intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Giải pháp marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Giải pháp marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh" nhằm phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh trong giai đoạn 2021-2023; Đưa ra kết luận, đề xuất giải pháp hoàn thiện & phát triển hoạt động marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh, định hướng đến năm 2027.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Giải pháp marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CAO THỊ HOÀI HƯƠNG GIẢI PHÁP MARKETING TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XÂY DỰNG NAM THANH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CAO THỊ HOÀI HƯƠNG GIẢI PHÁP MARKETING TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ XÂY DỰNG NAM THANH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Nguyễn Văn Minh HÀ NỘI, NĂM 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản đề án "Giải pháp marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh" là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các số liệu và kết quả sử dụng trong đề án là hoàn toàn trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày……tháng…. năm 2024 TÁC GIẢ ĐỀ ÁN (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PSG,TS. Nguyễn Văn Minh - giảng viên trường đại học thương mại, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp này. Nhận thức rằng em còn hạn chế về kiến thức, trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và thời gian nghiên cứu, báo cáo của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ phía thầy để hoàn thiện và phát triển hơn trong tương lai.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn chủ đề của đề án ..........................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án ..........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi của đề án ..........................................................................2 4. Quy trình và phương pháp thực hiện đề án .......................................................2 5. Kết cấu đề án .........................................................................................................5 PHẦN 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ....................................................................6 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................................6 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................6 1.1.2 Một số đặc điểm và xu hướng của marketing trực tuyến .............................6 1.1.3Vai trò của marketing trực tuyến ....................................................................8 1.1.4Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing trực tuyến ..........................8 1.1.5 Nội dung cơ bản của Marketing trực tuyến .................................................13 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN .........................................................................................15 1.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn tại các đơn vị bên ngoài ..........................................15 1.2.2 Bài học rút ra về vấn đề liên quan tới đề án ................................................18 PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN .......................................................................19 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NAM THANH TRAVEL ...................................................19 2.1.1 Giới thiệu về Nam Thanh Travel ..................................................................19 2.1.2 Kết quả hoạt động của Nam Thanh Travel .................................................22 2.1.3 Phân tích môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing trực tuyến của Nam Thanh Travel ..................................................................................................25
  6. iv 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI NAM THANH TRAVEL ..................................................................................................32 2.2.1 Thực trạng phân tích thị trường mục tiêu của công ty ..............................32 2.2.2 Thực trạng xác định đối tượng và mục tiêu của marketing trực tuyến ....35 2.2.3 Thực trạng nội dung và thiết kế thông điệp marketing trực tuyến ...........37 2.2.4 Thực trạng kênh và công cụ marketing trực tuyến ....................................38 2.2.5 Thực trạng ngân sách cho hoạt động marketing trực tuyến......................46 2.2.6 Thực trạng thực thi & đánh giá kết quả marketing trực tuyến ................47 2.3 CÁC KẾT LUẬN QUA PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN MARKETING TRỰC TUYẾN ............................................49 2.3.1 Những kết quả đạt được ................................................................................49 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế .....................................................50 2.4 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..............................................52 2.4.1 Giải pháp mở rộng thị trường mục tiêu của công ty ..................................52 2.4.2 Giải pháp phát triển nội dung và thiết kế thông điệp marketing trực tuyến .........................................................................................................................53 2.4.3 Giải pháp phát triển kênh và công cụ marketing trực tuyến ....................54 2.4.4 Giải pháp hoàn thiện ngân sách cho hoạt động marketing trực tuyến .....58 2.4.5 Giải pháp hoàn thiện thực thi & đánh giá kết quả marketing trực tuyến59 PHẦN 3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................61 3.1 ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN ...............................................................61 3.1.1 Bối cảnh thực hiện đề án ...............................................................................61 3.1.2 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án .......................................................63 3.2 KIẾN NGHỊ VỀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ..................63 KẾT LUẬN ..............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Diễn giải nghĩa 1 SEO Search Engine Optimization 2 Nam Thanh Travel Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh 3 AI Trí tuệ nhân tạo 4 Big Data Dữ liệu lớn 5 TMĐT Thương mại điện tử 6 PPC Pay Per Click 7 CRM Customer Relationship Management 8 SEM Search Engine Marketing 9 KPI Key Performance Indicators
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Nam Thanh Travel năm 2021-2023 ..........................................................................................................23 Bảng 2.2: Số lượng khách hàng và tỷ lệ biến động năm 2021-2023 ........................24 Bảng 2.3: Bảng phân bổ ngân sách các kênh truyền thông marketing online ..........47 Bảng 2.4: Chỉ tiêu KPI và kết quả thực tế của hoạt động marketing trực tuyến giai đoạn 2021-2023 .........................................................................................................49 Bảng 2.5: Tái cấu trúc phân bổ ngân sách các kênh truyền thông marketing online tại Nam Thanh Travel ...............................................................................................59
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Một số mẫu quảng cáo trên Facebook của BestPrice ...............................17 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Nam Thanh Travel 2023 .............................................20 Hình 2.2: Hình ảnh thông điệp truyền thông xuất hiện trên Fanpage và Website Nam Thanh Travel ....................................................................................................37 Hình 2.3: Giao diện website namthanhtravel.com.vn ...............................................38 Hình 2.4: Đánh giá của khách hàng về website namthanhtravel.com.vn .................39 Hình 2.5: Một số quảng cáo tìm kiếm Google Ads của Nam Thanh Travel ............40 Hình 2.6: Một số quảng cáo Facebook Ads của Nam Thanh Travel ........................41 Hình 2.7: Đánh giá của khách hàng về các kênh quảng cáo trực tuyến của Nam Thanh Travel .............................................................................................................41 Hình 2.8: Hình ảnh fanpage Nam Thanh Travel .......................................................42 Hình 2.9: Tương tác bài viết trên Fanpage Nam Thanh Travel ................................42 Hình 2.10: Lượt tương tác trên group từ 1/10 đến 31/12/2023 .................................43 Hình 2.11: Kênh tiktok Nam Thanh Travel ..............................................................43 Hình 2.12: Kênh Zalo OA của Nam Thanh Travel ...................................................44 Hình 2.13: Kênh Youtube của Nam Thanh Travel ...................................................45 Hình 2.14: Hiệu suất website namthanhtravel.com.vn đo lường trên Google Search Console 01/06-31/12/2023 ........................................................................................45 Hình 2.15: Chẩn đoán các vấn đề về hiệu suất trang web namthanhtravel.com.vn..46
  10. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề án "Giải pháp marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh" tập trung vào việc cải thiện chiến lược marketing trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và mở rộng thị trường cho công ty. Đề án bắt đầu với việc xây dựng cơ sở lý luận vững chắc về marketing và marketing trực tuyến, bao gồm các khái niệm cơ bản, đặc điểm và xu hướng hiện tại của marketing trực tuyến. Cơ sở thực tiễn được lấy từ các kinh nghiệm tại các đơn vị bên ngoài, giúp làm rõ các bài học quan trọng liên quan đến đề án. Khung nghiên cứu của đề án được thiết kế để phân tích toàn diện thực trạng hoạt động marketing trực tuyến của Nam Thanh Travel. Đề án đã chỉ ra rằng công ty cần phải cải thiện nội dung và thiết kế thông điệp marketing, phát triển kênh và công cụ marketing trực tuyến, và hoàn thiện quy trình thực thi và đánh giá kết quả. Các giải pháp đề xuất bao gồm mở rộng thị trường mục tiêu, phát triển nội dung sáng tạo, tối ưu hóa kênh truyền thông và điều chỉnh ngân sách marketing. Điểm nổi bật của đề án là việc áp dụng các giải pháp cụ thể và thực tiễn, phù hợp với điều kiện và nhu cầu của Nam Thanh Travel. Các giải pháp này có khả năng ứng dụng cao trong thực tế và có thể giúp công ty tăng cường sự hiện diện trực tuyến, cải thiện hiệu quả chiến dịch marketing và nâng cao khả năng cạnh tranh. Từ khóa liên quan đến đề án bao gồm: Marketing trực tuyến, Phát triển nội dung, và Tối ưu hóa chiến lược. Đề án cung cấp một cái nhìn toàn diện về cách Nam Thanh Travel có thể cải thiện hoạt động marketing trực tuyến của mình để đáp ứng các thách thức và cơ hội trong thị trường hiện tại.
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn chủ đề của đề án Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã khẳng định được tiềm năng to lớn với tốc độ tăng trưởng cao và quy mô ngày càng mở rộng. Theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê và Cục Du Lịch Quốc Gia Việt Nam, từ năm 2021 đến 2023, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng từ 157,3 nghìn lượt người lên 12,6 triệu lượt người. Tương tự, lượng khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh, từ 40 triệu lượt người lên 108,2 triệu lượt người. Những con số này không chỉ thể hiện một thị trường du lịch sôi động mà còn mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự chuyển dịch mạnh mẽ của người tiêu dùng sang các nền tảng trực tuyến, marketing trực tuyến đã trở thành yếu tố cốt lõi và xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp du lịch tồn tại và phát triển. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2023 do Google, Temasek và Bain & Company công bố, tỷ lệ người dùng internet tại Việt Nam đạt 75% dân số vào năm 2023. Đồng thời, hơn 58% khách hàng thực hiện tìm kiếm thông tin du lịch trực tuyến trước khi ra quyết định. Marketing trực tuyến không chỉ giúp tăng cường doanh thu và lợi nhuận mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận rộng rãi với khách hàng, tạo ra những tương tác tức thời và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Các công cụ như quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO) đang trở thành những vũ khí chiến lược giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng. Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh (Nam Thanh Travel), một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, cũng không nằm ngoài xu hướng này. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể, nhưng Nam Thanh vẫn đang đối mặt với nhiều hạn chế, như nội dung thiếu sáng tạo, hình ảnh và video chưa chuyên nghiệp, thiếu chiến lược SEO hiệu quả, thiếu công cụ phân tích dữ liệu để theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing trực tuyến. Đặc biệt, Nam Thanh còn phải đối mặt với thách thức từ các đối thủ cạnh tranh như Du lịch Việt, PYS Travel, Hanoitourist, Tràng An Travel - những đơn vị đang đầu tư mạnh mẽ vào các chiến dịch marketing trực tuyến. Điều này đòi hỏi Nam Thanh phải đổi mới và tăng cường đầu tư vào marketing trực tuyến để không chỉ bắt kịp mà còn vượt qua các đối thủ cạnh tranh, duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường.
  12. 2 Do đó, việc nghiên cứu thực trạng và phát triển các giải pháp marketing trực tuyến tại Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh là vô cùng cấp thiết. Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài đề án của mình là: “Giải pháp marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án Mục tiêu tổng quát: đề xuất giải pháp hoàn thiện & phát triển hoạt động marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh. Nhiệm vụ của đề án: - Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động marketing trực tuyến của doanh nghiệp. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh trong giai đoạn 2021-2023. - Đưa ra kết luận, đề xuất giải pháp hoàn thiện & phát triển hoạt động marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh, định hướng đến năm 2027. 3. Đối tượng và phạm vi của đề án - Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động Marketing trực tuyến trong kinh doanh dịch vụ du lịch tại Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh. - Nội dung nghiên cứu: Đề án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động Marketing trực tuyến trong kinh doanh dịch vụ du lịch tại Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp với công ty để thu hút khách hàng, nâng cao kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch những năm tới. - Không gian nghiên cứu: thị trường toàn quốc - Thời gian nghiên cứu: Thực hiện thu thập và nghiên cứu dữ liệu marketing trực tuyến đối với dịch vụ du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh trong 3 năm 2021-2023. Đề xuất giải pháp hoàn thiện & phát triển hoạt động marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh trong 3 năm tới (2025-2027). 4. Quy trình và phương pháp thực hiện đề án Quy trình thực hiện đề án: Đề án sẽ được thực hiện theo quy trình gồm ba bước chính, nhằm đảm bảo tính khoa học, hợp lý và hiệu quả trong việc phát triển và triển khai các giải pháp marketing trực tuyến:
  13. 3 - Bước 1: Khảo sát và thu thập thông tin (Phỏng vấn lãnh đạo liên quan đến marketing trực tuyến tại Nam Thanh Travel; Thu thập dữ liệu từ các báo cáo nội bộ, website, và các kênh truyền thông của công ty; Thu thập thông tin từ các báo cáo thị trường, nghiên cứu từ các cơ quan thống kê và các tổ chức nghiên cứu uy tín; Sử dụng công cụ khảo sát trực tuyến để lấy ý kiến từ khách hàng hiện tại và tiềm năng.) - Bước 2: Phân tích dữ liệu và tình hình hiện tại: các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing trực tuyến; phân tích thị trường; đối tượng và mục tiêu truyền thông; thông điệp truyền thông; ngân sách; kênh và công cụ truyền thông; thực thi & đánh giá kết quả. - Bước 3: Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực trạng tại Công ty, đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động marketing trực tuyến của Công ty đến năm 2027. Đề án vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và kết hợp nghiên cứu thực tế để làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất giải pháp. Phương pháp thu thập dữ liệu:  Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Phỏng vấn trực tiếp: - Thời gian: 20 - 25/06/2024 - Cách thức thực hiện: phỏng vấn trực tiếp. - Nội dung: Đưa ra thông tin về các hoạt động, chương trình marketing trực tuyến đang được công ty thực hiện và các đánh giá của nhà quản trị về hoạt động đó. Từ đó, khái quát được thực trạng triển khai hoạt động marketing trực tuyến trong giai đoạn 2021-2023, nhận định về những thách thức và cơ hội của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh. - Đối tượng: trưởng phòng marketing của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh. Khảo sát khách hàng: - Thời gian: 20 - 25/06/2024. - Cách thức thực hiện: khảo sát trực tuyến bằng bảng câu hỏi chuyên sâu. - Phương pháp lấy mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên - Nội dung: Điều tra các thông tin phản hồi, đánh giá từ khách hàng đối với các chương trình, hoạt động marketing trực tuyến Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh đã thực hiện trong 3 năm qua (2021-2023). Mô tả thói quen mua hàng và yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ du lịch của công ty. Từ đó, đưa ra
  14. 4 một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến cho dịch vụ này. - Đối tượng: 30 khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ du lịch của công ty, đặc biệt là các giao dịch diễn ra trong hoặc sau chương trình marketing trực tuyến của công ty.  Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, báo cáo, và nghiên cứu trước đó liên quan đến marketing trực tuyến, đặc biệt là trong ngành du lịch. Việc này giúp xác định các xu hướng, phương pháp hiệu quả và các thực tiễn tốt nhất trong lĩnh vực này. Thu thập dữ liệu từ nguồn bên trong Thu thập các dữ liệu cần thiết như tình hình hoạt động kinh doanh, ngân sách marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh qua các năm 2021-2023. - Phòng hành chính nhân sự: Các thông tin liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển. - Phòng kế toán: Các báo cáo liên quan tới kết quả kinh doanh của dịch vụ du lịch từ 2021-2023. Thống kê chi phí cho hoạt động marketing trực tuyến,... - Phòng Marketing: Số liệu liên quan đến ngân sách, mục tiêu, phần trăm tỷ lệ phân bổ ngân sách cho từng công cụ, các kế hoạch marketing trực tuyến trong các năm tiếp theo (2025-2027)... Thu thập dữ liệu từ nguồn bên ngoài - Các dữ liệu bên ngoài được thu thập thông qua các phương tiện truyền thông như: Tivi, báo đài, tạp chí, internet... - Với các thông tin cần thu thập như: Dữ liệu về môi trường vĩ mô (nhân khẩu học, kinh tế, chính trị pháp luật, văn hoá xã hội, công nghệ) liên quan đến ngành du lịch. Tình hình thị trường du lịch trong những năm gần đây (2021-2023). Các báo cáo, tài liệu liên quan đến hoạt động marketing trực tuyến của các doanh nghiệp du lịch. Dự đoán về thị trường cũng như các xu thế mới của thị trường du lịch trong những năm tiếp theo. Phương pháp phân tích & xử lý dữ liệu: - Phương pháp phân tích dữ liệu: Đối với phương pháp phân tích dữ liệu, trong đề án này em có sử dụng một số phương pháp cụ thể sau: Phương pháp thống kê, quy nạp, mô tả, tổng hợp, logic, suy luận, diễn giải... nhằm phân tích, đánh giá thực trạng, đưa ra các đề xuất giải pháp cũng như dự báo nhu cầu trong tương lai về ngành du lịch.
  15. 5 - Phương pháp xử lý dữ liệu: Với dữ liệu sơ cấp: sử dụng phần mềm Excel để xử lý. Với dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp thống kê và tổng hợp để xử lý dữ liệu. Mẫu bảng hỏi và tổng hợp kết quả điều tra đưa ở phần Phụ lục; các thông tin đã xử lý từ phiếu điều tra được sử dụng ở Phần hai - phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp. 5. Kết cấu đề án Ngoài phần tóm tắt nội dung đề án, lời cam đoan, mở đầu, mục lục, danh mục các bảng, danh mục các hình và phụ lục thì kết cấu đề án tốt nghiệp của em gồm 3 phần như sau: Phần 1: Cơ sở xây dựng đề án (cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn) Phần 2: Nội dung đề án (khái quát về công ty, thực trạng, các kết luận & giải pháp hoàn thiện marketing trực tuyến của Công ty Cổ phần Du lịch và Xây dựng Nam Thanh) Phần 3: Các đề xuất và kiến nghị
  16. 6 PHẦN 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Khái niệm marketing Trải qua trên 100 năm hình thành và phát triển, nội dung của Marketing đã có nhiều thay đổi, duới đây là một số quan điểm và khái niệm Marketing: Theo Philip Kotler & Gary Armstrong “Marketing là quá trình tạo dựng các mối quan hệ có lợi với khách hàng nhằm mục đích nhận lại giá trị từ khách hàng.” (Nguồn: Philip Kotler & Gary Armstrong (2015), Nguyên lý tiếp thị, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội.) Theo PSG.TS. Nguyễn Quốc Thịnh “Marketing là hoạt động kết nối giữa sản phẩm của doanh nghiệp và người tiêu dùng, bao gồm việc xác định nhu cầu, thiết kế sản phẩm, và xây dựng chiến lược phân phối, giá cả, quảng bá sản phẩm.” (Nguồn: Nguyễn Quốc Thịnh (2017), Quản trị marketing, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.) Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (America Marketing Associate - AMA) (1985) “Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thoả mãn những mục tiêu của cá nhân, tổ chức và xã hội”. 1.1.1.2 Khái niệm marketing trực tuyến Hiện nay, marketing trực tuyến (marketing online) có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Marketing trực tuyến là việc sử dụng các công cụ và nền tảng kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, xây dựng thương hiệu và tương tác với khách hàng thông qua các kênh trực tuyến. (Nguồn: Philip Kotler & Gary Armstrong (2018), Nguyên lý Marketing, nhà xuất bản Pearson Education). Marketing trực tuyến là hoạt động sử dụng internet và các phương tiện truyền thông số để thực hiện các chiến dịch tiếp thị, bao gồm quảng cáo, tiếp thị nội dung, SEO và các chiến lược truyền thông xã hội nhằm tối đa hóa hiệu quả tiếp cận khách hàng. (Nguồn: Nguyễn Xuân Sơn (2019), Marketing Trực Tuyến: Lý Thuyết và Thực Tiễn, nhà xuất bản Tài Chính.) 1.1.2 Một số đặc điểm và xu hướng của marketing trực tuyến 1.1.2.1 Một số đặc điểm của marketing trực tuyến Marketing trực tuyến có những đặc điểm quan trọng sau:
  17. 7 - Tính toàn cầu: Cho phép tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới và giảm chi phí so với các phương thức truyền thống. - Tính tương tác: Doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng qua phản hồi và chia sẻ trên mạng xã hội. - Tính cá nhân hóa: Tùy chỉnh thông điệp quảng cáo dựa trên hành vi và dữ liệu cá nhân của người dùng. - Tính đo lường và phân tích: Theo dõi hiệu quả chiến dịch qua các chỉ số như lượt xem, tỷ lệ chuyển đổi. Sử dụng các công cụ như Google Analytics để phân tích. - Chi phí hiệu quả: Tiết kiệm chi phí so với marketing truyền thống. - Tính linh hoạt: Dễ dàng thay đổi và tối ưu hóa chiến dịch marketing dựa trên phản hồi của khách hàng hoặc thay đổi của thị trường. - Khả năng kết nối: Tạo chiến lược tiếp thị đa kênh qua nhiều nền tảng. - Tính động: Các xu hướng và công cụ trong marketing trực tuyến thường thay đổi nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt thích ứng. 1.1.2.2 Xu hướng của marketing trực tuyến Marketing trực tuyến hiện đang phát triển mạnh mẽ với những xu hướng nổi bật như sau: - Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy: Cải thiện phân tích dữ liệu và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua công cụ như ChatGPT và chatbot AI. - Tìm kiếm bằng giọng nói: Tối ưu hóa nội dung và SEO để phù hợp với các câu hỏi tìm kiếm qua trợ lý giọng nói như Siri và Google Assistant. - Video ngắn: Tăng cường sự chú ý và tương tác với TikTok, Instagram Reels, và YouTube Shorts. - Tiếp thị qua người ảnh hưởng (Influencer Marketing): Hợp tác với các người ảnh hưởng, từ lớn đến nhỏ, để quảng bá sản phẩm hiệu quả. - Tiếp thị trải nghiệm: Tạo các sự kiện ảo và trải nghiệm VR, AR để kết nối sâu sắc với khách hàng. - Cá nhân hóa và tự động hóa: Dùng dữ liệu để cá nhân hóa quảng cáo và tự động hóa email marketing. - Nội dung tương tác: Sử dụng quiz và khảo sát để tăng sự tham gia và thu thập thông tin khách hàng. - Bảo mật và quyền riêng tư: Tuân thủ các quy định như GDPR, CCPA để bảo đảm sự minh bạch trong thu thập dữ liệu.
  18. 8 - Mạng xã hội: Tích hợp truyền thông và mua sắm trên các nền tảng như Instagram Shop và Facebook Marketplace. - Marketing qua tin nhắn: Sử dụng ứng dụng nhắn tin và chatbot để tương tác và chăm sóc khách hàng. 1.1.3 Vai trò của marketing trực tuyến - Tăng nhận diện thương hiệu: Marketing online giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng toàn cầu, tăng sự chú ý đến sản phẩm, dịch vụ. - Xây dựng quan hệ khách hàng: Tương tác qua mạng xã hội, email, chatbot để lắng nghe phản hồi và giải đáp nhanh chóng, tạo mối quan hệ bền vững. - Thúc đẩy bán hàng: Sử dụng quảng cáo trực tuyến và email marketing để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. - Tối ưu chi phí: Chi phí thấp, linh hoạt hơn truyền thông truyền thống, dễ điều chỉnh theo thời gian thực. - Cá nhân hóa: Tạo trải nghiệm tùy chỉnh dựa trên dữ liệu khách hàng, như độ tuổi hoặc sở thích. 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing trực tuyến 1.1.4.1 Yếu tố môi trường vĩ mô  Yếu tố kinh tế Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV vào năm 2023 của Tổng cục thống kê, GDP năm 2023 Việt Nam tăng 5,05% so với năm 2022. Tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định đã tạo ra sức mua lớn hơn, đẩy mạnh sự phát triển của thị trường trực tuyến. Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số công bố, tổng doanh thu thương mại điện tử B2C đạt 20,5 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Việc gia tăng thu nhập giúp người tiêu dùng có khả năng chi tiêu cao hơn cho các sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy nhu cầu tiếp cận thông tin qua các kênh trực tuyến.  Yếu tố xã hội Theo báo cáo Vietnam Digital Report 2023 của We Are Social và Meltwater, Việt Nam có khoảng 77,93 triệu người dùng Internet vào đầu năm 2023, chiếm 79,1% dân số. Sự phổ biến của Internet và các thiết bị di động thúc đẩy sự phát triển của marketing trực tuyến, khi các doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu
  19. 9 một cách hiệu quả hơn thông qua các kênh như mạng xã hội, email, và công cụ tìm kiếm. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2023 lên đến 61 triệu người và ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một người vào khoảng 336 USD. Sự thay đổi này thúc đẩy các chiến lược marketing nhắm đến trải nghiệm khách hàng trên các nền tảng số, cải thiện tương tác và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.  Yếu tố công nghệ Sự tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông, như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), và dữ liệu lớn (Big Data), đã tạo ra những cơ hội mới cho marketing trực tuyến. Việc ứng dụng AI giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo, cải thiện trải nghiệm người dùng, và phân tích hành vi tiêu dùng. Công nghệ phân tích dữ liệu đã giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. Các công cụ như Google Analytics, Facebook Insights cho phép doanh nghiệp theo dõi hiệu quả của các chiến dịch marketing, từ đó điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược một cách kịp thời. Các nền tảng như Facebook, Instagram, Tiktok và các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng.  Yếu tố chính trị - pháp lý Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách về thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trực tuyến, như: - Luật Quảng cáo 16/2012/QH13: Quy định về các hoạt động quảng cáo, bao gồm cả quảng cáo trực tuyến. - Luật Thương mại 36/2005/QH11: Chỉ đạo và quản lý các hoạt động thương mại, bao gồm cả thương mại điện tử. - Luật An ninh mạng 24/2021/QH15 nhằm bảo vệ an ninh mạng và dữ liệu cá nhân trong các hoạt động trực tuyến. - Nghị định 52/2018/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử. - Nghị định 85/2021/NĐ-CP bao gồm yêu cầu đăng ký, quản lý dữ liệu cá nhân, và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến. Những quy định này nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh trực tuyến an toàn và đáng tin cậy, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh
  20. 10 vực marketing trực tuyến.  Yếu tố văn hóa Văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam đang chuyển từ mô hình truyền thống sang kỹ thuật số, với xu hướng tiêu dùng trải nghiệm và cá nhân hóa. Các nền tảng như Facebook, Zalo, YouTube, Instagram, và TikTok rất phổ biến, tạo kênh tiếp thị mạnh mẽ. Theo báo cáo Vietnam Digital Report 2023, Zalo có 75 triệu người dùng, Facebook 66,2 triệu, YouTube 63 triệu, TikTok 49,86 triệu, và Instagram 10,35 triệu. Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và thích nghi với thay đổi để phát triển chiến lược marketing trực tuyến phù hợp với thị trường Việt Nam. 1.1.4.2 Yếu tố môi trường ngành  Cạnh tranh trong ngành Thị trường marketing trực tuyến ở Việt Nam rất sôi động với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Báo cáo sàn thương mại điện tử (TMĐT) của Metric cho biết, tổng doanh thu trên các sàn TMĐT (gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop) trong nửa đầu năm 2023 đạt 92.745 tỉ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Shopee dẫn đầu với doanh thu 59.000 tỉ đồng, trong khi TikTok Shop đã vượt Lazada, trở thành sàn TMĐT lớn thứ hai với doanh thu 16.300 tỉ đồng. Để thành công trong môi trường cạnh tranh này, doanh nghiệp cần cải tiến chiến lược marketing, sử dụng công nghệ mới như AI và dữ liệu lớn, và đầu tư vào trải nghiệm khách hàng.  Khách hàng Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tính đến đầu năm 2023, 74,8% người dùng Internet ở Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến và có đến 91% người dùng điện thoại di động để đặt hàng trực tuyến. Họ yêu cầu trải nghiệm mua sắm tiện lợi, nhanh chóng, và an toàn. Do đó, các doanh nghiệp phải thiết kế trang web thân thiện, tối ưu hóa trên thiết bị di động, và cải thiện quy trình thanh toán để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.  Nhà cung cấp Các nhà cung cấp dịch vụ nền tảng (như Google, Facebook, Zalo) và nhà cung cấp công nghệ đóng vai trò quan trọng trong marketing trực tuyến. Họ cung cấp các công cụ quảng cáo, phân tích dữ liệu, và giải pháp tiếp thị, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến dịch marketing. Chi phí quảng cáo trên các nền tảng này có thể thay đổi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
69=>0