Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương
lượt xem 6
download
Luận văn "Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố Hải Dương tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương, qua đó làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố Hải Dương tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương; đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố Hải Dương tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --------- PHẠM HOÀNG SƠN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Hà Nội - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI PHẠM HOÀNG SƠN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 8310110 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Kim Nhung Hà Nội - 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Thị Kim Nhung. Công trình này có tính độc lập riêng, không sao chép kết quả nghiên cứu đã xuất bản của các tác giả khác. Các loại tài liệu, số liệu sử dụng trong công trình này do tác giả đã thu thập trong quá trình nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được liệt kê đày đủ trong bảng Danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực của Đề án tốt nghiệp. Hải Dương, ngày ... tháng ... năm 2024 Tác giả Phạm Hoàng Sơn
- ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành Đề án tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo Trường Đại học Thương mại, các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học Trường Đại học Thương mại. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS. Lê Thị Kim Nhung đã dành thời gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành Đề án tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp hiện đang công tác tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương và gia đình đã động viên tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Đề án tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hải Dương, ngày ... tháng ... năm 2024 Tác giả Phạm Hoàng Sơn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................. viii TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP ................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài đề án .............................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 5. Kết cấu của đề án ..................................................................................................4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC .....................................................................................................5 1.1. Ngân sách nhà nước và chi thường xuyên ngân sách nhà nước.................5 1.1.1. Hệ thống ngân sách nhà nước ................................................................5 1.1.2. Chu trình ngân sách nhà nước .............................................................10 1.1.3. Hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước .............................16 1.2. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ......................................20 1.2.1. Khái niệm và vai trò của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ..................................................................................................................20 1.2.2. Nội dung của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại KBNN ...............................................................................................................25 1.2.3. Một số tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại KBNN ...............................................................................29
- iv 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố .............................................................................................................30 1.3.1. Yếu tố chủ quan .....................................................................................30 1.3.2. Yếu tố khách quan .................................................................................31 1.4. Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại kho bạc một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hải Dương ..............34 1.4.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSTP tại Kho bạc Nhà nước ở một số địa phương...............................................................................34 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách thành phố tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương ........................................37 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG .......40 2.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Hải Dương và tổng quan về Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương ...................................................................................40 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương ....................................40 2.1.2. Tổng quan về Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương ..............................44 2.2. Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại KBNN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 – 2022 ..................................................53 2.2.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại KBNN tỉnh Hải Dương ................................................................................................53 2.2.2. Kiểm soát các nội dung chi thường xuyên NSTP tại KBNN tỉnh Hải Dương...............................................................................................................62 2.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSTP tại KBNN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2022 ..............................................73 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................73 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................75 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG ....................................................................................................................80
- v 3.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSTP tại KBNN tỉnh Hải Dương đến năm 2030 ...............................................................80 3.1.1. Chiến lược phát triển của Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương .........80 3.1.2. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSTP tại Kho bạc tỉnh Hải Dương .........................................................................................81 3.1.3. Mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSTP tại Kho bạc tỉnh Hải Dương ................................................................................................83 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSTP tại KBNN tỉnh Hải Dương đến năm 2030............................................................................84 3.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSTP của KBNN ..................................................................................84 3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên NSTP tại KBNN tỉnh Hải Dương ........................................................86 3.2.3. Thường xuyên tìm hiểu các chính sách chế độ mới về quản lý tài chính và NSNN nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSTP tại KBNN ...............................................................................................................88 3.2.4. Một số giải pháp khác ...........................................................................88 3.3. Một số kiến nghị giải pháp ...........................................................................89 3.3.1. Đối với Bộ Tài chính .............................................................................89 3.3.2. Đối với Kho bạc Nhà nước Việt Nam ...................................................90 3.3.3. Đối với chính quyền...............................................................................91 3.3.4. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách ........................................................91 KẾT LUẬN ..............................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ CNTT Công nghệ thông tin ĐVSN Đơn vị sự nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước KSC Kiểm soát chi KT-XH Kinh tế- xã hội NHTM Ngân hàng thương mại NSĐP Ngân sách địa phương NSTP Ngân sách thành ph NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho Bạc UBND Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Số lượng cán bộ, công chức hệ thống kho bạc Nhà nước tỉnh 48 Hải Dương Bảng 2.2 Số lượng đơn vị giao dịch và kết quả kiểm soát hồ sơ trước 55 khi cấp phát thanh toán của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020- 2022 Bảng 2.3 Kiểm soát Chi thường xuyên NSTP của tỉnh Hải Dương theo 58 các hình thức chi giai đoạn 2020-2022 Bảng 2.4 Các lĩnh vực kiểm soát Chi thường xuyên NSTP của tỉnh Hải 64 Dương theo lĩnh vực chi giai đoạn 2020-2022 Bảng 2.5 Kiểm soát Chi thường xuyên NSTP của tỉnh Hải Dương Quý 65 IV giai đoạn 2020-2022 Bảng 2.6 Chi thường xuyên NSTP của tỉnh Hải Dương theo tính chất 66 các khoản chi giai đoạn 2020-2022 Bảng 2.7 Kiểm soát chi thường xuyên NSTP các khoản thanh toán cá 68 nhân của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2022 Bảng 2.8 Kiểm soát chi thường xuyên NSTP các khoản chi nghiệp vụ 69 chuyên môn của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2022 Bảng 2.9 Kiểm soát chi thường xuyên NSTP các khoản mua sắm tài 71 sản của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2022 Bảng 2.10 Kết quả kiểm soát Chi thường xuyên NSTP của tỉnh Hải 72 Dương giai đoạn 2020-2022 Bảng 2.11 Chi tiết kết quả kiểm soát Chi thường xuyên NSTP của tỉnh 72 Hải Dương giai đoạn 2020-2022
- viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam 8 Sơ đồ 1.2 Chu trình ngân sách nhà nước 10 Sơ đồ 2.1 Bộ máy của Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương 47
- ix TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Quá trình nghiên cứu Đề án tốt nghiệp đã giải quyết được một số mục tiêu đặt ra, cụ thể là: Tiếp cận từ lý luận về kiểm soát chi và các loại hình kiểm soát để thấy được vai trò kiểm soát chi NSNN, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSTP. Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSTP của tỉnh tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng đã chỉ ra được một số hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát chi thường xuyên NSTP của tỉnh tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSTP của tỉnh tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương, bao gồm các giải pháp như: Hoàn thiện Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác nghiệp vụ, thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; Tích cực tham gia nghiên cứu với các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện chế độ về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước …
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài đề án Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước. Ngân sách nhà nước (NSNN) vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước, vừa là công cụ hữu hiệu trong tay nhà nước để điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Một quốc gia mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực ngân sách. Một đất nước có tình trạng bội chi ngân sách, thâm hụt ngân sách triền miên, tất yếu sẽ xảy ra khủng hoảng cả kinh tế cũng như chính trị và không giải quyết triệt để được những vấn đề xã hội mới nảy sinh như thất nghiệp, y tế, giáo dục xuống cấp…Một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường nguồn lực ngân sách chính là phải quản lý chi ngân sách thật tốt. Chính vì vậy, tăng cường kiểm soát hoạt động chi ngân sách luôn là vấn đề thường nhật của mỗi quốc gia mà trước hết là quản lý chặt chi tiêu của bộ máy nhà nước. Đặc biệt đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế chưa thật sự phát triển, nguồn thu vào NSNN không lớn như các quốc gia tương đương trong khu vực. Trong khi đó nhà nước đang phải giải quyết bài toán cho đầu tư phát triển để hội nhập, lại phải tập trung giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội, an ninh - quốc phòng thì việc quản lý chặt chi tiêu ngân sách là vấn đề nóng bỏng hơn bao giờ hết. Những năm qua, kiểm soát chi (KSC) thường xuyên NSTP tại Kho bạc nhà nước (KBNN) của nước ta nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã có những chuyển biến tích cực; cơ chế KSC thường xuyên NSNN tại KBNN đã từng bước được cụ thể theo hướng hiệu quả, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả về quy mô và chất lượng. Kết quả của KSC thường xuyên chặt chẽ đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng NSNN ngày càng hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, quá trình thực hiện công tác KSC thường xuyên NSTP tại KBNN tỉnh Hải Dương vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập như: Theo các số liệu thống kê, số tiền NSTP của các đơn vị sử dụng ngân sách không chi hết so với dự toán thực hiện qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSTP theo lĩnh vực chi
- 2 của Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương qua các năm 2020, 2021, 2022 không nhiều so với tổng dự toán. Điều đó cho thấy công tác kiểm soát chi còn chưa chặt chẽ, tạo những kẽ hở cho đơn vị sử dụng ngân sách thanh toán kinh phí mà ở đó có thể hồ sơ pháp lý còn chưa được chặt chẽ, các tiêu chuẩn định mức không đúng so với chế độ quy định. Trong quá trình thực hiện kiểm soát chi của cán bộ Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương, việc theo dõi đối tượng và nội dung rút tiền mặt, cũng như việc thanh toán bằng chuyển khoản cho nhưng đơn vị cung cấp hàng hóa còn chưa chặt chẽ. Lý do thuộc về các đơn vị sử dụng ngân sách do trong quá trình chi tiêu một số đơn vị sử dụng ngân sách còn chưa nắm rõ về quy định chi tiêu bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước nên khi mua sắm, sửa chữa đã thanh toán bằng tiền mặt cho đơn vị cung cấp hàng hóa, cũng như các khoản mua bán hàng hóa có giá trị lớn hơn 200.000đ nhưng đơn vị chỉ có hóa đơn bán lẻ mà không có hóa đơn đỏ, không có thông tin tài khoản để thanh toán chuyển khoản cho nhà cung cấp. Tình hình nói trên đòi hỏi phải tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSTP tại Kho bạc Nhà nước tỉnh. Với mong muốn có đóng góp thiết thực vào việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSTP tại KBNN tỉnh Hải Dương, tôi chọn đề tài “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương” để thực hiện Đề án tốt nghiệp thạc sỹ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương. - Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về chi thường xuyên và KSC chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại KBNN; Thứ hai, phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố Hải Dương tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương, qua đó làm rõ những kết quả đạt
- 3 được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố Hải Dương tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương; Thứ ba, đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố Hải Dương tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố, thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố Hải Dương tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương. + Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố Hải Dương tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương. + Phạm vi thời gian: từ năm 2020 đến năm 2022 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu thứ cấp: từ các báo cáo của UBND các phường trên địa bàn thành phố Hải Dương, Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương, Phòng Kế hoạch - Tài chính tỉnh Hải Dương, Chi cục thuế của tỉnh Hải Dương vv…số liệu thống kê về kinh tế - xã hội của Phòng Thống kê tỉnh Hải Dương, Văn kiện Đại hội Đảng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, các báo cáo của các ngành và các phường trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Từ nguồn bên ngoài: từ các sách, báo, tạp chí,...Ngoài ra còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập qua nghiên cứu, trích dẫn, tham khảo kế thừa,... 4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu - Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu
- 4 cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc. - Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các khoản chi theo cấp quản lý (huyện) và theo năm. - Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính, phần mềm Microsoft Excel 2010. 4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Các phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu Đề án này gồm: - Phương pháp thống kê: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển để phân tích mức độ và biến động chi thường xuyên ngân sách nhà nước. - Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tế với định mức của nhà nước về các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước. - Phân tích tài chính ngân sách: Dựa trên các cân đối về tài chính để đánh giá cơ cấu các khoản chi ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn thành phố Hải Dương. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: được sử dụng để phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện các nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dương g. 5. Kết cấu của đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề án tốt nghiệp được cấu trúc thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố tại kho bạc nhà nước Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố Hải Dương tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách thành phố Hải Dương tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương.
- 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. Ngân sách nhà nước và chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.1.1. Hệ thống ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước NSNN là một phạm trù lịch sử, phản ánh các quan hệ kinh tế trong điều kiện kinh tế hàng hoá - tiền tệ và được sử dụng như một công cụ để thực hiện chức năng của nhà nước. Sự ra đời và tồn tại của NSNN gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Tuy đã tồn tại khá lâu, nhưng đến nay, NSNN vẫn được nhìn nhận dưới nhiều giác độ khác nhau và khái niệm NSNN cũng chưa thống nhất. Nếu xem xét bề ngoài hay chỉ quan tâm về mặt lượng thì ngân sách là bảng liệt kê các khoản thu và chi bằng tiền của nhà nước trong một giai đoạn nhất định. Có ý kiến cho rằng, ngân sách là văn kiện được nghị viện thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các nghiệp vụ tài chính của nhà nước được dự kiến và cho phép. Một số ý kiến lại cho rằng, NSNN là kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định. Theo Luật NSNN của Việt Nam được Quốc hội khoá 13, thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận khái quát hơn và sâu xa hơn thì NSNN phản ánh các quan hệ phân phối cơ bản của nền tài chính quốc gia. Về mặt kinh tế, NSNN thể hiện trong mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa nhà nước với các chủ thể của nền kinh tế trong quá trình hình thành, phân bổ và sử dụng NSNN, quá trình phân phân phối và phân phối lại thu nhập... nhằm thực hiện các mục tiêu kinh NSNN có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức năng Giám
- 6 đốc. Chức năng phân phối của NSNN bao gồm phân phối thu nhập và các yếu tố đầu vào của sản xuất, đặc biệt là các nguồn lực tài chính. Chức năng Giám đốc thể hiện ở việc giám sát, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra bằng đồng tiền gắn với quá trình thu, chi NSNN. NSNN có vai trò rất to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại. Vai trò đó thể hiện trên các mặt như: vừa là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần bảo vệ môi trường. NSNN có hai nội dung cơ bản là thu NSNN và chi NSNN. Thu NSNN bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu và nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính bắt buộc. Theo pháp luật hiện hành của nước ta, hiện có 14 nhóm nguồn thu khác nhau như: Thuế; phí, lệ phí; thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; thu từ hoạt động sự nghiệp; tiền thuê đất, sử dụng đất của Nhà nước; thu từ huy động vốn đầu tư các công trình; đóng góp tự nguyện v.v. Trong đó, nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí (thu thường xuyên) chiếm tỷ trọng chủ yếu. Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy nhà nước và thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Theo các nhà chuyên môn tài chính: "Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định". Chi NSNN bao gồm nhiều khoản chi khác nhau tuỳ theo cách phân loại. Theo lĩnh vực hoạt động, chi NSNN bao gồm: chi quản lý hành chính, chi đầu tư kinh tế, chi cho y tế, chi cho giáo dục, chi cho phúc lợi xã hội, chi cho an ninh quốc phòng; theo mục đích chi tiêu, chi NSNN bao gồm chi tích luỹ, chi tiêu dùng; theo thời hạn tác động của các khoản chi, chi NSNN bao gồm: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác (như chi cho vay, trả nợ, viện trợ...). Chi thường xuyên là nhóm chi NSNN đặc biệt quan trọng, gồm rất nhiều khoản chi và bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
- 7 1.1.1.2. Hệ thống NSNN ở Việt Nam Hệ thống NSNN được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách. Tại nước ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy Nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo hiến pháp, mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng cung cấp phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. việc hình thành hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi vùng lãnh thổ của đất nước. chính sự ra đời của hệ thống chính quyền Nhà nước nhiều cấp đó. Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà nước, phù hợp với mô hình tổ chức hệ thống chính quyền Nhà nước ta hiện nay, hệ thống NSNN bao gồm NSTW và NSĐP trong đó NSĐP gồm: Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn. NSTW là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp Trung ương hưởng và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp Trung ương. NSĐP là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Ngân sách cấp tỉnh phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính quyền cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai thác trực tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố trí để phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộng đồng dân cư trong xã mà không thông qua một khâu trung gian nào, ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, đảm bảo điều kiện tài chính để chính
- 8 quyền xã chủ động khai thác các thế mạnh về đất đai, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn. Sơ đồ 1.1: Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam Ngân sách Nhà Ngân sách nước Trung ương Ngân sách cấp Ngân sách địa tỉnh phương Ngân sách cấp huyện Ngân sách xã (Nguồn: Luật Ngân sách nhà nước 2015) 1.1.1.3. Phân cấp ngân sách nhà nước Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý NSNN phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH. Thực chất của phân cấp quản lý ngân sách là quá trình Trung ương phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương và phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định của chính quyền cấp tỉnh cho chính quyền cấp huyện, xã về quản lý NSNN. Các nguyên tắc của phân cấp quản lý NSNN: Một là: Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý kinh tế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền qua việc xác định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp. Thực chất của nguyên tắc này là giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, quyền lợi phải tương xứng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác, nguyên
- 9 tắc này còn đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở nước ta. Hai là: Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước. Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của Nhà nước Trung ương trong quản lý kinh tế, xã hội của cả nước mà Hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hoá của nguồn tài chính quốc gia. Ba là: Phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được cố định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung một phần khi có trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chế độ phân cấp xác định rõ khoản nào ngân sách địa phương được thu do ngân sách địa phương thu, khoản nào ngân sách địa phương phải chi do ngân sách địa phương chi. Không để tồn tại tình trạng nhập nhằng dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại hoặc lạm thu giữa NSTW và ngân sách địa phương. Có như vậy mới tạo điều kiện nâng cao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời là điều kiện để xác định rõ trách nhiệm của địa phương và Trung ương trong quản lý ngân sách nhà nước, tránh co kéo trong xây dựng kế hoạch như trước đây. Bốn là: Đảm bảo công bằng trong phân cấp ngân sách. Phân cấp quản lý NSNN phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh thổ. Dựa trên cở quán triệt những nguyên tắc trên, nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được quy định rõ trong chương II và III của Luật Ngân sách nhà nước bao gồm: Nội dung thứ nhất là phân cấp các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành ngân sách nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong việc ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát về chế độ, chính sách. Tiếp theo là phân cấp về các vấn đề liên quan đế nhiệm vụ quản lý và điều hành ngân sách nhà nước trong việc ban hành hệ thống biểu mẫu, chứng từ về trình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dữ liệu không gian phát triển trạm BTS 5G
73 p | 18 | 12
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
83 p | 16 | 9
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Áp dụng học máy trong các ứng dụng thông minh dựa trên chuỗi khối blockchain
75 p | 17 | 9
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ khuyến nghị về sản phẩm vay cho khách hàng ở công ty tài chính
61 p | 19 | 8
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
106 p | 15 | 7
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Dự đoán tuổi và giới tính bằng phương pháp học sâu
77 p | 13 | 6
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Hệ thống phân loại và phát hiện phương tiện tham gia giao thông di chuyển sai làn đường trên quốc lộ thuộc tỉnh Tây Ninh bằng camera kỹ thuật số
82 p | 14 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phát triển mô-đun IoT gateway và ứng dụng máy nấu ăn thông minh
83 p | 21 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dự báo không gian phát triển mạng Internet di động tốc độ cao tại tỉnh Tây Ninh
73 p | 21 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Dự báo khách hàng sử dụng dịch vụ FiberVNN của VNPT Tây Ninh có nguy cơ rời mạng
66 p | 14 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các thuật toán chuyển tiếp đa chặng sử dụng bề mặt phản xạ thông minh
58 p | 11 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mô hình học sâu để dự báo khách hàng rời mạng viễn thông ở Tây Ninh
71 p | 28 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ thống hỏi đáp trực tuyến bằng phương pháp máy học để tự động hóa quy trình tiếp nhận câu hỏi áp dụng cho chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh
88 p | 13 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng phương pháp học sâu vào nhận dạng cảm xúc để đánh giá độ hài lòng khách hàng
61 p | 10 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phương pháp ẩn các tập mục có độ hữu ích trung bình cao nhạy cảm trong cơ sở dữ liệu giao tác
79 p | 24 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nâng cao hiệu năng mạng chuyển tiếp đa chặng bảo mật dạng cụm với các thuật toán chọn đường
75 p | 15 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Thuật toán định tuyến dựa trên logic mờ tích hợp máy học nhằm cải tiến thời gian sống của mạng cảm biến không dây
75 p | 17 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Hỗ trợ chăm sóc khách hàng dựa vào học máy cho doanh nghiệp Viễn Thông
73 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn