intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến s Địa lí: Xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh" thực hiện nghiên cứu với các mục tiêu nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa có tính quy luật của các hợp phần tự nhiên và cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến s Địa lí: Xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> Nguyễn Minh Nguyệt<br /> <br /> XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ<br /> TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG<br /> TỈNH HÀ TĨNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên<br /> Mã số: 62 44 02 17<br /> <br /> DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ<br /> <br /> Hà Nội - 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Khoa Địa lý - Trường Đại học<br /> Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh<br /> 2. GS.TS. Trương Quang Hải<br /> Phản biện 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............................<br /> Phản biện 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............................<br /> Phản biện 3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ............................…<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm<br /> luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . …<br /> vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do lựa chọn đề tài<br /> Trước sự biến đổi to lớn và khó lường của tự nhiên, con người ngày càng<br /> ý thức rõ ràng hơn về khả năng và giới hạn của mình trong quá trình khai thác<br /> và sử dụng tài nguyên. Để hiểu rõ các đặc điểm cũng như quy luật tự nhiên đó,<br /> việc xác lập cơ sở địa lý học (một trong các tiếp cận mang tính tổng hợp, liên<br /> ngành và đa ngành, thể hiện các đặc tính không gian) là hướng nghiên cứu cần<br /> thiết và hiệu quả cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của các lãnh thổ.<br /> Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi và<br /> tiềm năng tự nhiên đa dạng cho phát triển kinh tế tổng hợp, nhưng hiện nay đây<br /> vẫn còn là một tỉnh nghèo của dải đất miền Trung (với 26,1% dân số sống trong<br /> nghèo đói). Hiện nay, việc khai thác, sử dụng tài nguyên ở Hà Tĩnh còn khá tùy<br /> tiện, thiếu cơ sở khoa học dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm<br /> môi trường. Hệ lụy của nó chính là các tai biến thiên nhiên diễn ra với tần suất<br /> ngày càng và mức độ ngày càng nghiêm trọng, nhất là lũ quét và sạt lở đất xảy<br /> ra liên tiếp từ năm 2002 đến nay.<br /> Với những lí do nêu trên, NCS (NCS) lựa chọn đề tài: “Xác lập cơ sở địa<br /> lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Hà<br /> Tĩnh” làm định hướng nghiên cứu của luận án.<br /> 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu<br /> Xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh<br /> Hà Tĩnh trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa có tính quy luật của<br /> các hợp phần tự nhiên và CQ tỉnh Hà Tĩnh.<br /> 2.2. Nhiệm vụ<br /> - Xác lập cơ sở lý luận của hướng tiếp cận địa lý học với mục tiêu sử<br /> dụng hợp lý TNTN và BVMT theo định hướng phát triển nông - lâm nghiệp ở<br /> Hà Tĩnh.<br /> - Phân tích đặc điểm, sự phân hóa của các hợp phần tự nhiên, xây dựng<br /> hệ thống phân loại CQ, thành lập bản đồ CQ và bản đồ phân vùng CQ tỉnh Hà<br /> Tĩnh.<br /> - Phân tích hiện trạng sử dụng TNTN và những vấn đề môi trường nảy<br /> sinh trong quá trình phát triển kinh tế tại các TVCQ Hà Tĩnh.<br /> - ĐGCQ cho phát triển nông - lâm nghiệp của Hà Tĩnh.<br /> - Đề xuất định hướng không gian nhằm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT<br /> cho phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br /> - Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Luận án chỉ nghiên cứu lãnh thổ phần đất<br /> liền của tỉnh Hà Tĩnh ở tỷ lệ nghiên cứu 1/100.000, không đề cập đến khu vực<br /> biển ven bờ.<br /> - Giới hạn phạm vi khoa học: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm<br /> và sự phân hóa CQ và ĐGCQ cho phát triển nông nghiệp - lâm nghiệp ở Hà<br /> Tĩnh; Định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong sản xuất<br /> nông - lâm nghiệp ở Hà Tĩnh.<br /> 4. Ý nghĩa của đề tài<br /> - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu làm phong phú hơn phương<br /> pháp luận, phương pháp nghiên cứu, ĐGCQ cho mục đích phát triển nông - lâm<br /> nghiệp gắn với sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở quy mô cấp tỉnh.<br /> - Ý nghĩa thực tiễn: xác lập cơ sở khoa học tin cậy cho việc sử dụng hợp<br /> lý TNTN và BVMT trong phát triển nông - lâm nghiệp, nâng cao đời sống của<br /> người dân Hà Tĩnh.<br /> 5. Những điểm mới của luận án<br /> - Làm rõ được đặc điểm và sự phân hóa CQ một cách có quy luật trên<br /> toàn tỉnh và thành lập bản đồ CQ, bản đồ phân vùng CQ Hà Tĩnh ở tỷ lệ<br /> 1/100.000.<br /> - ĐGCQ làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT<br /> trong sản xuất nông - lâm nghiệp tại các TVCQ của Hà Tĩnh.<br /> 6. Những luận điểm bảo vệ<br /> - Luận điểm 1: Nằm ở trung tâm ở khu vực Bắc Trung Bộ với những<br /> đặc trưng đa dạng về tự nhiên và con người đã quy định nên đặc điểm và sự<br /> phân hoá CQ Hà Tĩnh trong mối quan hệ giữa núi - đồi - đồng bằng. Lãnh thổ<br /> Hà Tĩnh thuộc phụ hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân<br /> hóa thành 3 lớp CQ, 1 kiểu CQ, 23 hạng CQ và 109 loại CQ. Loại CQ chính là<br /> đơn vị cơ sở dùng để ĐGTN sinh thái cho các nhóm cây trồng ở Hà Tĩnh. Dựa<br /> trên đặc điểm và sự phân hóa của CQ, lãnh thổ Hà Tĩnh phân thành 5 tiểu vùng.<br /> Các tiểu TVCQ chính là đơn vị cơ sở để tiến hành định hướng sử dụng hợp lý<br /> TNTN và BVMT tỉnh Hà Tĩnh.<br /> - Luận điểm 2: Kết quả ĐGTN sinh thái các CQ đối với sự phát triển<br /> nông - lâm nghiệp là những cơ sở khoa học cho định hướng không gian sử<br /> dụng hợp lý TNTN và BVMT trong sản xuất nông - lâm nghiệp tại các TVCQ<br /> tỉnh Hà Tĩnh..<br /> 7. Cơ sở tài liệu<br /> - Kết quả điều tra nghiên cứu thực địa theo các tuyến.<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Tài liệu bản đồ về địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng<br /> đất, hiện trạng rừng, hiện trạng môi trường của tỉnh Hà Tĩnh đều ở tỷ lệ<br /> 1/100.000.<br /> - Báo cáo kết quả thực hiện các đề tài, dự án về Hà Tĩnh,…<br /> 8. Cấu trúc luận án<br /> Luận án được trình bày trong 146 trang A4, trong đó có 21 bảng số<br /> liệu, 19 sơ đồ, bản đồ, 135 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và 62 tài liệu<br /> tham khảo bằng tiếng Anh. Ngoài mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc<br /> thành 3 chương:<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br /> Chương 2: Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan lãnh thổ Hà Tĩnh<br /> Chương 3: ĐGCQ nhằm định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN<br /> và BVMT trong nông - lâm nghiệp tại các TVCQ Hà Tĩnh.<br /> Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. TỔNG QUAN CÁC NCCQ NHẰM SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN VÀ<br /> BVMT<br /> 1.1.1. Tổng quan NCCQ trên Thế giới<br /> CQ là đối tượng quan trọng nghiên cứu bản chất của các đơn vị tự nhiênlãnh thổ, là hướng nghiên cứu quan trọng của địa lý ứng dụng [Error!<br /> Reference source not found.]. Cho đến nay, khoa học CQ đạt được nhiều<br /> thành công rực rỡ cả về nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Đặc biệt, số lượng các<br /> NCCQ ứng dụng xuất hiện ngày càng nhiều cho thấy đây là một hướng quan<br /> trọng của địa lý tự nhiên hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay ở tất<br /> cả các quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định: để NCCQ trở thành cơ sở tin<br /> cậy để sử dụng hiệu quả TNTN và giải quyết các vấn đề thực tiễn, cần thiết<br /> phải đi sâu vào phân tích cấu trúc và sự biến đổi CQ. Luận án vận dụng những<br /> luận điểm này trong NCCQ để sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Hà Tĩnh.<br /> 1.1.2. Tổng quan NCCQ ở Việt Nam<br /> NCCQ ở Việt Nam đã được đề cập từ những năm 60 (thế kỷ XX) và đến<br /> nay đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Trong đó, các NCCQ thường sử dụng<br /> quan niệm CQ là đơn vị cá thể và quan niệm CQ là đơn vị kiểu loại được nhiều<br /> nhà địa lý của Liên Xô và Việt Nam sử dụng trong NCCQ phục vụ điều tra, quy<br /> hoạch và tổ chức lãnh thổ. NCS đã kế thừa và vận dụng quan niệm CQ là đơn<br /> vị mang tính kiểu loại khi thành lập bản đồ CQ Hà Tĩnh và quan niệm CQ là<br /> đơn vị cá thể khi thành lập bản đồ phân vùng CQ Hà Tĩnh.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0