intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Cơ học: Phân tích ổn định phi tuyến tĩnh của vỏ bằng vật liệu có cơ tính biến thiên

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

56
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày khái niệm, tính chất và một số quy luật cơ bản của vật liệu cơ tính biến thiên; phân tích phi tuyến ổn định tĩnh của vỏ FGM không hoàn hảo không gân gia cường; phân tích phi tuyến ổn định tĩnh của trụ tròn mỏng FGM có gân FGM gia cường lệch tâm (ES-FGM); phân tích tuyến tính ổn định của vỏ nón cụt FGM có gân gia cường. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Cơ học: Phân tích ổn định phi tuyến tĩnh của vỏ bằng vật liệu có cơ tính biến thiên

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> Lê Khả Hòa<br /> <br /> PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH PHI TUYẾN<br /> TĨNH CỦA VỎ BẰNG VẬT LIỆU CÓ<br /> CƠ TÍNH BIẾN THIÊN<br /> <br /> Chuyên ngành: Cơ học vật rắn<br /> Mã Số:<br /> <br /> 62442101<br /> <br /> DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CƠ HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2014<br /> <br /> 1<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS. TS. Đào Văn Dũng - Đại học Khoa học Tự nhiên<br /> <br /> Phản biện 1: ………………………………………………<br /> ……………………………………………….<br /> Phản biện 2: ………………………………………………<br /> ……………………………………………….<br /> Phản biện 3: ………………………………………………<br /> ……………………………………………….<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia<br /> chấm luận án tiến sĩ họp tại: Đại học Khoa học Tự nhiên<br /> Vào hồi …. giờ …. ngày …. tháng …. năm 20….<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Các kết cấu chế tạo từ vật liệu cơ tính biến thiên (Functionally graded<br /> Material-FGM) được sử dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp hàng không<br /> vũ trụ, lò phản ứng hạt nhân và các lĩnh vực làm việc trong môi trường nhiệt<br /> độ cao hoặc chịu tải phức tạp. Do các tính chất cơ lý biến đổi trơn và liên tục<br /> từ mặt này đến mặt kia nên các kết cấu FGM tránh được sự tập trung ứng suất<br /> trên bề mặt tiếp xúc giữa các lớp, tránh được sự bong tách và rạn nứt trong kết<br /> cấu. Do vậy nghiên cứu về ổn định, dao động và độ bền của các kết cấu FGM<br /> đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của cộng đồng các nhà khoa học trong và<br /> ngoài nước.<br /> Hiện nay, những kết cấu FGM phức tạp như vỏ nón, vỏ cầu, tấm và vỏ gấp<br /> nếp lượn sóng hay có gân gia cường vẫn là những bài toán khó, còn ít được<br /> nghiên cứu. Trong khi đó những kết cấu loại này đã trở nên phổ biến trong ứng<br /> dụng. Nghiên cứu về ứng xử cơ học của chúng là bài toán không chỉ có ý nghĩa<br /> khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn.<br /> Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đã nêu ở trên, luận án đã chọn đề tài<br /> là “Phân tích ổn định phi tuyến tĩnh của vỏ bằng vật liệu có cơ tính biến<br /> thiên” làm nội dung nghiên cứu.<br /> <br /> 2. Mục tiêu của luận án<br /> Nghiên cứu ổn định tĩnh của các kết cấu FGM thường được sử dụng trong<br /> thực tế chịu tải cơ.<br /> <br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> Đối tượng của luận án là Panel trụ và vỏ trụ tròn FGM không hoàn hảo,<br /> không gia cường, vỏ trụ tròn và vỏ nón có gân gia cường lệch tâm.<br /> Phạm vi nghiên cứu của luận án là phân tích ổn định tĩnh của vỏ mỏng<br /> làm bằng vật liệu có cơ tính biến thiên bằng tiếp cận giải tích.<br /> <br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp giải tích: Sử dụng lý thuyết vỏ Donnell-Karman và phương<br /> pháp san đều tác dụng gân của Leckhnitsky để thiết lập các phương trình chủ<br /> đạo theo hàm ứng suất và độ võng. Áp dụng phương pháp Galerkin để xây<br /> dựng hệ thức hiển cho phép tìm tải tới hạn và vẽ đường cong tải - độ võng sau<br /> tới hạn.<br /> 3<br /> <br /> 5. Bố cục của luận án<br /> Luận án gồm phần mở đầu, bốn chương nội dung, phần kết luận, danh<br /> mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến nội dung luận án, tài<br /> liệu tham khảo và phụ lục.<br /> <br /> CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> Chương này trình bày khái niệm, tính chất và một số quy luật cơ bản của<br /> vật liệu cơ tính biến thiên. Phân tích những ưu điểm nổi bật và sự ứng dụng<br /> hiệu quả của các kết cấu FGM. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và<br /> trên thế giới đối với bài toán ổn định và dao động của kết cấu làm bằng vật liệu<br /> này. Phân tích các vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề cần được tiếp tục<br /> nghiên cứu. Từ đó đề xuất mục tiêu, nội dung và phương pháp của luận án.<br /> <br /> CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH PHI TUYẾN ỔN ĐỊNH TĨNH CỦA<br /> VỎ FGM KHÔNG HOÀN HẢO KHÔNG GÂN GIA CƢỜNG<br /> 2.1. Ổn định phi tuyến của panel trụ mỏng FGM không hoàn hảo<br /> chịu nén dọc trục với hệ số Poisson thay đổi ν=ν(z)<br /> 2.1.1. Đặt vấn đề<br /> Nghiên cứu ổn định tĩnh, phi tuyến bằng giải tích của panel trụ FGM tựa đơn<br /> chịu nén dọc trục với hệ số Poisson ν=const, đã được trình bày trong công trình<br /> [32]. Phần này của luận án nghiên cứu lời giải giải tích cho hai bài toán sau đây:<br /> Bài toán 1: Mở rộng kết quả nghiên cứu của [32] khi xét hệ số Poisson ν là<br /> hàm của z-hướng bề dầy của vỏ, với điều kiện biên panel trụ tựa đơn tại bốn cạnh.<br /> Bài toán 2: Phân tích ổn định phi tuyến, tĩnh của panel trụ FGM tựa đơn<br /> tại hai cạnh cong và ngàm tại hai cạnh thẳng.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Kết quả chính của phần này được trình bày trong bài báo [1]* (Vietnam<br /> Journal of Mechanics, VAST 34(1): 27 – 44). Ở đây dấu * để chỉ bài báo [1]<br /> trong danh mục công trình của tác giả luận án.<br /> <br /> 2.1.2. Panel trụ FGM và các phƣơng trình cơ bản<br /> 2.1.2.1. Panel trụ FGM<br /> Xét panel trụ FGM với độ dầy h không đổi, bán kính mặt giữa là R và độ<br /> dài a, cạnh vòng b. Chọn hệ tọa độ trụ  x, y  R , z  sao cho trục x, y là các<br /> hướng dọc trục và hướng vòng,<br /> và trục z vuông góc với mặt giữa<br /> của vỏ trụ, có chiều dương hướng<br /> vào trong (Hình 2.1). Panel trụ<br /> chịu nén dọc trục với cường độ<br /> <br /> r0 trên cạnh x  0, x  a . p0 trên<br /> cạnh y=0, y=b và áp lực đều với<br /> cường độ Q0.<br /> <br /> 2.1.2.2. Các phương trình cơ bản<br /> Sử dụng lý thuyết vỏ mỏng Donnell với tính phi tuyến hình học von<br /> Karman, sau khi đưa hàm ứng suất vào ta thu được hệ phương trình ổn định<br /> <br /> C3 4 <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> , xx  C4 4 w  , yy w, xx  w,*xx<br /> R<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> (2.14)<br /> <br /> <br /> <br /> 2, xy w, xy  w,*xy  , xx w, yy  w,*yy  Q0  0,<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4  C14 w  C2 w,2  w, xx w, yy  w, xx / R  2w, xy w,*xy  w, xx w,*yy  w, yy w,*xx  0 ,<br /> xy<br /> <br /> (2.15)<br /> trong đó<br /> <br /> C1  J 2 / A10 , C2  1/  J 0 A10  , C3  J 0 J 2 , C4  J 0  A11J1  A21J 2   A12 .<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2