intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của Khách hàng cá nhân tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của Khách hàng cá nhân tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm xác định những nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM. Đo lường mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của Khách hàng cá nhân tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN NGỌC MAI PHƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN NGỌC MAI PHƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHÂU ĐÌNH LINH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Người viết xin cam đoan rằng những nội dung người viết thể hiện trong Đề án tốt nghiệp với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của KHCN tại NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình khoa học của riêng người viết, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Châu Đình Linh. Các nội dung trong Đề án về hoạt động gửi tiết kiệm đối với KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM là hoàn toàn đúng thực tế. Người viết xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Người viết đề án Trần Ngọc Mai Phương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Người viết xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tâm giảng dạy người viết trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Và đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Châu Đình Linh – người đã luôn hỗ trợ và hướng dẫn, truyền tải rất nhiều kiến thức bổ ích, kinh nghiệm đáng học hỏi cho người viết hoàn thành tốt Đề án tốt nghiệp này. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện Đề án, Thầy đã luôn đồng hành, hướng dẫn và đóng góp ý kiến để Đề án của người viết được hoàn thành và đạt kết quả tốt nhất. Người viết cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị, các bạn, đồng nghiệp và các KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM đã hỗ trợ qua việc cung cấp các tài liệu, dành thời gian để tham gia và trả lời phiếu khảo sát và giúp người viết có cơ sở hoàn thiện các thang đo trong Đề án. Người viết đề án Trần Ngọc Mai Phương
  5. iii TÓM TẮT Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của KHCN tại “ ” “ ” “ ” NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM (Vietinbank – CN TP.HCM). Nội dung tóm tắt: Đề án đặt mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của “ ” ““ ” “ “ ” “ KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM . Người viết đã giới thiệu các cơ sở lý thuyết có ““ ”” “ ” “ liên hệ đến TGTK và cách ra quyết định lựa chọn SPDV của khách hàng cũng như xem ” “ ” “ ” xét các nghiên cứu trong nước và quốc tế . “ ” “ ” Qua phương pháp định tính (thảo luận với chuyên gia và khảo sát khách hàng) kết ”” hợp với phương pháp định lượng ( đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang “ ” đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình hồi quy tuyến tính bội) trên 287 mẫu khảo sát, người viết đã đúc kết 6 nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định gửi “ TK của KHCN bao gồm sự thuận tiện, ảnh hưởng của người thân , thương hiệu ngân ” ““ ” hàng , lợi ích tài chính, hình thức chiêu thị , chất lượng dịch vụ, tương ứng với thực tế ”” “ ” “ “ tại Vietinbank . Cuối cùng , từ kết quả nghiên cứu, người viết đã nêu ra các hàm ý quản ” ” “ trị giúp tăng hoạt động gửi tiết kiệm của chi nhánh, đồng thời hấp dẫn thêm KHCN mới đến gửi tiền cũng như tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Ngoài ra, người viết còn nhận xét về hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo. “ ” Từ khóa: KHCN, sự thuận tiện, quyết định gửi tiết kiệm, thương hiệu, dịch vụ, lợi ích, chiêu thị, người thân, Vietinbank – CN TP.HCM.
  6. iv ABSTRACT Thesis title: Factors affecting individual customers' savings decisions at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade – Ho Chi Minh City Branch (Vietinbank – HCMC Branch). Thesis content: The main goal is to identify the elements that affect the savings decisions of individual customers at Vietinbank – HCMC Branch. Theories about bank savings accounts and customer choices making progress have been compiled by the author. In addition to presenting theoretical models, the author reviewed studies from local and global authors on the saving decisions of retail customers. Using quantitative research techniques (evaluating the reliability of Cronbach’s Alpha of scales, factor analysis exploring EFA, multiple linear regression model) with qualitative research techniques (interviews, expert exchanges, and customer surveys) on 287 survey samples, the author has also discovered six groups of factors – convenience, bank brand, service quality, financial benefits, promotional strategies, and influence of relatives – that all have an equal influence on individual customers' savings decisions. This is in line with the current state at bank. Lastly, the author has suggested policy implications based on the research findings to enhance branch ‘s savings deposits, draw in new individual customers, and strengthen the bank’s competitive edge. The author also discusses the limits of the research and potential possibilities for future research. Keywords: savings decision, individual customers, convenience, bank brand, service quality, financial benefits, promotional methods, influence of relatives, Vietinbank HCMC Branch.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................... iii ABSTRACT ....................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................... 2 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 2 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 2 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 3 1.6.1. Về tính khoa học ................................................................................. 3 1.6.2. Về tính thực tiễn .................................................................................. 3 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ ÁN ........................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 5 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG .............................. 5 2.1.1. Khái niệm tiền gửi tiết kiệm ............................................................... 5 2.1.2. Phân loại tiền gửi tiết kiệm ................................................................. 5 2.1.3. Vai trò của tiền gửi tiết kiệm .............................................................. 7 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG ............................................................................................ 7 2.2.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng ...................................................... 7 2.3. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG .............. 9 2.3.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) ..... 9 2.3.2. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Bahavior – TPB) .... 10 2.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ....................................... 11 2.4.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ............................................. 11 2.4.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước .............................................. 15 2.4.3. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ............................................. 20 2.4.4. Nhận xét và xác định các khoảng trống nghiên cứu ......................... 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 29
  8. vi 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................... 29 3.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................... 30 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 30 3.2.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 33 3.2.3. Thiết kế khảo sát ............................................................................... 34 3.3. Nghiên cứu định lượng ............................................................................ 43 3.3.1. Kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha ................... 43 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................... 44 3.3.3. Phân tích hồi quy đa biến .................................................................. 44 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 47 4.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM ....................................................................................... 47 4.2. Thống kê mô tả các biến quan sát ........................................................... 49 4.3. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo ................................................... 52 4.4. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) ........ 56 4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập ....................... 57 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc ......................... 60 4.5. Phân tích hồi quy bội tuyến tính .............................................................. 62 4.6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 66 4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................. 67 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................ 69 5.1. Kết luận ................................................................................................... 69 5.2. Hàm ý quản trị ......................................................................................... 69 5.2.1. Các đề xuất liên quan đến nhân tố sự thuận tiện............................... 69 5.2.2. Các đề xuất liên quan đến nhân tố thương hiệu ngân hàng .............. 70 5.2.3. Các đề xuất liên quan đến nhân tố chất lượng dịch vụ ..................... 70 5.2.4. Các đề xuất liên quan đến nhân tố lợi ích tài chính .......................... 70 5.2.5. Các đề xuất liên quan đến nhân tố hình thức chiêu chị .................... 71 5.2.6. Các đề xuất liên quan đến nhân tố ảnh hưởng của người thân ......... 71 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng .................................. 72 5.3.1. Hạn chế của đề tài ............................................................................. 72 5.3.2. Hướng nghiên cứu mở rộng .............................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... i PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA .................................... iv PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN .................................................. x PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ PHẦN MỀM SPSS ................... xvi
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ tiếng Việt CN TP.HCM Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh CNTT Công nghệ thông tin CTG Các tác giả HĐV Huy động vốn KHCN Khách hàng cá nhân KHTG Khách hàng tiền gửi NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước SPDV Sản phẩm dịch vụ TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại Cổ phần TGTK Tiền gửi tiết kiệm TKTG Tài khoản tiền gửi TKTT Tài khoản thanh toán TK Tiết kiệm
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 - Sơ đồ quá trình ra quyết định của người tiêu dùng .................................8 Hình 2.2 - Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)..........................................10 Hình 2.3 - Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) .............................................11 Hình 2.4 - Mô hình nghiên cứu của Abbam và ctg (2015) .....................................12 Hình 2.5 - Mô hình nghiên cứu của Amer và Mohammed (2017) .........................13 Hình 2.6 - Mô hình nghiên cứu của Gunasekara và Kumari (2018) ......................14 Hình 2.7 - Mô hình nghiên cứu của Rahman và Chowdhury (2022) .....................15 Hình 2.8 - Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Duy Phương và ctg (2018) .....16 Hình 2.9 - Mô hình nghiên cứu của Bùi Nhật Vương và ctg (2020) ......................17 Hình 2.10 - Mô hình nghiên cứu của Trần Phạm Hữu Châu (2021) ......................18 Hình 2.11 - Mô hình nghiên cứu của Đỗ Hoài Linh và ctg (2021) ........................19 Hình 3.1 - Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...................................................................29 Hình 3.2 - Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................34 Hình 4.1 - Tình hình hoạt động huy động vốn giai đoạn năm 2021-nay................49 Hình 4.2 - Biểu đồ Scatter Plot ...............................................................................65 Hình 4.3 - Biểu đồ Histogram .................................................................................66 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 – Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan ....................................................20 Bảng 2.2 - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của KHCN ..................................................................................................................................26 Bảng 3.1 - Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ..................................35 Bảng 3.2 - Kết quả phỏng vấn chuyên gia ..............................................................38 Bảng 4.1 - Tình hình hoạt động huy động vốn giai đoạn năm 2021-nay ...............47 Bảng 4.2 - Thống kê mô tả mẫu theo giới tính .......................................................49 Bảng 4.3 - Thống kê mô tả mẫu theo độ tuổi .........................................................50 Bảng 4.4 - Thống kê mô tả theo nghề nghiệp .........................................................50 Bảng 4.5 - Thống kê mô tả theo thu nhập ...............................................................51 Bảng 4.6 - Thống kê mô tả theo thời gian gửi tiền .................................................51
  11. ix Bảng 4.7 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố sự thuận tiện (TT) ............52 Bảng 4.8 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố thương hiệu ngân hàng (TH) ................................................................................................................................53 Bảng 4.9 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố chất lượng dịch vụ (DV) ..54 Bảng 4.10 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố lợi ích tài chính (TC) .....54 Bảng 4.11 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố hình thức chiêu thị (CT).55 Bảng 4.12 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố ảnh hưởng của người thân (NT) ........................................................................................................................56 Bảng 4.13 - Kiểm định độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc quyết định gửi tiết kiệm (QD) ...............................................................................................................56 Bảng 4.14 - Hệ số KMO và kiểm định Bartlett ......................................................57 Bảng 4.15 - Hệ số KMO và kiểm định Bartlett ......................................................58 Bảng 4.16 - Ma trận xoay nhân tố ..........................................................................59 Bảng 4.17 - Hệ số KMO và kiểm định Bartlett ......................................................61 Bảng 4.18 - Tổng phương sai giải thích .................................................................61 Bảng 4.19 - Ma trận nhân tố ...................................................................................61 Bảng 4.20 - Ma trận hệ số tương quan....................................................................62 Bảng 4.21 - Kết quả các hệ số thống kê từng biến .................................................63 Bảng 4.22 - Tóm tắt kết quả phân tích mô hình hồi quy ........................................64 Bảng 4.23 - Tóm tắt mô hình hồi quy .....................................................................64 Bảng 4.24 - Kết quả kiểm định bằng phương pháp ANOVA.................................64 Bảng 4.25 - Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .....................................65 Bảng 4.26 - Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .....................67
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã trở thành một trụ cột vững chắc của nền kinh tế. Khi đi cùng với xu thế hội nhập thế giới, các NHTM Việt Nam buộc phải có những bước chuyển mình với đa dạng loại hình SPDV để ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Trong đó, hoạt động HĐV không những là loại hình “ ” SPDV được ưa chuộng nhất đối với khách hàng, mà còn là hoạt động cốt lõi và mang đến phần lớn thu nhập đối với ngân hàng. Nguồn vốn của NHTM thường đến từ nhiều nguồn khác nhau như vốn tự có, vốn từ huy động, vốn vay và các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động luôn chiếm đa số trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Ngoài ra, nó còn có tác động đến năng lực cạnh tranh và danh tiếng của NH đó. Vì thế, có thể nói một ngân hàng có thế mạnh trong việc HĐV sẽ có nhiều cơ hội trong việc phát triển các SPDV, đẩy mạnh kinh doanh và quy mô rộng mở . “ ” Do đó, việc gia tăng nguồn vốn đã là một chiến lược quan trọng không chỉ đối với các NH nói chung mà còn đối với NH TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) nói “ ” “ ” riêng. NH đã trở thành NH uy tín tốp đầu tại Việt Nam, liên tục mở rộng thị phần trong “ ” “ lĩnh vực tiền tệ , thu hút được sự quan tâm lớn từ phía khách hàng. Tuy nhiên, trong bối ” cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc HĐV từ KHCN còn gặp nhiều hạn chế, bởi vì khoản tiền “ nhàn rỗi trong dân cư vẫn khá lớn, nhưng NH vẫn chưa thể khai thác triệt để . Vietinbank ” “ ” - Chi nhánh TP.HCM cũng đang đối mặt với thực tế này và cần các phương án cụ thể để tăng cường HĐV, đặc biệt là từ TGTK của KHCN. Qua các lý do trên, nên người viết đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến “ ” “ ” quyết định gửi tiết kiệm của KHCN tại NH TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh” nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi “ ” ““ ”” “ tiền TK của KHCN và nêu ra các hàm ý quản trị nhằm tăng hiệu quả HĐV cũng như ” “ góp phần giúp Vietinbank - CN TP.HCM duy trì và tăng trưởng trong tương lai. “ 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát
  13. 2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank “ – CN TP.HCM. Từ đó, đề tài sẽ đưa ra các hàm ý quản trị nhằm tăng hiệu quả HĐV qua kênh TGTK đối với KHCN tại Vietinbank - CN TP.HCM trong tương lai. “ ” 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề án xác định có những mục tiêu cụ thể như sau: Xác định những nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM. Đo lường mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM. Cuối cùng, đưa ra các hàm ý quản trị góp phần nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – ““ ” “ ”” “ ”” CN TP.HCM? Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM như thế nào? Những hàm ý quản trị nào góp phần nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi TK của “ ” “ KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM ? “ ” 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank - CN HCM . “ ” Đối tượng khảo sát: KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu “ Thời gian nghiên cứu : Thu thập mẫu khảo sát dựa theo bảng câu hỏi từ tháng ” “ ” 01/03/2024 đến tháng 01/05/2024. Phạm vi nghiên cứu: Tại Vietinbank – CN TP.HCM. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề án này kết hợp giữa hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định “ lượng . ”
  14. 3 Phương pháp định tính : Phỏng vấn sâu với chuyên gia để xây dựng thang đo và các “ ” giả thuyết nghiên cứu. “ Phương pháp định lượng: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi TK ” của KHCN và mức độ ảnh hưởng của chúng thông qua dữ liệu khảo sát. Song song đó, kiểm định mức độ thang đo, giải đáp hệ thống câu hỏi nghiên cứu bằng các phương pháp: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy bội, phân tích nhân tố khám phá (EFA) bằng phần mềm SPSS. 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1.6.1. Về tính khoa học “ Nghiên cứu kiểm chứng lại những cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ” “ quyết định gửi TK của KHCN tại Vietinbank – CN TP.HCM. Cụ thể, nó cho thấy khi ” KHCN gửi TK sẽ có 6 nhân tố ảnh hưởng đến cách họ ra quyết định, phù hợp với các lý thuyết trong đề án. 1.6.2. Về tính thực tiễn Nghiên cứu mong muốn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các cấp lãnh đạo tại Vietinbank – CN TP.HCM để hiểu được vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết ” “ ” “ định gửi TK của KHCN tại NH qua việc nêu ra những hàm ý quản trị nhằm tăng hiệu ” “ quả HĐV qua kênh TGTK cũng như thu hút thêm các KHTG mới và gia tăng sức cạnh ” ” tranh về thương hiệu, vị trí của NH. 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ ÁN Kết cấu gồm 5 chương: “ Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu ” “ Chương 2: Cơ sở lý thuyết ” “ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ” “ Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ” “ Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị ”
  15. 4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của đề án đã nêu lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu . Để đạt các “ ” mục tiêu, người viết hướng đến việc giải đáp những câu hỏi nghiên cứu thông qua khảo sát các KHCN đang gửi TK tại Vietinbank – CN TP.HCM. Nội dung của chương 1 cũng “ ” đã nêu sơ lược về các phương pháp nghiên cứu mà người viết sẽ dùng để đạt được mục “ “ ” ” tiêu đề ra. Từ kết quả nghiên cứu, người viết làm rõ ý nghĩa của đề án. Cuối cùng, “ chương 1 trình bày kết cấu của đề án. ” ““ ”
  16. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 2.1.1. Khái niệm tiền gửi tiết kiệm Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì “TGTK là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại TCTD theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với TCTD.” Theo Lê Thị Thu Hằng (2012), “TGTK NH là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản TK tại NH với mong muốn gia tăng giá trị hiện có, đảm bảo sự bảo mật và thuận tiện khi cần sử dụng.” Tóm lại, một khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản TK tại NH được gọi là “ ” “ ” TGTK. Khi mở tài khoản TGTK, khách hàng sẽ được trả một khoản lợi nhuận nhất định do NH chi trả dựa trên mức lãi suất được áp dụng. Sau khi gửi vào NH, khách hàng sẽ được cấp sổ/thẻ tiết kiệm, trong đó ghi lại thông tin chứng nhận về số tiền đã gửi, đồng “ ” thời sẽ ghi lại số lần gửi tiền để khách hàng thuận tiện trong việc theo dõi và tất toán tiền nếu cần thiết. 2.1.2. Phân loại tiền gửi tiết kiệm 2.1.2.1. Căn cứ theo kỳ hạn gửi tiền Theo Trầm Thị Xuân Hương và ctg (2012) phân loại theo kỳ hạn gửi tiền thì TGTK sẽ được phân loại thành TGTK không kỳ hạn và TGTK có kỳ hạn gồm kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn. TGTK không kỳ hạn: là khoản tiền TK không ấn định kỳ hạn gửi và số tiền gửi, với mức lãi suất được giữ cố định trong suốt thời gian khách hàng gửi tiền tại NH. Chủ tài khoản có quyền rút một phần số tiền gửi hoặc tất toán tài khoản bất cứ lúc nào với mức lãi suất như ban đầu mà không cần chờ tới cuối kỳ. Do tính chất không ổn định nên lãi suất của tiền gửi TK này rất thấp. TGTK có kỳ hạn : là khoản tiền của khách hàng gửi tại các TCTD trong một thời “ ” hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và TCTD với nguyên tắc hoàn trả đầy “ đủ tiền gốc , tiền lãi cho khách hàng. Trong trường hợp vào ngày đến hạn, khách hàng ” không tất toán khoản tiền gửi, tùy vào chính sách mà NH sẽ tự động tái tục gốc lẫn lãi
  17. 6 thêm một kỳ hạn bằng kỳ hạn ban đầu của khách hàng hoặc sẽ tự động chuyển gốc và “ lãi về TKTT cho khách hàng. ” 2.1.2.2. Căn cứ theo chủ thể gửi tiền Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp: Đây là hình thức mà các doanh nghiệp sử dụng khi có khoản tiền rảnh rỗi chưa dùng đến hoặc khoản tiền đã có kế hoạch đầu tư sinh lời trong tương lai từ vài tháng đến vài năm. TGTK của cá nhân: Là số tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản TGTK, được ghi nhận thông tin trên sổ/thẻ TK và hưởng lãi suất tại thời điểm gửi tiền theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi. 2.1.2.3. Căn cứ theo phương pháp trả lãi Hình thức TK trả lãi sau là khi TK trả lãi vào ngày đáo hạn. Khi đến ngày đáo hạn, nếu khách hàng muốn tất toán khoản TGTK, số tiền gốc và lãi sẽ được chuyển vào TKTT của khách hàng tại tổ chức nhận tiền gửi. Nếu khách hàng tái đáo hạn, tiền lãi sẽ được tính vào số tiền gốc và gửi tiếp tục thêm một kỳ hạn. Hình thức TK trả lãi trước là khi TK trả lãi ngay khi khách hàng gửi tiền. Vào ngày đáo hạn, khách hàng chỉ nhận được một phần tiền gốc, số tiền này bằng chính số tiền đã ghi trên sổ/thẻ TK của khách hàng tại tổ chức nhận TGTK. Hình thức TK trả lãi định kỳ là khi TK trả lãi theo kỳ hạn mà khách hàng và NHTM đã thỏa thuận. Vào kỳ tính lãi, khách hàng được quyền rút phần lãi của kỳ đã đăng ký vào bất kỳ ngày làm việc nào của NH. Trường hợp ngược lại, NH sẽ chỉ thực hiện sao kê tính lãi và nếu đến hết kỳ tính lãi cuối cùng, số tiền lãi chưa nhận sẽ được gộp vào số tiền gốc. 2.1.2.4. Căn cứ theo phương thức nộp số tiền gốc TK gửi một lần: Là loại hình TK mà khách hàng chỉ gửi tiền vào NHTM một lần cho đến lúc đáo hạn. Với loại hình này, NH không tốn nhiều chi phí quản lý do số dư trên TKTK của khách hàng không biến động. Chính vì vậy mức lãi suất của loại tiền gửi này cao. TK gửi nhiều lần: Là hình thức TK mà định kỳ đã đăng ký với NHTM, khách hàng gửi vào NH một số tiền , trong đó số tiền gửi từng lần có thể cố định hoặc thay đổi theo ”
  18. 7 khả năng của khách hàng. Lãi suất TK của loại tiền này thường thấp hơn lãi suất TK thông thường. 2.1.2.5. Căn cứ theo hình thức gửi tiền TGTK tại quầy: Đây là hình thức gửi TK truyền thống và thường xuyên được thực hiện tại các NHTM, với hình thức này người gửi tiền cần trực tiếp đến NH, mang theo các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục gửi TK. TGTK trực tuyến: Với công nghệ hiện đại, các NH đều có trang web trực tuyến, NH điện tử cài đặt trên điện thoại. Nhờ đó mà NHTM đã phát triển sản phẩm TGTK trực tuyến. Loại hình tiền gửi này giúp khách hàng được giao dịch tại bất cứ địa điểm nào có kết nối internet. TGTK trực tuyến giúp khách hàng không phải ra quầy, NHTM được lợi ích trong vấn đề quản lý TKTG vì không cần phải in ấn chứng từ, sổ/thẻ tiết kiệm, vì vậy hình thức này thường có LSTG được cộng biên độ ít nhất từ 0.2% so với lãi suất gửi tại quầy. 2.1.3. Vai trò của tiền gửi tiết kiệm Theo Nguyễn Đăng Dờn (2012), nghiệp vụ trọng yếu nhất của NH là nghiệp vụ HĐV, tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho NH nhưng nghiệp vụ này mang ý nghĩa sâu sắc đối với NH. Vì vậy, NH phải chủ động hơn trong việc kinh doanh, tạo uy tín và nâng tầm vị thế cạnh tranh của NH để thu hút được vốn từ khách hàng. Mỗi NHTM kể từ khi được cấp phép thành lập, phải tuân thủ quy định về vốn điều lệ do NHNN đề ra. Để duy trì và mở rộng quy mô, NH cần phải huy động nguồn lực từ khách hàng, đây là một trong những hoạt động đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với “ sự bền vững của NHTM và tạo sự tin cậy từ phía khách hàng. Điều này giúp NH tăng uy tín và tín nhiệm từ khách hàng, từ đó cải thiện và đổi mới hoạt động HĐV, cũng như rộng mở mối quan hệ với khách hàng. 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG 2.2.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 2.2.1.1. Khái niệm hành vi của người tiêu dùng Theo Blackwell và ctg (2006) đã đề xuất rằng: “Hành vi của người tiêu dùng là các hoạt động do người tiêu dùng tiến hành tìm kiếm và tiêu dùng SPDV. Những hoạt động
  19. 8 này có thể bao gồm nghiên cứu sản phẩm, so sánh giá, mua hàng trực tuyến hoặc tại cửa hàng, đánh giá chất lượng sản phẩm,..Hành vi của người tiêu dùng cũng có thể bao gồm các lựa chọn về việc sử dụng SPDV, bao gồm việc sử dụng trong cách thức đúng đắn và bảo quản chúng.” 2.2.1.2. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng Hình 2.1 - Sơ đồ quá trình ra quyết định của người tiêu dùng Theo Philip Kotler (2012), có 5 giai đoạn cho quá trình ra quyết định của người mua: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá và lựa chọn phương án, quyết định mua hàng và giai đoạn sau khi mua hàng. • Nhận thức nhu cầu Với khách hàng thường xuyên dùng SPDV do NH cung cấp, nhu cầu có thể đã được kích hoạt bởi các kích thích bên trong (như nhu cầu tiếp cận tiền mặt, tăng lợi nhuận) hoặc các kích thích bên ngoài (như tiếp thị hoặc truyền miệng từ mọi người xung quanh). Ở giai đoạn đầu này, các nhà tiếp thị nên tìm hiểu về các dạng nhu cầu hoặc vấn đề có thể nảy sinh, điều gì khiến nhu cầu nảy sinh và có tác động đến nhu cầu dùng của khách hàng. • Tìm kiếm thông tin “ Tìm hiểu, tra cứu thông tin khi đã nhận ra một vấn đề hoặc nhu cầu, bước tiếp theo ” là giai đoạn tìm kiếm thông tin, để tìm ra giải pháp tốt nhất mà họ cảm thấy. Khách hàng có thể dựa vào báo in, hình ảnh, phương tiện trực tuyến hoặc truyền miệng để thu thập thông tin. Người tiêu dùng thường có phần lớn thông tin của họ từ các nguồn thương mại do các công ty và nhà cung cấp cung cấp thông qua các hình thức quảng cáo , nhưng “““ ””
  20. 9 nguồn thông tin có hiệu quả nhất là các nguồn từ cá nhân. Do đó, các nhà tiếp thị phải xác định nguồn các luồng dữ liệu mà người dùng tiếp cận được. • Đánh giá và lựa chọn phương án Khách hàng tự đánh giá và quyết định lựa chọn nào gần nhất với ý định của mình. “ ” Trong giai đoạn này, người tiêu dùng tiếp nhận thông tin để so sánh, đánh giá sản phẩm và cuối cùng đưa ra quyết định mua hàng. Mọi người đều có ý kiến khác nhau về thương hiệu, tùy thuộc vào từng người và tình huống mua hàng cụ thể của họ. Hầu hết khách hàng lựa chọn dựa trên các yếu tố như giá cả, hình thức, chất lượng và thông số kỹ thuật, mỗi yếu tố đều có một ý nghĩa khác nhau. • Quyết định mua hàng Đây là giai đoạn cuối cùng trong tiến trình mua hàng của khách hàng. Theo Philip Kotler (2009) cho rằng quyết định cuối cùng có thể bị “phá vỡ” qua hai yếu tố: phản hồi tiêu cực từ các khách hàng khác và mức độ động cơ chấp nhận phản hồi. Hơn nữa, quyết định có thể bị gián đoạn do các tình huống không lường trước được như mất việc đột ngột hoặc chuyển địa điểm khác. • Giai đoạn sau khi mua hàng Đây là giai đoạn mà sự trải nghiệm của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến quyết định “ ” “ ” của họ trong tương lai. Khách hàng sẽ so sánh sản phẩm với kỳ vọng của họ và dựa vào đó để đánh giá hài lòng. Sự hài lòng của khách hàng có thể dẫn đến sự trung thành với “ ” “ thương hiệu , khi họ có thể quay lại và tiếp tục ủng hộ cũng như giới thiệu cho những ” “ người thân . Ngược lại, nếu sản phẩm không đáp ứng được mong đợi, khách hàng sẽ rất ”” thất vọng và các giai đoạn này có thể bị đánh giá nhanh chóng hoặc bị bỏ qua hoàn toàn. 2.3. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG 2.3.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) thể hiện “ xu hướng tiêu dùng của khách hàng đối với SPDV là yếu tố dự đoán và giải thích tốt ” ““ ”” “ nhất về hành vi tiêu dùng . Theo Nguyễn Ngọc Duy Phương và ctg (2018): “Lý thuyết ” thể hiện sự bao hàm và sự sắp đặt phối hợp các thành phần của thái độ trong một cấu trúc mà được thiết kế để dự đoán và giải thích tốt hơn cho hành vi người tiêu dùng trong xã hội dựa trên 2 khái niệm cơ bản: (i) Thái độ của người tiêu dùng đối với việc thực hiện hành vi và (ii) Các chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2