Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
lượt xem 4
download
Luận văn "Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai; Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm hoàn thiện việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ QUỲNH NHÂN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH An Khê, tháng 8 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ QUỲNH NHÂN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8380102 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH LY An Khê, tháng 8 năm 2024
- 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề án tốt nghiệp Thạc sĩ định hƣớng ứng dụng chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính với nội dung “Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai” là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân. Các kết quả đƣợc nêu trong đề án do tôi tự nghiên cứu, phân tích một cách khách quan, trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Nhân
- 3 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Các thầy giáo, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Khánh Ly đã tận tình hƣớng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện đề án tốt nghiệp. Chân thành bày tỏ sự biết ơn với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, cổ vũ, khích lệ tinh thần đồng thời tạo sự thuận lợi để tôi hoàn thành việc nghiên cứu, học tập và thực hiện đề án tốt nghiệp của mình. Tôi đã có nhiều nỗ lực, tâm huyết và cố gắng đầu tƣ nghiên cứu để hoàn thành đề án nhƣng chắc chắn đề án sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp và chia sẻ của quý thầy, cô giáo và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Nhân
- 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ ÁN HĐPHPBGDPL: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật PBGDPL: Phổ biến giáo dục pháp luật PBPL: Phổ biến pháp luật THPL: Thực hiện pháp luật HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân HGV: Hoà giải viên UBMTTQVN: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ ÁN Biểu đồ 2.1: Thống kê thành phần tổ địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Biểu đồ 2.2: Thống kê về ì độ địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai... Biểu đồ 2.3: Thống kê vụ việ ực (từ ăm 2021 đến 2023) địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
- 6 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ ÁN ............................................... 5 MỤC LỤC ......................................................................................................... 6 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 9 1. Lý do xây dựng đề án .................................................................................... 9 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 10 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề án .............................................. 12 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án ................................................................. 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 12 6. Hiệu quả/lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn .................................. 13 7. Kết cấu của đề án ........................................................................................ 14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ ................................................................................ 14 1.1. Khái quát chung về thực hiện pháp luật về h a giải ở cơ sở ................... 14 1.1.1. Khái niệm, đặ đ ểm thực hiệ uật về i ở ơ sở.............. 14 1.1.2. Nguyên tắc thực hiệ uậ ề i ở ơ sở ............................. 18 1.1.3. Vai trò thực hiện pháp luật ề i ở ơ sở.................................... 20 1.2. Nội dung thực hiện pháp luật về h a giải ở cơ sở.................................... 22 1.2.1. Về chủ thể hòa gi i ở ơ sở ................................................................... 22 1.2.2. Về phạm vi hòa gi i ở ơ sở .................................................................. 22 1.2.3. Quy trình, thủ tục tiến hành hòa gi i ở ơ sở ....................................... 24 1.2.4. Nội dung tổ chức thực hiện ................................................................... 27 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở ........ 30 1.3.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 30 1.3.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 31
- 7 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI ...................... 32 2.1. Các yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về hoà giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê........................................................... 32 2.1.1. Đ ều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................... 32 2.1.2. Yếu tố ười ................................................................................... 33 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về hoà giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê .................................................................................................................. 34 2.2.1. Cô ã đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về hòa gi i ở ơ sở ................................................................................................................ 34 2.2.2. Công tác tuyên truyền, PBGDPL .......................................................... 35 2.2.3. Xây dự ươ ì , à ệu triển khai thực hiện pháp luật về hòa gi i ở ơ sở ...................................................................................................... 37 2.2.4. Xây dựng, phát triể độ ũ ực hiện pháp luật về hòa gi i ở cở sở 37 2.2.5. B đ m đ ều ện thực hiện ................................................................. 43 2.2.6. Kiểm ,đ ệc thực hiệ ………………….…..……..…………..46 2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện pháp luật về h a giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê...................................................................................... 45 2.3.1. Kết qu đạ được ................................................................................... 45 2.3.2. Tồn tại, hạn chế ..................................................................................... 46 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ............................................. 48 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI ……………………..…………......................……..49 3.1. Giải pháp chung ....................................................................................... 49 3.2. Giải pháp cụ thể ....................................................................................... 50 KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
- 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59
- 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Hòa giải ở cơ sở là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hoạt động dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và pháp luật, đóng vai tr cầu nối cho tình làng nghĩa xóm, sợi dây gắn kết cộng đồng, mang đến sự hòa hiếu, hòa thuận trong Nhân dân, đã đƣợc thể chế hóa thành pháp luật. Vì vậy, thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở sẽ giúp ổn định trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Với tầm nhìn chiến lƣợc, Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến công tác hòa giải ở cơ sở, coi đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Nhiều văn bản đƣợc ban hành nhằm chỉ đạo tổ chức triển khai hoạt động hòa giải ở cơ sở nhƣ: Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25/12/1998 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở… Các vấn đề về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở đƣợc quy định đầy đủ và đồng bộ trong hai văn bản pháp luật này. Tuy nhiên, sau hơn 13 năm thi hành, Pháp lệnh và Nghị định nêu trên cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế và không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì vậy, ngày 20/6/2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Hòa giải ở cơ sở. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Luật Hòa giải ở cơ sở đƣợc thực thi là cần thiết nhằm điều chỉnh hoạt động hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi mà các mâu thuẫn và tranh chấp trong Nhân dân ngày càng tăng và rất đa dạng, đồng thời giảm bớt các vụ việc phải giải quyết tại Toà án hoặc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, tiết kiệm thời gian, chi phí cho Nhà nƣớc và ngƣời dân.
- 10 Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong việc đảm bảo sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thời gian qua, UBND thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phƣờng tăng cƣờng tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở. Chính vì thế, hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả nổi bật. Việc củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đảm bảo thành phần, số lƣợng theo quy định. Đội ngũ h a giải viên thƣờng xuyên đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng kỹ năng, cập nhật kiến thức pháp luật. Tỷ lệ số vụ, việc hòa giải thành mỗi năm đều tăng. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, nhƣ hòa giải còn mang tính hình thức, chƣa thể hiện đầy đủ và đúng nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; một số cơ quan, đơn vị còn xem nhẹ và chƣa nhìn nhận sâu sắc về tầm quan trọng của công tác này đối với đời sống xã hội nên thiếu sự quan tâm đúng mức, chƣa bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nƣớc về hòa giải phải kiêm nhiệm nhiều việc, một số hòa giải viên chƣa mạnh dạn tham gia hòa giải, còn né tránh, ngại va chạm… Với mong muốn hoàn thiện các vấn đề về hòa giải ở cơ sở, tác giả đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài "Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai" làm đề án định hƣớng ứng dụng. Qua nghiên cứu trên, tác giả kỳ vọng sẽ đƣa ra những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện việc THPL về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học bàn đến THPL về hòa giải ở cơ sở đã đƣợc công bố nhƣ: luận văn, đề tài nghiên cứu
- 11 khoa học, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín. Ngoài ra, còn có một số công trình khác nhƣ các sách, tài liệu chuyên ngành, báo cáo tổng kết, một số tài liệu tuyên truyền, phổ biến cũng đề cập đến nội dung này, cụ thể: - Những nộ du ơ b n của Luật Hòa gi i ở ơ sở, Nhà xuất bản Tƣ pháp, Hà Nội, 2013. - Đặ san u u ề uật số 6/2014, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014. - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2014), Thực hiện Luật Hòa gi i ở ơ sở số u đề tháng 7/2014, Hà Nội. - Tài liệu bồi dƣỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở dành cho đội ngũ h a giải viên, Bộ Tƣ pháp, Hà Nội, 2020. - Làm tốt công tác hòa gi i ở ơ sở là góp phần xây dựng ý thức ượng tôn pháp luật trong cộ đồ dâ ư, Trang thông tin về phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tƣ pháp, 2021. - Trần Thị Hồng Phƣợng, Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, 2017. - Nguyễn Ngọc Hiền (2020), Hoạt động hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Bình Định, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Khoa học xã hội. Nhìn chung, các nghiên cứu, bài viết nêu trên tập trung đề cập đến triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc. Thời gian qua, chƣa có bài viết chuyên sâu về việc THPL hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Do đó, để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp
- 12 luật về hòa giải ở cơ sở và nâng cao hiệu quả thực thi trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp là rất cần thiết. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề án tập trung nghiên cứu về hoạt động THPL về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề án này, chỉ tập trung khảo sát thực tiễn tại các xã, phƣờng trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai từ năm 2021 đến năm 2023. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 4.1. Mục tiêu của đề án: Bằng cách phân tích lý luận và thực tiễn trong việc THPL về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, nghiên cứu này nhằm đề xuất các giải pháp bảo đảm hoàn thiện việc THPL về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 4.2. Nhiệm vụ của đề án: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề án đặt ra các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: - Một số vấn đề có liên quan đến việc THPL về hòa giải ở cơ sở, từ đó phân tích và làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc THPL về hòa giải ở cơ sở. - Phân tích và đánh giá thực trạng THPL về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. - Đƣa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm hoàn thiện việc THPL về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề án đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: nghiên
- 13 cứu văn bản, khảo sát thực tế, thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp thực trạng THPL về hòa giải ở cơ sở trong những năm qua tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. - Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản: trên cơ sở các nguồn thông tin có sẵn nhằm phân tích, khai thác và sử dụng các thông tin liên quan và kết hợp với việc nghiên cứu các văn kiện của Đảng, luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, các công trình nghiên cứu, các báo cáo tổng kết và hồ sơ một số vụ việc đã đƣợc các tổ hòa giải trên địa bàn thị xã An Khê tiến hành hòa giải từ năm 2021 đến năm 2023. - Phƣơng pháp khảo sát thực tế, thống kê: đề án đã thu thập số liệu qua khảo sát thực tế tại 11/11 xã, phƣờng trên địa bàn thị xã An Khê, thống kê số liệu từ các báo cáo và trình bày dƣới dạng biểu đồ, qua đó giúp thể hiện rõ hơn quá trình THPL về hòa giải ở cơ sở tại địa phƣơng. - Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp thực trạng công tác THPL về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, từ đó tìm kiếm cơ sở để đề xuất các giải pháp bảo đảm hoàn thiện THPL về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. 6. Hiệu quả/lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn Đề án đã đánh giá đầy đủ về thực trạng THPL về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở phát hiện những tồn tại, hạn chế, vƣớng mắc để đề xuất một số giải pháp bảo đảm hoàn thiện việc THPL về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Những giải pháp đƣa ra góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc, hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở, khắc phục hạn chế còn tồn tại trong quản lý Nhà nƣớc, ý thức chấp hành của một bộ phận công chức và Nhân dân đối với công tác này.
- 14 7. Kết cấu của đề án Đề án gồm có phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung của đề án gồm 3 chƣơng. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và pháp lý THPL về hòa giải ở cơ sở Chƣơng 2: Thực trạng THPL về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp bảo đảm hoàn thiện việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ 1.1. Khái quát chung về thực hiện pháp t ề h a giải cơ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện ph p uật về h a iải ở cơ sở 1.1.1.1. Khái niệm Tƣơng tự pháp luật về các lĩnh vực khác nhƣ hộ tịch, hôn nhân và gia đình, đất đai, dân sự, … pháp luật về hòa giải ở cơ sở cũng là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật nƣớc ta. Trƣớc tiên, cần tìm hiểu rõ ràng về bản chất của hòa giải, hòa giải ở cơ sở, pháp luật về hòa giải ở cơ sở qua đó làm sáng tỏ khái niệm THPL về hòa giải ở cơ sở. Có nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải tùy theo mỗi cách tiếp cận khác nhau. Một số nhà làm luật coi hòa giải là một trình tự, nguyên tắc, thủ tục để giải quyết các vụ án nhƣ: dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động,… của Tòa án và cho rằng hòa giải là chế định pháp luật về hòa giải. Còn đối với các nhà thực tiễn thì hòa giải là hành động thuyết phục các bên xóa bỏ những mâu thuẫn, tranh chấp. Theo Từ điển Luật học, hòa giải là: “Tự chấm dứt việc xích mích, tranh chấp giữa các bên bằng sự ươ ượng vớ u ặ u sự trung gian của mộ ười khác” [25, tr.208]. Quan niệm này thiếu sự phân biệt rõ ràng
- 15 giữa phƣơng thức thƣơng lƣợng tự giải quyết và phƣơng thức hòa giải, dẫn đến việc đồng nhất vai trò của ngƣời trung gian và ngƣời hòa giải. Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1995 thì hòa giải đƣợc hiểu là “ à u ết phụ b đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa” [26, tr.430]. Quan niệm này nêu bật phƣơng thức và mục đích của hòa giải nhƣng chƣa làm sáng tỏ bản chất và nội dung sâu sắc của nó. Từ những quan niệm về các loại hình hòa giải có thể hiểu hòa gi i là quá trình gi i quyế xu đột, mâu thuẫn hoặc tranh chấp giữa các bên, trong đó ó sự tham gia của một bên thứ ba làm trung gian nhằm hỗ trợ các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận gi i quyế được những tranh chấp, bấ đồng một cách ổn thỏa. Hòa giải ở cơ sở là quá trình giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra tại cộng đồng dân cƣ. Đây là một phƣơng pháp giải quyết xung đột thông qua sự thƣơng lƣợng, đàm phán và tìm kiếm sự đồng thuận giữa các bên có mâu thuẫn, tranh chấp. Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định tại Khoản 1 Điều 2: “Hòa gi i ở ơ sở là việc HGV ướng dẫ , ú đỡ b đạ được thỏa thuận, tự nguyện gi i quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luậ u định của Luậ à ”. Nhƣ vậy, hòa giải ở cơ sở có thể hiểu là việc HGV giúp đỡ, định hƣớng cho các bên đạt đƣợc thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những mâu thuẫn, tranh chấp nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cụm dân cƣ. Hoạt động hòa giải đƣợc thông qua các HGV ở các tổ hòa giải. Pháp luật về hòa giải ở cơ sở thƣờng đƣợc thiết lập để tạo ra một cơ sở pháp lý cho việc giải quyết xung đột và mâu thuẫn tại cộng đồng. Pháp luật về hòa giải ở cơ sở thƣờng đề cập đến quy định và quy trình hòa giải giữa các
- 16 bên trong một cộng đồng cụ thể hoặc giữa các bên có mối quan hệ pháp lý. Đây thƣờng là một phƣơng pháp giải quyết tranh chấp không cần thông qua hệ thống tƣ pháp truyền thống. Trong một số quốc gia, pháp luật về hòa giải ở cơ sở có thể đƣợc định nghĩa bởi các quy định pháp luật cụ thể về quy trình hòa giải, vai trò của các bên tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong quá trình hòa giải. Nó cũng có thể bao gồm việc xác định vai trò của các tổ chức hoặc cá nhân đóng vai tr ngƣời trung gian trong quá trình hòa giải. Tóm lại, p uậ ề i ở ơ sở là toàn bộ các quy phạm pháp luật được ban hành bởi ơ u N à ước có thẩm quyền nhằm đ ều ỉnh các quan hệ xã hộ s hoạ động hòa gi i ở ơ sở. THPL là quá trình hiện thực hóa pháp luật, làm rõ nét, phát huy những giá trị của pháp luật trong thực tế cuộc sống. Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về THPL. Theo các giáo trình Lý luận Nhà nƣớc và pháp luật của từng đơn vị nhƣ Trƣờng Đại học Luật Hà Nội định nghĩa: “THPL là hoạ động có mụ đí nhằm hiện thự ó u định của pháp luật, làm cho chúng đ à uộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luậ ” [24, tr.468]. Theo giáo trình Lý luận chung về Nhà nƣớc và pháp luật của Học viện Hành chính Quốc gia: THPL là hoạt động, là quá trình làm cho những quy tắc của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Từ những định nghĩa đã nêu, việc THPL đƣợc hiểu là hoạt động mang tính chủ động, có mục đích nhằm biến những yêu cầu của pháp luật thành hiện thực trong đời sống xã hội. Đây là hành vi thực tế, hợp pháp do các chủ thể pháp luật thực hiện, góp phần cụ thể hóa những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống.
- 17 THPL đề cập đến việc áp dụng và tuân thủ các quy định và nguyên tắc đƣợc đặt ra trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy định pháp luật, các quy định hành chính và các quy định về hành vi cụ thể đƣợc quy định trong pháp luật. Quá trình THPL chính là nền tảng để xây dựng một xã hội trật tự, công bằng, nơi quyền lợi của mỗi cá nhân đƣợc tôn trọng và bảo vệ. Để pháp luật về hòa giải ở cơ sở đi vào cuộc sống đ i hỏi phải đƣa những quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở vào những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Tóm lại, THPL về hòa gi i ở ơ sở là quá trình hoạ động mang tính chủ động, có mụ đí àm ững quy định pháp luật về hòa gi i ở ơ sở thành hiện thự đời sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm góp phần gi i quyết vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong Nhân dân. 1.1.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở THPL về hòa giải ở cơ sở có các đặc điểm sau: - Là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp giữa các bên. - Chủ thể trong quan hệ hòa giải phải chính là các bên mâu thuẫn, tranh chấp. Kết quả hòa giải thành hay không thành phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên có tìm ra đƣợc giải pháp giải quyết tranh chấp không. - Các bên tranh chấp cần một bên trung gian hòa giải là bên thứ ba trung lập, giúp mong muốn của các bên đƣợc thỏa thuận, thống nhất để tìm ra hƣớng giải quyết, chấm dứt bất đồng, xung đột. - Nội dung thỏa thuận của các bên tranh chấp thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp, không đƣợc trái với quy định của pháp luật, phù hợp đạo đức xã hội, không xâm phạm lợi ích của nhau hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nƣớc hoặc ngƣời thứ ba. Nếu nội dung thỏa thuận đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì không đƣợc công nhận.
- 18 1.1.2. Nguyên tắc thực hiện ph p uật về h a iải ở cơ sở Nguyên tắc THPL về hòa giải ở cơ sở là các quy định, các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền phải tuân thủ một cách nghiêm túc khi thực hiện quá trình hòa giải giữa các bên tranh chấp. Luật Hòa giải ở cơ sở xác định các nguyên tắc quan trọng, cần nhấn mạnh trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, cụ thể: - Nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của h a giải ở cơ sở. Bản chất của h a giải ở cơ sở là thuyết phục các bên tranh chấp tìm đƣợc tiếng nói chung từ đó các bên thoả thuận trên cơ sở tự nguyện. HGV phải nắm bắt đƣợc tâm lý của những ngƣời đang có mâu thuẫn, tranh chấp để có thể dẫn dắt họ tìm kiếm tiếng nói chung bởi vì khi đó giữa họ đều có những lý lẽ riêng, ai cũng tự cho là mình đúng và không chấp nhận lý lẽ của đối phƣơng. Khi tiến hành h a giải, HGV đóng vai tr "ngƣời dẫn dắt", giúp các bên bình tĩnh, tỉnh táo để nhận thức rõ bản chất sự việc, phân biệt đúng sai một cách khách quan. Một khi họ hiểu đúng vấn đề và thông cảm cho nhau thì họ mới tự nguyện cùng nhau giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp đó. - Nguyên tắc bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán của Nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, d ng họ và cộng đồng dân cƣ; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, ngƣời khuyết tật và ngƣời cao tuổi. Nguyên tắc này đóng vai tr quan trọng, không thể thiếu trong quá trình hòa giải đồng thời là cách thức hữu hiệu để đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đi vào cuộc sống. Qua đó, góp
- 19 phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, tăng cƣờng tình đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái trong cộng đồng dân cƣ. Ngoài ra, việc hòa giải ở cơ sở phải đặc biệt quan tâm tới quyền và lợi ích của các đối tƣợng ƣu tiên nhƣ trẻ em, phụ nữ, khuyết tật và ngƣời cao tuổi. Để thực hiện nguyên tắc này, HGV phải nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Trƣớc hết, cần nắm vững quy định pháp luật liên quan đến công tác hòa giải nhƣ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hành chính và pháp luật hình sự… - Nguyên tắc công khai, khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tƣ của các bên. Đây là nguyên tắc bảo đảm công tác hòa giải ở cơ sở thành công, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, phát huy những truyền thống, đạo lý tốt đẹp trong cộng đồng dân cƣ, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. HGV là ngƣời giữ “chìa khóa bí mật” thông tin về đời tƣ của các bên tranh chấp. Vì vậy, HGV phải giữ kín những thông tin thầm kín về đời tƣ của họ mà họ đã chia sẻ cho mình biết. - Nguyên tắc tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích công cộng. Nguyên tắc này đƣợc áp dụng cho mọi loại hình h a giải vì nó mang tính pháp lý cao. Đối với h a giải tại cơ sở, các tranh chấp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày liên quan đến sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nƣớc sinh hoạt,… thƣờng liên quan đến nhiều ngƣời khác ngoài các bên tranh chấp, do đó tổ h a giải không thể vì mục đích đạt đƣợc h a giải thành mà làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác. Do đó, hoạt động h a giải cần tuân thủ nguyên tắc này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
68 p | 10 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
71 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
65 p | 5 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã – từ thực tiễn Phường 8, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên từ thực tiễn thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
74 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, người lao động, từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
85 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã từ thực tiễn huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
78 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM
83 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
88 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
64 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
69 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn