Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư" nhằm đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy các giải pháp cho Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số của trong thời gian tới đến năm 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP, BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Ngành: Quản lý kinh tế NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN Hà Nội, 2023
- 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP, BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Lệ Quyên Người hướng dẫn: PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương Hà Nội, 2023
- MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ i DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................ii LỜI CAM KẾT ....................................................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 Tình hình nghiên cứu ...............................................................................................2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu ..........................................................3 Kết cấu của đề án tốt nghiệp ....................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................................................................................ 5 1.1. TỔNG QUÁT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP ............5 1.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số trong doanh nghiệp ...................................5 1.1.2. Nội dung của chuyển đổi số doanh nghiệp .............................................6 1.1.3. Lợi ích của doanh nghiệp khi chuyển đổi số ..........................................7 1.2. CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..........................14 1.2.1. Ứng dụng công nghệ số nói chung .......................................................14 1.2.2. Ứng dụng công nghệ số trong một số nghiệp vụ ..................................16 1.2.3. Đầu tư cho chuyển đổi số của doanh nghiệp ........................................18 1.2.4. Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp ...............................18 1.2.5. Khó khăn, rào cản khi chuyển đổi số của doanh nghiệp ......................22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................26
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP, BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ . 27 2.1. Tổng quan về Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ............27 2.1.1. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................28 2.1.2. Vài nét hoạt động của Cục Phát triển doanh nghiệp ................................29 2.2. Thực trạng xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số 30 2.3. Thực trạng triển khai Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 .....................................................................................................32 2.3.1. Mục tiêu của Chương trình.......................................................................32 2.3.2. Các nhiệm vụ, hoạt động hỗ trợ của Chương trình ..................................33 2.4. Đánh giá thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp CĐS của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư .............................................................................34 2.4.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................34 2.4.2. Một số khó khăn, hạn chế .........................................................................48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................49 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ...... 50 3.1. Định hướng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong thời gian tới ..............50 3.2. Kinh nghiệm của Singapore trong hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số .........51 3.3. Giải pháp thúc đẩy các hoạt động của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 .......................................................................53 3.3.1. Xây dựng các gói hỗ trợ cụ thể ................................................................54 3.3.2. Giải pháp phát triển khung đào tạo chuyển đổi số ...................................56 3.3.3. Giải pháp mở rộng cơ sở dữ liệu và mạng lưới các nhà cung cấp công nghệ số tại Việt Nam ..........................................................................................58
- 3.4. Giải pháp bổ sung nguồn lực triển khai hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số .59 3.5. Giải pháp tăng cường phối hợp giữa Cục Phát triển doanh nghiệp với các đối tác khác ..................................................................................................................60 3.6. Giải pháp chuyển đổi số hướng tới tăng trưởng xanh ....................................61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................62 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64 PHỤ LỤC I: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ ....................................................................................... i PHỤ LỤC II: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP TRẢ LỜI KHẢO SÁT .......... iii PHỤ LỤC III: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NHẬN GÓI HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI SỐ .............................................................. v
- i DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ AI Trí tuệ nhân tạo CĐS Chuyển đổi số CNTT Công nghệ thông tin DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa KPI Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động PTDN Phát triển doanh nghiệp MĐSS Mức độ sẵn sàng
- ii DANH MỤC HÌNH Hình 1 – Mô hình kinh doanh Canvas ........................................................................8 Hình 2 – Mô hình Ansoff ..........................................................................................10 Hình 3 – Mô hình quản trị hoạt động của Ernst & Young ........................................13 Hình 4 – Thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp..............................................16 Hình 5 - Mức độ sử dụng phần mềm trong các hoạt động của doanh nghiệp ..........17 Hình 6 - Ngân sách để đầu tư cho chuyển đổi số ......................................................18 Hình 8 - Thang đo lường mức độ sẵn sàng chuyển đổi số ........................................20 Hình 8 - Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số theo 07 khía cạnh của các doanh nghiệp Việt Nam ...................................................................................................................21 Hình 9 – Khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi số .........................................23 Hình 10. Quá trình thẩm định và lựa chọn DN và giải pháp CĐS tiêu biểu.............48 Hình 11. Xây dựng quy trình hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng giải pháp CĐS trong tương lai ....................................................................................................................59
- iii LỜI CAM KẾT Đề án tốt nghiệp “Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư” là nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi chính cá nhân tôi, dưới sự góp ý và hướng dẫn của PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương. Tôi xin cam đoan không sao chép, mà nội dung được trình bày dựa trên là quan điểm của cá nhân tôi trong quá trình nghiên cứu. Những nguồn tài liệu được sử dụng đảm bảo có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và được trích dẫn đúng theo quy định. Nếu có bất cứ vấn đề liên quan đến gian lận trong Đề án tốt nghiệp này, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của nhà trường.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Việt Nam đang bước vào bối cảnh của nền kinh tế số, các công nghệ số đang phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số đã được Đảng và Nhà nước đặt ra như là một giải pháp tất yếu và cấp bách để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế. Tính đến thời điểm 31/12/2021, cả nước có gần 860.000 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng trên 97% các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa1. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đã khiến các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp Việt Nam với sức cạnh tranh còn thấp, chủ yếu quy mô nhỏ và siêu nhỏ càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, thậm chí có cả các doanh nghiệp quy mô lớn. Nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các cơ sở sản xuất kinh doanh đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh, thích ứng với bối cảnh mới. Mặc dù trong thời gian vừa qua, hoạt động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp nhằm đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng. Có thể dễ dàng nhận thấy một tỷ trọng không nhỏ các cơ sở sản xuất kinh doanh đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp vào hoạt động quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân phối. Tuy nhiên, với bản chất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có rất nhiều hạn chế về năng lực quản trị, công nghệ và tài chính. Chính vì vậy, để chuyển đổi số trong doanh nghiệp được nhanh và hiệu quả, bắt kịp với xu hướng tất yếu, ngoài yêu cầu về công nghệ, tài chính, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ các cơ quan có thẩm quyền. 1 Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2022, Tổng Cục thống kê
- 2 Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp và nên kinh tế Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có nhiều định hướng quan trọng về thúc đẩy năng lực chuyển đổi số, công nghệ của doanh nghiệp như Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị); Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 Thủ tướng Chính phủ); Chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ),… Trong các chủ trương đó, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp là một trong các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế số. Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Cục Phát triển Doanh nghiệp, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành triển khai nhiều giải pháp, hoạt động nhằm giúp các doanh nghiệp triển khai công tác chuyển đổi số một cách hiệu quả trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, tôi đã chọn Đề án tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư”. Tình hình nghiên cứu Chuyển đổi số đã trở thành một chủ đề quan trọng và phổ biến trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, như nghiên cứu của Fujitsu (2019) về chuyển đổi số toàn cầu năm 2019, nghiên cứu của Market Research Future (2018) về thị trường chuyển đổi số toàn cầu năm 2018, v.v. Ở trong nước, cũng có một số nghiên cứu về chuyển đổi số doanh nghiệp. Tiêu biểu là Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” của Thạc Sỹ Chu Thái Hòa cùng các tác giả; các Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- 3 Tuy nhiên, chưa có đề tài cụ thể về các chính sách, hoạt động, giải pháp của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số. Mục tiêu nghiên cứu Đề án tốt nghiệp được thực hiện với các mục tiêu sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về chuyển đổi số, những lợi ích, khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi số và thực trạng chuyển đổi của doanh nghiệp Việt Nam. - Rà soát các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang triển khai thực hiện. Từ đó phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, các khó khăn, hạn chế của các giải pháp trên. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy các giải pháp cho Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số của trong thời gian tới đến năm 2025. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu diễn ra tại Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Về thời gian: Trong 5 năm từ năm 2021-2025. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu Đề án tốt nghiệp sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh. Dữ liệu của Đề án gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, cụ thể: - Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu khảo sát từ các doanh nghiệp tiến hành trong thời gian từ 15/6-15/7/2023. - Dữ liệu thứ cấp: Các báo cáo, tài liệu, bài viết đã được nghiên cứu, công bố.
- 4 Kết cấu của đề án tốt nghiệp Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam Chương 2: Thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số tại Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1. TỔNG QUÁT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số trong doanh nghiệp Theo Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số (CĐS) cho doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CĐS trong doanh nghiệp được định nghĩa là “việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới. Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp”. Một số khái niệm có liên quan đến chuyển đổi số được hiểu như sau: Quá trình chuyển đổi số thường liên quan và bao hàm các hoạt động về số hóa dữ liệu (Digitization) và số hóa qui trình (Digitalization). Số hóa dữ liệu Số hóa qui trình Chuyển đổi số Số hóa dữ liệu là việc chuyển đổi dữ liệu từ các công nghệ truyền thống sang dữ liệu công nghệ số. Dữ liệu sau khi số hóa được lưu trữ và truyền giữa các máy tính. Ví dụ như việc thay thế các văn bản giấy tờ bằng các hình thức tài liệu số, thay thế gửi thư tay sang thư điện tử, thay thế việc chụp ảnh sử dụng công nghệ film sang công nghệ kỹ thuật số, v.v. Số hóa qui trình là việc ứng dụng các công nghệ số, phần mềm máy tính và sử dụng các dữ liệu số để xử lý thông tin và các quá trình phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được thực hiện một cách tự động. Ví dụ như trong doanh nghiệp, quy trình phê duyệt các văn bản trên giấy sang việc phê duyệt qua email
- 6 hoặc trên hệ thống văn phòng điện tử; việc họp trực tiếp tại doanh nghiệp được chuyển qua các phần mềm họp trực tuyến; v.v. Còn khái niệm CĐS ở mức độ cao hơn, bao gồm cả việc số hóa dữ liệu và số hóa qui trình. Mục tiêu của CĐS thường hướng tới việc giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, mang lại giá trị mới cho khách hàng và doanh nghiệp. 1.1.2. Nội dung của chuyển đổi số doanh nghiệp Theo Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam, thông thường, các doanh nghiệp sẽ triển khai CĐS qua các giai đoạn với các nội dung sau: a. Giai đoạn 1 - Doanh nghiệp xác định các mục tiêu chiến lược, kiến trúc tổng thể của doanh nghiệp, gắn với CĐS. - Xây dựng các phương hướng, kế hoạch CĐS như là một phần trong chiến lược chung của doanh nghiệp. b. Giai đoạn 2 - Xác định công nghệ số để mở rộng các cấu phần liên quan đến mô hình kinh doanh như ứng dụng công nghệ số cho kênh phân phối, marketing, bán hàng, chăm sóc khách hàng... - Xác định công nghệ số cho cấu phần quản lý chuỗi cung ứng (quản lý mua hàng, nhà cung ứng, hàng tồn kho,…). - Xác định công nghệ số cho các cấu phần quản trị doanh nghiệp như nhân sự, kế toán, tài chính,…. - Xây dựng cơ sở dữ liệu chung giữa các cấu phần trên của doanh nghiệp, bảo mật thông tin để tiến tới giai đoạn CĐS tiếp theo. c. Giai đoạn 3
- 7 - Hoàn thiện mô hình quản trị, quy trình của doanh nghiệp một cách thống nhất để chuyển dần sang ứng dụng công nghệ số một cách đồng bộ và toàn diện, bước vào giai đoạn thành doanh nghiệp số (being digitial). - Xây dựng các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI) liên quan đến chuyển đổi số để yêu cầu các bộ phận của doanh nghiệp triển khai CĐS một cách hiệu quả, bắt buộc. d. Giai đoạn 4 - Ứng dụng công nghệ số cho công tác báo cáo quản trị của doanh nghiệp dựa trên danh sách KPI đã xây dựng ở giai đoạn trước. - Ứng dụng công nghệ số cho công tác dự báo, lên kế hoạch và ngân sách. - Ứng dụng công nghệ số cho công tác quản trị nhân sự. - Xây dựng hệ thống (bao gồm cả quy trình, ứng dụng công nghệ) để bảo mật dữ liệu, an toàn thông tin, an ninh mạng. e. Giai đoạn 5 - Tích hợp, kết nối các hệ thống hiện có lại với nhau thành một hệ thống tổng thể, thống nhất. - Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu chung cho toàn bộ doanh nghiệp. - Thúc đẩy các sáng kiến, đổi mới sáng tạo có liên quan đến công nghệ số để tạo ra các giá trị mới, các thay đổi trong sản phẩm, dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo mật dữ liệu, an toàn thông tin, an ninh mạng cho toàn bộ doanh nghiệp. 1.1.3. Lợi ích của doanh nghiệp khi chuyển đổi số Những lợi ích mà CĐS đem lại cho doanh nghiệp là rất rõ nét. Các lợi ích đó bao gồm cả lợi ích cho các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (khách hàng, thị trường, kênh phân phối,…) và cho cả các yếu tố bên trong doanh nghiệp (quản trị, vận hành, nhân sự…).
- 8 1.1.3.1. Chuyển dịch mô hình kinh doanh (yếu tố bên ngoài) Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì cần xác định được mô hình kinh doanh của mình. Các hoạt động của doanh nghiệp có thể được thể hiện bằng 09 cấu phần trong mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas) như sau, trong đó có kênh phân phối, quan hệ khách hàng, phân khúc khách hàng. Hình 1 – Mô hình kinh doanh Canvas Nguồn: Alexander Osterwalder và Yves Pigneur Các giải pháp CĐS hiện nay cho phép doanh nghiệp phát triển và tiến tới chuyển đổi các cấu phần về kênh phân phối, mở rộng phân khúc khách hàng, tăng cường quan hệ khách hàng, và có thể tiến tới chuyển đổi giá trị định vị. Ví dụ doanh nghiệp có thể mở rộng thêm kênh phân phối từ kênh phân phối vật lý truyền thống sang kênh phân phối trực tuyến (như các nền tảng bán hàng online). Các công nghệ số cũng có thể giúp doanh nghiệp quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng tốt hơn, có thể dự đoán nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau, giúp tăng cường quan hệ khách hàng, tăng trải nghiệm khách hàng và tăng khả năng tăng trưởng... a. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối và phân khúc khách hàng
- 9 Các giải pháp công nghệ số ngày nay có thể hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra sự tăng trưởng thông qua mở rộng đối tượng khách hàng và tăng cường đưa sản phẩm đến các thị trường tiềm năng mới. Các kênh phân phối trực tuyến hiện đại như Lazada, Tiki, Shopee, v.v. đã tạo ra sự chuyển dịch trong hành vi tiêu dùng của khách hàng, đặc biệt với ngành bán lẻ. Các khách hàng ngày nay cũng đã thay đổi hành vi tiêu dùng, chuyển dần từ mua hàng từ các của hàng bán lẻ truyền thống sang mua hàng trực tuyến. Việc triển khai ứng dụng các công nghệ số là một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tăng cường tiếp thị, bán hàng và phân phối tới các khách hàng hiện tại và tiềm năng. Một lợi ích của công nghệ số mà trước đây doanh nghiệp không thể làm được, đó là giúp doanh nghiệp vượt qua các giới hạn về địa lý, thời gian để tiếp cận, tương tác, chăm sóc khách hàng tốt hơn. Dù khách hàng ở bất kỳ đâu, thời điểm nào, công nghệ số như công nghệ chatbot có thể thực hiện tư vấn, bán hàng một cách tự động. Các nền tảng thương mại trực tuyến đa quốc gia như Amazon, Rakuten, Alibaba… đã giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp vươn ra toàn thế giới. Bên cạnh đó, với các công nghệ (như công nghệ dữ liệu lớn, học máy, trí tuệ nhân tạo), việc phân tích và đánh giá nhu cầu của khách hàng ngày nay được thực hiện một cách chính xác và dễ dàng hơn rất nhiều. Qua đó, doanh nghiệp có thể kết nối và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng theo hướng cá nhân hóa từng đối tượng khách hàng. Khả năng quảng cáo nhắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu của Google, Facebook ngày một chính xác và mang lại cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khả năng phân tích và vươn tới các thị trường ngách, thay vì phải cần có một bộ phận nghiên cứu khách hàng như trước đây. Việc CĐS kênh phân phối và phân khúc khách hàng đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp đang mở rộng và tăng trưởng. Theo mô hình Ansoff bên dưới, khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn mở rộng thì thông thường cần mở rộng sang thị trường mới, sau khi đã phát triển đạt tới mức ổn định đối với tập khách hàng hiện tại, doanh nghiệp sẽ chuyển dần trọng tâm sang tạo ra các thương hiệu, sản
- 10 phẩm mới để tạo ra các thị trường mới. tồn tại và đạt được sự tăng trưởng trong môi trường kinh doanh nhiều biến động như hiện nay. Hình 2 – Mô hình Ansoff Nguồn: Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (USAID LinkSME), 2022 b. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp gia tăng quan hệ và trải nghiệm khách hàng Trải nghiệm khách hàng là tổng hòa của nhiều yếu tố, giúp khách hàng tạo có được sự hài lòng về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và việc phục vụ của nhà cung cấp, đó có thể là sự dễ dàng để có được sản phẩm, dịch vụ, sự hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tốc độ phản hồi trong việc xử lý các vấn đề, v.v. Từ sự dịch chuyển khách hàng trên các kênh kinh doanh truyền thống sang các kênh kinh doanh trực tuyến, khách hàng có nhiều yêu cầu hơn đối với doanh nghiệp trên các kênh giao tiếp, tương tác khác nhau, do đó đòi hỏi doanh nghiệp cung cấp các kênh giao tiếp khác hỗ trợ cho khách hàng. Ví dụ khách hàng ngày càng muốn có thông tin sản phẩm và phản hồi từ doanh nghiệp tức thì. Để đáp ứng yêu cầu này, các công nghệ số cho phép doanh nghiệp có
- 11 khả năng tự động trả lời chăm sóc khách hàng chủ động (marketing automation, customer care automation), ví dụ như trả lời theo kịch bản, chủ động nhắn tin đưa ra các thông tin, chương trình khuyến mãi, nhắc lịch,…đặc biệt có thể phân tích ngày càng chính xác thời điểm mà khách hàng đang có nhu cầu. Những công cụ như vậy không chỉ giúp tăng cường sự liên kết, gắn bó với khách hàng, phục vụ khách hàng tốt hơn, mà còn có thể giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng bán hàng, bán chéo các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, điều mà trước đây, doanh nghiệp phải tốn khá nhiều chi phí nhân sự để thực hiện. c. Chuyển đổi số nâng cao khả năng tùy biến, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với khách hàng Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã giúp doanh nghiệp triển khai thử nghiệm sản phẩm, đưa ra các phương án thiết kế sản phẩm một cách nhanh chóng và tối ưu hơn. Khi có ý tưởng sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể thiết kế mẫu dưới dạng hình ảnh 2D, 3D, cung cấp đặc tính của sản phẩm, thậm chí tăng trải nghiệm qua công nghệ thực tế ảo (virtual reality) trên các kênh thông tin của doanh nghiệp và thu nhận phản hồi của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể biết được mẫu sản phẩm nào đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mà không cần phải làm các bản “nguyên mẫu” (Prototype) cho sản phẩm. Không những vậy, các kênh trực tuyến giúp doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng trước khi sản xuất. Việc nhận các đơn đặt hàng ở số lượng lớn từ đông đảo khách hàng giúp cho các doanh nghiệp sản xuất ra với số lượng chính xác hơn nhiều, giảm thiểu chi phí tồn kho, lưu kho, nhờ đó giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận (ví dụ, các doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức bán hàng “live stream”). Ngoài ra, công nghệ in 3D cho phép doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm “may đo” cho từng cá nhân. Các nhà máy sử dụng máy in 3D sẽ kinh tế hơn và cạnh tranh hơn do không phụ thuộc vào nhân công. Bên cạnh các lợi ích về mở rộng thị trường, khách hàng, CĐS có thể giúp doanh nghiệp phát triển được sản phẩm, dịch vụ mới, thay đổi cả doanh nghiệp và mô hình kinh doanh chính. Ví dụ như Công ty Schneider Electric đã chuyển đổi mô
- 12 hình kinh doanh của mình từ một công ty cung cấp các thiết bị điện để trở thành một công ty cung cấp các giải pháp quản lý năng lượng thông minh; hãng lốp xe Michellin định hình lại từ một nhà sản xuất lốp xe, dịch chuyển dần thành nhà cung cấp giải pháp giúp tiết kiệm chi phí vận hành và tiến tới cung cấp dịch vụ “cho thuê lốp xe”, “lốp xe như một dịch vụ” (tyre as a service). Lợi ích này cũng được thấy khá rõ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các ngân hàng cũng đang tiên phong thay đổi và tiến tới trở thành các ngân hàng số, giảm thiểu sự hiện diện của các chi nhánh, ATM mà chuyển hết lên trên ứng dụng di động. 1.1.3.2. Nâng cao hiệu quả quản trị (các yếu tố bên trong) Môi trường kinh doanh ngày nay càng trở nên phức tạp và khó lường do sự phát triển quá nhanh và mạnh mẽ của các công nghệ số. Trong bối cảnh đó, vấn đề bảo mật dữ liệu, thông tin khách hàng, an ninh mạng là thách thức lớn mà các doanh nghiệp đang và sẽ phải đối mặt. Thêm đó, các quy định và chính sách mới của Chính phủ, xu hướng mới của thị trường (như xu hướng chuyển đổi xanh) sẽ khiến doanh nghiệp phải nhanh chóng nâng cao hiệu quả quản trị, xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao và có độ linh hoạt, thích ứng cao với các thay đổi đang diễn ra. Ngoài CĐS trong các nghiệp vụ kinh doanh như đã nêu ở trên, doanh nghiệp có thể CĐS trong việc quản trị nội bộ, ứng dụng các phần mềm vào bộ máy quản trị của mình. Để có thể tồn tại qua giai đoạn biến động với mức độ cạnh tranh cao, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng trình độ quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và quản trị sự thay đổi, hướng tới phát triển bền vững trước nhiều biến động đang và sẽ diễn ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý nhân sự tiền lương tại doanh nghiệp tư nhân phúc lai
62 p | 311 | 54
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Tìm hiểu giải pháp an ninh mạng với firewall
67 p | 247 | 53
-
Đề án tốt nghiệp: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững
48 p | 226 | 33
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại quận Lê Chân - Hải Phòng
71 p | 232 | 28
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống quản lý bảo hành và sửa chữa Vật Tư
47 p | 157 | 24
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Nghiên cứu đề xuất thuật toán mã hóa văn bản có độ bảo mật cao trên cơ sở mật mã truyền thống
84 p | 129 | 18
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng Website hỗ trợ đăng ký đề tài tốt nghiệp
59 p | 104 | 18
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng website đăng ký khối lượng công tác trong năm học của giảng viên
72 p | 109 | 17
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Tính toán - thiết kế hệ thống xử lí nước thải nhà máy giấy công suất 200 m3 /ngày đêm
91 p | 146 | 14
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Điện tử truyền thông: Truyễn dẫn SDH trên vi ba số
94 p | 90 | 14
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý đào tạo trường Trung cấp nghề CNTT Phà Rừng
65 p | 101 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý dịch vụ vận chuyển của công ty ASEAX
73 p | 83 | 9
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Thanh Trì: Thực trạng và giải pháp
81 p | 11 | 9
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực hướng tới thực hiện thành công chiến lược kinh doanh tại công ty luật TNHH Kim Long
102 p | 10 | 8
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
94 p | 11 | 8
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Cầu Giấy
73 p | 16 | 7
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội
96 p | 14 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn