Đề án tốt nghiệp: Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download
Đề án "Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất giải pháp tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, đáp ứng yêu cầu phát triển của Bệnh viện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG THỊ TƠ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội, tháng 05 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG THỊ TƠ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HÀ Hà Nội, tháng 05 năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Đây là đề tài do bản thân trực tiếp thực hiện nội dung nghiên cứu. - Các số liệu và tài liệu trong đề án là trung thực, có dẫn nguồn cụ thể. - Đề án là kết quả của quá trình nghiên cứu một cách nghiêm túc của bản thân. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này./. Học viên Trương Thị Tơ
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học cao học chuyên ngành quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Quý Thầy, Cô của Học viện Hành chính quốc gia; Giảng viên hướng dẫn - Người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn giúp tôi hoàn thành đề án. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thị Hà người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề án. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện, Ban Lãnh đạo cùng đồng nghiệp của phòng Tổ chức cán bộ, các khoa, phòng liên quan thuộc Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi có những số liệu thực tiễn, cụ thể cho đề án. Do thời gian hạn hẹp và kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu bản thân còn hạn chế nên đề án không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô để tôi có thể hoàn thiện đề án hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Trương Thị Tơ
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BVUB TPHCM Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh 2 NLĐ Người lao động 3 ĐDV Điều dưỡng viên 4 ĐH Đại học 5 NVYT Nhân viên y tế 6 TB Trung bình 7 NCKH Nghiên cứu khoa học
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ STT Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ Trang 1 Bảng 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow 13 Bảng 2.1. Thống kê số lượt người bệnh đến khám bệnh và điều 2 28 trị Bảng 2.2. Thống kê nguồn nhân lực điều dưỡng viên theo giới 3 29 tính 4 Biểu đồ 2.1.Thống kê nguồn nhân lực điều dưỡng viên theo giới 30 tính 5 Biểu đồ 2.2. Sự hài lòng về môi trường làm việc của điều dưỡng 30 viên 6 Biểu đồ 2.3. Sự hài lòng về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp của 31 điều dưỡng viên 7 Biểu đồ 2.4. Sự hài lòng về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi 31 của điều dưỡng viên 8 Biểu đồ 2.5. Sự hài lòng về công việc, cơ hội học tập và thăng 32 tiến của điều dưỡng viên 9 Biểu đồ 2.6. Sự hài lòng chung về bệnh viện của điều dưỡng viên 32 Bảng 2.3. Tổng hợp tiền lương trung bình của viên chức, người 10 36 lao động tại Bệnh viện Ung Bướu (giai đoạn 2020 - 2023) 11 Biểu đồ 2.7. Sự hài lòng đối với lương và phụ cấp 37 12 Biểu đồ 2.8. Sự hài lòng thông qua vị trí việc làm 38 13 Biểu đồ 2.9. Sự hài lòng thông qua thi đua, khen thưởng 41 Biểu đồ 2.10. Tỉ lệ hài lòng của điều dưỡng viên tại Bệnh viện 14 45 Ung Bướu 15 Biểu đồ 3.1. Các biện pháp tạo động lực cho điều dưỡng viên 52
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do xây dựng đề án .............................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ................................................................. 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án .................................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 7 6. Hiệu quả/ lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn ............................................. 9 7. Kết cấu đề án ........................................................................................................... 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN .................................................................................................... 10 1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm động lực ........................................................................................10 1.1.2. Khái niệm động lực làm việc .........................................................................11 1.1.3. Khái niệm tạo động lực làm việc ...................................................................11 1.1.4. Khái niệm động lực làm việc của điều dưỡng viên .....................................12 1.1.5. Khái niệm tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên ................................12 1.2. Một số học thuyết về tạo động lực làm việc ................................................... 13 1.2.1. Học thuyết hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow ...................................13 1.2.2. Thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg ...................................................14 1.2.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom ..........................................................14 1.3. Nội dung và đặc điểm công việc của điều dưỡng viên trong Bệnh viện ...... 15 1.4. Nội dung tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ............ 16
- 1.4.1. Xác định nhu cầu về làm việc của điều dưỡng viên .....................................16 1.4.2. Các phương thức tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên.....................17 1.4.3. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên ....21 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện .................................................................................................................. 23 1.5.1. Chính sách và pháp luật của Nhà nước........................................................ 23 1.5.2. Quy định nội bộ .............................................................................................. 23 1.5.3. Nguồn lực của tổ chức ................................................................................... 23 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 24 Chương 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............. 25 2.1. Khái quát chung về tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................... 25 2.1.1. Khái quát quá trình phát triển của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................................................................25 2.1.2. Tình hình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu đặt ra đối với việc tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên..27 2.2. Thực trạng và các phương thức tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh............................................... 35 2.2.1. Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên thông qua tiền lương cơ bản, tiền lương thu nhập tăng thêm và các chế độ phúc lợi, phụ cấp ..................................36 2.2.2. Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên thông qua phân công công tác, vị trí việc làm ............................................................................................................38 2.2.3. Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên thông qua đánh giá viên chức và sử dụng kết quả đánh giá trong quản lý viên chức ................................................38 2.2.4. Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên thông qua hoạt động thi đua, khen thưởng .............................................................................................................40
- 2.2.5. Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phát triển nghề nghiệp .................................................41 2.2.6. Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên thông qua cơ hội thăng tiến trong công việc ...................................................................................................................43 2.2.7. Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên thông qua môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi .....................................................................................................44 2.2.8. Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên thông qua hỗ trợ tinh thần ....44 2.2.9. Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên thông qua sự tham gia và đóng góp ý kiến ..................................................................................................................45 2.3. Đánh giá hiệu suất động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 45 2.3.1. Mức độ hài lòng với công việc của điều dưỡng viên ....................................45 2.3.3. Kết quả thực hiện công việc của điều dưỡng viên ........................................47 2.4. Đánh giá chung về công tác tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh .................................................... 47 2.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................47 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................49 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 50 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................... 51 3.1. Phương hướng tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện trong thời gian tới.................................................................................................... 51 3.2. Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện trong thời gian tới.................................................................................................... 53 3.3. Tổ chức thực hiện và dự kiến lợi ích trong công tác tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu....................................................... 54 3.3.1. Tổ chức thực hiện ..........................................................................................54
- 3.3.2. Dự kiến lợi ích ................................................................................................54 3.4. Lộ trình thực hiện trong công tác tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu .......................................................................................... 55 3.4.1. Giai đoạn từ năm 2024 - 2025 .......................................................................55 3.4.2. Giai đoạn từ năm 2026 - 2030 .......................................................................56 3.5. Nguồn lực .......................................................................................................... 56 3.5.1. Nguồn lực .......................................................................................................56 3.5.2. Vật lực .............................................................................................................57 3.5.3. Nguồn lực tài chính .......................................................................................57 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59 1. Kết luận ................................................................................................................59 2. Kiến nghị đối với ngành y tế về công tác xây dựng động lực cho điều dưỡng viên ............................................................................................................................ 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 61 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ 1 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................2
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc phát triển bền vững của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng một đội ngũ nhân sự chất lượng cao và đáp ứng được cả về thể lực lẫn trí lực. Trong ngành y tế, đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng viên (ĐDV) với trình độ chuyên môn vững vàng và số lượng đủ đáp ứng chính là nhân tố quyết định sự thành công và hiệu quả hoạt động của bệnh viện (BV). Đội ngũ này không chỉ đảm bảo năng lực chữa trị bệnh mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng: "Y tá chẳng những là một nghề mà còn là một nghĩa vụ. Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khỏe cho dân tộc, người y tá phải gánh một phần quan trọng”. Vai trò y tá hiện nay được chuyển đổi thành điều dưỡng viên, đã trở nên to lớn hơn bao giờ hết trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. ĐDV không chỉ đảm nhiệm vai trò bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng mà còn đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng viên (ĐDV) thường đảm nhận những công việc vất vả nhưng âm thầm, từ chăm sóc y khoa đến hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã làm nổi bật sự hy sinh và cống hiến của đội ngũ y bác sĩ trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đối mặt với những nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, việc tạo động lực làm việc cho ĐDV là điều cấp thiết, nhằm khích lệ họ tiếp tục cống hiến và phục vụ xã hội. Tạo động lực cho ĐDV tại bệnh viện không chỉ là các biện pháp mà nhà quản lý áp dụng để khuyến khích họ làm việc tích cực hơn, mà còn là công cụ giúp họ hoàn thành mục tiêu cá nhân, đồng thời đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu chung của bệnh viện. Chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ ĐDV, đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của bệnh nhân. Một đội ngũ y tế có chuyên môn cao, kỹ năng vững vàng và tinh thần trách nhiệm lớn sẽ đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế hiệu quả, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức
- 2 khỏe ngày càng cao của cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn tồn tại những hạn chế. Một số ĐDV thể hiện thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công việc, điều này đã được phản ánh rõ ràng qua các báo cáo khảo sát sự hài lòng của người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu có thể xuất phát từ sự thiếu động lực, ý thức tự giác chưa cao, hoặc những khó khăn về lương thưởng sau giai đoạn đại dịch kéo dài. Những yếu tố này đã dẫn đến tình trạng một số ĐDV bỏ nghề hoặc chuyển sang công việc khác, gây ra nhiều lo ngại cho các tổ chức. Mang trên vai trọng trách là một bệnh viện chuyên khoa hạng I của cả nước, Bệnh viện Ung Bướu luôn thực hiện tốt nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa ung bướu. Nhận thức rõ vai trò quan trọng công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và người lao động quyết định đến hiệu quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm của bệnh viện, Ban Giám đốc bệnh viện đã chủ động nghiên cứu, xác định những yếu tố khó khăn, tác động, đề ra những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao động lực làm việc cho đối tượng ĐDV, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bệnh viện tăng cường tối ưu hoá các nguồn thu làm cơ sở chi tăng thêm thu nhập cho nhân viên, các biện pháp hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), minh bạch trong công tác đánh giá, bố trí sử dụng ĐDV đã giúp động viên, củng cố niềm tin, phát huy tinh thần cố gắng, chủ động, tích cực, sáng tạo cho ĐDV. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện các biện pháp tạo động lực cũng còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót. Mặc dù bệnh viện đã nỗ lực trong chi trả thu nhập tăng thêm cho viên chức, người lao động nhưng thu nhập còn thấp so với mức đời sống cơ bản ở thành phố, mức thu nhập bình quân của viên chức, người lao động của bệnh viện còn chênh lệch so với các bệnh viện trên địa bàn. Bên cạnh đó, một số biện pháp tạo động lực làm việc triển khai còn chưa đi vào thực chất, mang tính hình thức, chung chung. Những hạn chế đó đã và đang tác động đến tâm tư, tình cảm của ĐDV phục vụ công tác khám, chữa bệnh của bệnh viện, khiến cho một số ĐDV còn thiếu quyết tâm, thiếu kiên định gắn bó lâu dài với bệnh viện.
- 3 Nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc cho ĐDV, bệnh viện luôn chú trọng vào việc phát triển đội ngũ này để họ có thể gắn bó lâu dài và đóng góp tích cực cho bệnh viện. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh” là chủ đề của đề án thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong các công trình nghiên cứu khoa học có rất nhiều công trình nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho ĐDV. Các đề tài nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, nêu ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn cho điều dưỡng viên cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc cho điều dưỡng viên như: + Nghiên cứu Kanfer (1999) cung cấp cách nhìn nhận đánh giá quá trình tạo động lực và động lực lao động đối với nhân viên y tế, qua đó nhấn mạnh kết quả của tạo động lực lao động thể hiện ở 3 khía cạnh đó là tác động đến hành vi của người lao động được thể hiện thông qua quá trình thực hiện công việc; qua tình cảm và thái độ được thể hiện thông qua sự hài lòng với công việc và khía cạnh nhận thức thể hiện ra bên ngoài bởi mức độ gắn bó với công việc và tổ chức. (Trích trong Mathauer, Inke, and Ingo Imhoff (2006) [tr. 75-170]. + Nghiên cứu Bùi Đàm và Bùi Thị Thu Hà (2011) với đề tài nghiên cứu: “Những suy nghĩ và mong đợi về môi trường làm việc của nhân viên Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong công việc hàng ngày”. Nghiên cứu này được thực hiện tìm hiểu về suy nghĩ và mong đợi của nhân viên BV trong công việc hàng ngày, từ đó có những dữ liệu hiện thực hóa các giải pháp cơ bản cho công việc, có các kế hoạch hành động thiết thực xuất phát thực tế hàng ngày từ công việc, nhằm tránh được điều hành theo lối mòn, thiếu tổ chức khoa học và cứng nhắc. Qua đó, BV tổ chức khóa đào tạo và bồi dưỡng về quản trị nhân lực cho cán bộ viên chức, đầu tư trang thiết bị và phương tiện làm việc theo phương châm cơ bản và chuyên sâu, sử dụng nguồn kinh phí của các dự án do nước ngoài tài trợ để đầu tư phương tiện làm việc, trang thiết bị. Khuyến khích bác sĩ và điều dưỡng tham gia nghiên cứu khoa học và tham dự các hội thảo để nâng cao kiến thức, kỹ năng và chất lượng dịch vụ y tế. [4/2011]
- 4 + Nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Lan (2012) với đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động”. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích nhu cầu của con người, yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của nhân viên là nội dung mà hướng nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, phân tích và đưa ra các biện pháp tạo động lực để nhân viên thực hiện công việc. [32] + Tác giả TS. Nguyễn Minh Tuấn (2012) đã nghiên cứu: “Mấy suy nghĩ về chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay”. Tác giả đã chỉ ra các chính sách về đãi ngộ cho cán bộ, công chức gồm: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà công vụ và các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng. [3/2012] + Nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi và Đỗ Hữu Nghị (2013) với đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên y tế tại Thành phố Cần Thơ”. Kết quả nghiên cứu cung cấp về những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhân viên y tế: Môi trường quản lý, phương tiện làm việc, tiền lương, đồng nghiệp và đào tạo phát triển. Trong đó nhân tố: tiền lương, đồng nghiệp và phương tiện làm việc là các yếu tố tác động mạnh nhất. Do đó, muốn nâng cao mức độ hài lòng công việc của nhân viên y tế, cụ thể bác sĩ và điều dưỡng, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Cần Thơ cần quan tâm đến 3 nhân tố này, để thực hiện các giải pháp phù hợp nâng cao mức độ hài lòng công việc của nhân viên y tế. [32, tr. 94-102]. + Nghiên cứu của Shahnaza Dar và cộng sự (2013) nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy động lực cho điều dưỡng tại hai Bệnh viện chăm sóc cấp ba của Karachi, tác giả đã đưa ra bốn yếu tố nhằm thúc đẩy động lực cho ĐD như: Thù lao, thăng tiến, phúc lợi và thành tích. Tác giả nghiên cứu yếu tố thúc đẩy để khuyến khích tài chính và công nhận thành tích nhằm đánh giá học tập. Qua đó ưu đãi tài chính đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy động lực làm việc của điều dưỡng. [5], [1, tr. 125-129]. + Cuốn sách “Quản lý công” (2015), (sách chuyên khảo) của đồng tác giả TS.
- 5 Trần Anh Tuấn và PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, Nxb. Tác giả đã hệ thống khái niệm về động lực làm việc và vai trò của tạo động lực làm việc đồng thời phân loại động lực làm việc trong khu vực công, các học thuyết tiêu biểu về động lực làm việc. + Tác giả Lê Trí Khải và cộng sự năm 2015 với đề tài: “Sự hài lòng của nhân viên y tế tuyến cơ sở tỉnh KonTum” đã đưa ra nguồn nhân lực y tế làm việc tại đơn vị và các cơ sở y tế là rất quan trọng do nó liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người. Do vậy, nguồn nhân lực công tác tại các đơn vị cơ sở y tế phải được “Tuyển chọn kỹ lưỡng, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ, sử dụng hiệu quả và đãi ngộ đặc biệt”. Đề tài đã tập trung phân tích, nghiên cứu về một số đặc tính, nguyên tắc trong chất lượng dịch vụ y tế như: sự hài lòng của bệnh nhân, nhân viên y tế, chi phí y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, quản lý chất lượng Bệnh viện, từ đó đề xuất được một số giải pháp để nâng cao sự hài lòng của nhân viên y tế tại các BV. [36 (3)] + Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân sự “Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương” (2016) của tác giả Nguyễn Thị Kim Huệ đã đưa ra một số giải pháp đối với công tác tạo động lực điều dưỡng viên giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện. [2016, tr. 128]. + Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Trang và cộng sự (2020) về động lực làm việc của ĐDV và một số yếu tố ảnh hưởng tại BV đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long thành phố Cần Thơ năm 2020. Tác giả đã đưa ra thực trạng và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của ĐDV tại BV nhằm góp phần giúp cho các nhà quản lý có thêm thông tin để duy trì và nâng cao động lực cho ĐDV. [2020, tr.149]. + Nghiên cứu của Nguyễn Trung Thành và cộng sự (2021) về:“Động lực làm việc của điều dưỡng viên và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021”. Tác giả đã phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của ĐDV tại Bệnh viện nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao động lực của ĐDV tại Bệnh viện. [số 5-2021, tr. 25-32]. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên đã cung cấp một bức tranh toàn diện về tầm quan trọng và vai trò của ĐDV trong hệ thống y tế. Các nghiên cứu đã tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, phân tích các
- 6 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc như: thù lao, thăng tiến, môi trường làm việc, và các chính sách đãi ngộ. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự cần thiết việc xây dựng những giải pháp phù hợp nhằm duy trì và nâng cao động lực cho điều dưỡng viên. Những nghiên cứu này cho thấy việc tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên không chỉ giúp cải thiện hiệu suất công việc mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, yếu tố thù lao, phúc lợi, cơ hội thăng tiến và môi trường làm việc đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy sự hài lòng và cam kết của ĐDV đối với nghề nghiệp. Tuy nhiên, các bài viết, công trình đó chỉ mới đề cập đến tạo động lực cho điều dưỡng viên trong bệnh viện đa khoa, hiện nay chỉ có một số nghiên cứu đánh giá động lực làm việc và sử dụng các công cụ trong tạo động lực làm việc cho đội ngũ điều dưỡng viên, những nghiên cứu này mới dừng lại ở phạm vi bệnh viện đa khoa. Chưa có một nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về hoạt động tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại bệnh viện chuyên khoa. Vì vậy trong nghiên cứu tác giả sẽ bổ sung khoảng trống trên để việc nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu được hoàn thiện. Đề tài “Tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cách chuyên biệt về tạo động lực cho điều dưỡng viên, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả trong công tác tạo động lực làm việc cho ĐDV tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: 15 khoa lâm sàng tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: Từ năm 2020 đến năm 2023
- 7 Số lượng khách thể: 347 ĐDV có thời gian công tác từ 01 năm trở lên. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án 4.1. Mục tiêu của đề án Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên của Bệnh viện. 4.2. Nhiệm vụ của đề án Hệ thống lý luận liên quan đến việc động lực, tạo động lực và các biện pháp tạo động lực làm việc tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất giải pháp tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, đáp ứng yêu cầu phát triển của Bệnh viện. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để thực hiện chủ đề nghiên cứu học viên sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác Lênin trong việc sử dụng các phương pháp và hướng tiếp cận biện chứng trong nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện chủ đề trên học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu lịch sử phát triển của nghề điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế và chuyên khoa. - Phương pháp so sánh: Nghiên cứu điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế và điều dưỡng viên chuyên khoa để thấy được sự khác nhau trong công tác tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên. - Phương pháp thu thập thông tin tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
- 8 để có những luận cứ khoa học cho việc khái quát lý luận về động lực, tạo động lực làm việc và các kết quả nghiên cứu thực tế tạo động lực làm việc cho điều dưỡng ở các đơn vị công lập trong nước. Ngoài ra, tác giả sử dụng các số liệu trong các báo cáo của Bệnh viện liên quan đến các nội dung của đề tài để làm dữ liệu phân tích, đánh giá về tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên. - Phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng câu hỏi, phiếu khảo sát hài lòng nhân viên y tế: Tác giả sử dụng 347 phiếu khảo sát đối với điều dưỡng viên đang công tác tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện về các nội dung liên quan đến đề tài. Với tổng số 39 khoa, phòng trong Bệnh viện, tác giả lựa chọn 347 điều dưỡng viên hiện đang làm việc tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện. Thiết kế mẫu bảng hỏi bằng phiếu điều tra cho điều dưỡng viên tại bệnh viện. Trong bảng hỏi tác giả sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở để thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho đề án mà chủ yếu là câu hỏi đóng. Câu hỏi đóng là các câu hỏi đã bao gồm các phương án trả lời và người đọc hỏi chỉ cần khoanh tròn vào một trong số các đáp án đã được đặt ra. Mức độ đồng ý, hài lòng được đo lường theo thang điểm từ 1 đến 5. Theo đó, 1 là Rất không đồng ý, 2 là Không đồng ý, 3 là Bình thường, 4 là Đồng ý và 5 là Rất đồng ý. Câu hỏi mở để người điều dưỡng viên có thể đưa ra các câu trả lời theo suy nghĩ và cảm nhận của mình hay đề xuất các giải pháp tạo thêm động lực làm việc. + Nội dung bảng hỏi: Các nội dung, các yếu tố, các biện pháp liên quan đến tạo động lực làm việc, mức độ hài lòng công việc của người điều dưỡng viên tại bệnh viện. + Địa điểm khảo sát: Bệnh viện Ung bướu. + Đối tượng điều tra, khảo sát là nhóm điều dưỡng viên đang làm việc tại bệnh viện Ung Bướu. + Quy trình khảo sát: Tiến hành khảo sát phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến của điều dưỡng viên tại bệnh viện. Số lượng phiếu phát ra: Phát ra 347 phiếu, thu về 347 phiếu trong đó có 340 phiếu hợp lệ và 7 phiếu không hợp lệ.
- 9 - Phương pháp phỏng vấn sâu tham khảo ý kiến của các điều dưỡng viên đang công tác tại 15 khoa lâm sàng Bệnh viện về các nội dung liên quan đến đề tài. Nội dung phỏng vấn hướng đến trả lời cho những câu hỏi để làm rõ những thực tế của công tác tạo động lực của Bệnh viện Ung bướu. Nội dung phỏng vấn: Sử dụng thang đo để đánh giá sự hài lòng trong công việc, thang đo gồm 42 câu, mỗi câu được đánh giá 5 mức từ không hài lòng đến rất hài lòng. Thang đo được cấu trúc từ 5 lĩnh vực ĐDV hài lòng với công việc bao gồm: môi trường làm việc; lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp; quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi; công việc, cơ hội học tập và thăng tiến; hài lòng chung về bệnh viện… Mục đích phỏng vấn: Lấy ý kiến khách quan về sự hài lòng của ĐDV đang làm việc tại bệnh viện về thực trạng tạo động lực, chế độ lương, thưởng, phúc lợi. - Phương pháp xử lý thống kê: Các dữ liệu thu thập được xử lý bằng thống kê toán học, công thức toán học, Excel để phân tích các số liệu thu thập được từ hoạt động điều tra khảo sát. 6. Hiệu quả/ lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn Phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại nhằm nâng cao động lực làm việc cho ĐDV tại Bệnh viện, góp phần trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc người bệnh, giúp Bệnh viện phát triển ổn định và bền vững. Đồng thời, đề án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu; các nhà quản lý tại các Bệnh viện công lập hoặc những ai quan tâm đến vấn này. 7. Kết cấu đề án Đề án gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và Kết luận. Phần nội dung được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện. - Chương 2: Thực trạng tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp tạo động lực làm việc cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh.
- 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm động lực Động lực là thuật ngữ thường gắn với các cụm từ như: Động lực làm việc, động lực lao động, động lực học tập, động lực phát triển, tạo động lực,… Theo Từ điển Tiếng Việt, động lực được hiểu là “cái thúc đẩy làm cho phát triển” [35, tr.346], như vậy động lực là nhân tố bên trong, đòn bẩy tạo ra sự kích thích, thúc đẩy hình thành động cơ hành động của con người hướng tới sự phát triển, đạt được mục đích, kết quả đã đề ra. Theo Bedeian (1993), động lực là sự cố gắng để đạt được mục tiêu. Higgins (1994) cho rằng, động lực bên trong là động lực của cá nhân nhằm để đáp ứng nhu cầu chưa được thỏa mãn. Theo giáo trình Quản trị nhân lực của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thì động lực là: “Sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức đã đặt ra” [20, tr.128]. Động lực được hiểu từ góc độ tâm lý học, là yếu tố tạo ra sức kích thích, thúc đẩy hành động của con người được tạo ra bởi việc thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, động lực được tạo ra từ những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể. Dưới góc độ triết học, các tác giả đã xác định động lực là những yếu tố có tác dụng thúc đẩy quá trình vận động và phát triển của xã hội như sau: “Động lực là cái thúc đẩy, là cái làm gia tăng sự phát triển” [22, tr.15]; “Động lực là sức tác động, có khả năng kích thích, khởi động; có năng lực chuyển hóa làm xuất hiện cái mới, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và con người”, hay “Động lực phát triển xã hội là những nhân tố tác động tích cực, thúc đẩy quá trình biến đổi, làm xuất hiện cái mới trong sự vận động đi lên của xã hội” [50, tr.15]. Như vậy, động lực trở thành chất kích thích tạo nên sự chủ động, tích cực, sáng tạo, tự nguyện và đam mê cống hiến, luôn nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu của cá nhân cũng như tổ chức đã đặt ra. Biểu hiện của động lực thường được thể hiện qua sự hăng say và nỗ lực của nhân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Tự động hóa trong công nghiệp và lập trình điều khiển trtên bộ PLC - Lập trình thang máy
93 p | 1542 | 738
-
Đồ án tốt nghiệp - Thiết kế mô hình cửa đóng mở tự động cho gara ô tô với kỹ thuật PLC
72 p | 1710 | 566
-
Đồ án tốt nghiệp môn: Động cơ điện một chiều
81 p | 875 | 340
-
Luận văn tốt nghiệp "Tạo động lực lao động cho người lao động tại Công ty Xi măng Bỉm Sơn"
91 p | 406 | 166
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của viễn thông Thanh Hóa
61 p | 201 | 22
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
49 p | 134 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần Bellsystem24-Hoasao chi nhánh khối các dự án miền Bắc
74 p | 43 | 10
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
88 p | 15 | 6
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
57 p | 8 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho công chức phường trên địa bàn quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025-2030
78 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, người lao động, từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 8 | 2
-
Đề án tốt nghiệp: Tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
69 p | 8 | 2
-
Đề án tốt nghiệp: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
94 p | 12 | 2
-
Đề án tốt nghiệp: Tạo động lực làm việc cho cán bộ phường trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
90 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp: Tạo động lực làm việc cho viên chức khối phòng, ban tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030
80 p | 5 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
67 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn