intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2013 - THPT Châu Thành

Chia sẻ: Mai Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

74
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2013 - THPT Châu Thành để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2013 - THPT Châu Thành

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐỒNG THÁP<br /> <br /> KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br /> Năm học: 2012 – 2013<br /> Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11<br /> Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)<br /> Ngày thi: 17/12/2012<br /> <br /> ĐỀ ĐỀ XUẤT<br /> (Đề gồm có 01 trang)<br /> Đơn vị ra đề: Trường THPT Châu Thành 1<br /> Câu 1: (4,0 điểm): Nghị luận xã hội<br /> Anh, chị hãy viết bài văn bàn về tính trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay.<br /> Câu 2: (6,0 điểm): Nghị luận văn học<br /> Học sinh chọn 1 trong 2 đề<br /> - Đề 2a (ban cơ bản):<br /> Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.<br /> - Đề 2b (ban nâng cao):<br /> Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.<br /> <br /> HẾT<br /> <br /> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐỒNG THÁP<br /> <br /> KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br /> Năm học: 2012 – 2013<br /> Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT<br /> (Hướng dẫn chấm gồm có 2 trang)<br /> Đơn vị ra đề: THPT Châu Thành 1<br /> Câu<br /> <br /> Câu 1<br /> <br /> Nội dung yêu cầu<br /> Viết bài văn bàn về tính trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày<br /> nay.<br /> a. Yêu cầu về kĩ năng:<br /> Biết cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, giải thích và chứng minh<br /> được vấn đề từ thực tế đời sống. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc<br /> lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br /> b. Yêu cầu về kiến thức:<br /> Trên cơ sở những hiểu biết về kiến thức đời sống, học sinh có thể trình bày theo<br /> nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:<br /> - Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.<br /> - Giải thích: khái niệm trung thực là ngay thẳng, thật thà, không gian dối, tôn<br /> trọng sự thật, lẽ phải.<br /> *Phân tích:<br /> - Trung thực với chính mình và với mọi người xung quanh khi nhìn nhận mọi việc<br /> khách quan<br /> - Dũng cảm nhận lỗi khi sai phạm và đấu tranh bảo vệ chân lí, lẽ phải<br /> - Trái với trung thực là thiếu trung thực, lợi dụng lòng tin của mọi người để che<br /> giấu sai phạm, trục lợi…<br /> *Chứng minh:<br /> - Trung thực trong học tập: là sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân, không dựa dẫm<br /> vào người khác…<br /> - Trung thực trong thi cử: làm bài bằng chính năng lực sức học của mình, không<br /> quay cóp, xem tài liệu hay ỉ lại vào người khác…<br /> - Biểu hiện thiếu trung thực gian dối trong học tập, thi cử là kết quả học tập của<br /> bản thân có được không phải của chính mình, không phản ánh đúng kiến thức, kỹ<br /> năng của mình.<br /> <br /> Điểm<br /> 4,0<br /> <br /> 0.5<br /> 0.5<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 0.5<br /> *Bình luận:<br /> - Người có tính trung thực luôn có lòng tự tin với chính mình, có tinh thần cầu<br /> tiến, được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè…Ngược lại, những người có hành vi<br /> thiếu trung thực thường mang lại những hậu quả cho bản thân: hổng kiến thức,<br /> thiếu tự tin, đánh mất lòng tin ở thầy cô, bạn bè, trở thành một bản tính xấu khó<br /> thay đổi…<br /> - Tuy nhiên trung thực phải gắn với dũng cảm nhưng phải khéo léo và đôi lúc<br /> uyển chuyển hợp tình, hợp lí<br /> - Kết luận<br /> Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến<br /> thức.<br /> Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.<br /> a. Yêu cầu về kĩ năng:<br /> Thí sinh biết cách làm bài văn NLVH: bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu<br /> loát, không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.<br /> b. Yêu cầu về kiến thức:<br /> <br /> 1.0<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Hồ Xuân Hương và tác phẩm Tự Tình<br /> II, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản<br /> sau:<br /> - Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn được bài thơ.<br /> - Hai câu đề: Cảm nhận về thời gian, không gian và sự tự ý thức duyên phận của<br /> tác giả. Chú ý phân tích các từ ngữ: văng vẳng, trống canh dồn và nghệ thuật đảo<br /> ngữ trơ, cái hồng nhan.<br /> - Hai câu thực: tâm trạng buồn tủi, bẽ bàng, chua xót của tác giả trước duyên<br /> Câu 2a phận<br /> + Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng quẩn quanh, tình duyên đã trở thành trò<br /> đùa của con tạo, càng say lại càng tỉnh, nỗi đau thân phận càng được cảm nhận<br /> thấm thía hơn.<br /> + Hình ảnh ẩn dụ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Câu thơ miêu tả cảnh vật<br /> có sự đồng nhất giữa trăng và người: Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết còn người đi<br /> gần hết cuộc đời mà hạnh phúc vẫn không trọn vẹn. Nhưng trăng khuyết rồi cũng<br /> có lúc tròn đầy chứ tuổi xuân đã trôi qua sẽ không bao giờ trở lại. Câu thơ ngậm<br /> ngùi, xót thương<br /> - Hai câu luận: Cảnh được miêu tả qua tâm trạng:<br /> + Từ ngữ mạnh mẽ “xiên ngang, đâm toạc”, biện pháp đảo ngữ, thiên nhiên như<br /> mang tâm trạng của con người : nhấn mạnh sự phẫn uất của đất đá, cỏ cây cũng là<br /> sự phẫn uất của nhà thơ.<br /> + Nghệ thuật đối độc đáo: Đông từ-Động từ, Danh từ-Danh từ, Số từ-Số từ làm<br /> cảnh vật trong thơ Hồ Xuân Hương sinh động và đầy sức sống.<br /> -> Từ ngữ độc đáo, hình ảnh giản dị. Hai câu thơ là khát vọng sống, khát vọng<br /> hạnh phúc của tác giả.<br /> - Hai câu kết:<br /> + Chú ý phân tích các từ: Ngán, xuân, lại -> Bước đi nhàm chán của thời gian vừa<br /> thể hiện tâm trạng: ngao ngán, sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của<br /> tuổi xuân.<br /> + Phân tích NT tăng tiến kết hợp các từ láy san sẻ , “con con”  xót xa tội<br /> nghiệp, hạnh phúc dường như không có.<br /> -> Câu thơ không chỉ là tâm trạng của bà, một người đi làm lẽ mà còn là nỗi lòng<br /> của người phụ nữ trong XHPK<br /> - Kết luận:<br /> + Với những từ ngữ, hình ảnh giản dị nhưng độc đáo, bài thơ là tâm trạng buồn<br /> tủi, phẫn uất trước duyên phận và khát vọng vươn lên của người phụ nữ nhưng<br /> vẫn rơi vào bi kịch.<br /> + Bài thơ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.<br /> Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến<br /> thức.<br /> <br /> 0.5<br /> 1.0<br /> <br /> 1.5<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 1.5<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù<br /> của Nguyễn Tuân.<br /> a. Yêu cầu về kĩ năng:<br /> Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi, phân tích hình tượng<br /> nghệ thuật trong tác phẩm văn học để làm sáng tỏ một vấn đề. Kết cấu chặt chẽ,<br /> diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br /> b. Yêu cầu về kiến thức:<br /> Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử<br /> tù, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản<br /> sau:<br /> - Mở bài: Giới thiệu tác phẩm nằm trong tập truyện Vang bóng một thời của<br /> Nguyễn Tuân và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam<br /> hiện đại viết về những nho sĩ cuối mùa- những người tài hoa bất đắc chí…<br /> Câu 2b - Huấn Cao với vẻ đẹp của một nho sĩ tài hoa: viết chữ nhanh và đẹp, vuông ;<br /> viên quản ngục kiên trì, biệt đãi, kiêng nể, nhún nhường để xin được chữ Huấn<br /> Cao.<br /> - Người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất: không khuất phục trước thế<br /> lực của triều đình phong kiến; coi thường gian khổ, cái chết, không nao núng<br /> trước án tử hình mà còn ung dung cho chữ; không sợ cường quyền mà ép mình<br /> phải cho chữ…<br /> - Tâm hồn trong sáng: coi thường danh lợi, trọng nghĩa khí, trân trọng và yêu quý<br /> cái đẹp và người có thiên lương<br /> - Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật bằng bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa; miêu tả<br /> cảnh bằng bút pháp tạo hình giàu chất điện ảnh; ngôn ngữ truyền cảm, giàu chất<br /> hội họa tạo dựng được không khí cổ xưa, trang nghiêm; tạo dựng tình huống<br /> truyện độc đáo bằng nghệ thuật đối lập…<br /> - Kết luận<br /> Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến<br /> thức.<br /> Hết<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 1.0<br /> <br /> 1.0<br /> 1.0<br /> <br /> 2.0<br /> 0.5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2