intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 6 TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án "Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 6 TP.HCM" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 6. Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 6.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 6 TP.HCM

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN VĂN TOÀN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 6 TPHCM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN VĂN TOÀN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 6 TPHCM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: THẦY: TS. HỒ CÔNG HƯỞNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề án “Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh 6 TP.HCM” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu thu thập và kết quả phân tích trong báo cáo này là trung thực, các dữ liệu lấy từ nguồn khác đều được trích dẫn nguồn đầy đủ. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong đề án này mà không được trích dẫn theo quy định Đề án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các Trường Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Nguyễn Văn Toàn i
  4. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được đề án này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô đang công tác tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường, những kiến thức thu nhận được này sẽ là hành trang quý báu cho bước đường tương lai sắp tới của tôi. Xin chân thành cảm ơn Thầy Hồ Công Hưởng người đã bổ sung cho tôi nhiều kiến thức quý báu và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành đề án này. Tiếp theo, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh 6 TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập. Đặc biệt là những anh chị nhân viên trong Chi nhánh đã dành thời gian quý báu của mình để hướng dẫn tôi, tận tình chỉ bảo tôi những công việc kiến thức thực tế trong môi trường ngân hàng trong suốt quá trình thực tập. Cuối lời, tôi xin chúc Quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 6 TP.HCM một lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn! NGUYỄN VĂN TOÀN ii
  5. TÓM TẮT Trong tình hình kinh tế hiện nay, Cho vay đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung. Một trong số đó là cho vay tiêu dùng, hoạt động cho vay tiêu dùng đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và giá trị tinh thần cho người dân, đồng thời góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Nếu ví tín dụng như cầu nối chuyển giao vốn giữa các chủ thể, thì cho vay tiêu dùng chính là động lực thúc đẩy hoạt động này. Với quy mô dân số đông đúc, mật độ cao và nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển là những điều kiện lý tưởng để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Thêm vào đó, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng kéo theo thu nhập người dân ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho cho vay tiêu dùng tại Việt Nam phát triển. Bắt kịp được xu hướng dịch vụ cho vay tiêu dùng đang bùng nổ, Vietinbank Chi nhánh 6 TP.HCM đã tập trung nguồn lực để phát triển lĩnh vực này. Đề án này phân tích tình hình cho vay tiêu dùng dựa trên các yếu tố khách quan và chủ quan, đồng thời hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tác động đến hoạt động cho vay. Cho vay tiêu dùng không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn góp phần cải thiện đời sống người dân, người lao động tại các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tăng năng suất lao động và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tồn tại song song bên cạnh những ưu điểm mà cho vay tiêu dùng mang lại thì vẫn còn những hạn chế nhất định, vì vậy đề án này nghiên cứu để đưa ra những giải pháp thích hợp và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng, tối ưu hóa hiệu quả mang lại. iii
  6. ABSTRACT In the current economic situation, lending plays a very important role in the operations of commercial banks in particular and the social economy in general. One of them is consumer lending. Consumer lending activities play a key role in improving the quality of life and spiritual values for people, while contributing to stabilizing and developing the country's economy. water. If credit is considered a bridge to transfer capital between subjects, then consumer lending is the driving force for this activity. With a large population, high density and a developing economy, these are ideal conditions to expand consumer lending activities. In addition, the strong development of the economy also leads to increasing people's income, creating favorable conditions for the development of consumer lending in Vietnam. Keeping