Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông" nhằm nghiên cứu lý luận và thực trạng của quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng trong thời gian sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÍ NGỌC THẮNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, tháng 8 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÍ NGỌC THẮNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. THIỀU HUY THUẬT Hà Nội, tháng 8 năm 2024 ĐĂK NÔNG, THÁNG 6 NĂM 2020
- LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đề án: " Tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông" là công trình nghiên cứu khoa học của học viên, dưới sự hướng dẫn của TS. Thiều Huy Thuật. Nội dung của Đề án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin của một số tác phẩm, tạp chí khoa học, kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học. Các số liệu trong Đề án là trung thực, chính xác và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Học viên xin cam đoan chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình. Tác giả đề án Phí Ngọc Thắng i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và đặc biệt tới TS. Thiều Huy Thuật – Công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia, người thầy tận tâm đã giúp đỡ tôi hết mình để tôi có thể hoàn thành đề án này. Với những kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập cùng với sự nỗ lực hết mình của bản thân trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu để hoàn thành đề án. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của đề án khá rộng, với kiến thức của bản thân không thể nắm bắt hết tất cả các vấn đề, nhiều nội dung cùng một thời điểm, vì vậy đề án không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong được sự góp ý của các Thầy, Cô để đề án được hoàn thiện hơn. Tác giả đề án Phí Ngọc Thắng ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii Mở đầu ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ, TỈNH ĐĂK NÔNG ................................................................................................................ 8 1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 8 1.1.1. Khái niện về quản lý ................................................................................. 8 1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước ................................................................ 8 1.1.3. Khái niệm về giao đất giao rừng ............................................................... 8 1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về giao đất giao rừng ................................... 8 1.1.5. Một số khái niệm có liên quan .................................................................. 9 1.1.6. Quy trình giao đất giao rừng................................................................... 10 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về giao đất giao rừng .......................... 13 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giao đất giao rừng ...................................... 14 1.3.1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao đất, giao rừng .......................................................................................................... 14 1.3.2. Xây dựng, tổ chức thực hiện giao đất giao rừng...................................... 14 1.3.3. Lập và quản lý hồ sơ giao đất giao rừng ................................................. 16 1.3.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao đất giao rừng và bảo vệ rừng ..17 1.3.5. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về giao đất giao rừng………………………………………………………………………...…...18 iii
- 1.4. Các yếu tổ ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về giao đất giao rừng............19 1.4.1 Yếu tố chủ quan..........................................................................................19 1.4.2. Yếu tố khách quan.....................................................................................19 1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Krông Nô........................................................................................................................20 1.5.1. Kinh nghiệm của huyện Quế Phong.........................................................20 1.5.2. Kinh nghiệm của huyện Tương Dương....................................................21 1.5.3. Kinh nghiệm của huyện Hướng Hoá........................................................22 1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho Krông Nô..........................................................22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ .............................................. 25 2.1. Khái quát về huyện Krông Nô ................................................................... 25 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 26 2.1.2. Địa hình, địa chất .................................................................................... 26 2.1.3. Khí hậu ................................................................................................... 27 2.1.4. Thuỷ văn ................................................................................................ 27 2.1.5. Đặc điểm kinh tế xã hội .......................................................................... 28 2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô .................................................................................. 28 2.2.1. Thực trạng ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao đất giao rừng............................................................................................. 29 2.2.2. Thực trạng xây dựng, tổ chức thực hiện giao đất giao rừng…................. 30 2.2.3. Thực trạng lập và quản lý hồ sơ giao đất giao rừng................................. 31 iv
- 2.2.4. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao đất giao rừng và bảo vệ rừng …….. ................................................................................................ 32 2.2.5. Thực trạng kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về giao đất giao rừng……………..……………………………………………………………. 33 2.3. Đánh giá chung về giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô……..34 2.3.1. Kết quả đạt được …….. ........................................................................ 34 2.3.2. Hạn chế …….. ...................................................................................... 37 2.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... .40 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ ................................................................................................................... 41 3.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác giao đất giao rừng ............ 41 3.1.1. Quan điểm của trung ương ..................................................................... 41 3.1.2. Quan điểm của địa phương ..................................................................... 42 3.1.2.1 Tỉnh Đăk Nông ..................................................................................... 42 3.1.2.2. Huyện Krông Nô ................................................................................. 44 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông ......................................................... 44 3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật và cơ chế chính sách ......................... 44 3.2.2. Giải pháp về đào tạo và tuyên truyền ...................................................... 45 3.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ ........................................................... 45 3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................. 46 v
- 3.2.5. Giải pháp về Nguồn kinh phí .................................................................. 46 3.2.6. Giải pháp về hợp tác và chia sẻ ............................................................... 47 3.3. Tổ chức thực hiện ...................................................................................... 47 3.3.1. Lộ trình thực hiện ................................................................................... 47 3.3.2. Phân công trách nhiệm thực hiện ............................................................ 48 3.3.3. Kinh phí thực hiện .................................................................................. 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 55 vi
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 GĐGR Giao đất giao rừng 2 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 3 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 4 UBND Uỷ ban nhân dân 5 PTNT phát triển nông thôn 6 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7 TNMT Tài nguyên môi trường 8 KT-XH Kinh tế - xã hội 9 UAV Thiết bị bay không người lái 10 GCN Giấy chứng nhận vii
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Trong hơn 30 năm qua, chủ trương, chính sách về giao rừng, cho thuê rừng và giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp được Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện gắn với từng giai đoạn điều chỉnh của Luật Đất đai (1993, 2003, 2013), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991, 2004), Luật Lâm nghiệp (2017) và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp (hướng dẫn Luật Đất đai: Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/1994; hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng: Nghị định 17/HĐBT ngày 17/1/1992, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006; hướng dẫn luật Lâm nghiệp: Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018). Sau hơn 30 năm thực hiện chủ trương, chính sách về giao đất, giao rừng theo hướng xã hội hoá nghề rừng, đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng và bắt đầu phục hồi rừng, góp phần quan trọng phục hồi rừng và nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng đã tạo được tâm lý an tâm đầu tư vào rừng, tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cải thiện sinh kế của người dân. Trong giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Krông Nô diện tích rừng tự nhiên được UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện giao cho hộ gia đình, cá nhân là 898,64 ha; diện tích rừng đã thực hiện ban hành Quyết định giao là 279,65 ha; chiếm 31,12% so với kế hoạch được phê duyệt. Sau khi được giao rừng, các hộ gia đình đã có tình thần trách nhiệm cao trong công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao; thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, Ban Lâm nghiệp xã tổ chức tuần tra, kiểm
- 2 soát trên lâm phần được giao quản lý; chính quyền địa phương nói có rừng giao cho hộ gia đình đã thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ gia đình thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Do đó, trong giai đoạn 2021 - 2023, từ khi được giao rừng, không phát hiện hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp nào xảy ra trên diện tích rừng giao cho các hộ gia đình. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện công tác giao đất giao rừng vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Diện tích rừng thực hiện giao cho hộ gia đình, cá nhân rất thấp so với kế hoạch được phê duyệt (279,65 ha/898,64 ha; đạt 31,12% so với kế hoạch được phê duyệt). Việc kiểm tra, hướng dẫn, tham mưu UBND huyện tháo gỡ những vướng mắc của các cơ quan chuyên môn huyện đôi lúc chưa kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến một số tồn tại nêu trên là việc rà soát hiện trạng rừng; xác định đối tượng, tiêu chuẩn đối với hộ gia đình, cá nhân xin nhận rừng của UBND một số xã chưa kịp thời, chưa sát với thực tế nên một số diện tích không đủ tiêu chí thành rừng để thực hiện giao; một số hộ gia đình, cá nhân xin không nhận rừng với nhiều lý do khác nhau. Việc hướng dẫn của các Sở, ngành liên quan đến công tác giao rừng còn chậm (hạn mức giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, …). Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế nêu trên bản thân tôi chọn đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông” để đề ra các giải pháp, phương hướng khắc phục trong thời gian sắp tới nhằm hoàn thiện công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện, đảm bảo toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đều được giao và phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu về lĩnh vực lâm nghiệp được cấp có thẩm quyền giao. 2. Tình hình nghiên cứu:
- 3 Trong thời gian vừa qua, theo tìm hiểu của cá nhân tình hình nghiên cứu, các bài viết, các luận văn có liên quan đến lĩnh vực liên quan được thể hiện cụ thể như sau: Bài “Cần nâng cao hiệu quả chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân” của tác giả Thuý Nhi đăng ngày 15/10/2022 trên Báo điện tử của Bộ Tài nguyên – Môi trường. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Từ Đức “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp trong công tác giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Lệ Thuỷ, huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình”. Luận án đã đề ra được các giải pháp cụ thể trong việc giao đất giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số để triển khai thực hiện. Luận án tiến sĩ Luật học “Pháp luật về quản lý đất rừng phòng hộ từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Tiến Hưng tại Học viện Khoa học xã hội. Luận án đã nghiên cứu và đánh giá một cách cụ thể những nội dung có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất rừng phòng hộ, đồng thời, có sự so sánh, đối chiếu thực trạng pháp luật đất đai đối với pháp luật khác có liên quan. Ngoài ra, Luận án đã xác định một số vấn đề bất cập trong các quy định của pháp luật và những hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật. Qua đó, Luận án đưa ra các phương hướng, giải pháp góp phần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với đất rừng phòng hộ và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề này. Luận án tiến sĩ “chính sách giao đất giao rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Vân năm 2015. Những phát hiện trong nghiên cứu là nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong việc rà soát lại, điều chỉnh, và bổ sung các nội dung của chính sách giao đất giao rừng đang được thực thi tại các cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở các vùng đồi núi của Việt Nam.
- 4 Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp “Xây dựng phương pháp để cộng đồng ứng dụng trong đo tính, giám sát Cacbon rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên” của tác giả Phạm Tuấn Anh năm 2017. Luận án đã bổ sung, cập nhật cơ sở khoa học để xây dựng mô hình ước tính sinh khối cây rừng và lâm phần với biến số đầu vào cộng đồng có khả năng đo đạc chính xác; đồng thời xây dựng được các phương pháp và công cụ phù hợp áp dụng trong giám sát carbon rừng có sự tham gia của cộng đồng. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp “Xây dựng các cơ sở khoa học và thực tiễn để giám sát lượng Co2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh ở tây nguyên của tác giả Huỳnh Nhân Trí” năm 2014. Luận án góp phần đóng góp vào cơ sở lý luận xây dựng các mô hình sinh trắc (allometric equations) để ước tính sinh khố i, carbon rừng lâm phần. Xây dựng phương pháp mô tả cấu trúc và lượng hóa sinh khố i, carbon lâm phần. Cung cấp phương pháp giám sát thay đổi hấp thụ, phát thải CO2 bằ ng công nghệ viễn thám. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp “Nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học: những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên” của tác giả Cao Thị Lý năm 2008. Luận án đã đề xuất các giải pháp định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên rừng ở một số Vườn quốc gia tại Tây Nguyên nhằm giải quyết hài hoà hai mục tiêu: sinh kế của cư dân vừng đệm và quản lý tài nguyên bảo tồn; Luận án đã xây dựng được một hệ thống phương pháp tiếp cận kết hợp kỹ thuật với xã hội để nghiên cứu và giám sát trong quản lý bảo tồn tài nguyên rừng. Luận án Tiến sĩ “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” của tác giả Nguyễn Văn Phú ngành quản lý tài nguyên rừng năm 2021. Luận án đã cung cấp được số liệu nhiều mặt về rừng trồng sản xuất và bổ sung được một số lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng sản xuất bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Luận
