Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Tác động của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tác động của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam" nhằm đo lường tác động của cơ cấu sở hữu đến HQHĐ của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam; Đưa ra kiến nghị phù hợp cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lựa chọn cơ cấu sở hữu phù hợp, góp phần nâng cao HQHĐ và lợi nhuận của công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Tác động của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM DUNG TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HỒNG HÀ Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Kim Dung, học viên khóa 24, lớp CH24A1 Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tên đề tài: Tác động của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Hồng Hà. Đề án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Mọi nguồn tài liệu hỗ trợ cho việc thực hiện bài nghiên cứu và các số liệu trong bài nghiên cứu đã được trích rõ nguồn gốc và được phép công bố. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong đề án này là trung thực và hoàn toàn khách quan. Tôi xin cam đoan những lời trên là đúng sự thật. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề án của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2024 Tác giả (Ký tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và hỗ trợ hết mình trong quá trình tôi học tập và rèn luyện tại trường. Tôi rất biết ơn, trân trọng những kiến thức bổ ích cũng như những kinh nghiệp quý báu mà thầy, cô đã dạy. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn của mình là Tiến sĩ Trần Hồng Hà, người đã nhiệt tình hướng dẫn, quan tâm và hỗ trợ trong quá trình tôi thực hiện đề án này. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên cạnh để động viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất, tạo điều kiện để tôi hoàn thành bài nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cùng gia đình và bạn bè luôn dồi dào sức khỏe. Chúc các Thầy, Cô đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy cao quý của mình, cả công việc cũng như trong cuộc sống. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2024 Tác giả (Ký tên)
- iii TÓM TẮT Đề án phân tích tác động của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam, được đo lường bằng tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Bằng việc sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 44 doanh nghiệp ngành dược được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 – 2023 kết hợp với mô hình hồi quy FGLS, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng tỷ lệ cổ phần do các thành viên trong hội đồng quản trị nắm giữ không có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, tỷ lệ cổ phần do các cổ đông tổ chức nắm giữ và đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh, tức là khi tỷ lệ này tăng lên, kết quả hoạt động kinh doanh có xu hướng giảm. Đồng thời, quy mô công ty (SIZE) có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động, nghĩa là các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Những phát hiện này giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức phân bổ quyền sở hữu và lựa chọn cấu trúc vốn để ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu này đóng góp vào việc xây dựng chiến lược tài chính và quản lý vốn, nhằm tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho các doanh nghiệp ngành dược, góp phần vào sự phát triển bền vững cho ngành dược Việt Nam nói chung.
- iv ABSTRACT The thesis analyzes the impact of ownership structure on the operational efficiency of pharmaceutical firms in Vietnam, measured by Return on Assets (ROA) and Earnings Per Share (EPS). Using a sample of 44 publicly listed pharmaceutical companies on the Vietnam stock exchange from 2014 to 2023, and employing the Feasible Generalized Least Squares (FGLS) regression model, the empirical findings indicate that the ownership stake held by board members does not significantly influence firm performance. Conversely, ownership by institutional shareholders and financial leverage exhibit a negative impact on business efficiency; specifically, an increase in these ownership ratios tends to decrease business performance. Moreover, firm size (SIZE) positively correlates with operational efficiency, implying that larger-scale companies generally achieve better business results. These discoveries provide insights for corporate managers into the optimal allocation of ownership rights and capital structure decisions to enhance business efficiency. The study contributes to the development of financial strategies and capital management practices aimed at optimizing costs and profitability for the pharmaceutical sector, thereby fostering sustainable growth in the Vietnamese pharmaceutical industry as a whole.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa HQHĐ Hiệu quả hoạt động CCSH Cơ cấu sở hữu LNST Lợi nhuận sau thuế HĐQT Hội đồng quản trị CTV Cấu trúc vốn
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG, HÌNH ....................................................................................................ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI....................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 4 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................... 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 4 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 5 1.5 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu............................................................ 5 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5 1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................................... 6 1.6 Đóng góp của đề tài ....................................................................................................... 6 1.7 Bố cục của nghiên cứu ................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................. 9 2.1 Khái niệm về cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ......................... 9 2.1.1 Khái niệm về cơ cấu sở hữu........................................................................................ 9 2.1.2 Khái niệm về hiệu quả hoạt động ............................................................................. 10 2.2 Lý thuyết về tác động của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp . 11 2.2.1 Lý thuyết cổ đông tập trung (Ownership Concentration) ......................................... 11 2.2.2 Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Cost Theory) .................................................... 12 2.2.3 Lý thuyết cổ đông dài hạn (Stakeholder Theory) ..................................................... 12 2.2.4 Lý thuyết cổ đông lớn (Large Shareholder Theory) ................................................. 12
- vii 2.2.5 Mối quan hệ giữa CCSH của các cổ đông tổ chức và HQHĐ của công ty .............. 13 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................................... 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 19 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 20 3.1 Quy trình thực hiện ...................................................................................................... 20 3.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 21 3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 21 3.4 Mô hình nghiên cứu tổng quát ..................................................................................... 22 3.5 Mô hình nghiên cứu cụ thể .......................................................................................... 22 3.6 Đo lường biến trong nghiên cứu .................................................................................. 23 3.7 Quy trình xử lý dữ liệu ................................................................................................. 26 3.7.1 Phân tích thống kê mô tả .......................................................................................... 26 3.7.2 Phân tích ma trận tương quan ................................................................................... 27 3.7.3 Kiểm định đa cộng tuyến .......................................................................................... 27 3.7.4 Phân tích dữ liệu hồi quy bảng ................................................................................. 27 3.7.5 Phân tích lựa chọn mô hình phù hợp nhất ................................................................ 28 3.7.6. Kiểm định vi phạm các giả định hồi quy ................................................................. 29 3.7.7. Hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát FGLS ...................................................... 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 32 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 33 4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................................ 33 4.2 Phân tích tương quan mô hình nghiên cứu .................................................................. 35 4.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................................... 35 4.4 Ước lượng mô hình hồi quy ......................................................................................... 36 4.5 Kiểm định Hausman .................................................................................................... 37 4.6 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi ....................................................... 38 4.7 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ........................................................................... 39 4.8 Kết quả phân tích FGLS .............................................................................................. 39 4.9 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................................... 45
- viii CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 46 5.1 Kết luận ........................................................................................................................ 46 5.2 Khuyến nghị ................................................................................................................. 47 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ....................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................i PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................................iv PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................ vii
- ix DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm Bảng 3.1 Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.1 Thống kê mô tả Bảng 4.2 Ma trận tự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.3 Kiểm định đa cộng tuyến Bảng 4.4 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM đối với mô hình (1) Bảng 4.5 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM đối với mô hình (2) Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan Bảng 4.9 Kết quả phân tích FGLS đối với mô hình (1) Bảng 4.10 Kết quả phân tích FGLS đối với mô hình (2) Bảng 4.11 Kết quả các biến kỳ vọng ban đầu so với kết quả nghiên cứu
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Trong chương này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và đưa ra các câu hỏi nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, từ đó xác định được đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đóng góp của đề tài. Bên cạnh đó, luận văn còn nêu lên ý nghĩa, đóng góp của đề tài và bố cục của bài nghiên cứu này. 1.1 Lý do chọn đề tài Cơ cấu sở hữu (CCSH) của một công ty có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của nó. Sự thay đổi trong CCSH, như sự gia tăng hoặc giảm bớt của cổ đông tổ chức, có thể tác động đến quyết định chiến lược và quản lý của công ty. Berle và Means (1932) là những nhà tiên phong trong việc nghiên cứu sự tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành trong doanh nghiệp. Phân tích của họ đã góp phần nâng cao nhận thức về những thách thức tiềm ẩn của mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại và thúc đẩy sự phát triển của các biện pháp bảo vệ lợi ích của cổ đông và nâng cao giá trị công ty. Sự phát triển của các tập đoàn quy mô lớn dẫn đến sự tách biệt ngày càng tăng giữa những người sở hữu vốn (cổ đông) và những người điều hành công ty (ban quản trị). Do sự phức tạp của hoạt động doanh nghiệp, các cổ đông thông thường không thể tham gia trực tiếp vào việc quản lý công ty, buộc họ phải ủy quyền quyền kiểm soát cho ban quản trị. Pirzadan và cộng sự (2015) đã nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc và HQHĐ và kết luận rằng tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc có ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ của công ty. Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc cao hơn có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn và ít có khả năng phá sản hơn. Ngành dược phẩm Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 10%/năm trong giai đoạn 2016-2022. Theo báo cáo tổng hợp, thị trường dược phẩm Việt Nam đang được định giá khoảng 6,2 – 6,4 tỷ USD/năm. Thị trường dược phẩm Việt Nam còn được dự báo sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Theo báo cáo của VIRAC, tính chung trong quý 1 năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp
- 2 của nhóm ngành này đạt mức tăng trưởng gần 7% so với cùng kỳ năm trước. Với sự gia tăng dân số, sự phát triển của hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe, cùng với sự tăng cao của thu nhập và sự tiến bộ trong công nghệ, ngành dược đã trở thành một trong những lĩnh vực đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam cũng đã bắt đầu thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm dược phẩm, từ đó tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong ngành. Với tiềm năng và sự phát triển không ngừng, ngành dược hứa hẹn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển toàn diện của đất nước trong những năm tiếp theo. Theo báo cáo nghiên cứu của công ty tư vấn KPMG, thị trường dược phẩm tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng giá trị đã tăng từ 5,4 tỷ USD vào năm 2018 lên khoảng 6,5 tỷ USD vào năm 2021, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trung bình (CAGR) là 6,5%. Trong ngành công nghiệp dược phẩm, phân khúc dược phẩm phát minh ước tính đã đóng góp 1,16 tỷ USD vào GDP của Việt Nam vào năm 2021, và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm lên đến 10% trong tương lai gần. Trong môi trường kinh doanh ổn định của doanh nghiệp, KPMG dự đoán rằng ngành dược phẩm sẽ đóng góp một khoản giá trị gia tăng trực tiếp vào nền kinh tế từ 3,5 – 5,3 tỷ USD vào năm 2045, tăng mạnh từ mức chỉ 400 triệu USD vào năm 2021. Với sự hỗ trợ và khích lệ phù hợp, ngành dược phẩm phát minh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, và điều này đồng nghĩa với việc đóng góp vào sản lượng kinh tế (GDP) của ngành càng lớn hơn. Giá trị gia tăng trực tiếp tổng cộng từ ngành công nghiệp dược phẩm phát minh được ước tính có thể tăng với tốc độ tăng trưởng kép từ 15% – 20% trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2045, và góp phần vào mức từ 10,1 – 28,8 tỷ USD vào năm 2045. Do đó, nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn sở hữu đến HQHĐ của các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quyết định kinh doanh, tối ưu hóa cấu trúc tài chính và thu hút đầu tư. Trong giai đoạn 2014 – 2023, dịch Covid-19 đã tạo ra những biến động lớn trong thị trường và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm. Sự bùng phát của dịch
- 3 bệnh đã gây ra sự cố và gián đoạn trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Việc này làm thay đổi CCSH của các doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến HQHĐ của họ. Dịch bệnh cũng đã tạo ra nhiều thách thức mới trong quản lý tài chính và tài sản cho các doanh nghiệp dược phẩm. Sự biến động của thị trường, tăng chi phí vận hành và giảm thu nhập có thể làm cho các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại cơ cấu sở hữu của mình để đối phó với những thách thức này (theo Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam - Vietnam Report). Nghiên cứu về tác động của CCSH đến HQHĐ của các doanh nghiệp trong ngành dược Việt Nam là vô cùng cần thiết trong thời điểm hiện tại. Trong bối cảnh ngành dược đang phát triển mạnh mẽ và đối mặt với những biến động từ dịch bệnh và kinh tế, việc hiểu rõ và phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa CCSH và hoạt động kinh doanh sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình chiến lược và sự phát triển của các công ty trong ngành. Bằng cách tìm hiểu về sự đa dạng trong CCSH của các doanh nghiệp dược phẩm, có thể nhận biết được ảnh hưởng của các nhóm cổ đông lớn và nhà đầu tư nước ngoài đối với quyết định chiến lược của công ty. Đồng thời, việc phân tích tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách quản lý ảnh hưởng đến hiệu suất và sự phát triển của doanh nghiệp. Từ các nhu cầu cấp thiết trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này để đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp cân nhắc tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc khi đưa ra các chiến lược điều hành, đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa ban lãnh đạo và cổ đông, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của công ty trong bối cảnh nền kinh tế trải qua biến động của dịch bệnh. Việc hiểu rõ và phân tích sâu sắc về mối quan hệ này có thể cung cấp thông tin quan trọng để hỗ trợ các nhà đầu tư, các quản lý doanh nghiệp và các nhà lập chính sách trong việc ra quyết định và định hình chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm nâng cao HQHĐ của công ty.
- 4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của CCSH đến HQHĐ của các công ty ngành dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu hướng đến các mục tiêu cụ thể cần đạt được như sau 1. Xác định cơ sở lý thuyết về CCSH đến HQHĐ của các công ty; 2. Đo lường tác động của CCSH đến HQHĐ của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam; 3. Đưa ra kiến nghị phù hợp cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lựa chọn cơ cấu sở hữu phù hợp, góp phần nâng cao HQHĐ và lợi nhuận của công ty. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Với các mục tiêu nghiên cứu như trên, các câu hỏi nghiên cứu quan trọng sau đây cần tập trung trả lời: 1. Những lý thuyết nào đề cập tới mối quan hệ giữa CCSH và HQHĐ của các doanh nghiệp? 2. Mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của CCSH tới HQHĐ của các doanh nghiệp ngành dược như thế nào? 3. Kiến nghị nào về CCSH cho các nhà quản trị doanh nghiệp để giúp gia tăng HQHĐ?
- 5 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của CCSH đến HQHĐ của các doanh nghiệp ngành dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được thể hiện ở 2 khía cạnh, bao gồm không gian và thời gian. Về không gian: mẫu nghiên cứu được thu thập gồm 44 công ty ngành dược được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HOSE, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX. Các doanh nghiệp này được lựa chọn dựa trên tiêu chí: doanh nghiệp niêm yết cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Về thời gian: Khoảng thời gian thu thập số liệu nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2023. Trong giai đoạn gần một thập kỉ này, ngành dược phẩm đã phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội, bao gồm sự phát triển của công nghệ y tế, sự thay đổi trong quy định và chính sách y tế, cũng như sự xuất hiện của đại dịch COVID -19. Khoảng thời gian này cũng cho phép bài nghiên cứu phân tích sự thay đổi CCSH của các doanh nghiệp để gia tăng lợi nhuận trong bối cảnh phải đối phó với sự biến động của đại dịch và ứng phó với thị trường. 1.5 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, cụ thể như sau: Phương pháp thống kê: Tác giả tiến hành thu thập số liệu, xử lý và sắp xếp theo trật tự hợp lý để phục vụ cho việc phân tích.
- 6 Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu và kết hợp giữa các lý thuyết cơ sở và nghiên cứu thực nghiệm để phân tích kết quả hồi quy. Phương pháp hồi quy: Thực hiện mô hình hồi quy đa biến với phương pháp dữ liệu bảng. Trong đó, kết hợp mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Sau đó thực hiện các kiểm định Hausman test và kiểm định Breusch and pagan Lagrangian Mutiplier (LM) để chọn ra mô hình phù hợp nhất, từ đó xem xét và phân tích tác động của CCSH vốn đến lợi nhuận của các công ty ngành dược giai đoạn 2014 -2023. 1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng dữ liệu nghiên cứu thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp ngành dược đang hoạt động được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các số liệu trên được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2023. Các kênh thông tin để lấy dữ liệu: trang web Vietstock (https://vietstock.vn/), trang web Cafef (https://cafef.vn/), Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (https://www.hsx.vn/), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (https://www.hnx.vn/vi-vn/), … 1.6 Đóng góp của đề tài Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa CCSH đến HQHĐ của các công ty ngành dược giai đoạn 2014 -2023. 1.7 Bố cục của nghiên cứu Cấu trúc của nghiên cứu được trình bày theo 5 chương. Theo đó, các chương có bố cục như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan
- 7 Nội dung chương này trình bày lý do thực hiện nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu cần đạt được và câu hỏi nghiên cứu cần trả lời. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của nghiên cứu cũng được trình bày. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước có liên quan Nội dung chương này trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Nội dung chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và dữ liệu để thực hiện nghiên cứu cũng như mô tả các biến độc lập, biến phụ thuộc sử dụng trong đề tài. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nội dung chương này trình bày kết quả đo lường mối quan hệ của CCSH đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó chỉ ra mô hình phù hợp có thể áp dụng ở Việt Nam. Phần thảo luận kết quả nghiên cứu cũng được trình bày trong chương này. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách Nội dung chương này sẽ tóm tắt lại các điểm chính của nghiên cứu. Sau đó dựa trên kết quả nghiên cứu để đưa ra các hàm ý chính sách hướng đến các đối tượng liên quan sẽ được trình bày. Ngoài ra, tác giả sẽ chỉ ra những giới hạn trong đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 trình bày tầm quan trọng của cơ cấu sở hữu đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm tại Việt Nam. Nhận thức về vai trò này là cơ sở quan trọng để xác định cách mà các yếu tố này ảnh hưởng đến ổn định tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2 sẽ đề cập đến cơ sở lý luận và nghiên cứu liên quan, giúp phát triển các phần phân tích và đánh giá cụ thể hơn trong đề án.
- 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 2 của đề án trình bày nội dung cơ bản về cơ sở lý thuyết của đề tài và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có cùng chủ đề. 2.1 Khái niệm về cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.1.1 Khái niệm về cơ cấu sở hữu Cơ cấu sở hữu là một khái niệm quan trọng trong quản trị doanh nghiệp và kinh tế học, đề cập đến việc phân bổ quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong một doanh nghiệp hay tổ chức (Demsetz, 1983). Nó bao gồm các thông tin về ai là người sở hữu các cổ phần, tỷ lệ sở hữu của mỗi cổ đông, và quyền lực mà mỗi cổ đông có thể thực thi trong việc ra quyết định quản lý công ty. Cơ cấu sở hữu phản ánh sự phân bổ quyền lực và lợi ích trong một công ty giữa các cổ đông và các bên liên quan khác. Các yếu tố chính của cơ cấu sở hữu bao gồm: Tỷ lệ sở hữu: Tỷ lệ cổ phần mà mỗi cổ đông nắm giữ, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của họ trong việc ra quyết định của công ty. Loại cổ phần: Có thể là cổ phần phổ thông hoặc cổ phần ưu đãi, mỗi loại có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Quyền biểu quyết: Quyền của cổ đông tham gia và quyết định các vấn đề quan trọng của công ty, thường được xác định dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phần. Cổ đông kiểm soát: Những cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ đủ số lượng cổ phần để kiểm soát quyết định của công ty. Theo tài liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): "Cơ cấu sở hữu có thể ảnh hưởng đến hoạt động quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh. Một cơ cấu sở hữu tập trung có thể giúp cổ đông lớn kiểm soát công ty hiệu quả hơn, trong khi một cơ cấu sở hữu phân tán có thể giảm thiểu rủi ro lạm dụng quyền lực từ các cổ đông lớn" (OECD, 2015).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững
48 p | 226 | 33
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Cơ khí Thương mại Đại Hưng Thịnh
93 p | 3 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 10
55 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
105 p | 3 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn
110 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Quản Trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Định
89 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Thực trạng phát hành thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông TP.Hồ Chí Minh
72 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Phú Nhuận
113 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An
72 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
70 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5 – Phòng giao dịch Thuận Kiều
69 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất
101 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7
70 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Nhuận
98 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng Shinhan Bank – Chi Nhánh Hồ Chí Minh
63 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
70 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Nhuận
117 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn