intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì I lớp 12 năm 2012 môn Ngữ văn

Chia sẻ: Mai Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

68
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn Đề thi học kì I lớp 12 năm 2012 môn Ngữ văn giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì I lớp 12 năm 2012 môn Ngữ văn

ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2012<br /> <br /> ĐỀ<br /> <br /> MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12<br /> Thời gian:….<br /> <br /> Câu 1. (2 điểm)<br /> Trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn<br /> những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?<br /> Câu 2. (3 điểm)<br /> Từ những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:<br /> Nếu là con chim, chiếc lá<br /> Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh<br /> Lẽ nào vay mà không có trả?<br /> Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình<br /> Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) bàn về sự sẻ chia trong<br /> cuộc sống.<br /> Câu 3. (5 điểm)<br /> Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:<br /> Con sóng dưới lòng sâu<br /> Con sóng trên mặt nước<br /> Ôi con sóng nhớ bờ<br /> Ngày đêm không ngủ được<br /> Lòng em nhớ đến anh<br /> Cả trong mơ còn thức<br /> Dẫu xuôi về phương bắc<br /> Dẫu ngược về phương nam<br /> Nơi nào em cũng nghĩ<br /> Hướng về anh – một phương<br /> (“Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD – 2007, tr 155-156)<br /> <br /> ..…….…….Hết……….……<br /> (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)<br /> Họ và tên thí sinh: …………………………… Số báo danh: ……………………………..<br /> Chữ kí của giám thị 1: ………………………. Chữ kí của giám thị 2: ……………………<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM THI<br /> (Bản hướng dẫn này gồm 04 trang)<br /> I- HƯỚNG DẪN CHUNG:<br /> - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi<br /> chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, sắp xếp các luận điểm, luận cứ,<br /> luận chứng một cách phù hợp, lô gic.<br /> - Giáo viên cần hết sức chủ động, linh hoạt khi chấm và cho điểm, luôn xem xét trên<br /> phương diện tổng thể của cả bài văn, cần lưu ý đến kĩ năng làm văn nghị luận của học<br /> sinh, đặc biệt là kĩ năng hành văn, diễn đạt, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm.<br /> - Đối với mỗi bài làm, học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt, lập luận, làm bài khác<br /> nhau. Giáo viên khi khi chấm bài cần linh hoạt, đặc biệt khuyến khích những bài làm có<br /> cảm xúc và sáng tạo, có quan điểm riêng trong cách trình bày, lập luận miễn là cách thức<br /> diễn đạt ấy phù hợp và có tính thuyết phục đối với người đọc.<br /> - Giáo viên cho điểm cụ thể từng câu, tùy vào yêu cầu cụ thể, giáo viên có thể<br /> chiết điểm đến 0.25. Điểm toàn bài: 0.25 làm tròn thành 0.5; 0.75 làm tròn thành<br /> 1.0.<br /> II- YÊU CẦU CỤ THỂ:<br /> Câu 1. (2 điểm)<br /> 1) Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn:<br /> - “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nước Mĩ<br /> - “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791<br /> => Cho 1,0 điểm<br /> 2) Ý nghĩa của việc trích dẫn:<br /> - Khẳng định quyền hưởng tự do, độc lập, bình đẳng là chân lí hiển nhiên mà mọi dân<br /> tộc trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đều được hưởng; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt<br /> Nam và các nước khác trên thế giới.<br /> - Khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, tạo cơ sở cho cả hệ thống<br /> lập luận của bản tuyên ngôn.<br /> => Cho 1,0 điểm<br /> <br /> Câu 2. (3 điểm)<br /> a) Về kĩ năng:<br /> - Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội với bố cục ba phần rõ ràng,<br /> hành văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có tính<br /> thuyết phục.<br /> - Đối với những bài văn, học sinh chỉ gạch đầu dòng, cho dù đủ ý, giáo viên cũng<br /> không cho quá 1.0 điểm.<br /> b) Về kiến thức:<br /> Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần đáp ứng các ý cơ bản<br /> sau:<br /> A) Mở bài:<br /> Giới thiệu vấn để cần nghị luận: Vai trò quan trọng của sự sẻ chia trong cuộc sống,<br /> trích dẫn đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu.<br /> B) Thân bài:<br /> 1) Thế nào là sự sẻ chia trong cuộc sống?<br /> - Sẻ chia là sự yêu thương, cảm thông, đồng cảm, tương trợ, giúp đỡ … lẫn nhau giữa<br /> người với người, không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo, đảng phái …<br /> 2) Vì sao trong cuộc sống cần phải có sự sẻ chia?<br /> - Giúp chúng ta xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn dựa trên cơ sở tình thương và những<br /> mối quan hệ đạo đức tốt đẹp giữa con người với con người.<br /> - Mỗi con người khi có sự sẻ chia với người khác sẽ làm cho cuộc sống bớt đi những<br /> hận thù, đau khổ; xã hội bớt đi những cảnh đời bất hạnh và những bất công, éo le, ngang<br /> trái …<br /> - Cuộc sống vốn không bằng phẳng. Sẻ chia cho người khác bởi có thể có những lúc<br /> chúng ta cần sự tương trợ, giúp đỡ, cảm thông từ chính những người xung quanh.<br /> 3) Biểu hiện của sự sẻ chia trong cuộc sống:<br /> - Thương yêu, đồng cảm, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh xung quanh mình.<br /> - Sống có tinh thần trách nhiệm, không hời hợt, vô cảm.<br /> - Tham gia các hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng ...<br /> <br /> - Phê phán những con người sống lạnh lùng, ích kỉ, thực dụng, vô cảm với nỗi đau của<br /> đồng loại …<br /> - Dẫn chứng từ thực tế.<br /> 4) Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.<br /> C) Kết bài:<br /> Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân và nâng lên tầm khái quát về vai trò quan trọng<br /> của sự sẻ chia trong cuộc sống.<br /> c) Cách cho điểm:<br /> *Cho 3 điểm khi: Bài làm đảm bảo được các ý cơ bản, bố cục rõ ràng, mạch lạc, có<br /> tính liên kết, hành văn trôi chảy, linh hoạt, dẫn chứng tiêu biểu, có tính thuyết phục, mắc<br /> lỗi ít về chính tả, dùng từ, diễn đạt, đặt câu.<br /> *Cho 2 điểm khi: Bài làm đảm bảo được một nửa số ý cơ bản, bố cục rõ ràng, hành<br /> văn trôi chảy, có tính liên kết, biết cách lấy dẫn chứng, có thể mắc một số lỗi về diễn đạt,<br /> chính tả, dùng từ, đặt câu.<br /> *Cho 1 điểm khi: Bài làm sơ sài, cẩu thả, hành văn rối rắm, sai nhiều về chính tả, dùng<br /> từ, đặt câu.<br /> *Cho 0 điểm khi: Bài làm hoàn toàn lạc đề hoặc không làm câu 2.<br /> Câu 3. (5 điểm)<br /> a) Về kĩ năng:<br /> Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận (cảm nhận về một đoạn thơ trong một bài thơ<br /> hiện đại của giai đoạn văn học 1945 - 1975) với bố cục rõ ràng, hành văn trôi chảy, có<br /> cảm xúc, hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng được tổ chức một cách rõ ràng, mạch<br /> lạc.<br /> b) Về kiến thức:<br /> Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu<br /> cầu sau:<br /> 1) Giới thiệu khái quát về nữ sĩ Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”, trích dẫn đoạn thơ<br /> 2) Cảm nhận về đoạn thơ:<br /> - Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ tha thiết của nhân vật trữ tình gửi vào hình tượng “sóng”<br /> (chú ý các biện pháp nghệ thuật: đối, điệp, nhân hóa).<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2