- 5 án đã đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững rừng trồng sản xuất tại tỉnh Đồng Nai. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề án 3.1. Mục đích: Nghiên cứu lý luận và thực trạng của quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng trong thời gian sắp tới. 3.2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu về lý luận quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng; Phân tích và làm rõ nội hàm các khái niệm cơ bản liên quan đến đề án; hệ thống hoá những vấn đề quản lý nhà nước về giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Nghiên cứu đánh giá thực trạng, chỉ ra các ưu điểm, những hạn chế chủ yếu và phân tích nguyên nhân khách quan cũng như những nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trong lĩnh vực giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông trong giai đoạn 2021 – 2023. Xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp, lộ trình nâng cao hiệu lực, hiệu quả tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. + Về không gian: Địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. + Về thời gian : Từ năm 2021 đến năm 2024 tầm nhìn định hướng đến giai đoạn 2025-2030. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- 6 5.1. Phương pháp luận: Đề án tiếp cận các vấn đề nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp, những quan điểm của Đảng, Nhà nước về giao đất giao rừng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tổng hợp: Tìm hiểu các dữ liệu thu thập được, các nghiên cứu liêu quan đến đề tại, luận văn; từ đó thiết lập khung lý luận quản lý nhà nước về giao đất giao rừng trên địa bàn cấp huyện. - Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết, kinh nghiệm: Tiến hành nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước về giao đất giao rừng của một số địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên tương đồng.... - Phương pháp khảo sát- điều tra xã hội học: Thông qua thiết lập và phát hành các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến, việc khảo sát được tiến hành tại một số cô quan có thẩm quyền có liên quan như Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về lý luận: Đề án hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng. Đề án đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng tại huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Đề án đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Về thực tiễn:
- 7 Kết quả nghiên cứu của đề án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, các nhà quản lý, các lớp thạc sỹ chuyên ngành quản lý công và một số người quan tâm đến công tác giao đất giao rừng tại địa phương, hay tại địa bàn có tính chất tương đồng cần nghiên cứu. 7. Kết cấu của đề án: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.
- 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO ĐẤT GIAO RỪNG 1.1. Các khái niệm cơ bản: 1.1.1. Khái niệm về quản lý: Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa hệ thống đó đến trạng thái cần đạt được. Quản lý là một phạm trù xuất hiện trước khi có nhà nước với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại lao động. Như vậy, quản lý không phải là sản phẩm của sự phân chia quyền lực, mà là sản phẩm của sự phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp hoạt động chung của con người. 1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước: Là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. 1.1.3. Khái niệm về giao đất giao rừng: Giao đất, giao rừng là một trong những công cụ quản lý rừng hiệu quả, đảm bảo việc duy trì, khôi phục độ che phủ rừng và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, năng lực phòng hộ thông qua thực thi quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, rừng theo qui định của pháp luật với chủ trương thúc đẩy giải pháp đảm bảo tính “có chủ” của từng diện tích đất lâm nghiệp; đồng thời cải thiện nguồn vốn sinh kế, thu nhập của người dân sinh sống bằng nghề rừng. 1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về giao đất giao rừng:
- 9 Quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng là một bộ phận của quản lý nhà nước về bảo vệ rừng nên nó có đặc trưng vốn có, ngoài ra nó có chủ thể, đối tượng quản lý riêng, có thể khái quát như sau: Quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng là quá trình các chủ thể quản lý nhà nước xây dựng chính sách và áp dụng công cụ pháp luật trong hoạt động quản lý nhằm đạt được được yêu cầu, mục đích bảo vệ rừng của nhà nước đã đặt ra. Hay nói một cách cụ thể hơn: Quản lý nhà nước về giao đất, giao rừng là quá trình các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp pháp luật và sử dụng nó để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhằm đạt được những yêu cầu, mục đích của mình về công tác bảo vệ rừng. Tăng cường quản lý nhà nước về giao đất giao rừng: Là tăng cường hoàn thiện phân cấp quản lý và cơ chế phối hợp trong công tác giao đất, giao rừng, tránh tình trạng phải thực hiện nhiều lần trên cùng một diện tích bởi các đơn vị quản lý khác nhau gây lãng phí nguồn lực; thực hiện phân quyền nhiều hơn ở các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất để tạo điều kiện cho người dân được thực hiện các quyền theo qui định, góp phần huy động nguồn lực và hình thành thị trường đất đai trong phát triển rừng. 1.1.5. Một số khái niệm có liên quan: Đất quy hoạch cho lâm nghiệp là quỹ đất đã có rừng hoặc chưa có rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho mục đích phát triển lâm nghiệp, được xác định theo tiểu khu rừng, khoảnh rừng và lô rừng quản lý. Riêng đối với những khu rừng sản xuất, khu rừng phòng hộ phân tán có thể được xác định đến thửa đất lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng; đất mới trồng rừng nhưng chưa thành rừng;
- 10 đất đang trồng rừng hoặc đã giao, cho thuê để trồng rừng và diện tích đất trống trong các khu rừng đặc dụng hoặc diện tích đất trống được bảo vệ trong các khu rừng khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Giao rừng, cho thuê rừng phải bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng. Phù hợp với Quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; diện tích rừng hiện có tại địa phương. Không giao, cho thuê đối với diện tích rừng đang có tranh chấp. 1.1.6. Quy trình giao đất giao rừng: 1.1.6.1. Xây dựng Kế hoạch giao rừng Ủy ban nhân dân huyện có văn bản gửi UBND xã để tổng hợp, đăng ký nhu cầu giao đất, giao rừng của từng xã; Ủy ban nhân dân huyện căn cứ nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của cấp xã, tổng hợp diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê, xác định các chỉ tiêu giao rừng, cho thuê rừng đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp nhu cầu và dự kiến phân bổ chỉ tiêu giao đất, giao rừng cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Xây dựng Kế hoạch giao rừng trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện. 1.1.6.2. Trình tự các bước thực hiện giao, cho thuê rừng gắn liền với cấp giấy CNQSD đất cho cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân (bao gồm 05 bước). Bước 1: Đo đạc, lập bản bản đồ khu đất, đánh giá đặc điểm khu rừng: UBND huyện lựa chọn đơn vị tư vấn chuyên ngành về lâm nghiệp khảo sát, đo đạc, lập bản đồ khu đất, đánh giá đặc điểm khu rừng để thiết kế sơ đồ giao đất, giao rừng trên bản đồ và ngoài thực địa. Quá trình đo đạc khu đất, đánh giá đặc điểm khu rừng phải có sự tham gia của các hộ dân, cộng dân dân cư, chủ rừng.
- 11 Bản đồ sử dụng trong giao đất, giao rừng áp dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng được đơn vị tư vấn điều tra, xác minh và xây dựng theo quy định (được cơ quan chuyên môn cấp huyện và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác nhận). Thẩm định kết quả đánh giá đặc điểm khu rừng: Sau khi đơn vị tư vấn đo đạc, đánh giá đặc điểm khu rừng, tổng hợp kết quả đo vẽ bản đồ trên địa bàn xã, báo cáo chủ đầu tư (UBND huyện). UBND huyện giao tổ công tác giao đất, giao rừng huyện thẩm định kết quả đánh giá đặc điểm khu rừng của đơn vị tư vấn. Sau khi có kết quả thẩm định, cơ quan chuyên ngành về quy hoạch phát triển rừng của UBND huyện xác nhận đặc điểm khu rừng và làm căn cứ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trích lục bản đồ địa chính theo quy định. Bước 2: Nộp hồ sơ và tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ đề nghị giao đất, giao rừng. Hội đồng giao đất, giao rừng cấp xã hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư viết đơn đề nghị giao đất, giao rừng theo Mẫu số 03, Phụ lục II kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP; đồng thời kiểm tra, xác minh hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ giao đất, giao rừng. Cụ thể: - Kiểm tra, xác minh năng lực của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, như: tính hợp pháp, hợp lý, điều kiện về nhân lực, vật lực của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo đề nghị của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. - Kiểm tra, xác minh tại hồ sơ và thực địa về vị trí, ranh giới, hiện trạng, tình trạng quy hoạch, tình trạng tranh chấp khu đất, khu rừng. Việc kiểm tra thành lập thành biên bản (có sự tham gia các hộ dân nhận đất, nhận rừng hoặc canh tác liền kề), có sơ đồ vị trí kèm theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Thanh Trì: Thực trạng và giải pháp
81 p | 12 | 9
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý Kinh tế: Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, Chi nhánh Kim Đồng
66 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An
71 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
73 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân vào hoạt động quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Tân Phước huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang
74 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với nhà chung cư trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố hồ Chí Minh
71 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
67 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030
98 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch viên chức quản lý tại Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030
71 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao trên địa bàn phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh
87 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Ủy ban nhân dân xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao hiệu quả Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
69 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Chất lượng bồi dưỡng công chức trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh
78 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
68 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
84 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn