩm. Yêu cầu: Tín toán và trình bày bút toán ghi sổ tình hình trên theo hệ thốngKKTX với các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước – Xuất trước (FIFO), Nhập sau – Xuấ t trước (LIFO), bình quân gia quyền cuối kỳ, bình quân gia quyề n liên hoàn. Bài giả i Đầu kỳ:
- A = 48.000.000 = 800 x 60.000 B = 4 .000.000 = 200 x 20.000 1. Nhậ p kho Nợ TK 152 (A): 31.000.000 = 500 x 62.000 Nợ TK 133 (A): 3.100.000 Có TK 331: 34.100.000 Nợ TK 152 (B): 6.300.000 = 300 x 21.000 Nợ TK 133 (B) : 630.000 Có 331: 6.930.000 Nợ TK 152 (A): 100.000 =(176.000-16.000)x500/800 Nợ TK 152 (B): 60.000 =(176.000-16.000)x300/800 Nợ TK 331: 16.000 Có TK 111: 176.000 Giá VL A (tính luôn chi phí vận chuyển): 62.200 = (31.000.000 + 100.000 )/500 Giá VL B (tính luôn chi phí vận chuyển): 21.200 = (6.300.000 + 60.000 )/ 300 2. Xuấ t kho Phương pháp FIFO: Nợ TK 621: 66.560.000 Có TK 152 (A): 60.440.000 = 800 x 60.000 + 200 x 62.200 Có TK 152 (B): 6.120.000 = 200 x 20.000 + 100 x 21.200 Phương pháp LIFO: Nợ TK 621: 67.460.000 Có TK 152 (A): 61.100.000 = 500 x 62.200 + 500 x 60.000 Có TK 152 (B): 6.360.000 = 3 00 x 21.200
- Phương pháp bình quân gia quy ền liên hoàn: Giá trung bình của A: 60.850 = (800 60.000 + 500 62.200)/ (800 + 500) Giá trung bình của B: 20.720 =( 200 20.000 + 300 21.200)/( 200 + 300) Nợ TK 621: 67.066.000 Có TK 152 (A): 60.850.000 = 60.850 x 1.000 Có TK 152 (B): 6.216.000 = 20.720 x 300 Phương pháp bình quân cuối kỳ : Giá trung bình cuối kỳ của A: 60.900 = (800 x60.000 + 500x 62.200 + 700 x61.000)/ ( 800 + 500 + 700 ) Giá trung bình cuối kỳ của B: 19.720 = (200x 20.000 + 300 x21.200 + 700 x19.000 )/(200 + 300 + 700) Nợ TK 621: 66.816.000 Có TK 152 (A): 60.900.000 = 60.900 x 1.000 Có TK 152 (B): 5.916.000 = 19.720 x 300 3. Trả tiền: Nợ TK 331: 3 73.000 = (31.000.000 + 6.300.000) x 1% Có TK 515: 373.000 Nợ TK 331: 40.657.000 = (34.100.000 + 6.930.000) – 373.000 Có TK 112: 40.657.000 4. Xuấ t kho: Phương pháp FIFO: Nợ TK 642: 1.060.000 Có TK 152 (B): 1.060.000 = 50 x 21.200
- Phương pháp LIFO: Nợ TK 642: 1.000.000 Có TK 152 (B): 1.000.000 = 50 x 20.000 Phương pháp bình quân gia quy ền liên hoà Giá trung bình của B: (20.720 = 20.720x 200 + 0x 0)/(200+0 ) Nợ TK 642: 1.036.000 Có TK 152 (B): 1.036.000 = 50 x 20.720 Phương pháp bình quân cuối kỳ : Nợ TK 642: 986.000 Có TK 152 (B): 986.000 = 50 x 19.720 5. Nhậ p kho: Nợ TK 152 (A): 42.700.000 = 700 x 61.000 Nợ TK 152 (B): 13.300.000 = 700 x 19.000 Nợ TK 133: 5.600.000 = (42.700.000 + 13.300.000) x 10% Có TK 112: 61.600.000 6. Xuấ t kho: Phương pháp FIFO: Nợ TK 621: 44.890.000 Có TK 152 (A): 36.960.000 = 300 x 62.200 + 300 x 61.000 Có TK 152 (B): 7.930.000 = 150 x 21.200 + 250 x 19.000 Phương pháp LIFO: Nợ TK 621: 44.200.000 Có TK 152 (A): 36.600.000 = 600 x 61.000 Có TK 152 (B): 7.600.000 = 400 x 19.000
- Phương pháp bình quân gia quy ền liên hoàn: Giá trung bình của A: 60.960 = (60.850 x300 + 61.000 x700)/(300 + 700) Giá trung bình của B: 19.300 = (20.720x 150 + 19.000x700)/( 150 + 700) Nợ TK 621: 44.296.000 Có TK 152 (A): 36.576.000 = 600 x 60.960 Có TK 152 (B): 7.720.000 = 400 x 19.300 Phương pháp bình quân cuối kỳ : Nợ TK 621: 44.428.000 Có TK 152 (A): 36.540.000 = 600 x 60.900 Có TK 152 (B): 7.888.000 = 400 x 19.720
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về hợp tác công (PPP) thực tiễn áp dụng và giải pháp ở Việt Nam
14 p | 937 | 137
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp dệt
25 p | 769 | 112
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu về chì (Plumbum)
25 p | 427 | 56
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về vị trí, vai trò của Chính phủ trong hệ thống hành chính Nhà nước
17 p | 870 | 56
-
Tiểu luận: Tìm hiểu chất độc đioxin
24 p | 392 | 50
-
Bài tiểu luận khoa học: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên công tác xã hội lớp K7 Trường Đại học Thái Nguyên về căn bệnh HIV/AIDS
21 p | 712 | 49
-
Bài tiểu luận: Quan hệ hai ngôi trong toán phổ thông và tính chất của chúng
26 p | 317 | 45
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu bao bì của sản phẩm Coca-Cola
33 p | 465 | 44
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về mobile-learning và các nguyên lý khoa học trong mobile-learning
46 p | 214 | 40
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ thể hiện qua tập Thơ tình của Xuân Diệu
29 p | 305 | 34
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu môi trường quản lý Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam VietinBank
26 p | 214 | 31
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về công tác xã hội của các ban ngành và các nhà hảo tâm đối với các trẻ ở mái ấm Bách Hoa Trang (tỉnh Tây Ninh)
17 p | 274 | 26
-
Tiểu luận: Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp
17 p | 112 | 21
-
Bài tiểu luận: Mặt trời và hệ mặt trời
36 p | 149 | 19
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất, lĩnh vực sử dụng và mỏ Diatomit điển hình ở Việt Nam
17 p | 122 | 17
-
Bài tiểu luận môn Cơ sở văn hoá Việt Nam: Tìm hiểu về vùng văn hoá Tây Bắc
18 p | 104 | 17
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu về menthofuran
13 p | 129 | 16
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về messenger RNA
20 p | 18 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn