Đề án tốt nghiệp: Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại địa bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024 - 2030
lượt xem 0
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại địa bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024 - 2030" nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chính sách và thực trạng thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024 đến 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại địa bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024 - 2030
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HOÀNG ANH DŨNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2024-2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HOÀNG ANH DŨNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2024-2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đề án này là công trình khoa học độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Đề án hoàn toàn chính xác, có nguồn trích dẫn rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào./. Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2024 Học viên Nguyễn Hoàng Anh Dũng
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ Quản lý công và Đề án tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, các bạn trong lớp, các anh chị đã tốt nghiệp các khóa trước, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám đốc Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam, các thầy cô tham gia giảng dạy Lớp Cao học Quản lý công HC27.T2, các thầy cô quản lý lớp tại Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Đức Thắng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Đề án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong Hội đồng đánh giá Đề án đã có những ý kiến đóng góp quý báu để tôi báo cáo, chỉnh sửa và hoàn thành Đề án. Bên cạnh những kết quả của Đề án, bản thân trong nghin cứu còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian nên Đề án không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô, đồng nghiệp để tôi hoàn thiện quá trình nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Hoàng Anh Dũng
- iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Cụm từ viết tắt BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CBCC: Cán bộ, công chức CNTT: Công nghệ thông tin ĐTB: Điểm trung bình GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo HĐND: Hội đồng nhân dân THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông UBND: Ủy ban nhân dân
- iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU BẢNG: Bảng 2.1. Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại thành phố Huế ............................................................................................30 Bảng 2.2. Chất lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã giai đoạn 2020-2023 .........................................................................................32 Bảng 2.3. Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch chuyên viên, kỹ năng, nghiệp vụ cho NHĐKCC cấp xã giai đoạn 2020-2023 ....................40 Bảng 2.4. Thực hiện chính sách đánh giá, phân loại người hoạt động không chuyên trách cấp xã giai đoạn 2020-2023.........................................42 Bảng 2.5. Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởngngười hoạt động không chuyên trách cấp xã giai đoạn 2020-2023.........................................43 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1. Đánh giá mức độ hài lòng về chế độ tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế người hoạt động không chuyên trách cấp xã...................37 Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ hài lòng về chế độ đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách cấp xã .....................................................41 Biểu đồ 2.3. Đánh giá mức độ hài lòng về chế độ đánh giá, thi đua khen thưởng người hoạt động không chuyên trách cấp xã ..................................44
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................iv MỤC LỤC ............................................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng Đề án ........................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề án. .................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Đề án ........................................................... 5 4.1.Mục tiêu........................................................................................................ 5 4.2. Nhiệm vụ ..................................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5 6. Hiệu quả/lợi ích của Đề án ứng dụng trong thực tiễn ........................................ 6 7. Kết cấu Đề án ..................................................................................................... 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ................................................................................................................. 7 1.1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã và chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .................................................................... 7 1.1.1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã .......................................... 7 1.1.2. Chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách .....................10 1.2. Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .16 1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .........................................................................................16
- vi 1.2.2. Nội dung và chủ thể thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ..............................................................................19 1.3. Cơ sở xây dựng đề án thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. .............................................................................................24 1.3.1. Cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .....................................................................24 1.3.2. Cơ sở pháp lý về chính sách và thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .....................................................................24 1.3.3. Cơ sở thực tiễn về chính sách và thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .............................................................25 Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................27 Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...........................................28 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại thành phố Huế ......................................................................................................28 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội .......................................................................28 2.1.2. Tình hình người hoạt động không chuyên trách cấp xã ........................29 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã...........................................................................................................32 2.2.1. Thực hiện chính sách về số lượng, chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã .........................................................................................32 2.2.2. Thực hiện chính sách về mức tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .......................................35 2.2.3. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ..............................................................................38 2.2.4. Thực hiện chính sách về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .............................................................42 2.3. Một số đánh giá tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế .........44
- vii 2.3.1. Những kết quả đạt được .........................................................................44 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ...........................................................................45 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế .............................................................................46 Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................47 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪ THIÊN HUẾ VÀ LỘ TR NH, NGUỒN LỰC T CH C THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2024-2030” ..................48 3.1. Quan điểm .....................................................................................................48 3.2. Giải pháp .......................................................................................................48 3.2.1. Giải pháp về thực hiện chính sách số lượng, chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .............................................................48 3.2.2. Giải pháp về thực hiện chính sách phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .......................50 3.2.3. Giải pháp về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .............................................................52 3.2.4. Giải pháp về thực hiện chính sách đánh giá phân loại, chính sách thi đua, khen thưởng đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .........53 3.3. Nguồn kinh phí tổ chức thực hiện Đề án ......................................................54 3.4. Lộ trình tổ chức thực hiện Đề án ..................................................................55 3.5. Tổ chức thực hiện ..........................................................................................55 3.5.1. Phòng Nội vụ..........................................................................................55 3.5.2. Phòng Tài chính - Kế hoạch ..................................................................56 3.5.3. Các phòng/ban có liên quan ..................................................................56 3.5.4. UBND các phường, xã. ..........................................................................56 Tiểu kết chƣơng 3 ...............................................................................................56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................59
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng Đề án Thời gian qua, cùng với cán bộ cơ sở nói chung, đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và địa bàn thành phố Huế nói riêng đã luôn phát huy bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm, qua đó giúp cho hệ thống chính trị cấp xã hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn và góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Với khối lượng công việc ở khu dân cư khá nhiều, nhất là việc tuyên truyền, vận động và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của cấp ủy cấp trên đòi hỏi cán bộ ở cơ sở phải dành nhiều thời gian, tâm sức và phải thường xuyên có mặt ở nơi cư trú để kịp thời tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đến nay đối tượng này vẫn chưa được hưởng chế độ tiền lương, chỉ hưởng phụ cấp, nhưng công việc khá vất vả, không kém gì cán bộ, công chức cấp xã hoạt động chuyên trách. Xét thực tế trong điều kiện hiện nay vẫn còn một khó khăn, bất cập, theo quy định người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở chưa phải là cán bộ, nên không hưởng lương và các chế độ khác như cán bộ là phù hợp, nhưng nếu áp dụng chung mức phụ cấp cho tất cả địa bàn trong cả nước là chưa phù hợp. Trong thực tế dù hoạt động không chuyên trách họ vẫn phải lao động, nhưng mức phụ cấp quá thấp, nhất là so với mức thu nhập bình quân của người lao động và mức sinh hoạt trong địa bàn thì rất khó giữ chân được người tham gia công tác ở cơ sở. Khi tuyển chọn người giữ chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hầu hết đều phải đạt trình độ nhất định, có chức danh đòi hỏi phải có bằng trung cấp chuyên nghiệp, nhưng hưởng mức phụ cấp thấp so với tình hình biến động thị trường hiện nay khi lương cơ sở tăng. Nhưng trên thực tế khi thực thi các quy định về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã thì vẫn còn nhiều bất cập, như: chưa thống nhất về tên gọi, chức danh những người hoạt động không
- 2 chuyên trách cấp xã, mức phụ cấp còn thấp so với công việc đảm nhiệm, chính sách đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế, chế độ bảo hiểm xã hội chưa được đầy đủ tạo tâm lý không an tâm công tác cho nhóm đối tượng này. Với những kiến thức được tiếp thu qua các thầy cô và quá trình công tác tại địa phương em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại địa bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024 - 2030” làm Đề án tốt nghiệp thạc sỹ Quản lý công với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả trong việc triển khai thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại địa bàn thành phố Huế hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu về chính sách, thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã đã được các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu và công bố trong thời gian qua, trong đó có các công trình như sau: Đề tài khoa học cấp quốc gia (2017)“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” của Trần Anh Tuấn trong đã đi sâu vào đánh giá: số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; thực trạng công tác quản lý, sử dụng đối với cán bộ công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và đánh giá chung về những vấn đề đặt ra đối với việc kiện toàn đội ngũ CBCC và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở nước ta. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra phương hướng, giải pháp xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Đề tài khoa học cấp tỉnh (2018) “Đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở Nghệ An: Thực trạng và giải pháp”, Lê Quốc Khánh và Nguyễn Thăng Long đã nghiên cứu, đánh giá thực tiễn về chức năng, nhiệm vụ; vị trí việc làm những người hoạt động không chuyên trách và đề xuất một số giải pháp như: thống nhất tên gọi các chức danh, chuẩn hóa quy trình tuyển dụng, bổ sung quy định về chế độ làm việc, hoàn thiện chính sách đãi ngộ.
- 3 Luận văn thạc sĩ về (2018) “Thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” của Phan Thị Nữ đã tập trung vào các vấn đề: cán bộ không chuyên trách cấp xã, việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã; nội dung các bước trong tổ chức thực hiện chính sách và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã. Tác giả đã đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách tại các phường trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng và qua đó rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Từ đó, xây dựng phương hướng, đề xuất giải pháp và kiến nghị chủ yếu trong việc hoàn thiện thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng hiện nay. Bài báo “Phát huy vai trò cán bộ không chuyên trách cấp xã” của tác giả Quỳnh Hương trên báo Vĩnh Phúc Online (đăng ngày 21/3/2024) đã nhận định rằng đội ngũ hoạt động không chuyên trách là cánh tay nối dài của cấp ủy, chính quyền địa phương, luôn gần dân, sát dân. Trong những năm qua đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã đã phát huy vai trò, trách nhiệm, tích cực đóng góp trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương. Để tạo động lực cho cán bộ không chuyên trách ở cơ sở yên tâm công tác, hiện nay, tỉnh đã ban hành nghị quyết chuyên đề với nhiều chính sách thiết thực giúp đội ngũ cán bộ không chuyên trách yên tâm, gắn bó với công việc. Bài báo “Chế độ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở: Ghi nhận tại Hội An” của tác giả Lê Hiền trên báo Quảng Nam (đăng vào 01/2018) đã nêu lên thực trạng về các chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã với mức phụ cấp thấp, nhưng trách nhiệm công việc cao không khác gì so với cán bộ, công chức cấp xã; bài báo đã đề cập đến những bất cập trong việc đề xuất, xây dựng các quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Bài viết “Người hoạt động không chuyên trách cấp xã cần được quan tâm” của tác giả Đình Kê đăng trên cổng Thông tin điện tử phường Thắng Nhì
- 4 Thành phố Vũng Tàu (ngày 10/4/2024) bài viết đã đề cập đến các chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và đánh giá việc Nghị định 92/2009/NĐ-CP trước đây và Nghị định 33/2023/NĐ-CP hiện nay quy định về tên gọi, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là bước đột phá giải quyết những vấn đề bất cập về số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ và những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở, góp phần rất lớn để nâng cao chất lượng hoạt động và quyền lợi của đội ngũ ở cơ sở. Tuy nhiên xét thực tế trong điều kiện hiện nay vẫn còn một khó khăn, bất cập, thiệt thòi trong quá trình công tác. Nhìn chung các công trình trên đề cập các góc độ khác nhau về thực trạng thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vũ của đội ngũ này. Nhiều giải pháp có tính khả thi, có giá trị cao trong thực tiễn, là cơ sở lý luận và thực tiễn để học viên kế thừa, tiếp thu, bổ sung và tiếp tục nghiên cứu thông qua Đề án này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Đề án. 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Người hoạt động không chuyên trách cấp xã. - Chính sách, nội dung chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. - Thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian Đề án được thực hiện ở cấp xã trên địa bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi về thời gian + Giai đoạn 2020-2023 + Giai đoạn 2024-2030
- 5 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Đề án 4.1.Mục tiêu Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chính sách và thực trạng thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024 đến 2030. 4.2. Nhiệm vụ Phân tích rõ ràng các cơ cở lý luận về chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã hiện nay. Phân tích rõ thực trạng thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2023. Xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024-2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề án được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta quy định về chức danh, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; ngoài ra, còn dựa vào các phương pháp: - Phương pháp điều tra xã hội học: Để đánh giá thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, học viên đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo UBND thành phố Huế, Phòng Nội vụ thành phố Huế, Chủ tịch, Phó Chủ tịch phường, xã về chức danh, số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã hiện nay. Đồng thời, thiết kế bảng hỏi điều tra đánh giá sự hài long của người hoạt động không chuyên trách với các chính sách quy đinh chức danh, số lượng, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đánh giá, thi đua khen thưởng.
- 6 Với quy mô khảo sát cụ thể như sau: trong tổng số 36 phường/xã, với tổng số 387 người, lựa chọn 20 phường, 3 xã, tổng số phiếu phát 120 phiếu, thu về 110 phiếu, các phiếu khảo sát được thực hiện và đánh giá khách quan. - Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Sau khi tiến hành điều tra, thu thập các số liệu có liên quan, tiến hành xử lý các số liệu bằng bảng tính excel và mô tả số liệu bằng biểu đồ. Mục đích là sử dụng các số liệu để phân tích, đánh giá vấn đề cần nghiên cứu. 6. Hiệu quả/lợi ích của Đề án ứng dụng trong thực tiễn Đề án góp phần bổ sung và hoàn thiện hơn các quy định về chức danh, chế độ, chính sách và thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tác giả của Đề án sẽ đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định về chức danh, chế độ, chính sách và việc thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã nói chung và tại thành phố Huế nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu Đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Đề án được kết cầu thành 3 chương cụ thể: Chương 1: Cơ sở khoa học và pháp lý về thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã Chương 2: Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Giải pháp và lộ trình, nguồn lực tổ chức thực hiện Đề án “Thực hiện chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”
- 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ 1.1. Ngƣời hoạt động không chuyên trách cấp xã và chính sách đối với ngƣời hoạt động không chuyên trách cấp xã 1.1.1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã 1.1.1.1. Khái niệm người hoạt động không chuyên trách cấp xã Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 không đề cập đến khái niệm về người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Đồng thời tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn thì chỉ dùng thuật ngữ “Cán bộ không chuyên trách cấp xã” bao gồm: Trưởng Ban Tổ chức đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và 01 cán bộ Văn phòng Đảng ủy; Phó Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Phó Chỉ huy trưởng quân sự; Cán bộ kế hoạch - giao thông - thủy lợi - nông, lâm, ngư nghiệp; Cán bộ lao động - thương binh và xã hội; Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em; Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ; Cán bộ phụ trách đài truyền thanh; Cán bộ quản lý nhà văn hóa; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Phó các đoàn thể cấp xã: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”. Khi Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì sử dụng thuật ngữ “người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” thay cho thuật ngữ “Cán bộ không chuyên trách” theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ. Từ những luận giải và các quy định của pháp luật hiện hành có thể hiểu: Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là những người làm việc tại các
- 8 cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cấp xã và thôn, buôn, tổ dân phố nhưng không phải là cán bộ, công chức cấp xã. Họ được bầu cử vào chức danh hoặc được tuyển chọn ký hợp đồng lao động. 1.1.1.2. Đặc điểm người hoạt động không chuyên trách cấp xã Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã có các đặc điểm như sau: Thứ nhất, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã phần lớn xuất thân và sinh sống tại địa phương, gắn bó với nhau trong sinh hoạt hằng ngày và trong các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, tình cảm. Thứ hai, lực lượng những người không chuyên trách cấp xã đa số có trình độ chuyên môn thấp, ít được đào tạo chính quy, đa phần là trong quá trình làm việc, họ vừa làm vừa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Thứ ba, chế độ và lề lối làm việc của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã chưa chuyên nghiệp, mặc dù có văn bản quy định chức danh song chưa có quy định về nhiệm vụ cụ thể mà những người hoạt động không chuyên trách phải làm liên quan đến từng chức danh, công việc của họ chủ yếu phụ thuộc sự phân công của lãnh đạo chính quyền cấp xã trên cơ sở căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương. Thứ tư, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã là những người trực tiếp làm việc, trao đổi những vấn đề liên quan đến người dân, là cầu nối truyền tải những thắc mắc, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người dân để tham mưu lãnh đạo cấp xã có hướng giải quyết phù hợp nhằm đảm bảo vừa lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật. Thứ năm, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã là đối tượng không được hưởng lương, phụ cấp theo loại xã, thị trấn. Họ chỉ được hưởng phụ cấp hàng tháng bao gồm cả đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Thứ sáu, tính ổn định ở những người hoạt động không chuyên trách cấp xã thấp hơn so với cán bộ chuyên trách cấp xã do công việc của đối tượng này không thường xuyên, liên tục, và số lượng cũng thay đổi, biến động nhiều.
- 9 1.1.1.3. Vai trò của người hoạt động không chuyên trách cấp xã Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ, tăng cường mối quan hệ găn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân như hiện nay, đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã nói riêng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân đề nhân dân biết, thực hiện và quan trọng hơn là tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhân dân để đề xuất lãnh đạo, kiến nghị cấp trên điều chỉnh, bổ sung các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực của chính sách, hiệu quả thực thi của chính sách trong thực tế. Tuy không được quy định nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng như cán bộ chuyên trách cấp xã, chế độ lương cũng không bằng cán bộ cấp xã, nhưng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã cũng có những đóng góp không hề nhỏ trong công tác xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Do đó, những người hoạt động không chuyên trách có vai trò quan trọng không kém đối với lực lượng cán bộ cấp xã. Lực lượng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, tập hợp, vận động, tổ chức nhân dân trong cộng đồng, khu dân cư thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện các phong trào, quy ước, các cuộc vận động tại khu dân cư đạt kết quả. Họ là lực lượng tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước nhanh chóng và hiệu quả nhất đến nhân dân, bên cạnh đó, họ âm thầm cống hiến, đóng góp công sức qua từng việc làm cụ thể như xác minh hộ nghèo, vận động mạnh thường quân ủng hộ quà, học bổng, tiền... để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa,... nhằm giúp đỡ các đối tượng là hộ nghèo, người già neo đơn, khuyết tật, trẻ mồ côi, nghèo hiếu học, nạn nhân chất độc màu da cam,... trên địa bàn xã, phường, thị trấn tại địa phương.
- 10 Đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã còn là một trong những nguồn nhân lực quan trọng tại địa phương và ngoài địa phượng. Bởi vì, lực lượng những người hoạt động không chuyên trách là đội ngũ kế thừa của cán bộ, công chức; môi trường ở cấp xã là một trong những yếu tố quan trọng giúp những người hoạt động không chuyên trách cấp xã phát huy năng lực, thể hiện bản thân, không ngừng phát triển và trưởng thành. Thực tế cho thấy, không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt có tiền thân từ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Mặc dù đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách đóng vai trò quan trọng không kém đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã, nhưng chế độ, chính sách của hai đối tượng này có sự khác biệt rất rõ ràng, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích về chế độ, chính sách của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã đề thấy được những bắt cập trong chế độ, chính sách đối với đối tượng này. 1.1.2. Chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách 1.1.2.1. Khái niệm chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã Ở Việt Nam Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vấn đề chính sách. Theo khoa học chính sách (Policy science), có rất nhiều cách tiếp cận và diễn giải khái niệm khác nhau về chính sách (Policy) và chính sách (Public policy). Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiểu một cách đơn giản: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Từ khái niệm người hoạt động không chuyên trách cấp xã và khái niệm chính sách công có thể hiểu rằng: Chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã là chương trình của các cấp có thẩm quyền đề ra để giải quyết vấn đề liên quan đến người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc phạm vi quản lý của mình.
- 11 1.1.2.2. Nội dung chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã a) Số lượng, chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã Theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số quy định về CBCC cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố [9], số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã: - Loại 1 tối đa 14 người. - Loại 2 tối đa 12 người. - Loại 3 tối đa 10 người. Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Gồm 10 chức danh. - Văn phòng Đảng ủy; - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; - Chủ tịch Hội Người cao tuổi; - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam; - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; - Phó Chủ tịch Hội Nông dân; - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Phụ trách Nhà văn hóa - Đài truyền thanh; - Thủ quỹ. b) Chính sách phụ cấp và chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã Hiện nay, lực lượng cán bộ và công chức khi tham gia làm việc hàng tháng được hưởng tiền lương (là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận; tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác); khác với đối tượng này, khi làm việc, đội ngũ những người hoạt động không
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Thực hiện bộ giải mã Viterbi trên FPGA
124 p | 627 | 175
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
39 p | 129 | 20
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM THỜI KỲ 2004-2005
31 p | 149 | 19
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
62 p | 4 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
68 p | 10 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
85 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, người lao động, từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM
83 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
88 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, từ thực tiễn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
79 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
69 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp: Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở phường (qua thực tiễn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội)
72 p | 1 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
72 p | 1 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
80 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn