Đề án tốt nghiệp: Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
lượt xem 0
download
Đề án "Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO VĂN NGHIỆP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8380102 Hà Nội, năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO VĂN NGHIỆP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8380102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. BÙI HUY TÙNG Hà Nội, năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án “Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong đề án là trung thực. Chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện tại thành phố Bắc Giang. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề án của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 NGƯỜI CAM ĐOAN Đào Văn Nghiệp
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề án tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Bùi Huy Tùng người đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Giang, Ủy ban nhân dân các xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang, đặc biệt là Phòng Nội vụ thành phố Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề án tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Học viên Đào Văn Nghiệp
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT QLCC Quản lý công chức THPL Thực hiện pháp luật UBND Ủy ban nhân dân CBCC Cán bộ công chức Nxb Nhà xuất bản CHXHXN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Biểu đồ STT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Số lượng biên chế công chức 1 28 thành phố Bắc Giang từ năm 2019 – 2023 Bảng STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1 Cơ cấu độ tuổi, giới tính của công chức của 28 UBND thành phố Bắc Giang giai đoạn 2019 – 2023 2 Bảng 2.2. Trình độ quản lý nhà nước của công chức 29 thành phố Bắc Giang giai đoạn 2019 - 2023 3 Bảng 2.3. Công chức thành phố Bắc Giang theo trình 30 độ đào tạo từ năm 2019 - 2023 4 Bảng 2.4. Trình độ lý luận chính trị của công chức 34 thành phố Bắc Giang từ năm 2019 - 2023 5 Bảng 2.5. Tổng hợp công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 36 thành phố Bắc Giang từ năm 2019 - 2023
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................... 6 6. Hiệu quả (lợi ích) của đề án ứng dụng trong thực tiễn............................ 7 7. Kết cấu đề án ............................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC .............................................................................. 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về quản lý công chức ......... 8 1.2. Nội dung thực hiện pháp luật về quản lý công chức ........................... 15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về quản lý công chức ................................................................................................................. 22 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 24 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG.. 25 2.1. Khái quát chung đội ngũ công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang .............................................................................................................. 25 2.2. Kết quả thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang................................................................................... 31
- 2.3 Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về quản lý công chức của thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.................................................................... 39 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 47 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG....................................................................................... 48 3.1. Quan điểm thực hiện pháp luật về quản lý công chức của thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang ........................................................................... 48 3.2. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang ................................................... 52 3.3. Lộ trình và đề xuất các nguồn lực triển khai thực hiện ..................... 56 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 59 KẾT LUẬN .................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Hệ thống hành chính tại nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay được chia thành 04 cấp. Cấp huyện là cấp thứ 03 trong 04 đơn vị hành chính gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Nhiệm vụ chủ yếu của công chức cấp huyện là quản lý nhà nước, thực hiện các công việc chuyên môn liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên,... trên địa bàn. Cấp huyện là nơi có bộ máy tinh giản, nhưng lại được ủy quyền, phân công thực hiện nhiệm vụ mang tính tổng hợp. Cấp huyện hoạt động với tính chất là cấp hành chính tại cơ sở gắn liền với sản xuất kinh tế, đời sống dân cư. Công chức cấp huyện có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Vì vậy một đơn vị hành chính cấp huyện có hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc vào chất lượng của của đội ngũ công chức và thực hiện pháp luật về quản lý công chức của chính quyền. Thực hiện pháp luật về quản lý công chức là một yếu tố quan trọng trong quản lý công chức nói chung và ở cấp huyện nói riêng. Việc thực hiện pháp luật về quản lý công chức là cả một quá trình thực hiện lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Tuy vậy, những kết quả của việc thực hiện pháp luật về quản lý công chức đạt được sẽ góp phần mang lại lợi ích to lớn đất nước. Việc thực hiện pháp luật về quản lý công chức tốt thì công chức được quản lý chặt chẽ theo đúng các quy định mà pháp luật đã đưa ra; điều này giúp giảm thiểu việc tham nhũng, lãng phí, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật yếu tố quan trọng là thực hiện pháp luật về quản lý công chức phải hiệu quả, phải đúng với pháp luật. Trong những năm trở lại đây, Nhà nước đã hoàn thiện pháp luật về quản lý công chức công chức, những quy định về công chức được sửa đổi và bổ sung 1
