intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm đưa ra những thực trạng và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt các quy định về pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ MỸ CHI ĐỀ ÁN: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 Năm 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ MỸ CHI ĐỀ ÁN: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8 38 01 02 Người hướng dẫn: - TS. Hoàng Thị Ngân - TS. Trần Thị Lan Anh Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 Năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh” là đề án nghiên cứu của riêng tôi, dựa trên tham khảo các cơ sở lý luận và thực tiễn, các tài liệu của các đơn vị phòng, ban trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đánh giá được các kết quả thực hiện và tổng hợp, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện các quy định về pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Chi
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và phòng đào tạo học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành khóa học đúng thời gian quy định. Tôi chân thành cảm ơn tới các giảng viên học viện Hành chính quốc gia đã truyền đạt các kiến thức lý luận và thực tiễn cho tôi trong suốt thời gian tôi tham gia học tập tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn đã hỗ trợ cho tôi thực hiện hoàn thiện đề án tốt nghiệp “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh”, đã luôn theo sát, định hướng, góp ý các nội dung cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề án. Trong quá trình thực hiện đề án sẽ có những hạn chế, khuyết điểm về cách trình bày, bố cục, nội dung. Tôi rất mong nhận được những góp ý quý báu của quý giảng viên để giúp tôi có thể hòa thiện đề án một cách tốt nhất. Một lần nữa, tôi xin kính chúc toàn thể quý Thầy, Cô, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐG :Bình đẳng giới CAND : Công an nhân dân CBCC : Cán bộ công chức HIV : là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm phải virus HIV (Human Immunodeficiency Virus) LGBT : tên viết tắt các chữ cái đầu của một cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender). Nxb : Nhà xuất bản Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp tại Quận 26 10 Bảng 2.2 Bảng 2.2 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của quận 34 nhiệm kỳ 2020-2025 Bảng 2.3 Thống kê số liệu các hoạt động trong lĩnh vực y tế 34 Bảng 2.4 Tổng hợp số liệu các hành vi bạo lực lực gia đình 38 Bảng 2.5 Tổng hợp các mô hình hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực 38
  7. MỤC LỤC PHẦN: MỞ ĐẦU ................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án .......................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ...................................................... 3 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án ........................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 6. Hiệu quả lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn .................................... 5 7. Kết cấu của đề án .......................................................................................... 6 PHẦN: NỘI DUNG ................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI............................................................... 7 1.1 Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 7 1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ..................................... 10 1.3. Vai trò ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ............. 10 1.4. Các nguyên tắc thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới ........................... 11 1.5. Nội dung thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ...................................... 13 1.6. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ................ 15 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10, TP. HCM . 20 2.1. Khái quát về Quận 10 và việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................... 20 2.2 Kết quả việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn quận 10 21 2.2.1. Việc ban hành văn bản thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. ............ 21
  8. 2.2.2 Thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến bình đẳng giới ........................................................................................... 23 2.2.3 Việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.................................................................................... 25 2.2.3.1. Thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị........ 25 2.2.2.2. Thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế .......... 28 2.2.3.3. Thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ....... 29 2.2.3.4. Thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo .................................................................................................................... 30 2.2.3.5. Thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ........................................................................................................ 31 2.2.3.6. Thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao ........................................................................................ 32 2.2.3.7. Thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế ............... 33 2.2.3.8. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình ....................... 35 2.2.4 Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới ........ 36 2.3. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 39 2.3.1. Hạn chế trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới. ......................................................................................................... 39 2.3.2. Hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình ................................................................ 40 2.3.3 Hạn chế trong việc kiểm tra, thanh tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới ............................................................................................. 42 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10, Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 44 3.1 Phương hướng bảo đảm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ......... 44 3.2 Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10 ................................................................................................. 46
  9. 3.2.1. Giải pháp chung .................................................................................... 46 3.2.1.1 Tiếp tục hoàn thiện pháp luật trên cơ sở các nội dung thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ...................................................................................... 46 3.2.1.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến chuyển đổi giới tính ......................................................................................................................... 47 3.2.2. Giải pháp đối với Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh............................ 48 3.2.2.1. Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới ...................................................................................... 48 3.2.2.2. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực..................................................................................... 50 3.2.2.3. Đảm bảo nguồn nhân lực và nguồn lực về kinh phí để thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ...................................................................................... 52 3.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới .................................................................................................. 52 3.3. Lộ trình thực hiện ..................................................................................... 53 3.3.1 Giai đoạn 1 (2024-2030) ............................................................... 53 3.3.2 Giai đoạn 2 (2030-2035): .............................................................. 56 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................... 58 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................... 60
  10. 1 PHẦN: MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới là một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Từ thực tiễn cho thấy, việc phụ nữ được bình đẳng với nam giới khi tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho phụ nữ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền lợi cho phụ nữ được vươn lên, làm chủ bản thân, độc lập về kinh tế, góp phần xây dựng gia đình và cùng nhau làm chủ xã hội. Trong vài thập kỷ qua, trên thế giới đã có nhiều văn bản thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng giới, một số văn bản luật pháp quốc tế về bình đẳng giới cơ bản là: Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945; Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1979 ; Hội nghị Cấp cao Thiên niên kỷ được Liên hiệp quốc tổ chức trong năm 2000 tại New York (Mỹ) với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao của 189 nước trên thế giới đã thông qua tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 là tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao quyền năng cho phụ nữ và Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững... Có thể nhận định rằng thế giới đã rất nỗ lực trong cuộc chiến xóa bỏ rào cản bất bình đẳng giới và vấn đề định kiến giới, rào cản giới, thúc đẩy bình đẳng giới. Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Nam nữ bình quyền" là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nam nữ bình quyền được thể hiện và ghi nhận tại Điều 9 Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946 "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành những luật pháp, chính sách của Quốc gia về giới, phụ nữ, bình đẳng giới như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013), Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2008), Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2014) đồng thời có các tổ chức, cơ quan thực thi pháp luật về Bình đẳng giới. Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn trong cả nước, có nền kinh tế
  11. 2 trọng điểm phía nam, dân số đông, số lượng dân nhập cư lớn, lực lượng lao động dồi dào, và luôn chủ động trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện đúng các quy định pháp luật và đặc biệt việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới là vấn đề được các nhà lãnh đạo của Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm. Trong thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 10 nói riêng đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp để triển khai thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bình đẳng giới, góp phần loại bỏ những thành kiến, phong tục và tập quán lạc hậu, nhằm đạt được sự bình đẳng giới, bảo đảm sự công bằng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và đạt được nhiều kết quả tích cực như phát huy vai trò của phụ nữ; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ; tạo điều kiện cho Phụ nữ có nhiều cơ hội phát huy trí tuệ, thể hiện năng lực, góp phần quan trọng cùng địa phương thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó những mặt đạt được thì công tác thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10 vẫn còn nhiều hạn chế bất cập và khó khăn như vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử về giới trong một số lĩnh vực nghề nghiệp, đặc biệt là những người thuộc giới tính thứ 3, đề cao vai trò của nam giới tồn tại định kiến giới về năng lực của phụ nữ và các giới tính khác trong quá trình lãnh đạo quản lý Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề án Thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính là có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, cần có những nghiên cứu chuyên sâu nhằm nêu lên tình hình thực tiễn và thực trạng việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới và các chính sách ở Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới, bảo đảm quyền con người quyền công dân được thực hiện bình đẳng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới là vấn đề được sự quan tâm của tất cả mọi người trong xã hội đặc biệt là phụ nữ, các lãnh đạo, quản lý. Liên quan trực tiếp đến đề án nghiên cứu có những văn bản quy phạm pháp luật như sau: Luật Bình đẳng
  12. 3 giới (năm 2007); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2014); Hiến pháp năm 2013. Theo tìm hiểu bước đầu của tác giả, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, tiêu biểu là các công trình: TS. Lương Thu Hiền (chủ biên) “Giới trong lãnh đạo Quản lý của nhà xuất bản chính trị học” nhà xuất bản Lý luận Chính trị, công trình đã nghiên cứu về giới, bình đẳng giới, một số cách tiếp cận tăng cường bình đẳng giới, luật pháp chính sách về bình đẳng giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. TS. Nguyễn Thanh Hiền (2023) Luận án Tiến sĩ Luật học “Bảo đảm pháp lý về Quyền bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay” công trình đã nghiên cứu các quy định pháp luật về bình đẳng giới và các khung pháp lý bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng trong việc thực hiện các hoạt động xã hội và nêu lên thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện bình đẳng giới và đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Th.S Lê Đình Hiếu (2018) Luận văn Thạc sĩ “Thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới từ thực tiễn Tỉnh Quảng Ngãi” công trình đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản nhất về BĐG và các nội dung thực hiện pháp luật về BĐG, những vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về BĐG thuộc phạm vi nghiên cứu . Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và pháp luật, Nxb CAND công trình đã nghiên cứu sâu các vấn đề lý luận về Nhà nước và pháp luật từ những cơ sở lý luận trên làm tiền đề cho việc nghiên cứu và đánh giá việc thực hiện pháp luật về BĐG trên địa bàn Quận 10, Tp.HCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án 3.1. Đối tượng Việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tập trung nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
  13. 4 - Về thời gian: Các dự liệu nghiên cứu, báo cáo, số liệu, thông tin làm cơ sở đánh giá được thu thập từ 2010-2020. - Về Nội dung: tập trung nghiên cứu 4 nội dung chính: + Triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và xây dựng, nghiên cứu thực hiện các chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. + Công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến bình đẳng giới cho người dân. + Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình trên địa bàn Quận 10 Tp. HCM + Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án 4.1. Mục tiêu Vận dụng các cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu về việc thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới tại Quận 10, đưa ra những thực trạng và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt các quy định về pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới. 4.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên, cần tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. - Đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh, phân tích những hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
  14. 5 - Phương hướng, giải pháp và lộ trình bảo đảm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Tp.HCM phù hợp nhằm nâng cao việc thực hiện pháp luật về BĐG tại Quận 10 Tp. HCM góp phần nâng cao quyền con người, quyền công dân. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp cụ thể được sử dụng nghiên cứu đề án bao gồm: phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh giữa lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ các quy định của pháp luật về bình đẳng giới và việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Sử dụng những báo cáo số liệu thống kê, cùng với các tài liệu từ phòng Tư pháp, phòng lao động thương binh và Xã hội, phòng kinh tế, phòng Văn hóa -Thông tin, Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 10 để tổng hợp báo cáo kết quả và đề xuất giải pháp thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Tp.HCM được tốt hơn. 6. Hiệu quả lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn Phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới ở Quận 10. Đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới và đề ra các giải pháp, kiến nghị nâng cao việc thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Góp phần cung cấp những luận cứ, cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách về bình đẳng giới, hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới, thúc đẩy và bảo đảm thực hiện đúng các quy định pháp luật về bình đẳng giới Hạn chế sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới; phụ nữ và nam giới cùng có địa vị bình đẳng trong xã hội; giúp hiểu biết về một số cách tiếp cận cơ bản trong thúc đẩy bình đẳng giới và nhận biết được những thách thức trong thúc đẩy bình đẳng giới tại Tp.HCM nói chung và Quận 10 nói riêng Làm tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, những chuyên đề liên quan đến BĐG, đa dạng giới, phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
  15. 6 7. Kết cấu của đề án Ngoài phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề án gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận, pháp lý thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Tp.HCM Chương 2: Đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Tp.HCM Chương 3: Phương hướng, giải pháp và lộ trình bảo đảm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Quận 10, Tp.HCM
  16. 7 PHẦN: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm giới và giới tính, bản dạng giới, LGBT “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội” [12] “Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ” [12] “Bản dạng giới” một cảm nhận tự thân của cá thể về giới tính của mình mà chỉ tự họ nhận ra trong quá trình sống, không phụ thuộc vào giới tính bên ngoài khi mới sinh ra của họ. Bản dạng giới có thể là nữ hoặc nam; hoặc gần như nam, hay gần như nữ, hoặc không phải nam không phải nữ. “LGBT” là một cụm từ để chỉ Cộng đồng của những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới. Do đó, khái niệm “giới” và “giới tính” giúp phân biệt đặc điểm của nữ giới và nam giới. “Giới tính” là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, mang tính ổn định cao và bị quy định bởi quy luật sinh học. Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trường thành. Như vậy, việc sinh con của phụ nữ do yếu tố sinh học quy định và đó là đặc điểm giới tính. Việc phụ nữ làm nội trợ trong gia đình nhiều hơn nam giới là do quan niệm và sự phân công lao động trong xã hội tạo ra, chứ không phải là tự nhiên, và đó là đặc điểm giới. Do vậy, muốn thực hiện pháp luật về bình đẳng giới cần phải thay đổi các vấn đề liên quan đến đặc điểm giới (ví dụ: thay đổi quan niệm về vị trí, vai trò của nữ giới và nam giới), mà không phải là thay đổi các đặc điểm giới tính (ví dụ: việc mang thai và sinh con là đặc điểm giới tính của phụ nữ nhưng cảm xúc vui, buồn do sinh con gái hay sinh con trai là do yếu tố giới gây ra). 1.1.2 Khái niệm bình đẳng giới
  17. 8 “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”[12] Như vậy, bình đẳng giới là việc nam và nữ đều có quyền ngang nhau trong việc tham gia xây dựng gia đình và đều có quyền quyết định các công việc liên quan đến gia đình, có điều kiện học tập, tiếp cận kiến thức, công nghệ, và có cơ hội việc làm như nhau, có cơ hội tham gia vào tất cả các lĩnh vực việc làm như nhau, phát triển kinh tế xã hội, được quyền nghỉ ngơi và thụ hưởng các thành tích, kết quả đạt được như nhau; nam giới và nữ giới bình đẳng với nhau về quyền và trách nhiệm, không có sự thiên vị hay phân biệt đối xử, có điểu kiện, cơ hội phát triển bản thân như nhau. 1.1.3 Khái niệm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được ban hành và trở thành phương tiện của Nhà nước để thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của các giai tầng khác nhau trong xã hội, pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, bảo đảm xã hội được phát triển ổn định, hài hòa và cân bằng, là phương tiện công cụ để nhà nước thực thi quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Dưới khóc độ pháp lý có thể hiểu “thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [18] Từ khái niệm thực hiện pháp luật tương ứng với các hình thức thực hiện pháp luật. Theo đó, hiện nay có 4 hình thức thực hiện pháp luật là: Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật, Áp dụng pháp luật. Việc phân chia thành 4 hình thức thực hiện pháp luật nêu trên có ý nghĩa chính về mặt lý luận bởi trong thực tiễn, các hình thức thực hiện pháp luật nêu trên không tồn tại riêng lẻ, mà thường được tiến hành đồng thời, lồng ghép vào nhau, hình thức này bao gồm cả hình thức khác khi các chủ thể thực thi quyền, nghĩa vụ của mình trong từng mối quan hệ pháp luật.
  18. 9 Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật không làm những điều mà pháp luật cấm. Thi hành (chấp hành) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những điều mà pháp luật quy định phải làm. (thực hiện các nghĩa vụ pháp lý bằng hành động tích cực). Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này. Sử dụng (vận dụng) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực các hiện quyền của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện). Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do pháp lý của các tổ chức, cá nhân được thực hiện ở hình thức này. Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền) tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật; hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật luôn có sự can thiệp của cơ quan nhà nước hay các cá nhân có thẩm quyền. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tổ chức và cá nhân nhằm hiện thực hóa các yêu cầu nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bình đẳng giới, liên quan đến các lĩnh vực của đời sống nhằm bảo đảm thực hiện bình đẳng giới giữa nam và nữ, bảo đảm nam và nữ bình đẳng giữa tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, gia đình… Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới là việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến các chính sách về bình đẳng giới, các quy định liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình bảo đảm được thực hiện và triển khai một cách hiệu quả, thiết thực, nhằm phát huy được tối đa vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ mới, đảm bảo thực thi tốt quyền công dân, quyền con người.
  19. 10 1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bảo đảm phụ nữ được pháp luật bảo vệ và có quyền được bình đẳng với nam giới trong tất cả mọi lĩnh vực kể cả lĩnh vực chính trị, bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho phụ nữ. Bảo đảm thực hiện tốt quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân của nam và nữ, phát huy vai trò trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho Phụ nữ; tạo điều kiện cho Phụ nữ có nhiều cơ hội phát huy trí tuệ, thể hiện năng lực, góp phần quan trọng cùng địa phương thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của Phụ nữ. Bảo đảm trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật có lồng ghép các vấn đề về bình đẳng giới để mọi người cùng thực hiện, góp phần xây dựng ý thức pháp luật từ đó bảo đảm việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới đạt hiệu quả cao. Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới góp phần giúp các các cơ quan quản lý thực thi pháp luật nâng cao các kiến thức pháp luật về giới và bảo đảm triển khai thực hiện đúng quy định pháp luật Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bảo đảm phụ nữ làm chủ được cuộc sống, chủ động trong việc kết hôn và ly hôn, có quyền tham gia vào các hoạt động kinh tế và có quyền quyết định các vấn đề trong gia đình và xã hội. Việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong đó các cơ quan Nhà nước là chủ thể quan trọng vì là cơ quan trực tiếp thực thi quyền lực Nhà nước. Như vậy việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và trên Quận 10 nói riêng thì các cơ quan nhà nước đóng vai trò quan trọng và chủ đạo, cần triển khai một cách đồng bộ, tạo điều kiện về kinh phí, bộ máy nhân sự để thực hiện một cách hiệu quả. 1.3. Vai trò ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự ổn định trong quá trình quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã
  20. 11 hội tại địa phương, bên cạnh đó giúp hiện thực hóa các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống xã hội. Đặc biệt đối với cộng đồng LGBT việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới có vai trò giúp thay đổi cuộc sống và cách nhìn nhận của mọi người xung quanh về những người thuộc giới tính khác một cách tích cực hơn, giúp họ hòa nhập với xã hội một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Nếu trước đây những người cùng giới tính kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng thì hiện nay theo Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 “ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” [14] Quy định này đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới đối với những người cùng giới tính và nâng cao vai trò vị trí của họ trong xã hội. Bên cạnh đó thực hiện pháp luật về bình đẳng giới đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố nâng cao ý thức pháp luật của mọi người đặc biệt là nâng cao ý thức pháp luật của những người có tư tưởng kỳ thị, phân biệt giới tính, giúp xã hội hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật và hiểu biết sâu rộng hơn về các chuẩn mực, quy định liên quan đến BĐG và những hành vi bị nghiêm cấm trong phân biệt đối xử giữa nam, nữ và người có giới tính khác. Tiếp tục khẳng định uy tín, vai trò trách nhiệm của nhà nước trước cộng đồng quốc tế trong việc đảm bảo và thúc đẩy bình đẳng giới, quan tâm, bảo vệ đến các đối tượng yếu thế đặc biệt là phụ nữ và cộng đồng LGBT, góp phần nâng cao uy tín và tạo sư tin tưởng của nhân dân đối với công tác thực hiện pháp luật về BĐG. 1.4. Các nguyên tắc thực hiện pháp luật về Bình đẳng giới Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới phải thông qua các kế hoạch, chương trình cụ thể, tổ chức thực hiện đồng bộ, có mục tiêu, lộ trình nhằm nâng cao ý thức pháp luật của toàn dân về thực hiện bình đẳng giới. Cần xây dựng các chương trình kế hoạch gắn với tình hình thực tế và đặc thù riêng biệt của từng địa phương. Đối với Quận 10 đối tượng cần được bảo vệ và thực hiện bình đẳng giới tập trung nhiều vào phụ nữ nhập cư, ít hiểu biểu kiến thức pháp luật và cộng đồng LGBT vì những nhóm người này là những nhóm người dễ bị tấn công bằng vũ lực, ngôn từ. Vì vậy khi thực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2