ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
---------*---------<br />
<br />
TRẦN THỊ LỰU<br />
<br />
Chuyên ngành: Địa chất học<br />
Mã số: 62440201<br />
<br />
DỰ THẢO<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT<br />
<br />
Hà Nội, 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1.<br />
GS. TS. Trần Nghi<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội<br />
2.<br />
PGS.TS. Phạm Quý Nhân,<br />
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội<br />
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
..............................<br />
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
..............................<br />
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
..............................<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp ĐHQG chấm luận án tiến sĩ họp<br />
tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
vào hồi<br />
giờ …….. ngày ……. tháng ….. năm …..<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Ở<br />
<br />
1.<br />
<br />
U<br />
<br />
ính cấp thiết của luận án<br />
<br />
Nước dưới đất (NDĐ) đặc biệt là NDĐ trong tầng chứa nước Pleistocen (TCN qp)<br />
là nguồn cung cấp nước quan trọng ở vùng CTSH. Các kết quả quan trắc thành phần<br />
hóa học NDĐ của công trình quốc gia cũng như của một số nghiên cứu gần đây chỉ ra<br />
rằng NDĐ bị nhiễm mặn ở nhiều nơi không những ở khu vực ven biển mà còn xảy ra ở<br />
các khu vực cách bờ biển hiện tại lên tới 70km. Nhiễm mặn cho NDĐ trong các TCN ở<br />
các khu vực ven biển có thể được giải thích là do XNM từ biển, tuy nhiên ở các khu<br />
vực xa bờ biển hiện tại đặc biệt là trong TCN qp – tầng chứa nước đươc hình thành<br />
trong thời kỳ biển thoái, thì nguyên nhân XNM không thể giải thích được là do quá<br />
trình XNM hiện đại.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc địa chất vùng CTSH cũng như các vùng châu thổ<br />
tương tự trên thế giới cho thấy các thời kỳ biển tiến làm hình thành nên các tầng trầm<br />
tích biển còn chứa nước mặn tàn dư tới tận ngày nay. Nghiên cứu phân bố các trầm tích<br />
biển trong lục địa đã được nhiều công trình đề cập đến, tuy nhiên nghiên cứu ảnh hưởng<br />
của chúng tới NDĐ thì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể. Chính vì vậy, luận án đi<br />
vào nghiên cứu “Cơ chế rửa mặn NLR trong các tướng trầm tích biển tuổi Đệ Tứ vùng<br />
CTSH” để làm sáng tỏ các cơ chế rửa mặn NLR từ các tầng trầm tích biển cũng như<br />
ảnh hưởng của chúng tới NDĐ trong TCN qp.<br />
2.<br />
ục đích nghiên cứu<br />
- Xác định ranh giới mặn nhạt của NLR trong các tầng trầm tích biển.<br />
- Nghiên cứu các cơ chế rửa mặn của NLR trong các trầm tích biển.<br />
- Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình rửa mặn NLR trong trầm tích biển Holocen tới<br />
TCN Pleistocen.<br />
3. ối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu là tầng trầm tích biển tuổi Holocen<br />
- Phạm vi nghiên cứu là vùng CTSH<br />
4. ơ sở số liệu<br />
Luận án được hoàn thành dựa trên 2 nguồn số liệu gồm số liệu kế thừa từ các công trình<br />
nghiên cứu liên quan và các số liệu nghiên cứu của luận án. Dưới đây là bảng liệt kê số liệu<br />
nghiên cứu của luận án với số lượng tương ứng.<br />
Số liệu<br />
<br />
ơn vị<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Vị trí thực hiện<br />
<br />
Địa vật lý lỗ khoan<br />
<br />
Lỗ khoan<br />
<br />
38<br />
<br />
Lỗ khoan QTQG<br />
<br />
TEM<br />
<br />
Điểm đo<br />
<br />
210<br />
<br />
4 tuyến nghiên cứu<br />
<br />
Khoan địa tầng<br />
Thành phần độ hạt<br />
Xác định TP khoáng vật sét<br />
<br />
Lỗ khoan<br />
Mẫu<br />
Mẫu<br />
<br />
2<br />
16<br />
8<br />
<br />
LK Q87, Q88<br />
Mẫu trầm tích nguyên dạng lấy<br />
từ 2 LK trên<br />
<br />
1<br />
<br />
Thành phần hóa học NLR<br />
Đồng vị bền 18O và 2H<br />
Thí nghiệm cột thấm<br />
Thí nghiệm khuếch tán<br />
TPHH của NDĐ tầng qp<br />
<br />
Mẫu<br />
Mẫu<br />
Mẫu<br />
Mẫu<br />
Mẫu<br />
<br />
40<br />
50<br />
6<br />
6<br />
10<br />
<br />
Mẫu NLR và NDĐ<br />
Mẫu trầm tích nguyên dạng lấy<br />
từ 2 LK trên<br />
Mạng QTQG và LK nghiên cứu<br />
<br />
5. uận điểm bảo vệ<br />
- Nước lỗ rỗng trong tầng trầm tích biển giàu sét bị rửa mặn theo cơ chế khuếch tán.<br />
Nước lỗ rỗng chứa trong các trầm tích cát mịn pha sét bị rửa mặn theo cơ chế dịch<br />
chuyển vật chất do phân dị trọng lực.<br />
- Quá trình rửa mặn NLR trong các trầm tích biển Holocen làm tăng cao hàm lượng<br />
muối của NDĐ trong tầng chứa nước Pleistocen bên dưới.<br />
- Tầng sét Pleistocen muộn có vai trò bảo vệ TCN qp khỏi XNM từ tầng sét biển bên<br />
trên<br />
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
Ý nghĩa khoa học<br />
- Làm sáng tỏ sự phân bố mặn nhạt của NLR trong các trầm tích biển Holocen<br />
- Làm sáng tỏ cơ chế rửa mặn của NLR trong các tầng trầm tích biển<br />
- Làm sáng tỏ ảnh hưởng của các tầng trầm tích biển tới XNM nước dưới đất trong<br />
TCN Pleistocen<br />
Ý nghĩa thực tiễn<br />
- Chính xác hóa sự phân bố mặn nhạt của TCN theo không gian sẽ giúp ích cho việc<br />
bố trí các công trình khai thác nước một cách hợp lý. Trên cơ sở bản đồ phân bố mặn<br />
nhạt của NLR trong các tướng trầm tích biển Holocen và bản đồ đẳng dày các trầm<br />
tích biển Pleistocen muộn và kết quả mô hình có thể đưa ra các vị trí khai thác an toàn.<br />
7. ấu trúc luận án<br />
Cấu trúc của luận án gồm 4 chương không kể phần mở đầu và kết luận.<br />
Chương 1: Tổng quan và các phương pháp nghiên cứu<br />
Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng rửa mặn NLR vùng CTSH<br />
Chương 3: Cơ chế rửa mặn của nước lỗ rỗng trong các trầm tích biển tuổi Holocen<br />
Chương 4: Ảnh hưởng của quá trình rửa mặn NLR tới tầng chứa nước Pleistocen.<br />
1.<br />
Q<br />
À<br />
P<br />
P<br />
P<br />
Ê<br />
<br />
1.1. ổng quan<br />
1.1.1 ác công trình nghiên cứu trên thế giới về rửa mặn nước lỗ rỗng<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng bài toán XNM cho NDĐ nói chung và nước mặn<br />
tàn dư nói riêng không thể giải quyết bằng một phương pháp đơn lẻ mà phải sử dụng<br />
tổ hợp các phương pháp khác nhau.<br />
1.1.2. ác công trình nghiên cứu trong nước liên quan<br />
Trong nước, các công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về XNM hiện<br />
đại do quá trình tự nhiên và quá trình khai thác nước quá mức gây nên nhất là đối với<br />
các tỉnh ven biển.<br />
<br />
2<br />
<br />
1.1.3. hững tồn tại cần giải quyết<br />
Có thể đưa ra một số tồn tại của các công trình nghiên cứu ở Việt Nam:<br />
- Chưa ứng dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu<br />
- Chưa nghiên cứu hoặc quan tâm nghiên cứu về phân bố mặn nhạt của NLR trong các<br />
trầm tích biển, cơ chế rửa mặn của NLR cũng như ảnh hưởng của chúng tới TCN qp.<br />
Chính vì vậy, nội dung chính của luận án đi vào nghiên cứu các cơ chế rửa mặn của<br />
NLR trong các tướng trầm tích biển tuổi Đệ Tứ và ảnh hưởng của chúng tới TCN qp.<br />
<br />
1.2.<br />
<br />
ác phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
- Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu liên quan.<br />
- Các phương pháp ĐVL: Gồm phương pháp trường chuyển (TEM) và địa vật lý lỗ<br />
khoan (ĐVLLK) để tiến hành phân vùng mặn nhạt NLR chứa trong các tầng sét.<br />
- Phương pháp mô hình: Mô hình SEAWAT mô phỏng sự di chuyển vật chất có tính<br />
đến mật độ chất lỏng.<br />
- Phương pháp đồng vị bền 18O/16O, 2H/1H xác định nguồn gốc của NDĐ<br />
- Phương pháp cột thấm xác định hệ số thấm của trầm tích và phương pháp xác định hệ<br />
số khuếch tán để làm thông số đầu vào cho mô hình dịch chuyển vật chất.<br />
- Xác định thành phần độ hạt, thành phần khoáng vật của trầm tích nhằm luận giải môi<br />
trường thành tạo trầm tích.<br />
- Phân tích thành phần hóa học của NDĐ và NLR.<br />
2:<br />
<br />
Y<br />
<br />
ỐẢ<br />
<br />
Ở<br />
<br />
Ả Ă<br />
HOLOCEN<br />
<br />
2.1. iều kiện thủy văn, hải văn<br />
Vùng CTSH có mạng lưới sông ngòi dày đặc làm kênh dẫn thoát nước từ lục địa ra<br />
biển đồng thời làm là kênh dẫn nước biển vào lục địa tại các cửa sông ven biển. XNM<br />
hệ thống sông ngòi này không những ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển, đến nguồn<br />
cấp nước tưới tiêu... mà còn ảnh hưởng đến các tầng chứa nước nông khu vực lân cận.<br />
<br />
2.2. ịa tầng trầm tích ệ ứ<br />
Bề mặt CTSH được phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ với bề dày có nơi đạt tới 200m.<br />
Thành phần của trầm tích Đệ Tứ bao gồm chủ yếu là sét, bột, cát và sạn sỏi và được<br />
phân chia thành 5 hệ tầng gồm Lệ Chi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Hưng, Thái Bình. Quá<br />
trình hình thành nên các trầm tích bở rời tuổi Đệ Tứ có liên quan chặt chẽ đến sự dao<br />
động MNB: Thời kỳ biển thoái là thời kỳ tạo nên các tầng trầm tích hạt thô chứa nước<br />
tốt, trái lại vào thời kỳ biển tiến thành tạo nên các trầm tích hạt mịn chứa nước kém.<br />
<br />
3<br />
<br />