up with the booming trend of consumer lending services, Vietinbank Branch 6 in Ho Chi Minh City has focused resources to develop this field. This thesis analyzes the consumer lending situation based on objective and subjective factors, as well as a system of indicators to evaluate the impact on lending activities. Consumer loans not only bring profits to banks but also contribute to improving the lives of people and workers at businesses, thereby promoting increased labor productivity and strong economic growth. powerful, with profound social meaning. Based on the collected data, alongside the advantages that consumer lending brings, there are still certain limitations, so this thesis researches to come up with appropriate solutions. and promptly to improve the efficiency of consumer lending activities and optimize efficiency. iv
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt NHTM Ngân hàng Thương mại PGD Phòng giao dịch TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh NHNN Ngân hàng Nhà nước KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHCT Ngân hàng Công Thương ATM Máy rút tiền tự động TSĐB Tài sản đảm bảo CN Chi nhánh KH Khách hàng CIC Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam CVTD Cho vay tiêu dùng TMCP Thương mại Cổ phần HĐKD Hoạt động kinh doanh XLRR Xử lý rủi ro TSC Trụ sở chính CBTD Cán bộ tín dụng BGĐ Ban giám đốc LĐP Lãnh đạo phòng HTTD Hỗ trợ tín dụng NCLQ Người có liên quan BĐS Bất động sản QSDĐ Quyền sử dụng đất HĐMB Hợp đồng mua bán HĐGV Hợp đồng góp vốn NPL Non-Performing Loan (các khoản nợ xấu) v
  8. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................. 3 1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng ................................................... 3 1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng .................................................................. 3 1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng .................................................................... 3 1.1.2.1 Đối tượng hướng tới ............................................................................3 1.1.2.2 Quy mô cho vay ..................................................................................4 1.1.2.3 Lãi suất cho vay ...................................................................................4 1.2 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng ....................................................... 4 1.2.1 Đối với Ngân hàng thương mại .............................................................. 4 1.2.2 Đối với Khách hàng nói riêng và kinh tế xã hội nói chung .................... 5 1.3 Các loại hình cho vay tiêu dùng cá nhân ....................................................... 5 1.3.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay .................................................................. 5 1.3.2 Căn cứ vào hình thức hoàn trả ............................................................... 6 1.3.3 Căn cứ vào tính chất bảo đảm của khoản vay ........................................ 6 1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung tại Ngân hàng thương mại............................................................................................. 7 1.4.1 Nhân tố khách quan ................................................................................ 7 1.4.2 Nhân tố chủ quan thuộc về Ngân hàng ................................................... 8 vi
  9. 1.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân ................. 9 1.5.1 Doanh số cho vay .................................................................................. 10 1.5.2 Chỉ tiêu đánh giá tăng dư nợ tuyệt đối ................................................. 10 1.5.3 Tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu cho vay tiêu dùng .......................................... 10 1.5.4 Chênh lệch lãi ròng cho vay tiêu dùng ................................................. 10 1.5.5 Năng suất hoạt động của cán bộ tín dụng ........................................... 10 1.5.6 Các chỉ tiêu khác ..................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 6 TP.HCM ........... 12 2.1 Tình hình chung của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh 6 ................................................................................................................... 12 2.1.1 Cơ sở vật chất ....................................................................................... 12 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................. 13 2.2 Thực trạng về tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại VietinBank - Chi nhánh 6 ................................................................................................................... 14 2.2.1 Tổng quan về quy định cho vay tiêu dùng tại VietinBank – Chi nhánh 6 ............................................................................................................... 14 2.2.1.1 Điều kiện cho vay ..............................................................................14 2.2.1.2 Lãi suất cho vay .................................................................................15 2.2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh 6 ..................................................................................................... 15 2.2.3 Các sản phẩm vay tiêu dùng ................................................................. 20 2.2.3.1 Cho vay mua, xây dựng sửa chữa nhà ở và nhận quyền sử dụng đất ở . ...........................................................................................................20 2.2.3.2 Cho vay mua nhà dự án .....................................................................21 2.2.3.3 Cho vay mua xe ô tô ..........................................................................22 vii
  10. 2.2.3.4 Gói sản phẩm cho vay du học ...........................................................22 2.2.4 Doanh số cho vay tiêu dùng .................................................................. 23 2.2.5 Dư nợ cho vay tiêu dùng ....................................................................... 25 2.2.6 Nợ xấu của hoạt động cho vay tiêu dùng.............................................. 26 2.2.7 Chênh lệch lãi ròng cho vay tiêu dùng của VietinBank – Chi nhánh 6 28 2.2.8 Năng suất hoạt động của cán bộ tín dụng của VietinBank – Chi nhánh 6 ............................................................................................................... 29 2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động vay tiêu dùng tại VietinBank – Chi nhánh 6 29 2.3.1 Những thuận lợi .................................................................................... 29 2.3.2 Những khó khăn.................................................................................... 30 2.3.3 Nguyên nhân ......................................................................................... 32 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 6 ............................................................................................ 34 3.1 Định hướng hoàn thiện nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của VietinBank – Chi nhánh 6 ..................................................................................... 34 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh 6 .................................................................................... 34 3.2.1 Lập kế hoạch kinh doanh cho vay tiêu dùng ........................................ 36 3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với nhu cầu vay vốn ............................................................................................................... 36 3.2.3. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho cán bộ chi nhánh. ........................ 37 3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn .................................... 38 3.2.5. Năng cao năng suất hoạt động, chất lượng thẩm định. ............................ 38 3.2.6. Nâng cao hoạt động Marketing các sản phẩm vay tiêu dùng ............... 39 3.2.7. Nâng cao chất lượng công nghệ 4.0...................................................... 39 viii
  11. 3.3 Khuyến nghị ................................................................................................ 40 3.3.1. Khuyến nghị với VietinBank – Chi nhánh 6 ........................................ 40 3.3.2. Khuyến nghị với VietinBank ................................................................ 40 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... xi ix
  12. DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1. Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank - Chi nhánh 6 giai đoạn 2020 - 2022...................................................................................................................................... 13 Biểu đồ 2.2. Doanh số cho vay tiêu dùng tại VietinBank – Chi nhánh 6 ............................... 24 Biểu đồ 2.3. Dư nợ cho vay tiêu dùng VietinBank – Chi nhánh 6............................................ 25 Biểu đồ 2.4. Nợ xấu của hoạt động vay KHCN VietinBank – Chi nhánh 6 ............................ 26 Biểu đồ 2.5. Biến động nợ xấu của hoạt động vay tiêu dùng VietinBank – Chi nhánh 6 ..... 27 x
  13. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự ra đời của ngân hàng là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nói chung và nền kinh tế nói riêng, ngành ngân hàng được thừa nhận là một trong những phát minh tuyệt vời nhất của nhân loại và nó không ngừng đổi mới hoàn thiện để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ. Song song trong nền kinh tế đang dần hồi phục sau đại dịch Covid 19, các doanh nghiệp lớn nhỏ và người tiêu dùng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong tài chính do các doanh nghiệp, cửa hàng phải đóng cửa suốt mấy tháng liền. Họ cần một nguồn vốn lớn để làm lại từ đầu hoặc bắt đầu làm ăn, mở rộng hoạt động kinh doanh để bù lại các chi phí bỏ ra trong dịch cũng nhưđể kiếm thêm một khoản tài chính dự phòng cho tương lai. Cuộc sống càng đổi mới, mức sống theo đó càng tăng cao khiến nhu cầu chi tiêu của con người ngày càng lớnhơn, nhưng một số bộ phận có mức thu nhập chưa đủ khă năng để thỏa mãn nhu cầucao. Hiểu được những trăn trở đó, ngân hàng thương mại (NHTM) đã cho ra đời sản phẩm cho vay tiêu dùng, là một loại sản phẩm vừa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân của khách hàng vừa mang lại lợi nhuận cho NHTM. Những năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng mang một vai trò quan trọng trong dịch vụ ngân hàng, mang lại lợi ích lớn cho cả khách hàng lẫn NHTM. Hoạt động cho vay tín dụng cũng còn có rất nhiều tiềm ẩn rủi ro trong việc thẩm định và cho vay. Do đó, phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD), đảm bảo tính ổn định và bền vững cho sự phát triển của ngân hàng luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu của các ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động CVTD, sau một thời gian thực tập tại NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam- Chinhánh 6, kết hợp với những kiến thức trong quá trình thực tập, tôi đã chọn đề tài “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh 6”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 6. 1
  14. Đánh giá những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 6. Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 6. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Chi nhánh 6- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam. Phạm vi thời gian: Các số liệu thống kê trích từ năm 2020 đến năm 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát nghiên cứu: quan sát thực tế công tác, các nghiệp vụ, quy trình của cho vay tiêu dùng tại chi nhánh để có cái nhìn tổng quan. Phương pháp thu nhập thông tin, số liệu: thu nhập thông tin cần thiết về CVT tại chi nhánh và trên Internet, trên website của ngân hàng. Ngoài ra, thu nhập số liệu từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn và nợ xấu. Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu của các chỉ tiêu từng năm để thấy sự biến động cũng như tốc độ phát triển. Phương pháp phân tích: từ những nghiên cứu trên đưa ra kết luận và đề ra giải pháp, định hướng phát triển nâng cao. 2
  15. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng 1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay là một trong những hoạt động tất yếu và đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Theo quy định của Điều 4 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 số 47/2010/QH12: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Trong đó: “Cho vay tiêu dùng là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó” theo Khoản 4, Khoản 5 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Nhờ nguồn vốn vay này, người tiêu dùng có thể sở hữu và sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi có đủ khả năng thanh toán, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, điển hình như mua xe hơi, mua nhà với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định. 1.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng 1.1.2.1 Đối tượng hướng tới  Nhóm đối tượng có thu nhập cao: Là nhóm khách hàng mà tiền của họ thường để đầu tư vào các hạng mục dài hạn, nên họ xem những khoản vay tiêu dùng là các khoản phụ trợ linh hoạt, trợ giúp thêm cho các khoản thanh toán. Các khoản vay tiêu dùng của nhóm khách này thường có tỷ trọng rất nhỏ so với tổng tài sản mà họ đang sở hữu nhưng lại là một số tiền lớn so với nhóm khách khác, cho nên đây là nhóm khách hàng rất tiềm năng của ngân hàng.  Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình: Nhu cầu tín dụng của nhóm khách này có xu hướng tăng trưởng mạnh bởi họ đã có cho mình một 3
  16. khoản tiết kiệm nhỏ và thu nhập ổn định trong tương lai có thể chi trả cho những nhu cầu tiêu dùng hiện tại.  Nhóm đối tượng có thu nhập thấp: là nhóm có thu nhập hạn chế không đủ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống, do đó nhu cầu tín dụng thấp. Tuy nhiên họ cũng có nhu cầu nâng cao cuộc sống như bất kỳ nhóm đối tượng nào khác, nếu có các khoản vay tiêu dùng phù hợp sẽ hình thành nên các khoản vay ở nhóm đối tượng này. 1.1.2.2 Quy mô cho vay Các khoản cho vay tiêu dùng thường có quy mô nhỏ nhưng số lượng khoản vay rất lớn, số lượng khoản vay sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của khách hàng và khả năng thanh toán của họ, nhu cầu vay tiêu dùng sẽ trải rộng và phân bổ tới khắp các tầng lớp của xã hội với các nhu cầu khác nhau do đó tổng quy mô cho vay tiêu dùng tương đối lớn, chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay. 1.1.2.3 Lãi suất cho vay - Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 việc vay mượn giữa các cá nhân và tổ chức là hệ hợp đồng dân sự và việc giao kết hợp đồng là sự thỏa thuận, Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…(theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015). - Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất của các loại hình cho vay khác ví dụ như cho vay vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lãi suất cho vay tiêu dùng thường thả nỗi chứ không cố định như các loại lãi suất khác. Tuy nhiên hiện nay trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường các Ngân hàng thương mại cũng thường xuyên cập nhật, áp dụng lãi suất linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của thị trường. 1.2 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng 1.2.1 Đối với Ngân hàng thương mại 4
  17. Hiện nay hoạt động cho vay tiêu dùng rất phổ biến tại các Ngân hàng thương mại, hàng năm cho vay tiêu dùng đem lại nguồn thu không hề nhỏ cho các ngân hàng; chính vì vậy tất cả các Ngân hàng lớn và nhỏ đều đang chú trọng vào việc phát triển nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm đem lại lợi nhuận tốt nhất. Tuy hầu hết các khoản vay tiêu dùng đều có quy mô nhỏ, chi phí lớn nhưng nếu phát triển tốt hoạt động cho vay tiêu dùng thì sẽ hoàn toàn có thể giúp Ngân hàng ổn định vị thế trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay. 1.2.2 Đối với Khách hàng nói riêng và kinh tế xã hội nói chung Hoạt động cho vay tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ nguồn vốn vay này, người dân, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình thấp, có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính, từ đó đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu tình trạng tín dụng đen, góp phần đảm bảo an ninh tài chính cho cộng đồng. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, cho vay tiêu dùng còn mang lại lợi ích xã hội to lớn. Nhờ hoạt động này, người dân được tiếp cận kiến thức tài chính, từ đó nâng cao khả năng quản lý tài chính cá nhân, tạo tiền đề sử dụng hiệu quả các dịch vụ ngân hàng khác. Hoạt động cho vay tiêu dùng còn góp phần hạn chế tín dụng đen, bảo vệ người vay khỏi những tổn thất do lãi suất cao và rủi ro pháp lý. Hơn nữa, cho vay tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. 1.3 Các loại hình cho vay tiêu dùng cá nhân 1.3.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay (Theo Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có 3 loại hình, cụ thể:  Vay ngắn hạn: dưới 12 tháng; ít rủi ro về khả năng thanh toán và chuyển đổi kỳ hạn.  Vay trung hạn: từ 12 đến 60 tháng; thông thường là vay tiêu dùng tín chấp, vay đầu tư kinh doanh 5
  18.  Vay dài hạn: từ 60 tháng trở lên; thông thường là mua nhà, mua bất động sản 1.3.2 Căn cứ vào hình thức hoàn trả Dựa trên phương thức thanh toán, cho vay tiêu dùng có thể được phân loại thành:  Vay trả góp: Số tiền vay được chia thành nhiều khoản thanh toán theo định kỳ, thường là hàng tháng, bao gồm cả gốc và lãi.  Vay một lần: Khách hàng thanh toán toàn bộ khoản vay (bao gồm cả gốc và lãi) chỉ trong một lần duy nhất theo thời hạn đã thỏa thuận.  Vay tuần hoàn: Khách hàng được cấp hạn mức tín dụng nhất định và có thể vay nhiều lần, chỉ thanh toán khoản nợ gốc và lãi của khoản vay đã sử dụng. Hình thức này thường được cung cấp qua thẻ tín dụng hoặc séc. 1.3.3 Căn cứ vào tính chất bảo đảm của khoản vay Cho vay có tài sản bảo đảm: Leitner, Y. (2006) cho rằng “Cho vay có tài sản đảm bảo là hình thức cho vay dựa trên các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh bằng tài sản của KH. Tài sản thế chấp là một công cụ hợp đồng được sử dụng bởi người đi vay và người cho vay trên toàn thế giới. Tài sản thế chấp cũng đã có từ lâu, thông thường, tài sản thế chấp là tài sản được người đi vay thế chấp để đảm bảo cho khoản vay. Người cho vay có thể tịch thu những tài sản này nếu người đi vay không thực hiện các khoản thanh toán đã thỏa thuận cho khoản vay”. Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo khi vay vốn để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp khách hàng không thể thanh toán khoản vay. Lý do là vì các biến cố kinh doanh hoặc cá nhân có thể khiến khách hàng mất khả năng trả nợ, dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Hiện nay, cho vay có tài sản đảm bảo là hình thức phổ biến, được áp dụng cho hầu hết các khoản vay. Cho vay không có tài sản bảo đảm: Khác với cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay không tài sản đảm bảo dựa trên uy tín và năng lực tài chính của khách hàng. Thay vì yêu cầu thế chấp hay bảo lãnh, ngân hàng sẽ đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua các yếu tố như lịch sử tín dụng, thu nhập, dòng tiền,... Hình thức cho vay này thường áp dụng cho những khách hàng có uy tín cao, hoạt động kinh doanh ổn định và tiềm năng phát triển tốt. Do thiếu tài sản đảm bảo, cho vay không tài sản 6
  19. đảm bảo tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, do đó, trong công tác thẩm định sẽ có những bộ điều kiện đi kèm để đánh giá: - Character (tư cách của bên vay) là tư cách người đi vay, ý thức, trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người đi vay. Quy tắc này xác nhận mục đích vay cũng như dự án khả thi, hợp pháp sẽ có tư cách vay vốn. - Capacity (Năng lực người đi vay) xác nhận mức độ uy tín của người đi vay cũng như năng lực hành vi dân sự của khách hàng hoặc người bảo lãnh; những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn. - Cash Flow (Thu nhập của người vay) có thể hiểu là dòng tiền được tạo ra để trả nợ khoản vay thông qua doanh thu bán hàng, thu nhập từ phát hành chứng khoán,...Quy tắc này sẽ xác định khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay của khách hàng. - Conditions (Điều kiện môi trường) là cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thông qua kết quả hoạt động, tình hình kinh doanh của bên vay với các đối thủ cạnh tranh, mức độ nhạy cảm đối với chu kỳ kinh doanh và thay đổi về công nghệ. 1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung tại Ngân hàng thương mại 1.4.1 Nhân tố khách quan Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng như môi trường kinh tế, xã hội, các chính sách kinh tế của Nhà nước, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, môi trường pháp lý, lịch sử, yếu tố văn hóa, cụ thể như sau:  Môi trường kinh tế: Hoạt động cho vay tiêu dùng phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường kinh tế và chính trị. Khi nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định, hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rủi ro. Ngược lại, môi trường kinh tế - chính trị bất ổn, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng có thể dẫn đến khó khăn cho hoạt động cho vay tiêu dùng. 7
  20.  Môi trường chính trị pháp lý: Hoạt động cho vay tiêu dùng chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có hệ thống quy định pháp lý do NHNN và Chính phủ ban hành. Các quy định này có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế cho hoạt động cho vay tùy thuộc vào mục tiêu và chính sách chung của Nhà nước. Ví dụ, NHNN có thể ban hành quy định về tỷ lệ vốn tự có tối thiểu đối với NHTM nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, hoặc quy định về tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.  Môi trường xã hội: Các thói quen, phong tục tập quán và tâm lý có ảnh hưởng đến nhu cầu vay tiêu dùng. Người Việt Nam thường có xu hướng tiết kiệm tiền và chỉ mua sắm, tiêu dùng khi đã tích lũy đủ, họ ít nghĩ đến việc vay mượn để chi tiêu. Bên cạnh đó, tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng và lo ngại về các thủ tục phức tạp cũng góp phần làm cho nhu cầu vay của người dân vẫn còn thấp  Khả năng mua sắm và sức mua của người dân: Mức độ chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc trực tiếp vào thu nhập của họ. Khi khả năng chi trả và sức mua của người tiêu dùng tăng cao, nhu cầu mua sắm cũng sẽ tăng theo, tạo nên thị trường tiềm năng cho các dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nguồn thu nhập chính để thanh toán các khoản vay tiêu dùng là từ thu nhập của khách hàng, do vậy, đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. 1.4.2 Nhân tố chủ quan thuộc về Ngân hàng Tiềm lực về vốn và cơ sở vật chất: Năng lực cho vay tiêu dùng của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi quy mô vốn và tín dụng. Ngân hàng có nguồn vốn tự có lớn, hệ thống chi nhánh trải rộng và thương hiệu uy tín sẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng và thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Hệ thống chính sách và quy định của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng. Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khi vay vốn, mức lãi suất và phí tín dụng hợp lý, quy định linh hoạt về thời hạn tín dụng, kỳ hạn trả nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay nhanh chóng là những yếu tố then chốt thu hút khách hàng và gia tăng hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2