- qua từng giai đoạn phát triển của đất nước khác nhau góp phần xây dựng bộ máy hành chính vững mạnh. Hệ thống pháp luật là căn cứ cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình một cách đầy đủ và chính xác nhất trong quá trình làm nhiệm vụ của mình, giúp đảm bảo công bằng trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, tạo cơ hội cho những người có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có thực lực được cống hiến. Tuy nhiên, thực tiễn khi thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang vẫn còn một số bất cập như: Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức dưỡng chưa thật sự có hiệu quả cao trong tình hình đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số. Vẫn còn một số công chức có tình trạng giải quyết công việc chưa quyết đoán dẫn đến trì trệ, tiêu cực trong nhân dân và trong nội bộ; Trong quá trình thực hiện pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại còn chưa có sự răn đe, quyết liệt, thiếu nghiêm minh và chưa đúng pháp luật để làm gương cho các công chức khác,... Khi Nhà nước đang trong thời kỳ phát triển nhanh chóng như hiện nay, yêu cầu hội nhập ngày càng cao, yêu cầu về nền hành chính cũng phải theo kịp được xu thế hội nhập. Nhận thức được điều này, tác giả chọn đề án “Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” làm đề án nghiên cứu chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính nhằm góp phần nâng cao chất lượng công chức và hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý công chức có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, đối tượng và cách tiếp cận ở nhiều góc nhìn khác nhau, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến thực hiện pháp luật về quản lý công chức. Qua nghiên cứu, tìm hiểu tác giả khái quát được một số công trình đã nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện pháp luật về quản lý công chức như sau: 2
- - Luận văn Thạc sĩ: “Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại Viện Kiểm sát Nhân dân Đắk Nông” của tác giả Đặng Văn Thuyên, năm 2022 [13]. Trong luận văn, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý công chức tại Việt Nam nói chung, từ đó đánh giá được những kết quả đạt được và những mặt hạn chế của Viện Kiểm sát Nhân dân Đắk Nông và đưa ra những giải pháp hoàn thiện. - Luận văn Thạc sĩ: “Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Thanh Tân, năm 2019 [24]. Tác giả đã hệ thống và đưa vào luận văn các khái niệm về công chức và quản lý công chức ở các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, tổ chức thực hiện và nội dung cơ bản của việc tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức, các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND như: yếu tố pháp lý, yếu tố con người, yếu tố về kinh tế - xã hội. Luận án Tiến sĩ: “Hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước” của tác giả Tạ Ngọc Hải năm 2011 [17] tập trung trình bày về khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật công chức, công vụ; những nguyên tắc và tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật công chức, công vụ; cũng như các yếu tố có tác động và ảnh hưởng đến pháp luật công chức, công vụ. Qua quá trình từ năm 1945 đến nay, pháp luật công chức, công vụ Việt Nam đã được xây dựng và phát triển. Hiện thực hiện nay, các hướng đi và biện pháp để hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ theo yêu cầu của sự cải cách trong hành chính đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Luận văn Thạc sĩ: “Thực hiện pháp luật về quản lý công chức ở huyện EA KAR, tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Võ Đình Lộc năm 2023 [18]. Tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về công chức, pháp luật về công chức và khái niệm về thực hiện pháp luật về quản lý công chức cấp huyện từ đó tác giả đánh 3
- giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại huyện EA KAR tỉnh Đắk Lắk. Sau cùng tác giả chỉ ra được những điểm còn tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về quản lý công chức ở huyện EA KAR và đưa ra những giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật ở huyện EA KAR, tỉnh Đắk Lắk. Luận văn Thạc sĩ: “Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã (qua thực tiễn thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông)” của tác giả Lý Bá Xềnh năm 2023 [35]. Tác giả đã được ra những cơ sở lý luận về công chức, đào tạo, bồi dưỡng công chức, từ những lý luận đó tác giả đã chỉ ra thực trạng thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã (qua thực tiễn thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) như: đào tạo về trình độ văn hóa, đào tạo về trình độ chuyên môn, đào tạo về lý luận chính trị, đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước,... Tác giả chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế của pháp luật về đào tạo bồi dưỡng và đưa những giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Những công trình nghiên cứu khoa học trên đóng góp về lý luận và thực tiễn rất cao đối với thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước, phù hợp với từng địa phương cụ thể. Từ đó, tác giả dựa trên những cơ sở lý luận đã có để làm nguồn tư liệu tham khảo, chọn lọc và kế thừa những nghiên cứu của các tác giả. Điểm lại những công trình nghiên cứu có thể thấy, đã có những công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật về quản lý công chức nhưng chưa có công trình nghiên cứu thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang từ trước đến nay. Do đó, nghiên cứu về thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang vẫn còn là một khoảng trống lớn cả về lý luận và thực tiễn khi nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, yêu cầu hội nhập càng cao, toàn cầu hóa thì việc chọn đề án “Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, trên cơ sở tiền đề lý luận đã đưa ra và tiếp thu các thành tựu nghiên cứu khoa học của các tác giả đi trước phân tích thực trạng và đưa ra 4
- quan điểm, giải pháp bảo đảm việc thực hiện pháp luật về quản lý công chức nói chung và tại thành phố Bắc Giang nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề án được nghiên cứu tại địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Thời gian nghiên cứu của đề án tập trung vào nghiên cứu những nội dung cơ bản về thực hiện pháp luật về quản lý công chức trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian 05 năm được xác định từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2023. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu những cơ sở khoa học đưa ra quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu đã nêu ở trên, đề án có những nhiệm vụ cần hoàn thành như sau: - Làm rõ cơ sở khoa học của pháp luật về thực hiện pháp luật quản lý công chức cấp huyện nói chung; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; - Đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. 5
- 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lý luận chung về nhà nước và pháp luật nói chung và pháp luật về công chức nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề án sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thực hiện nghiên cứu dựa trên sự tham khảo những tài liệu có sẵn là những cuốn sách, công trình nghiên cứu của tác giả đi trước; các văn bản của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Bắc Giang và thành phố Bắc Giang có liên quan đến thực hiện pháp luật về quản lý công chức. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giả phân chia các nội dung thành từng phần để thực hiện việc nghiên cứu dễ dàng và có hiệu quả, có chiều sâu đối với từng nội dung. Tác giả dùng phương pháp này cũng dùng với mục đích phân tích tài liệu, trong quá trình phân tích, tác giả chọn lọc đưa ra bản chất của đối tượng, thuộc tính, yếu tố mối quan hệ,... hướng đến trong đề án. Từ đó tác giả đánh giá, tổng hợp lại phân tích, liên kết, thống nhất giữa các phần nội dung lại với nhau để tạo nên được kết quả như mục đích đã đề ra. Phương pháp lịch sử và logic: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm xem xét, đánh giá thực hiện pháp luật qua các giai đoạn lịch sử để hiểu được rõ hơn về bản chất, hiệu quả đã đạt được trong thời gian trước và hướng tới thời gian sau này. Phương pháp logic nghiên cứu và chỉ ra hiện tượng trong tình huống cụ thể nhằm đưa ra quy luật, khuynh hướng xã hội của lịch sử. Từ phương pháp này có thể đánh giá được khuynh hướng của lịch sử và hiện tại, dự đoán được tình hình sắp tới để đưa ra những giải pháp khi còn hạn chế trong lịch sử. 6
- - Phương pháp thống kê: Tác giả tiến hành thống kê số liệu về cơ cấu cán bộ, công chức; số liệu về công chức trong thành phố Bắc Giang. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp được thực hiện trong những biến động về công chức qua các năm. 6. Hiệu quả (lợi ích) của đề án ứng dụng trong thực tiễn Đây là đề án mới tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần: - Góp phần làm rõ những cơ sở khoa học thực hiện pháp luật về quản lý công chức cấp huyện; - Làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. - Góp phần đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý công chức làm việc tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. - Kết quả nghiên cứu của đề án có thể làm tài liệu cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động thực tiễn có liên quan. 7. Kết cấu đề án Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
- PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC 1.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về quản lý công chức 1.1.1. Khái niệm về công chức và quản lý công chức 1.1.1.1. Khái niệm về công chức Có thể hiểu khái niệm quản lý công chức là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật tác động đến đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu, hiệu quả của cơ quan, tổ chức, đáp ứng yêu cầu của nền hành chính công vụ. “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” Theo khoản 2 Điều 4 của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức năm 2019 [23]. Điều 67 của Luật Cán bộ, công chức 2008, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức năm 2019 có quy định về cơ quan quản lý công chức như sau: “1. Việc quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức. 8
- Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công chức. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân công, phân cấp của Chính phủ. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc quản lý công chức theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền và theo quy định của Chính phủ.” [23] Như vậy, trong nội dung của đề án này chỉ đề cập đến nội dung quản lý công chức của UBND thành phố Bắc Giang (tương đương với cấp huyện theo Luật định). Theo quy định tại Điểm 2, Điều 2 của Luật số: 77/2015/QH13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, cấp huyện bao gồm: “huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương” [21] “Huyện là đơn vị hành chính lãnh thổ trung gian nằm giữa tỉnh và xã. Cấp huyện là một cấp hành chính. Chính quyền địa phương cấp huyện chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền địa phương cấp tỉnh và trực tiếp quản lý nhà nước đối với chính quyền địa phương cấp xã. Các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chính là các đơn vị thuộc cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, công chức tại các đơn vị này được gọi là công chức hành chính nhà nước. Chính quyền cấp huyện có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính; là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với cấp cơ sở và Nhân dân; thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa 9
- phương theo thẩm quyền được phân cấp, bảo đảm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống.” [21] Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP Quy định những người là công chức của Chính phủ năm 2010 thì công chức trong cơ quan hành chính cấp huyện bao gồm: “- Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân; - Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.” 1.1.1.2. Khái niệm về quản lý công chức Theo tác giả Vũ Đình Lộc, “QLCC là quản lý những người hiện đang làm việc thường xuyên, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong biên chế của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Hoạt động QLCC bao gồm nhiều nội dung, từ quy hoạch, tuyển dụng cho đến sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng,... và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công chức phát huy tốt năng lực của mình nhằm đạt mục tiêu đã đề ra của các cơ quan hành chính nhà nước.” [18] Theo tác giả Nguyễn Thanh Tân, “quản lý công chức là việc phân cấp quản lý cho các bộ, ngành và địa phương trong quản lý biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được phân cấp theo quy định của pháp luật” [24] Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Phương, “quản lý công chức là việc thực hiện các nội dung và hướng dẫn, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách mà 10
- nhà nước đề ra, thông qua những nội dung quản lý công chức đó cơ quan có thẩm quyền quản lý chỉ đạo thực hiện những nội dung này” [20] Từ những định nghĩa của các tác giả đưa ra thì có thể hiểu QLCC là một quá trình có cấu trúc rõ ràng, bao gồm nhiều hoạt động như tổ chức công việc, điều hành các hoạt động, giám sát tiến độ và kiểm tra chất lượng của đội ngũ công chức. Mục tiêu chính là đảm bảo rằng những công chức đó thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của cơ quan, tổ chức và xã hội nói chung. Nói một cách khác, quản lý công chức đòi hỏi phải phối hợp và chỉ đạo công chức làm việc một cách hiệu quả và có trách nhiệm. Điều này nhằm hướng tới việc đạt được các mục tiêu chung đã được đề ra cho tổ chức. Qua đó, mọi nỗ lực đều hòa quyện vào việc hoàn thành sứ mệnh chung mà tổ chức mong muốn. Mục tiêu của QLCC không khác mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức, đó là đều nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng yêu cầu của tổ chức. Nói cách khác, “QLCC nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của tổ chức (cơ quan nhà nước) để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Qua đó, giúp phát triển đội ngũ công chức thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nhà nước, cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và yêu cầu quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội; tạo cơ hội để công chức phát triển tài năng; bảo đảm việc thực thi công vụ đúng pháp luật nhà nước quy định; xây dựng môi trường làm việc văn hóa, hiệu quả trên cơ sở hợp tác, phối hợp giữa từng cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức” [19] Như vậy, từ những phân tích được nêu ở trên thì có thể hiểu QLCC cấp huyện là sự can thiệp có mục tiêu của cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện có thẩm quyền đến đội ngũ công chức thông qua thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức; tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng công chức; thực 11
- hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỉ luật; thanh tra, kiểm tra, . .. theo những nguyên tắc và biện pháp nhất định, nhằm đạt được mục đích quản lý công chức đã đặt ra. 1.1.2. Khái niệm pháp luật về quản lý công chức Pháp luật về quản lý công chức là hệ thống các quy tắc ứng xử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng các văn bản pháp luật để quy định, hướng dẫn và thực hiện các nội dung liên quan tới quản lý công chức một cách thống nhất, đầy đủ đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu của nền công vụ Quốc gia. Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2019) thì Chính phủ có thẩm quyền quản lý công chức. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định: “Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức” [23] Theo đó, pháp luật về quản lý công chức là phương tiện quan trọng để đảm bảo đội ngũ cán bộ công chức hoạt động hiệu quả cao và đồng thời bảo đảm quyền lực của Nhà nước. Chỉ có pháp luật mới tạo ra được sự công bằng, khách quan ngăn chặn được các hành vi sai trái, vụ lợi trong xã hội. Trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay, việc nâng cao hiệu quả vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan không thể xa rời. Những nguyên tắc đặt ra đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy chỉn chu bao nhiêu thì đạo đức càng được đề cao, đồng thời khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và phản ánh một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Thực hiện bộ giải mã Viterbi trên FPGA
124 p | 627 | 175
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
39 p | 129 | 20
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM THỜI KỲ 2004-2005
31 p | 149 | 19
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
62 p | 4 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
68 p | 10 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
65 p | 5 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
85 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, người lao động, từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM
83 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, từ thực tiễn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
79 p | 9 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
69 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp: Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở phường (qua thực tiễn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội)
72 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Thực hiện pháp luật về Văn hóa công vụ tại Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
80 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn