intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án "Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong quá trình triển khai thực hiện. Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơ

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHU THỊ HỒNG THÁI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: Quản lý công HÀ NỘI, NĂM 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHU THỊ HỒNG THÁI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: Quản lý công MÃ SỐ: 8340403 Người hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Bích Loan HÀ NỘI, NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Thị Bích Loan. Những nội dung được trình bày trong Đề án này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. Tác giả Chu Thị Hồng Thái
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài "Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn" tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Đào tạo sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Thị Bích Loan - Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ em hoàn thành đề án tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề án này. Tác giả Chu Thị Hồng Thái
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DTTS: Dân tộc thiểu số NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội NTM: Nông thôn mới UBND: Ủy ban nhân dân MTQG: Mục tiêu quốc gia CTXH: Chính trị - xã hội HĐQT: Hội đồng quản trị TK&VV: Tiết kiệm và vay vốn HSSV: Học sinh sinh viên SXKD: Sản xuất kinh doanh
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.......... ... 31 Bảng 2.2. Tổng nguồn vốn hỗ trợ cho đồng bào DTTS vay giai đoạn 2021 – 2023 và lũy kế đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn................................................................................ 33 Bảng 2.3. Số dư nợ của một số chương trình hỗ trợ vốn vay đồng bào DTTS được thụ hưởng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. ............. 35 Bảng 2.4. Kết quả ủy thác cho vay qua các tổ chức CTXH đến hết 31/12/2023 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.................................. 38 Bảng 2.5. Tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng đến hết 31/12/2023 địa bàn tỉnh Lạng Sơn................... 39
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn....................................... 30
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỤC LỤC Phần MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Lý do xây dựng đề án .................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án .......................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 6. Hiệu quả của đề án trong ứng dụng thực tiễn ............................................... 7 7. Kết cấu của đề án .......................................................................................... 8 Phần NỘI DUNG........................................... Error! Bookmark not defined. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ................................ 9 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số ........... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số ........ 20 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 28 Chương 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ......... 29 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân dân tộc thiểu số. ............................................... 29 2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số ................. 33 2.3. Đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .............................................................................. 42
  9. Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 46 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN .......................................................................................... 47 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2030. ....... 47 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. ............................................................... 49 3.3. Nguồn lực và lộ trình thực hiện ............................................................... 54 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 58 KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 60
  10. Phần MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Trong từng giai đoạn phát triển của đất nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó chính sách hỗ trợ vay vốn là chính sách quan trọng, giúp cho đồng bào DTTS có nguồn lực để tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đồng bào dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 14% số dân nhưng lại cư trú trên ¾ diện tích của cả nước, đa số là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, nơi có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên phải chịu thiên tai, bão lũ, trình độ dân trí không đồng đều, một số nơi trình độ dân trí còn thấp, điều kiện tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại còn hạn chế nên tỷ lệ hộ nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn, với điều kiện đặc thù như trên việc tiếp cận nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại là rất khó khăn. Để hỗ trợ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo và làm giàu thì việc hỗ trợ vay vốn các chương trình tín dụng chính sách thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, với sự hỗ trợ về lãi suất, thủ tục vay vốn đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào DTTS cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách khá xa về đời sống và trình độ phát triển của đồng bào DTTS so với bình quân các vùng trong cả nước. Có thể khẳng định trong thời gian qua chính sách tín dụng cho đồng bào DTTS đã có nhiều thành tựu, nhất là trong thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách với trình độ phát triển kinh tế - xã hội mỗi giai đoạn khác nhau cần phải có sự thay đổi, sửa đổi, đổi sung để bắt kịp với xu thế phát triển chung của đất nước và trên 1
  11. thế giới. Ngày nay với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đồng bào DTTS không chỉ có mục tiêu giảm nghèo mà còn hướng tới mục tiêu làm giàu, phát triển toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội, để hỗ trợ đồng bào DTTS thực hiện mục tiêu đó chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ là "đòn bẩy", khích lệ đồng bào DTTS thực hiện được mục tiêu của mình, và để làm được điều đó các chính sách tín dụng cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu của đồng bào DTTS. Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có 200 xã, phường, thị trấn, trong đó có 199 xã phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi; dân số khoảng 802,1 nghìn người, với gần 89% dân số sống ở khu vực nông thôn; đồng bào DTTS chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người đạt thấp (năm 2022 là 51,7 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số khoảng 29 triệu đồng/năm) [21]. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ về vốn cho đồng bào DTTS, từ đó đã góp phần quan trọng vào giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, qua nhiều năm triển khai thực hiện, nhiều chương trình cho vay đã thay đổi để phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của xã hội, tổng nguồn vốn cho vay đã tăng nhiều hơn so với trước đây. Tuy nhiên nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ chế phân bổ vốn, thời hạn cho vay, hạn mức cho vay ở một số chương trình, dự án chưa hợp lý; công tác quản lý, điều hành, phối hợp ở một số nơi chưa thực sự hiệu quả, nhất là ở cơ sở, còn có hiện tượng cho vay không đúng đối tượng, hiệu quả sử dụng vốn không cao …Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn triển khai các chính sách, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan, để từ đó kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn 2
  12. cho đồng bào DTTS, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài chính sách hỗ trợ vốn thông qua hệ thống NHCSXH, trên thực tế hiện nay đồng bào DTTS cũng đang được hưởng một số chính sách vay vốn khác từ các quỹ như: Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hỗ trợ hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất….,tùy thuộc vào từng địa phương nơi đồng bào DTTS sinh sống và tham gia các tổ chức có hỗ trợ vay vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn của các loại Quỹ trên thường rất ít, nhất là đối với tỉnh có nguồn thu thấp như tỉnh Lạng Sơn, đối tượng vay vốn hẹp và phải đáp ứng được các yêu cầu khá khắt khe của các chủ thể quản lý Quỹ, số lượng đồng bào DTTS được vay vốn từ các nguồn Quỹ trên không nhiều nên việc nghiên cứu chính sách hỗ trợ vay vốn cho đồng bào DTTS từ các loại Quỹ trên là không điển hình. Do vậy, trong khuôn khổ đề án, tác giả chủ yếu nghiên cứu đến chính sách hỗ trợ vay vốn thông qua hệ thống NHCSXH. Trên đây là lý do, học viên lựa chọn đề tài "Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn" làm đề án tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, với sự đa dạng về văn hóa, truyền thống của các dân tộc tại các vùng miền và các địa phương khác nhau đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS ở Việt Nam, các cuốn sách, đề tài nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau nhưng tựu chung lại đều mong muốn đề xuất được các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao cả về đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS, trong đó không thể thiếu động lực quan trọng là chính sách hỗ trợ tín dụng vay vốn cho đồng bào DTTS, điển hình như: 3
  13. Nhóm nghiên cứu Hội đồng dân tộc của Quốc Hội, Nguyễn Lâm Thành – Triệu Văn Bình đồng chủ biên (năm 2011) với cuốn sách "Chính sách dân tộc ở Việt Nam, thực trạng và định hướng giải pháp", Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật phát hành [18], nội dung cuốn sách đã trình bày khái quát những đặc điểm cơ bản vùng DTTS và miền núi ở Việt Nam, những chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ giai đoạn 2011- 2020, bước đầu đánh giá việc thực hiện chính sách trên thực tế ở một số nội dung cơ bản. Trên cơ sở đó, cuốn sách đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chính sách dân tộc giai đoạn 2021 – 2030. Tác giả Nguyễn Quốc Đoàn với bài viết "Chính sách đầu tư đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người tại Việt Nam" (Ngày 21/6/2020) trên Tạp chí nghiên cứu dân tộc [9], bài viết đã đánh giá thực trạng hiệu quả công tác tổ chức thực hiện các chính sách đối với đồng bào DTTS rất ít người, qua đó bàn thảo những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả chính sách cho đồng bào DTTS rất ít người. Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đạt Tuấn (năm 2020) về đề tài "Hoàn thiện công tác thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội", tại Trường Đại học Lâm nghiệp [24], luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, trong đó có đề cấp đến chính sách tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội. Tác giả Lê Đức Cường với luận văn thạc sĩ (năm 2021), Học viện khoa học xã hội với đề tài "Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M'DrắK, tỉnh Đắk Lắk" [7]. Luận văn nghiên cứu vấn đề thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế và đề ra một số giáp pháp, hỗ trợ về vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện M'DrắK, tỉnh Đắk Lắk là một trong các giải pháp được đề cập đến trong luận văn. 4
  14. Đề tài luận văn thạc sĩ "Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai" của tác giả Bùi Ánh Dương (năm 2019), trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên [8], luận văn đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo và đưa ra được một số giải pháp giảm nghèo, trong đó có đề cập đến chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Tác giả Nguyễn Hữu Tiến (2019) với luận văn thạc sĩ "Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An Lão, tỉnh Bình Định", Trường Đại học Đà Nẵng [19], luận văn đã đánh giá được thực trạng về công tác phát triển, tạo sinh kế và đưa ra được một số giải pháp hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ vốn để phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Qua nghiên cứu, mỗi đề tài, công trình nghiên cứu đều tiếp cận đến một góc độ nhất định về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS, trong đó đã đề cập đến chính sách hỗ trợ vốn vay thông qua các Chương trình tín dụng chính sách xã hội. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu toàn diện và hệ thống về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS, như vậy đồng nghĩa với việc chưa có đề tài, công trình khoa học nào nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách hỗ trợ vốn vay cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu chính sách hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS theo quy trình cho vay thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) về: nguồn vốn hỗ trợ cho vay, công tác giải ngân các chương trình cho vay, công tác quản lý các 5
  15. nguồn vốn hỗ trợ cho vay và công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguồn vốn vay. Đề tài nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS như các nội dung đã đề cập trên đây. Tuy nhiên để phù hợp với tên của Đề án, tên các tiểu mục, mục và tên chương tác giả đề án đặt tên là: chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2021 – 2023 và các giải pháp mang tính định hướng đến năm 2030. Phạm vi về không gian: trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án 4.1. Mục tiêu Đề tài nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 4.2. Nhiệm vụ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS. Khảo cứu kinh nghiệm một số địa phương có đặc điểm tương đồng. Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong quá trình triển khai thực hiện. Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề trước khi đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách cho vấn đề hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cụ thể như: 6
  16. - Phương pháp luận: Trên cơ sở của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước để đánh giá, phân tích các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS, cụ thể trong đề án là chính sách hỗ trợ vốn. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các báo cáo của các bộ, ngành trung ương, các địa phương trên cả nước trên các trang báo điện tử; các báo cáo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong phần đánh giá cơ sở thực tiễn và thực trạng hoạt động cho vay vốn đối với đồng bào DTTS, sử dụng để so sánh, phân tích số liệu qua các năm, từ năm 2023 so với năm 2021, 2022 và ngược lại. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của nhà nước, của tỉnh Lạng Sơn về hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS để nêu cơ sở lý luận, đánh giá nội dung thực trạng của hoạt động hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các dữ liệu khai thác từ các báo cáo, bài báo liên quan đến đề tài nghiên cứu; tổng hợp đánh giá dữ liệu, thông tin được khai thác để đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS. 6. Hiệu quả của đề án trong ứng dụng thực tiễn Lạng Sơn là tỉnh có đông đồng bào DTTS (chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh), việc hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, thông qua việc đánh giá thực trạng các chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS sẽ thấy sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp cho việc thực thi chính sách hiệu quả hơn góp phần vào mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển 7
  17. nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 7. Kết cấu của đề án Đề án gồm có: Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và nội dung đề án được kết câu làm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số Chương 2. Thực trạng chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 8
  18. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1. Khái niệm về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu được thực hiện bởi chính sách tín dụng xã hội qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội. Tại Điều 1, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã khẳng định: Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội [6]. Đây là một loại tín dụng mang tính chính sách và là hình thức tín dụng đặc biệt, có những đặc trưng cơ bản là: không vì mục tiêu lợi nhuận; đối tượng cho vay là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên DTTS, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ kinh doanh khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn….; nguồn vốn để cho vay chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước; cơ chế cho vay có tính ưu đãi (như thủ tục cho vay đơn giản, lãi suất thấp, hầu hết chương trình cho vay không phải thế chấp tài sản, có cơ chế xử lý rủi ro...). Ngoài góp phần thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, hiện nay chính sách tín dụng góp phần quan trọng trong thực hiện các Chương 9
  19. trình MTQG xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Do đó chính sách hỗ trợ vay vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số được hiểu là việc Nhà nước huy động các nguồn lực tài chính (chủ yếu là ngân sách Nhà nước) cho đồng bào DTTS được vay vốn với chính sách ưu đãi về lãi suất, thủ tục đơn giản, có có chế xử lý rủi ro… nhằm mục đích để cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào DTTS cả về vật chất và tinh thần như: về nhà ở, đất sản xuất, nước sạch và vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất… 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam là Quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc cùng sinh sống, phần lớn đồng bào DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đường đi lại khó khăn, nhưng lại là địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng. Đời sống của đồng bào DTTS đa số còn rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Để hỗ trợ cho đồng bào DTTS thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng miền. Từ thực tiễn công tác giảm nghèo của đất nước ta trong thời gian qua, cho thấy, việc hỗ trợ vốn vay thông qua tín dụng chính sách xã hội có hiệu quả hơn nhiều so với các chính sách cấp phát, tài trợ cho không; thông qua quá trình vay vốn làm cho đồng bào DTTS dần tiếp cận với hệ thống, dịch vụ tài chính - ngân hàng, cơ chế thị trường, biết cách làm kinh tế, quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả của đồng vốn, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo, tránh sự ỷ lại, trông chờ vào nhà nước. Vì vậy, tín dụng chính sách xã hội là chính sách hết sức nhân văn, là công cụ quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu cho đồng bào DTTS và các đối tượng chính sách khác. 10
  20. Từ đó cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn tệ nạn cho vay lãi nặng, "tín dụng đen", đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự và an toàn xã hội ở các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới…Việc đảm bảo cho đồng bào DTTS có đời sống kinh tế - xã hội ổn định, phát triển cũng góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh quốc phòng, phòng chống được việc các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá Đảng và Nhà nước. Có thể khẳng định, chính sách hỗ trợ vay vốn cho đồng bào DTTS thông qua các chương trình tín dụng chính sách xã hội có vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn, "là "trụ cột", là "điểm sáng" trong việc thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững" [17], xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, kéo gần khoảng cách phát triển giữa các vùng miền và giữa các dân tộc trong cả nước. 1.1.3. Nội dung chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số Để thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ phải thực hiện đồng bộ các nội dung được thực hiện chủ yếu bởi NHCSXH như sau: 1.1.3.1. Về nguồn vốn hoạt động và công tác huy động vốn Theo Thông tư số 62/2016/TT-BTC, ngày 15/4/2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg, ngày 19/12/2002 và Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg, ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn hoạt động của NHCSXH bao gồm: Vốn chủ sở hữu và các quỹ; vốn huy động; vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn khác. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2