Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 3
download
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ; giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ. Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng; viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ (Sách Chân trời sáng tạo)
- Trường THPT Họ và tên giáo viên ……….. ................. Tổ: ………………. BÀI 11 : CẤU TẠO HÓA HỌC HỢP CHẤT HỮU CƠ Tuần:....... Tiết: 26,27 Ngày soạn:…/…/2023 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU Năng lực hóa học – Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hoá học trong hoá học hữu cơ. – Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hoá học hữu cơ. – Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng. – Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn). – Nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ. Về năng lực chung - Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về bộ môn hóa học. - Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đối tượng nghiên cứu của hóa học, phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học; vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất,… Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học. - Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên - Phiếu học tập - Slide bài giảng Học sinh - Xem trước bài ở nhà III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu - Tạo không khí học tập tích cực - Gợi nhớ một số nội dung kiến thức về CTCT liên quan từ lớp 9. b. Nội dung CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Câu 1: Hãy kể tên và viết công thức phân tử một số hợp chất hữu cơ đơn giản và quen thuộc trong đời sống?
- Câu 2: Hãy viết công thức cấu tạo của C2H6O ? (thời gian 5 phút) c. Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh: 1. methan: CH4, ethanol, C2H5OH, giấm : CH3COOH, ... 2. C2H5OH, CH3OCH3 d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh hoạt động theo cặp- nhóm trả lời câu hỏi khởi động. Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm câu hỏi khởi động. Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét câu trả lời của bạn Nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào bài 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Hoạt động tìm hiểu về thuyết cấu tạo hóa học a. Mục tiêu - Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hoá học trong hoá học hữu cơ. - Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn). - Chăm chỉ, có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: a. Quan sát Bảng 1.1, hãy chỉ sự khác nhau về thứ tự liên kết với tính chất của hợp chất hữu cơ Chất Ethanol Dimethyl ether Kết luận CTPT C2H6O C2H6O CTCT CH3-CH2-OH CH3-O-CH3 0 Tính chất - Sôi ở 78,3 C - Sôi ở -24,80C - Tác dụng với Na sinh khí - Không tác dụng với Na sinh khí b. Tìm hiểu SGK nêu nội dung 1 của thuyết cấu tạo hóa học. Câu 2: a. Quan sát Bảng 1.2, hãy cho biết hóa trị của carbon trong các hợp chất hữu cơ, có những loại mạch carbon gì? Chất hóa trị của carbon mạch carbon CH2=C(CH3) -CH3 CH2=CH-CH3
- b. Tìm hiểu SGK nêu nội dung 2 của thuyết cấu tạo hóa học. Câu 3: a Quan sát bảng sau, so sánh thành phần phân tử, cấu tạo hóa học và tính chất hóa học của cặp CH4 và CCl4; CH3-CH2-OH và CH -O-CH 3 3 Chất Nhiệt độ Nhiệt độ Một số tính chất Nhận xét sôi nóng chảy CH4 -161,5 -182,46 Chất khí, dễ cháy, Thành phần khác không tan trong nhau=>.....................khác nhau nước. CC14 76,7 -22,8 Chất lỏng, không cháy, không tan trong nước. CH3-CH2-OH 78,24 -114,14 Chất lỏng, tan Cấu tạo hóa học khác nhieu trong nước, nhau=>.................. khác nhau tác dụng với sodium. CH -O-CH -24,8 -141,49 Chất khí, tan ít 3 3 trong nước, không tác dụng với sodium. b. Tìm hiểu SGK nêu nội dung 3 của thuyết cấu tạo hóa học. c. Sản phẩm: TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: a, thứ tự liên kết khác nhau => tính chất khác nhau Câu 2: Chất hóa trị của carbon mạch carbon CH2=C(CH3) -CH3 4 nhánh CH2=CH-CH3 4 không nhánh 4 vòng Câu 3: Chất Nhiệt độ Nhiệt độ Một số tính chất Nhận xét sôi nóng chảy CH4 -161,5 -182,46 Chất khí, dễ cháy, không tan thành phần khác nhau=> trong nước. tính chất khác nhau CC14 76,7 -22,8 Chất lỏng, không cháy, không tan trong nước. CH3-CH2-OH 78,24 -114,14 Chất lỏng, tan nhiều trong Cấu tạo hóa học khác nước, tác dụng với sodium. nhau=>tính chất khác CH -O-CH -24,8 -141,49 Chất khí, tan ít trong nước, nhau 3 3 không tác dụng với sodium.
- d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 6 nhóm Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi Nhận nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm số 1 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm 1. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và thứ tự liên kết. 2. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị 4. Nguyên tử carbon không những có thể liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon. 3. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học 4.Cấu tạo của HCHC có thể biểu diễn ở 3 dạng: CTCT đầy đủ, CTCT thu gọn, CTCT khung phân tử. 2.2 Hoạt động tìm hiểu về đồng đẳng và đồng phân a. Mục tiêu – Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hoá học hữu cơ. – Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng. – Nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ. b. Nội dung
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Quan sát bảng sau và nhận xét về đặc điểm cấu tạo thành phần nguyên tử, số lượng nguyên tử, loại kiên kết, loại nhóm chức trong các tổ hợp nhóm sau: Chất CTPT Nhận xét Kết luận 1. CH2=CH2 - Thành phần phân tử Chất 1,2,3 hơn kém là ................... của nhau.................... nhau. -Cấu tạo phân tử: đều có.......... 2. CH2=CH-CH3 3. CH2=CH-CH2-CH3 4.CH3OH - Thành phần phân tử Chất 4,5,6 hơn kém là ................... của nhau.................... nhau. -Cấu tạo phân tử: đều có.......... 5.CH3-CH2-OH 6.CH3-CH2-CH2-OH => Đồng đẳng là................ Câu 2: Quan sát bảng sau và nhận xét về công thức phân tử trong các tổ hợp nhóm sau: Chất CTPT Nhận xét Kết luận a. CH3-CH2-OH Chất a,b là ................... của nhau. b. CH -O-CH 3 3 c.CH2=CH-CH2-CH3 Chất c,d,e là ................... của
- c. Sản phẩm: TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Quan sát bảng sau và nhận xét về đặc điểm cấu tạo thành phần phân tử, số lượng nguyên tử, loại kiên kết, loại nhóm chức trong các tổ hợp nhóm sau: Chất CTPT Nhận xét Kết luận 1. CH2=CH2 C2H4 -thành phần hơn kém Chất 1,2,3 là đồng nhau 1,2 nhóm -CH2- đẳng của nhau. - đều chứa 1 liên kết đôi, 2. CH2=CH-CH3 C3H6 3. CH2=CH-CH2-CH3 C4H8 4.CH3OH CH4O -thành phần hơn kém Chất 4,5,6 là đồng nhau 1,2 nhóm -CH2- đẳng của nhau. - đều chứa nhóm -OH 5.CH3-CH2-OH C2H6O 6.CH3-CH2-CH2-OH C3H8O => Đồng đẳng là các chất hữu cơ có thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH 2- và có tính chất hóa học tương tự nhau. Câu 2: Quan sát bảng sau và nhận xét về công thức phân tử trong các tổ hợp nhóm sau:
- Chất CTPT Nhận xét Kết luận a. CH3-CH2-OH C2H6O 2 chất khác nhau , Chất a,b là đồng phân có cùng CTPT của nhau. b. CH -O-CH C2H6O 3 3 c.CH2=CH-CH2-CH3 C4H8 3 chất khác nhau , Chất c,d,e là đồng phân có cùng CTPT của nhau. d. CH2=C(CH3)-CH3 C4H8 e. CH3-CH=CH-CH3 C4H8 => Đồng phân là những chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử . d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 2 nhóm Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi Nhận nhiệm vụ trong phiếu học tập số 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm số 2 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm 1. Đồng đẳng là các chất hữu cơ có thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH 2- và có tính chất hóa học tương tự nhau. 2. Đồng phân là những chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử .
- 3. Hoạt động: Luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố lại phần kiến thức đã học về thuyết cấu tạo hóa học, đồng đẳng và đồng phân. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Định nghĩa đúng về đồng phân: A. Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. B. Những đơn chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. C. Những hợp chất giống nhau nhưng có cùng công thức phân tử. D. Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức cấu tạo. Câu 2: Chất nào trong các chất dưới đây là đồng phân của CH3COOCH3. A. CH3CH2OCH3. B. CH3CH2COOH. C. CH3COCH3. D. CH3CH2CH2OH Câu 3: Cho các chất sau đây : (I) CH3CH(OH)CH3 (II) CH3CH2OH (III) CH3CH2CH2OH (IV) CH3CH2CH2OCH3 (V) CH3CH2CH2CH2OH (VI) CH3OH Các chất đồng đẳng của nhau là : A. I, II và IV. B. I, III và IV. C. II, III,V và VI. D. I, II, III, IV. Câu 4: Trong hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon có hóa trị A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 1A; 2B; 3C, 4C d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 4 nhóm Tổ chức cuộc thi “ AI NHANH HƠN” Nhận nhiệm vụ Thể lệ: Trong thời gian 2 phút, luân phiên mỗi thành viên của 4 nhóm sẽ lên ghi đáp án. Đội nào ghi nhiều đáp án chính xác hơn là đội thắng cuộc Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi HS Thảo luận và trình bày
- Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Quan sát Ghi đáp án của nhóm mình Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét đáp án các đội Công bố đội thắng cuộc 4. Hoạt động: vận dụng a. Mục tiêu - Viết được CTCT của một số chất đơn giản. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Viết tất cả các CTCT thu gọn của C5H12 và C3H8O c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 C5H12: CH3C(CH3)2CH3 CH3CH(CH3)CH2CH3 CH3CH2CH2CH2CH3 C3H8O: CH3CH(OH)CH3 CH3CH2CH2OH CH3CH2OCH3 d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 4 Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT Báo cáo sản phẩm số 4 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét câu trả lời của bạn Nhận xét câu trả lời của HS
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 16 | 5
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit - bazo - muối
12 p | 21 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit nitric - muối nitrat
20 p | 14 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 41+42 - Anken
13 p | 16 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 12+13: Amoniac và muối amoni
10 p | 21 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Sự điện li
9 p | 21 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 16: Photpho
9 p | 16 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 6+7: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
14 p | 23 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 11: Nitơ
11 p | 14 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 29+30: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
14 p | 14 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 23: Cacbon
8 p | 17 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 25: Silic và hợp chất của silic
10 p | 25 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 49+50: Ankin
12 p | 19 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Axit photphoric và muối photphat
9 p | 24 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 37+38 - Ankan
13 p | 9 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 64+65: Axit cacboxylic
14 p | 19 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn