Đề án tốt nghiệp: Thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
lượt xem 0
download
Đề án "Thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về lý luận của thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ, đề án sẽ đi sâu làm rõ và đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ KIM TUYỀN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA CÔNG VỤ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TÂY NINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾP PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Tây Ninh, tháng 9 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ KIM TUYỀN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA CÔNG VỤ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TÂY NINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾP PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ : 8380102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN TIẾN HIỆP Tây Ninh,tháng 9 năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đề tài “Thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh” là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các số liệu và kết quả nêu trong đề án là trung thực. Những kết luận khoa học của đề án là hoàn toàn mới. Tác giả Lê Thị Kim Tuyền
- LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu, tài liệu thì tác giả cũng đã hoàn thành được Đề án đúng theo thời gian quy định. Đạt được những kết quả như vậy tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của tác giả đến toàn thể Ban lãnh đạo Học viện, các giảng viên bộ môn khoa Nhà nước pháp luật và các thầy cô ở Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã tận tình chia sẽ những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học vừa qua. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn đến TS. Nguyễn Tiến Hiệp, đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành Đề án Thạc sỹ Luật Hành chính và Luật Hiến pháp đúng thời gian quy định. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành cùng các phòng Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành đã tạo điều kiện để tác giả có được các số liệu, tài liệu trong suốt thời gian làm Đề án này. Bản thân đã ra sức cố gắng để hoàn thiện Đề án, nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả cũng mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp cũng như những chỉ dẫn cao quý của các quý cô, thầy để giúp tác giả hoàn thiện hơn nữa Đề án của mình. Tác giả Lê Thị Kim Tuyền
- DANH MỤC KÝ HIỆU,CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tên đầy đủ 1 CBCC Cán bộ, công chức 2 UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên Nội dung Trang 1 Bảng 1 Đánh giá của công dân về thái độ phục vụ của cán bộ, 31 công chức tại bộ phận một của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh 2 Bảng 2 Ý kiến đánh giá cán bộ công chức bộ phận một cửa tại Ủy 33 ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .................................................................................................. Lời cảm ơn...................................................................................................... Danh mục các từ viết tắt ................................................................................. Danh mục các bảng ......................................................................................... Mục lục ........................................................................................................... A. PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................1 1. Lý do xây dựng đề án ................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề án ......................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................4 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Đề án ...................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................5 6. Lợi ích của Đề án ứng dụng trong thực tiễn ..............................................5 7. Kết cấu của đề án ......................................................................................6 B. PHẦN NỘI DUNG: ……………………………………………………. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA CÔNG VỤ 1. 1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Văn hóa công vụ ........................7 1.1.1 Khái niệm văn hóa, công vụ và văn hóa công vụ ...............................7 1.1.2 Đặc điểm của văn hóa công vụ ..........................................................7 1.1.3 Vai trò của văn hóa công vụ: .............................................................8 1.2. Khái niệm, nội dung, hình thức và vai trò thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ ..................................................................................................9 1.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ:. ..........................9 1.2.2. Nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ ............9 1.3 .Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ ....... 16 1.3.1. Yếu tố bảo đảm về chính trị ............................................................ 16 1.3.2. Yếu tố bảo đảm về quản lý ............................................................. 16 1.3.3. Yếu tố bảo đảm về kinh tế .............................................................. 17
- 1.3.4 .Yếu tố bảo đảm về Văn hóa- xã hội ................................................ 17 1.3.5. Yếu tố bảo đảm về nguồn nhân lực ................................................. 17 Tiểu kết chương 1 ................................................................................... 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA CÔNG VỤ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TÂY NINH ................................................................................................ 20 1. Khái quát về các đặc điểm của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay ..................................................................................... 20 1.1. Tình hình kinh tế- xã hội .................................................................. 20 1.2. Tổ chức bộ máy đội ngũ cán bộ công chức ....................................... 21 2. Thực trạng thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành .................................................................................... 20 2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg ............................................................................................. 22 2.2. Công tác chỉ đạo, ban hành văn bản triển khai thực hiện Quyết định số 1847/QĐ-TTg ............................................................................................ 23 2.3 Về công tác tổ chức thực hiện............................................................ 24 3. Kết quả và nguyên nhân của những kết quả đạt được của thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay ..................................................................................... 25 3.1. Kết quả đạt được của thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay .................................. 25 3.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được ......................................... 40 4. Những tồn taị, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay .................................................................. 42 4.1. Những tồn taị, hạn chế của thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay ..................... 42 4.2. Nguyên nhân của những tồn taị, hạn chế của thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay47 Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 52
- CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA CÔNG VỤ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TÂY NINH: .................................................................... 53 1. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay .............. 53 1.1. Giải pháp bảo đảm về chính trị trong thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ ....................................................................................................... 53 1.2. Hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật về văn hóa công vụ ....... 53 1.3. Giải pháp bảo đảm về kinh tế trong thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ ................................................................................................................ 54 1.4. Giải pháp bảo đảm về Văn hóa – xã hội trong thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ................................................................................................. 54 1.5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chứ trong đó chú trọng đổi mới nhận thức và tư duy của cán bộ công chức và nhân dân ........ 58 1.6. Thường xuyên kiểm tra thanh tra việc thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ đối với cán bộ công chức đang thực thi nhiệm vụ .......................... 60 2. Kế hoạch thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại UBND huyện Châu Thành .............................................................................................. 62 2.1. Nội dung thực hiện ............................................................................ 62 2.2. Cơ quan thực hiện.............................................................................. 63 2.3. Kinh phí thực hiện ............................................................................. 63 2.4. Thời gian thực hiện............................................................................ 63 Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 65 Kết luận .................................................................................................... 66 Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................... 68
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án: Văn hóa công vụ có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một cơ quan, đơn vị hay một nền hành chính nói chung. Văn hóa công vụ góp phần đảm bảo trong việc thực thi công vụ, tạo lập uy tín của một quốc gia, một địa phương, một ngành. Tuy nhiên, văn hóa công vụ không phải lúc nào cũng song hành trong nền hành chính với đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, lại càng không phải là một công trình xây dựng hoành tráng mà văn hóa công vụ chính là hệ thống các giá trị về đạo đức, trách nhiệm, chuyên nghiệp, minh bạch, kỷ luật, ngôn ngữ, hành vi ứng xử hằng ngày… của những cán bộ, công chức trong các mối quan hệ giữa cơ quan công quyền với tổ chức, công dân. Trong cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước thì Đảng và Nhà nước đã lấy cải cách hành chính nhà nước làm trọng tâm đổi mới. Qua những kết quả đạt được từ việc các chương trình tổng thể của cải cách hành chính nhà nước từ những năm 2001-2010, từ năm 2011-2020, từ năm 2021-2030 . Tất cả nhằm ” hiện thực hóa quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, trong đó chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực và phẩm chất. Trên địa bàn huyện Châu Thành , nhiệm vụ cải cách hành chính tuy bước “ đầu thu được kết quả, có những chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Song, nguyên nhân quan trọng là do chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, để phát triển bền vững, UBND huyện Châu Thành còn nhiều việc cần phải làm, trong đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở các cơ quan quản lý nhà nước. Một trong những vấn đề trong quá trình thực hiện cải cách hành chính cần phải làm đó là, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là thực hiện nghiêm pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh. 1
- Hòa chung nhịp đập của tỉnh Tây Ninh, huyện Châu Thành trong thời gian tới tiếp tục trên đà phát triển, xét theo xu thế đó, vấn đề xây dựng, thực hiện và hoàn thiện pháp luật về văn hóa công vụ đối với cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân huyện là hết sức cần thiết. Xuất phát từ lý do đó, học viên lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh” để làm Đề án thạc sỹ Luật học của mình với mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ cần thiết với UBND huyện Châu thành, tỉnh Tây Ninh, mà còn có ý nghĩa đóng góp thiết thực đối với việc thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ trên phạm vi cả nước. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề án: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ. Các tác giả của Trường Đại học Luật Hà Nội trong “Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật” [17], Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội trong “Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật”[36]; Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu trong “Lý luận nhà nước và pháp luật”[52]; Trương Hồ Hải và tập thể tác giả trong giáo trình Trung cấp lý luận chính trị “Nội dung cơ bản về nhà nước và pháp luật Việt Nam” [27]. Từ đó có thể đưa ra khái niệm về thực hiện pháp luật như sau: là hành vi xử sự của các chủ thể trong xã hội theo yêu cầu của pháp luật, là sự tổng hợp các hoạt động có mục đích của các cơ quan, các tổ chức, các cá nhân, nhẳm đưa pháp luật đi vào đời sống. T4 hình thức: chấp hành pháp luật, áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật và sử sụng pháp luật. Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại ủy ban nhân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay. Cuốn sách “Đạo đức trong nền công vụ” nhóm nhà nghiên cứu Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo đã có những phân tích sâu sắc khi bàn 2
- đến các nguyên tắc xây dựng đạo đức công chức. Với tư cách là những người hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tổ chức và cán bộ của Việt Nam, các tác giả đã biên soạn cuốn sách trên cơ sở các bài viết và tham luận của các đại biểu từ các nước ASEAN tham dự Hội thảo quốc tế “Đạo đức trong nền công vụ” tại Hà Nội vào ngày 31 tháng 5 năm 2001. Các tác giả đã nhấn mạnh đến những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng đạo đức công chức, trong đó, nhấn mạnh rõ đặc điểm dân tộc và tính giai cấp của vấn đề đạo đức. Đặc biệt, trong tài liệu này, nhóm tác giả đã cố gắng đưa ra những quy định về chuẩn mực đạo đức người công chức trong nền công vụ với năm nguyên tắc cơ bản: về phẩm chất chính trị, về năng lực quản lý, trình độ và khả năng chuyên môn, về hiệu quả công tác. Những thông tin mà cuốn sách đưa lại là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn đề đạo đức công vụ, trong đó có học viên [22]. Các tác phẩm không nghiên cứu trực diện vấn đề thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ công chức nhưng đã gợi mở học viên rất nhiều nội dung liên quan đến thực trạng và đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ. Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay. Bàn về đạo đức trong thực thi công vụ, nhà nghiên cứu Ngô Thành Can trong cuốn “Đạo đức công chức trong thực thi công vụ” viết: “Gốc của Tổ quốc là Nhân dân. Nhân dân là người sáng tạo, xây dựng và bảo vệ sự tồn vong của Tổ quốc. Do đó, yêu Tổ quốc, yêu nước là yêu Nhân dân. Thực hiện công vụ là phục vụ Nhân dân”[5, tr.202]. Tác giả khẳng định, “Đạo đức cao nhất của mỗi công chức là sống, làm việc vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Mỗi công chức biết kế thừa truyền thống đạo đức của dân tộc và coi đó là yếu tố nội sinh. Qua những phân tích sâu sắc về đạo đức công vụ, sáng kiến nâng cao 3
- đạo đức công vụ, công chức ở một số nước trên thế giới, tác giả đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những giải pháp này rất có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu của học viện. Trong cuốn “Một số vấn đề về tham nhũng và những nội dung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018" của tác giả Đinh Văn Minh. Nội dung cuốn sách được tác giả trình bày với 3 phần, từ khía cạnh lý luận với những phân tích, bình giải chuyên sâu về các khái niệm, định nghĩa về tham nhũng cho đến lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về phòng chống tham nhũng, đồng thời tác giả cũng trình bày một số quy định cơ bản về phòng chống tham nhũng theo quy định pháp luật hiện hành. Cuốn sách đã gợi mở cho học viên về nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, từ đó tìm ra giải pháp cho đề án [40]. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh - Phạm vi nghiên cứu “ Phạm vi về không gian: trên địa bàn Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh các năm 2018, 2019, 2020, 2021,2022,2023 đặc biệt là từ khi Thủ tướng ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ . ” 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Đề án Dựa trên những nghiên cứu về lý luận của thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ, đề án sẽ đi sâu làm rõ và đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện 4
- nay. Để từ đó đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay và trong thời gian tới. - Nhiệm vụ Một là, nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay. Ba là, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay và trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề án vận dụng các phương pháp thu thập, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và nghiên cứu tài liệu thứ cấp, quan sát tìm hiểu thông tin, tài liệu khoa học có liên quan nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu Đề án. Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên các tài liệu, các báo cáo thu thập, đánh giá thực trạng, phân tích thông tin sơ cấp, thứ cấp và chọn lọc những nội dung cần thiết đưa vào Đề án. 6. Lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn: - Đề án làm sáng tỏ cơ sở lý luận về văn hóa công vụ , phân tích và làm sáng tỏa thực trạng việc thực hiện văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay cũng như trong thời gian tới. - Đề án góp phần đưa ra những giải pháp thật hữu ích và thật cần thiết nhất trong việc thực hiện pháp luật văn hóa công vụ.Qua đó cũng nhằm góp phần quan trọng cho tấ cả các cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về văn hóa công vụ, cũng nhằm nâng cao chất lượng chất lượng thực hiện các dịch vụ công tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh. 5
- Ngoài ra đề tài cũng góp phần rất hữu ích và cũng là nguồn tài liệu hết sức cần thiết quý báo cho người làm công tác giảng dạy về văn hóa công vụ. 7. Kết cấu của đề án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo nội dung của đề án gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ. Chương 2. Thực trạng thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay. Chương 3. Quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh hiện nay. 6
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA CÔNG VỤ 1.1. Khái quát về Văn hóa công vụ và pháp luật về văn hóa công vụ 1.1.1. Khái niệm văn hóa công cụ Văn hóa công vụ : “là hệ thống chuẩn mực, giá trị, niềm tin, được hình thành trong quá trình xây dựng và thực thi công vụ, tác động đến hành vi và lề lối làm việc, cách ứng xử của cán bộ, công chức thực thi công vụ, có khả năng lưu truyền và ảnh hưởng tới chất lượng công vụ”. 1.1.2. Đặc điểm của văn hóa công vụ Thứ nhất, văn hóa công vụ phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh, mục tiêu chính của tổ chức và phục vụ lợi ích của nhà nước, nhâ dân và xã hội. Văn hóa công vụ là một thành tố của văn hóa chính trị, là sự biểu hiện của văn hóa chính trị trong hoạt động quản lý nhà nước. Văn hóa công vụ hướng đến mục tiêu cao nhất là phục vụ nhân dân. Thứ hai, văn hóa công vụ là văn hóa trong sử dụng quyền lực nhà nước. Văn hóa công vụ được thể hiện trong các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan công quyền. Chính vì vậy các biểu hiện lạm quyền, lộng quyền, hách dịch đều là biểu hiện của phản văn hóa công vụ. Thứ ba, là văn hóa của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Văn hóa công vụ là một trong những nội dung cấu thành văn hóa xã hội. Đi đôi với việc xây dựng nền văn hóa công vụ thì đồng thời cũng là việc cần thiết để xây dựng văn hóa cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng ổn định và có hiệu quả hơn. Thứ tư, văn hóa công vụ đòi hỏi tính sáng tạo trong hoạt động thực thi công vụ. Do hoạt động công vụ đối diện với hàng loạt các vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề chưa có tính quy luật đòi hỏi nền công vụ phải sáng tạo trong quá trình quản lý. 7
- 1.1.3. Vai trò của văn hóa công vụ Thứ nhất, đối với hiệu quả thực thi công vụ Biết cách sử dụng các nguồn lực đúng cách và hợp lý nhất, không những mang lại những kết quả khả quan nhất mà còn mang lại nhiều kết quả thiết thực, với việc sử dụng những năng suất lớn,việc so sánh và đối chiếu sẽ mang lại nhiều kết quả thiết thực hơn nữa, việc thực hiện với năng suất lớn, đối chiếu và so sánh các kết quả có được với các nguồn lực đã sử dụng trước đó, từ đó có thể đánh giá các kết quả có được đúng các nguồn lực đó, với mức chi phí ít nhất. Văn hóa công vụ xuất phát từ con người, quản lý công cũng là từ con người. Như vậy, trong quản lý xác định được gốc rễ của vấn đề sẽ đem lại thành công. Thứ hai, đối với đạo đức, trách nhiệm công vụ Văn hóa công vụ có tác động rất lớn đến đạo đức, trách nhiệm công vụ của người cán bộ, công chức, viên chức. Giữa hai yếu tố này có sự giao thoa , bổ sung cho nhau. Trong hoạt động công vụ, cán bộ, công chức, viên chức thực thi trên cơ sở các quy định của pháp luật. Có thể khẳng định , văn hóa “ công vụ đóng vai trò quan trọng trong sự tác động đến đạo đức và trách nhiệm công vụ: Một là, muốn xây dựng một nền hành chính hiệu quả, vì nhân dân phục vụ, tất cả đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân thì phải bắt đầu từ yếu tố cội nguồn là văn hóa công vụ . Văn hóa giúp mỗi người sống đẹp hơn, nhân văn ” hơn, sống vì người khác, vì cộng đồng. Hai là, văn hóa công vụ góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch vững mạnh . Văn hóa công vụ thể hiện ở bên trong mỗi con người, vì vậy, trình “ độ văn hóa công vụ càng cao, mỗi chủ thể càng thể hiện đẹp hơn trong cách giao tiếp, ứng xử, trong mỗi cử chỉ, hành động. Họ tự thấy mình cần làm gì, điều gì đúng, điều gì sai, cái gì tốt, cái gì xấu, điều đó sẽ giúp cho nền hành chính trong sạch hơn, vững mạnh hơn . Một giá trị rất cơ bản trong văn hóa ” 8
- công vụ là yếu tố trung thực, khách quan, được thể hiện ở trong cách thực hiện và kết quả thực thi công vụ. Thứ ba, vai trò của văn hóa công vụ với cải cách hành chính . Cải cách “ hành chính, xét cho cùng là sự thay đổi trong nhận thức, hành vi, thái độ, lề lối thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Những giá trị, chuẩn mực của nền công vụ chưa được thấm nhuần trong hoạt động công vụ, trong từng hành vi công vụ thì cải cách hành chính chưa thực sự tới đích. Nếu chủ thể không ý thức được tầm quan trọng của văn hóa công vụ thì đây có thể là yếu tố kìm hãm công cuộc cải cách hành chính . ” 1.2. Thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ 1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ Thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy phạm pháp luật về văn hóa công vụ đi vào cuộc sống thực tiễn nhằm điều chỉnh những hành vi, tinh thần, thái độ làm việc, ứng xử, chuẩn mực trong giao tiếp, chuẩn mực về đạo đức, lối sống và trang phục của cán bộ công chức trong quá trình thực thi công vụ, là cơ sở để xây dựng nề nếp, phong cách, chuẩn mực cho cán bộ công chức hướng tới xây dựng môi trường văn hóa công vụ. 1.2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ Chủ thể pháp luật của văn hóa công vụ Chủ thể pháp luật của văn hóa công vụ là con người công vụ, tổ chức công vụ. Nói cách khác, chủ thể của văn hóa công vụ là cơ quan, tổ chức Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức. Cơ quan, tổ chức Nhà nước là những pháp nhân công quyền được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Công dân để trở thành cán bộ, công chức, viên chức cần được tuyển dụng theo những điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục do pháp luật quy định. So với chủ thể của các loại hình văn hóa khác, chủ thể văn hóa công vụ có những lợi thế trên nhiều phương diện như: có quyền lực công, có nguồn 9
- lực vật chất được Nhà nước bảo đảm, có trình độ chuyên môn, khả năng tiếp cận thông tin nhanh và rộng rãi, được bảo hộ khi thi hành công vụ…Những lợi thế này đòi hỏi các chủ thể văn hóa công vụ phải mẫu mực hơn trong việc tạo ra văn hóa công vụ, thực thi chuẩn mực của văn hóa công vụ cũng như phải lan tỏa được các giá trị của văn hóa công vụ. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Đề án là thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh. Vì thế, trong giới hạn của Đề án, chủ thể thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ được hiểu là cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh Nội dung pháp luật về văn hóa công vụ Một là, tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Cán bộ, công chức, viên chức phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân, bao gồm: - Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”. - Phải có ý thức tổ chức kỷ luật; sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. - Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân. 10
- - Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín. Hai là, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức - Trong công việc, nhất là trong việc giao tiếp, túc xúc với người dân, thì đòi hỏi cán bộ, công chức phải tỏ thái độ ân cần, nhã nhặn, luôn vui vẽ, nở nụ cười. Hết sức tận tình hướng dẫn, giúp đỡ người dân khi họ cần, không nên tỏ thái độ hách dịch với người dân. - Trong công việc hàng ngày nhất là giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau, thì cán bộ, công chức phải tỏ ra tôn trọng, chia sẽ, cảm thông và toàn tâm tương trợ giúp đỡ nhau khi đồng nghiệp mình cần đến. - Trong giao tiếp hay công việc với lãnh đạo cấp trên của mình thì đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải tỏ thái độ kính trọng, nễ nang, phục tùng sự điều động, luân chuyển của cấp trên, không được trốn tránh trách nhiệm mỗi khi lãnh đạo phân công. - Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ thì càng phải nghiêm khắc với bản thân mình, không được bảo thủ hay áp đặt công việc cho cấp dưới mình, không được trù dập cấp dưới mình và phải biết lắng nghe và thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảm của cấp dưới mình để cảm thông và thấu hiểu hơn. Bà là, chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức - Để đáp ứng với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện theo Bác thì mỗi cán bộ, công chức phải tự trau dồi kiến thức và không ngừng ra sức học tập, tuu dưỡng phẩm chất đạo dức bản thân mình ngày càng hoàn thiện hơn. Thực hiện theo phương châm, nét đẹp truyền thống quý báu ông bà xưa, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, những điều cấm đối với người đảng viên. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Thực hiện bộ giải mã Viterbi trên FPGA
124 p | 627 | 175
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
39 p | 129 | 20
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM THỜI KỲ 2004-2005
31 p | 149 | 19
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
62 p | 4 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
68 p | 10 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
85 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, người lao động, từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM
83 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
88 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, từ thực tiễn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
79 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
69 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp: Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở phường (qua thực tiễn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội)
72 p | 1 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
72 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn