Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2024 – 2030
lượt xem 2
download
Đề án "Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2024 – 2030" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất giải pháp, lộ trình và nguồn lực để hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách đối với người không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2024 – 2030
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NGỌC THỦY ANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNGKHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2024 - 2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NGỌC THỦY ANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNGKHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2024 - 2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ VĂN HÒA TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu của Đề án: “Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2024 – 2030” là kết quả tôi trực tiếp thực hiện với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Văn Hòa, chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hệ thống các số liệu, thông tin và lập luận tôi sử dụng trong đề án đảm bảo tính chính xác, trung thực và tin cậy. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Học viên Nguyễn Ngọc Thủy Anh
- LỜI CẢM ƠN Đề án là kết quả ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu của bản thân trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc Gia. Trong thời gian hoàn thành đề án tốt nghiệp, tôi xin gử i lời cảm ơn chân thành đến: - Ban Giám đốc Học viện, cùng quý thầy, cô đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ hướng dẫ n cho tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là thầyTiến sĩ Lê Văn Hòa đã trực tiếp hướng dẫ n, theo dõi, tạo động lực và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề án; - Các anh, chị đang công tác tại UBND huyện, Phòng Nội vụ, UBND các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã quan tâm, tạo điều kiện giú đỡ , cung cấp các tài liệu và nội dung cần thiết để tôi hoàn thành đề án chỉnh p chu nhất; - Các anh, chị học viên lớp HC27N4, đồng nghiệp và người thân đã quan tâm, chia sẻ và cung cấp những thông tin cần thiết để tôi hoàn thiện đề án. Đề án được nghiên cứu bằ ng tất cả tâm huyết và sự nghiêm túc của bản thân tôi với mong muốn mang lại góc nhìn và đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã phù hợp hơnvới thực tiễ n. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện vẫ n còn gặp khó khăn về thời gian, điều kiện nghiên cứu cũg như năng lực bản thân còn hạn chế nên không n tránh khỏ i thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ Hội đồng để đề án được hoàn thiện tốt đề án của mình. Trân trọng cảm ơn./. Học viên: Nguyễn Ngọc Thủy Anh
- DANH MỤC VIẾT TẮT Số thứ tự Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1 HĐND Hội đồng nhân dân 2 UBND Ủy ban nhân dân 3 UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc
- DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ Số thứ Ký hiệu Nội dung Trang tự Hình 1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang 24 2.1 Bảng thống kê các chức danh người hoạt động không Bảng 2 chuyên trách cấp xã theo loại đơn vị hành chính trên 28 2.1 địa bàn huyện Châu Thành Bảng Tổng hợp thống kê số lượng và trình độ chuyên Bảng môn cán bộ, công chức và người hoạt động không 3 29 2.2 chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đến ngày 01/5/2024 Bảng tổng hợp thống kê lý luận chính trị, tin học và Bảng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt 4 31 2.3 động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang tính đến 01/5/2024 Bảng Tổng hợp thống kê về giới tính và độ tuổi của đội Bảng ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không 5 32 2.4 chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang tính đến 01/5/2024 Bảng Tổng hợp số lượng người hoạt động không Bảng 6 chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, 39 2.5 tỉnh Tiền Giang tính đến 01/5/2024
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ, bảng Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ............................................................ 5 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án ............................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 6 6. Hiệu quả/ lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn ........................................ 7 7. Kết cấu của đề án ............................................................................................... 7 Chương 1................................................................................................................ 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ .................................................... 8 1.1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã và chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .............................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm người hoạt động không chuyên trách cấp xã .................................. 8 1.1.2. Đặc điểm và vai trò người hoạt động không chuyên trách cấp xã .................... 9 1.1.3. Khái niệm chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.... 10 1.1.4. Nội dung thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .................................................................................................................... 11 1.2. Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã....... 14 1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .................................................................................................................... 14
- 1.2.2. Vai trò của thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .................................................................................................................... 14 1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .......................................................................................................................... 15 1.2.4. Quy trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .................................................................................................................... 15 1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn cấp huyện ............................................................ 18 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ............................................................................................... 21 1.3.1. Yếu tố chủ quan ........................................................................................... 21 1.3.2. Yếu tố khách quan ........................................................................................ 22 Chương 2.............................................................................................................. 24 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG............................................................................................ 24 2.1. Khái quát về huyện Châu Thành và thực trạng người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn ....................................................................................... 24 2.1.1. Vị trí địa lý và dân số.................................................................................... 24 2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ................................................................. 25 2.1.3. Thực trạng người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn ............. 26 2.2. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành giai đoạn 2020-2024 ........................... 33 2.2.1. Xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ..................................................................................... 33 2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .................................................................................................................... 34 2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách..................................................... 35 2.2.4. Giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách .......................................... 35 2.2.5. Đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách ............................................. 36
- 2.3. Kết quả thực hiện chính sách đối với người hoạt động chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành giai đoạn 2020-2024................................................................ 37 2.3.1. Kết quả thực hiện chính sách tuyển dụng, bầu cử .......................................... 37 2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách phụ cấp ........................................................... 39 2.3.3. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ........................ 41 2.3.4. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng........................................... 42 2.3.5. Kết quả thực hiện chính sách khen thưởng và kỷ luật .................................... 43 2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách đối với người hoạt động chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành giai đoạn 2020-2024 ................................................ 44 2.4.1. Những ưu điểm ............................................................................................ 44 2.4.2. Những hạn chế ............................................................................................. 46 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................. 48 Chương 3.............................................................................................................. 50 GIẢI PHÁP VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2024-2030 ....................... 50 3.1. Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.................... 50 3.1.1. Hoàn thiện quy trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã................................................................................................ 50 3.1.2. Hoàn thiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp ....... 53 3.2. Nguồn lực và lộ trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2024 - 2030 .................................................................................................................... 55 3.2.1. Nguồn lực thực hiện ..................................................................................... 55 3.2.2. Lộ trình thực hiện thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2024 – 2030 ............ 56 3.3. Kiến nghị ........................................................................................................ 57 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 61
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Lực lượng nhân sự tại địa phương chính là yếu tố quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, nhà nước và nhân dân, luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm sâu sắc, đảm bảo nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ, chất lượng phục vụ tại mỗi địa phương. Bên cạnh đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã đóng vai trò không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển tại mỗi địa phương. Các chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã cũng là vấn đề quan trọng không thể bỏ qua. Trong thời gian qua, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã luôn quan tâm đến các chính sách, chế độ và quá trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện và đạt được nhiều kết quả tích cực, thông qua việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của UBND tỉnh Tiền Giang, Sở Nội vụ, cũng như ban hành các công văn hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, UBND các xã trên địa bàn thực hiện. Các chế độ, chính sách của người hoạt động không chuyên trách cấp xã được quy định cụ thể từ các tiêu chuẩn tuyển dụng/ bầu cử, đến các chính sách phụ cấp, chính sách bảo hiểm, chính bồi dưỡng, đào tạo và chính sách khen thưởng, kỷ luật, được địa phương thực thi phù hợp với thực tế địa phương mình. Tuy nhiên, thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa cân đối. Công tác tuyên truyền, phổ biến về các chính sách vẫn chưa kịp thời, đầy đủ; công tác giám sát, kiểm tra thực hiện tại địa phương còn mang tính hình thức, đối phó; quá trình tổng kết, sơ kết còn
- 2 khuôn mẫu… Bên cạnh đó, chính sách của người hoạt động không chuyên trách cấp xã hiện tại vẫn còn tồn tại một số bất cập, cụ thể như người hoạt động không chuyên trách cấp xã chỉ được hưởng phụ cấp cố định, không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp… Từ những thực trạng này, kết hợp với sự vận động của những yếu tố khách quan, chủ quan, việc hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì thế, tác giả đã chọn đề tài: “Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang năm 2024 – 2030” nhằm phân tích tính quan trọng của việc thực hiện chính sách và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành nói riêng, cả nước nói chung. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Một số công trình nghiên cứu được công bố liên quan đến đề án như sau: Đề tài khoa học cấp quốc gia: Trần Anh Tuấn (2017), “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã”; đề tài nêu ra những cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cấp cơ sở; thực trạng về xây dựng, quản lý, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã[27]. Luận văn Thạc sĩ: Phan Thụy Ngọc Hợp (2018): “Thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã từ thực tiễn huyện Hóc môn, Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn đã khái quát các cơ sở lý luận, thực trạng về các vấn đề chức danh, chế độ, chính sách. Luận văn đã nêu rõ quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm thống nhất về số lượng, tên gọi chức danh, nâng cao chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã[15].
- 3 Luận văn Thạc sĩ: Trần Đạt Khoa (2019): “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự cam kết của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã đối với Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc huyện Phong Điền”, phân tích vai trò các yếu tố như tiền lương, phụ cấp, đào tạo bồi dưỡng… đến sự gắn bó của người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Long Điền, từ đó đề xuấtgiải pháp hoàn thiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã[16]. Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Ngọc Tiến (2020), “Quản lý nhà nước đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”; bài luận văn góp phần khẳng định người hoạt động không chuyên trách cấp xã là đội ngũ quan trọng trong việc giúp cán bộ công chức cấp xã giải quyết các công việc trong đời sống xã hội tại địa phương, là đội ngũ gần dân, thực hiện trực tiếp, triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước đến với nhân dân [19]. Luận văn Thạc sĩ: Mai Thanh Tú (2022), “Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ thực tiễn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk”, luận văn đã khái quát các cơ sở lý luận về chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, đề xuất các giải pháp thống nhất về số lượng và tên gọi chức danh của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã [26]. Sách chuyên khảo “Đại cương về chính sách công” của tác giả Nguyễn Hữu Hải và tác giả Lê Văn Hòa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật Hà Nội (2013), đề cập đến những nội dung như khái quát chính sách công, các yếu tố tác động đến quá trình, chu trình chính sách công [14]. Sách chuyên khảo “Hoạch định và thực thi chính sách công” của tác giả Lê Nhu Thanh và tác giả Lê Văn Hòa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật Hà Nội (2016), sách chuyên khảo tổng quan về chính sách công, hoạch định
- 4 chính sách công, những vấn đề về thực hiện chính sách công, lập chương trình, thực thi chương trình, chính sách công [21]. Sách chuyên khảo: “Các mô hình tuyển dụng công chức trên thế giới và định hướng ứng dụng cho Việt Nam” của tác giả Đào Thị Thanh Thuỷ (2017), đề cập những mô hình tuyển dụng công chức trên thế giới: mô hình chức nghiệp, mô hình vị trí việc làm và mô hình hỗn hợp, đồng thời đưa ra thực tiễn áp dụng thực hiện mô hình tuyển dụng công chức tại Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng công chức và kết quả thực hiện nhiệm vụ [23]. Bài báo: Đinh Dũng Sỹ (2021), “Đổi mới tư duy trong trọng dụng, thu hút nhân tài”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,bài viết đã thể hiện các vấn đề về việc thu hút, trọng dụng người có tài năng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay [30]. Bài báo: Thảo Lê (2022), “Người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc vì không bao giờ được tăng “lương””, báo Tuổi trẻ Online ngày 16/8/2022, bài viết đã nêu lên vấn đề người hoạt động không chuyên trách nhận mức phụ cấp cố định không đổi, chỉ trường hợp trình độ chuyên môn được nâng cao [22]. Bài báo: Đoàn Văn Dũng (2023), “Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã”, Tạp chí Nhà nước 06/03/2023; cơ chế quản lý cán bộ, công chức xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã được quan tâm và đổi mới, song song vẫn còn nhiều hạn chế cần được hoàn thiện trong giai đoạn phát triển hiện nay[7] Bài báo: Nguyễn Thị Hương (2023), “Thực trạng và giải pháp chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong khu vực công”, Tạp chí Công thương ngày 26/5/2023; thu hút và trọng dụng nhân tài trong khu vực công có vai trò quan trọng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách có chất lượng, bài báo đã đưa ra những thực trạng hiện nay cũng như các chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài trong khu vực công [17].
- 5 Trên tinh thần kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu trước đó, đề án tập trung nghiên cứu và làm rõ các chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã cũng như quy trình thực hiện chính sách đối với lực lượng này. Mặc khác, đề án đề xuất các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động thực hiện chính sách đối với người không chuyên trách cấp xã. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: nghiên cứu về các chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã được quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP [5], cụ thể là chính sách tuyển dụng, bầu cử; chính sách phụ cấp; chính sách đào tạo, bồi dưỡng; chính sách khen thưởng, kỷ luật. Đồng thời, đề án tập trung phân tích quy trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, cụ thể theo các bước sau: xây dựng và ban hành kế hoạch; phổ biến, tuyên truyền chính sách; phân công, phối hợp thực hiện chính sách; giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách. - Về không gian: các xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, gồm có 23 đơn vị hành chính cấp xã: thị trấn Tân Hiệp, xã Bàn Long, xã Bình Đức, xã Bình Trưng, xã Điềm Hy, xã Đông Hòa, xã Dưỡng Điềm, xã Hữu Đạo, xã Kim Sơn, xã Long An, xã Long Định, xã Long Hưng, xã Nhị Bình, xã Phú Phong, xã Song Thuận, xã Tam Hiệp, xã Tân Hội Đông, xã Tân Hương, xã Tân Lý Đông, xã Tân Lý Tây, xã Thân Cửu Nghĩa, xã Thạnh Phú và xã Vĩnh Kim. - Về thời gian: từ năm 2020-2024
- 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án Mục tiêu đề án: Đề xuất giải pháp, lộ trình và nguồn lực để hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách đối với người không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Nhiệm vụ đề án:Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối người không chuyên trách cấp xã.Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối người không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020-2024. Ba là, đề xuất các giải pháp, lộ trình và nguồn lực nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách đối người không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2024-2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận:đề tài vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về thực hiện các chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Phương pháp nghiên cứu:đề án vận dụng kết hợp các phương pháp. Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để nghiên cứu các công trình nghiên cứu, các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến chính sách của người hoạt động không chuyên trách tại xã, các báo cáo của các cơ quan nhà nước về thực hiện chính sách của người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Thứ hai, phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm phân tích các chính sách và tổng hợp các thông tin, dữ liệu được thu thập về thực trạng thực hiện chính sách của người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.Thứ ba,
- 7 phương pháp liệt kêđưa ra những thông tin cụ thể về chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.Thứ tư, phương pháp so sánh: nêu ra thực trạng, dẫn chứng trong quá trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. 6. Hiệu quả/ lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn Đề án “Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2024 – 2030” góp phần bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Đồng thời, đề án góp phần hoàn thiện các chính sách và quá trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung, qua đó đảm bảo quyền lợi, duy trì sự ổn định và thu hút được nhân lực có năng lực và điều kiện cống hiến tại chính quyền cơ sở. 7. Kết cấu của đề án Kết cấu của đề án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Chương 3: Giải pháp và nguồn lực thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2024-2030.
- 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ 1.1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã và chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã 1.1.1. Khái niệm người hoạt động không chuyên trách cấp xã Năm 1998, Pháp lệnh Cán bộ Công chức được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ quốc, quy định chung về đội ngũ cán bộ, công chức, giai đoạn này người hoạt động không chuyên trách cấp xã vẫn được gọi tên chung với cán bộ công chức cấp cơ sở. Từ khi Nghị định 121/2003/NĐ-CP ban hành, lần đầu tiên đội ngũ người hoạt động không chuyên trách cấp xã được tách riêng biệt với khái niệm cán bộ, công chức và quy định cụ thể về số lượng, chức danh, chế độ của đội ngũ này, trong Nghị định này sử dụng thuật ngữ “Cán bộ không chuyên trách”. Đến năm 2008, Quốc Hội ban hành Luật Cán bộ Công chức và sau đó là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã [1]; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố [4] và đặc biệt là Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã thống nhất thuật ngữ người hoạt động không chuyên trách cấp xã, quy định rõ ràng và chi tiết về số lượng, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn của đội ngũ này [5]. Tuy
- 9 nhiên, vẫn chưa có một văn bản, quy định nào đưa ra định nghĩa chính xác về người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Dựa trên những quy định pháp luật cũng như các kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu liên quan, tác giả đưa ra khái niệm người hoạt động không chuyên trách cấp xã là những người làm việc tại cơ quan nhà nước cấp xã, không phải là cán bộ, công chức cấp xã, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được hưởng phụ cấp và các chính sách theo quy định. 1.1.2. Đặc điểm và vai trò người hoạt động không chuyên trách cấp xã 1.1.2.1. Đặc điểm của người hoạt động không chuyên trách cấp xã Thứ nhất, người hoạt động không chuyên trách cấp xã là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, trình độ chuyên môn, phẩm chất và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao theo tiêu chuẩn, quy định nhà nước. Thứ hai, người hoạt động không chuyên trách cấp xã đa phần là những người sinh sống, trưởng thành tại địa phương. Là lực lượng am hiểu địa phương nhất từ các phong tục tập quán, những địa lý đặc thù, đồng thời là đội ngũ gần dân nhất, dễ dàng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân ở địa phương, cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh tại địa phương theo quyền hạn của bản thân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Thứ ba, người hoạt động không chuyên trách cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo điều lệ tổ chức mình là thành viên, của pháp luật và của cấp có thẩm quyền quản lý, phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
- 10 Thứ tư, người hoạt động không chuyên trách cấp xã không hưởng lương theo ngân sách nhà nước, chỉ có phụ cấp theo hệ số lương và các chế độ chính sách theo quy định nhà nước. Thứ năm, người hoạt động không chuyên trách cấp xã ngoài tham gia vào công tác chính trị tại địa phương, còn tham gia sản xuất, tăng gia hoạt động kinh tế của gia đình và địa phương. 1.1.2.2. Vai trò người hoạt động không chuyên trách cấp xã Đối với hệ thống chính quyền cấp cơ sở, bên cạnh đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã có vai trò quan trọng, là lực lượng không thể thiếu tại chính quyền cấp cơ sở: Thứ nhất, cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã là cầu nối vững chắc giữa địa phương, nhân dân với Đảng và nhà nước, đưa các chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách, quy định của nhà nước đến với địa phương, nhân dân. Thứ hai, người hoạt động không chuyên trách cấp xã là lực lượng cơ sở, kế thừa của đội ngũ cán bộ, công chức tại xã. Thực tế tại các địa phương, có nhiều người hoạt động không chuyên trách trở thành những cán bộ, công chức chủ chốt tại xã, khẳng định được thế mạnh, ưu điểm và nhiệt huyết cống hiến của bản thân. 1.1.3. Khái niệm chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, chính sách là “những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó” [29,tr.11].Đối với khái niệm chính sách, chủ thể ban hành rất đa dạng (doanh nghiệp, xí nghiệp, trường học, hoặc có thể là những tổ chức chính trị…), còn đối với thuật ngữ chính sách công thì có khái niệm hẹp hơn so khái
- 11 niệm chính sách. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Nhu Thanh và tác giả Lê Văn Hòa (2016), “chính sách công là tập hợp các quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm mục tiêu và giải pháp để giải quyết vấn đề công nhằm đạt được mục tiêu phát triển” [21, tr.10]. Theo những tham khảo trên, tác giả đưa ra khái niệm chính sách công chính là định hướng hành động do nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống thực tiễn nhằm đảm bảo sự ổn định, phát triển của xã hội. Vậy, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã chính là những định hướng, hành động của nhà nước đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã nhằm phát triển và đảm bảo quyền lợi của người hoạt động không chuyên trách cấp xã. 1.1.4. Nội dung thực hiệnchính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã Căn cứ theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/6/2023 Quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố [5], nội dung thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã như sau: 1.1.4.1. Chính sách tuyển dụng, bầu cử Người hoạt động không chuyên trách cấp xã được tuyển dụng, bầu cử theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền quản lý,điều lệ tổ chức của người hoạt động không chuyên trách cấp xã làm thành viên nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc mỗi địa phương.Tuyển dụng, bầu cử người hoạt động không chuyên trách cấp xã dựa trên những nhu cầu công việc, tiêu chuẩn, vị trí việc làm để lựa chọn, sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa khả năng của mỗi nhân sự. Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể: Loại I là 14 người, loại II là 12 người và loại III là 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại Bệnh viện Phổi Đắk Lắk
79 p | 24 | 9
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
88 p | 12 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2030
74 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030
86 p | 10 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
74 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Truyền thông chính sách đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia của Tạp chí Tổ chức nhà nước Bộ Nội vụ
58 p | 8 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý và sử dụng tài sản công tại cơ sở Quảng Nam và Đà Nẵng thuộc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung giai đoạn 2024-2030
79 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Đổi mới tổ chức và quản lý công tác văn thư tại Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai - thành phố Hà Nội
71 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
71 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Hoàn thiện quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
77 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân Phường 9, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
68 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030
72 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý lễ hội gắn với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
73 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao hiệu quả quản lý hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
56 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã từ thực tiễn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
63 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước các dự án Nông nghiệp phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
69 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp: Quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
72 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn