Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 15: Dẫn xuất halogen (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 3
download
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 15: Dẫn xuất halogen (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nêu được khái niệm dẫn xuất halogen; viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế (C1-C5) và danh pháp thông thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp; trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen; trình bày được tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogen: phản ứng thế nguyên tử halogen (với OH); tách ứng tách hydrogen halide theo nguyên tắc Zaitsev (Zai-xép). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 15: Dẫn xuất halogen (Sách Chân trời sáng tạo)
- Ngày soạn: Tuần: Thời gian thực hiện:.......tiết (Tiết ...... ...... ) CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL - PHENOL BÀI 15: DẪN XUẤT HALOGEN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học, HS sẽ: - Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen. - Viết được công thức cấu tạo, dọi được tên theo danh pháp thay thế (C1-C5) và danh pháp thông thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp. - Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen. - Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogen: phản ứng thế nguyên tử halogen (với OH); tách ứng tách hydrogen halide theo nguyên tắc Zaitsev (Zai-xép). - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thủy phân ethyl bromide (hoặc ethyl chloride); mô tả được các hiện tượng thí nghiệm. giải thích được tính chất hóa học của dẫn xuất halogen. - Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen; tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh. Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất halogen trong đời sống và sản xuất halogen trong đời sống và sản xuất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng trong đời sống và sản xuất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng thực vật,…) 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Năng lực hóa học: Năng lực nhận thức hóa học Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng dưới góc độ hóa học 3. Phẩm chất - Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Tự hình thành khả năng tự học, lập được kế hoạch hoạt động môn học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên (GV): Giáo án giảng dạy, giáo án PPT. Dụng cụ để HS làm các thí nghiệm trong phần luyện tập theo nhóm (không quá 3 HS một nhóm) hoặc chuẩn bị video để chiếu cho HS xem. 2. Đối với học sinh (HS): Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Trong các trận thi đấu thể thao và điển hình là bóng đá, khi thi đấu, những trường hợp va chạm dẫn đến chấn thương không chảy máu, không gãy xương có thể dùng bình xịt gây tê để giảm đau tại chỗ. Sau khi xịt vài phút, cầu thủ sẽ cảm thấy hết đau. Các nhân viên y tế phải cân nhắc mức độ chấn thương để quyết định cầu thủ có thể tiếp tục thi đấu hay không.
- Thành phần của bình xịt thường là CO 2 lạnh và Ethyl chloride có tác dụng ức chế cơn đau tạm thời. Ethyl chloride có nhiệt độ sôi chỉ hơn 12 độ C. Khi xịt lên da (khoảng 37 độ C), chất này sẽ sôi và bốc hơi, kéo theo nhiệt mạnh, khiến da bị tê cứng và đông lạnh cục bộ. Từ đó, dây thần kinh không truyền được cảm giác đau lên não bộ. Khí CO 2 lạnh có chức năng gây tê, giảm đau, làm mát vết thương. Đối với những pha va chạm gây sưng, bầm tím sẽ có hiệu quả ngay lập tức. - GV yêu cầu HS: tìm hiểu công thức cấu tạo phân tử của ethyl chloride. - HS tìm hiểu theo cặp và trả lời câu hỏi. - Ethyl chloride là dẫn xuất của hydrocarbon, có tính chất đặc trưng và ứng dụng thực tiễn. Dẫn xuất halogen của hydrocarbon là gì? Có những tính chất và ứng dụng trong lĩnh vực nào? Chúng ta cùng vào bài nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm dẫn xuất halogen a. Mục tiêu: Hiểu và nhận biết được dẫn xuất halogen là gì. Cho biết được thành phần các nguyên tố trong dẫn xuất halogen của hydrocarbon. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV đặt câu hỏi, hs trả lời: - Tìm hiểu và trả lời câu hỏi của GV. ? Dẫn xuất halogen của hydrocarbon là gì? Cho ví dụ? - Thành phần bao gồm C, H (có thể), và nguyên tố halogen ?Thành phần các nguyên tố có trong dẫn xuất halogen của + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. hydrocarbon? - Các chất là dẫn xuất halogen của hydrocarbon: CH3Cl, F2C=CF2; CH2Cl2 - GV yêu cầu HS tìm hiểu và giải quyết nội dung bài tập luyện tập 1 SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1. Khái niệm: Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng một hay nhiều nguyên tử halogen, ta được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu về công thức cấu tạo và cách gọi tên các dẫn xuất halogen. a. Mục tiêu: HS hoạt động nhóm và làm việc cá nhân tìm hiểu cách gọi tên các dẫn xuất halogen. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Gọi tên thay thế của các halogen và gọi tên thường của một số dẫn xuất halogen thường gặp. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã có về cách gọi tên các hydrocarbon để tìm hiểu và đưa ra cách gọi tên thay thế Thực hiện theo các bước: các dẫn xuất halogen của hydrocarbon. - Bước 1: Chọn mạch chính là mạch carbon dài nhất và nhiều nhánh nhất. - Cho HS làm việc cá tìm hiểu cách đánh số thứ tự mạch - Bước 2: Đánh số thứ tự sao cho tổng chỉ số vị trí carbon trong dẫn xuất halogen. nhánh là nhỏ nhất. - Bước 3: Gọi tên hydrocarbon. Cách đánh số thứ tự mạch carbon tương tự như như gọi tên các hydrocarbon có nhánh. Tên thay thế được dùng dể gọi tên dẫn xuất halogen khi xem nguyên tử halogen là - Cho HS hoạt động nhóm nghiên cứu các đồng phân của nhóm thế. Gắn với mạch hydrocarbon. C4H9Cl và cách gọi tên. - GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi 2 SGK - Gv yêu cầu HS tìm hiểu tên thay thế của một số dẫn xuất halogen chứa nối đôi hoặc có từ hai nguyên tố halogen trong phân tử. Nhận xét thứ tự ưu tiên khi đánh số hoặc gọi tên - Cách đánh số thứ tự mạch C trong dẫn xuất halogen sao cho trong các dẫn xuất này. chỉ số 1 ưu tiên gần liên kết đôi hoặc gần nguyên tố halogen nhất. - Dẫn xuất halogen có các loại đồng phân: đồng phân mạch Carbon (mạch có nhánh, mạch không nhánh), đồng phân vị trí GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, bài luyện tập 2 SGK liên kết đôi, liên kết ba và đồng phân về vị trí nguyên tử halogen. Gv yêu cầu HS tìm hiểu tên thường của một số dẫn xuất - Nếu trong phân tử dẫn xuất halogen có liên kết đôi thì chỉ số halogen được đánh ưu tiên từ vị trí liên kết đôi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Nếu là dẫn xuất halogen của benzen (hydrocarbon thơm) thì + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. cách đánh số và gọi tên tương tự như các đánh số và gọi tên + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần các đồng đẳng của benzen, thay thế các nhóm thế bằng các Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận halogen. + HS lên bảng trình bày các nội dung đã tìm hiểu. - Nếu có từ 2 nguyên tố halogen thì ưu tiên gọi tên nguyên tố + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. nào có chữ cái đầu đứng trước, trong bảng chữ cái A,B,C.... Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập CH3−CH2−CH2Cl : 1- Chloro propane
- + GV đánh giá, nhận xét. CH3−CHCl−CH3: 2- Chloro propane - HS tìm hiểu SGK và trả lời GV SẢN PHẨM DỰ KIẾN 2. Đồng phân và danh pháp. - Đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen gồm có đồng phân mạch carbon, đồng phân vị trí liên kết đôi, liên kết ba và đồng phân vị trí nguyên tử halogen. - Tên theo dánh pháp thay thế của dẫn xuất halogen: Số chỉ vị trí nhóm thế-tên nhóm thế halogen + Tên hydrocarbon - Dẫn xuất có 2,3 hoặc 4,... nguyên tử halogen giống nhau, dùng tiếp đầu ngữ đi, tri hoặc tetra,... trước tên halogeno; dẫn xuất có từ 2 nguyên tử halogen, ứng tiên gọi tên halogeno theo thứ tự a, b, c. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí dẫn xuất halogen a. Mục tiêu: Nhận biết ở tính chất vật lí của các dẫn xuất halogen. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. + GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm, quan sát bảng 15.2 và - Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen có mạch C dài hơn sẽ trả lời câu hỏi 3 SGK. cao hơn. Nhiệt sộ sôi của các dẫn xuất halogen có xu hướng tăng dần theo chiều tăng dần khối lượng phân tử. - Dẫn xuất halogen sẽ không hòa tan trong dung mội phân cực + GV yêu cầu học sinh làm thí nghiệm luyện tập SGK, (hoặc như nước vậy nên ồng nghiệm (2) tách làm 2 lớp chính là ống Gv chiếu thí nghiệm cho HS xem) yêu cầu nhận xét. nghiệm chứ dichloromethane. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tính chất hóa học. SẢN PHẨM DỰ KIẾN 3 – Tính chất vật lí - Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen có xu hướng tăng dần theo chiều tăng khối lượng phân tử. - Dẫn xuất halogen không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ như alcohol, ether, benzene. Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học của dẫn xuất halogen a. Mục tiêu: Trình bày được TCHH của các dẫn xuất halogen. Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm, thực hành thí nghiệm và giải thích được TCHH của dẫn xuất halogen. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm cấu tạo rút ra tính chất + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. hóa học. + GV phân tích đặc điểm cấu tạo: Nguyên tử halogen hút electron nên liên kết C-X phân cực, do đó dễ bị thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH hoặc tách
- HX + HS quan sát thí nghiệm, nhận xét và giải thích hiện tượng. + GV chiếu thí nghiệm cho HS xem, yêu cầu HS quan sát và 4. Tính chất hóa học: nhận xét, hoàn thành PHT. 4.1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH. TN1: Tìm hiểu thí nghiệm thủy phân Bromoethane bằng - Nguyên tử bromine trong C 2H5Br bị thế bởi nhóm –OH tạo dung dịch NaOH. Giải thích kết quả thí nghiệm ở bước 4. thành NaBr. Hoàn thành phiếu học tập 1. Bước 4: khi cho AgNO3 vào, xảy ra phản ứng giữa Br - và Ag+ - GV: Nguyên tử bromine bị thế bởi nhóm tạo kết tủa AgBr màu vàng nhạt. –OH. Yêu vầu HS viết PTPỨ. PTPỨ: TN2: Thí nghiệm mô phỏng phản ứng tách hydrogen halide: Đun sôi dung dịch gồm C2H5Br và KOH trong C2H5OH. Nhận biết khí sinh ra bằng nước bromine. - HS quan sát video nêu hiện tượng và nhận xét, giải thích. Ag+ + Br- AgBr Hoàn thành phiếu học tập 2. Phương trình tổng quát: R-X + NaOH → R-OH + NaX 4.2. Phản ứng tách hidrohalogennua Khi đun halogenoalkane với KOH trong ethanol sẽ xảy ra phản ứng tách hydrogen halide tạo thành alkene. PTPỨ: - GV: Phân tích nếu tách H ở C1 và C3 cho ra cùng 1 sản phẩm. - GV cho ví dụ khác: - Qui tắc Zaitsev: Trong phản ứng tách Hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen (H) ở nguyên tử cacbon có bậc cao hơn, tạo ra sản phẩm chính. - GV: nếu như tách Br cùng với H ở C 1 và C3 cho ra hai sản “Tách H trên C bậc cao” phẩm khác nhau. Trường hợp có nhiều alkene được tạo thành thì sản phẩm chính được xác định theo qui tắc Zaitsev. - HS hoàn thành nhiệm vụ củng cố kiến thức SGK/96: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ giải đáp khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung ứng dụng và củng cố kiến thức trọng tâm. SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- 4. Tính chất hóa học - HS viết được phương trình và giải thích được hiện tượng phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH Phản ứng tách hydrogen halide tạo thành alkene. - HS nắm được qui tắc Zaitsev và làm được bài tập vận dụng. Hoạt động 5: Tìm hiểu tính chất hóa học của dẫn xuất halogen a. Mục tiêu: HS nắm được ứng dụng và cách sử dụng dẫn xuất halogen. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem một số ảnh vế ứng dụng của dẫn xuất - Tìm hiểu, xem tranh ảnh và trả lời câu hỏi của GV. halogen yêu cầu HS tổng hợp các ứng dụng của dẫn xuất 5. Ứng dụng: halogen. - GV treo bảng phụ/chiếu hình ảnh về một số phản ứng điều chế các sản phẩm hữu cơ từ dẫn xuất của halogen cho HS. - GV yêu cầu HS tìm hiểu và giải quyết nội dung bài tập luyện tập 1 SGK. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng lên trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. SẢN PHẨM DỰ KIẾN C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 1. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về Dẫn xuất halogen. - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. 2. Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3.
- 3. Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập. 4. Tổ chức thực hiện: - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. - Hoàn thành phiếu học tập số 3. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: a) Mục tiêu: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b) Nội dung: Hoàn thành câu hỏi bài tập của GV. c) Sản phẩm: Bài viết/báo cáo/PHT hoặc bài trình bày powerpoint của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Nội dung HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau: Câu hỏi 1: CFC (chlorofluorocarbon) là một dẫn xuất halogen được ứng dụng làm chất làm lạnh phổ biến trong các thiết bị làm lạnh. Tuy nhiên, CFC đã bị cấm sử dụng vì tác hại của nó đối với môi trường. Em hãy tìm hiểu tài liệu trên báo/tạp chí khoa học hoặc internet cho biết khí CFC có hại như thế nào? Câu hỏi 2: Hiện nay, vì yếu tố lợi nhuận mà vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hãy đưa ra hướng giải quyết về tình trạng trên. IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Mức độ biết Câu 1: Chất nào sau đây là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon ? A. Cl–CH2–COOH. B. C6H5–CH2–Cl. C. CH3–CH2–Mg–Br. D. CH3–CO–Cl. Câu 2: Chất nào không phải là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon ? A. CH2 = CH–CH2Br. B. ClBrCH–CF3. C. Cl2CH–CF2–O–CH3. D. C6H6Cl6. Câu 3: Công thức tổng quát của dẫn xuất điclo mạch hở có chứa một liên kết ba trong phân tử là : A. CnH2n-2Cl2. B. CnH2n-4Cl2. C. CnH2nCl2. D. CnH2n-6Cl2. Câu 4: Công thức tổng quát của dẫn xuất đibrom không no mạch hở chứa a liên kết π là : A. CnH2n+2-2aBr2. B. CnH2n-2aBr2. C. CnH2n-2-2aBr2. D. CnH2n+2+2aBr2.
- Mức độ hiểu: Câu 5: Số đồng phân của C4H9Br là : A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 6: Số đồng phân của C3H5Cl3 là : A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 7: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Cl là : A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 8: Số lượng đồng phân chứa vòng benzen của các chất có công thức phân tử C7H7Br và C7H6Br2 lần lượt là : A. 5 và 10. B. 4 và 9. C. 4 và 10. D. 5 và 8. Câu 9: Một hợp chất hữu cơ X có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là : 14,28% ; 1,19% ; 84,53%. a. CTPT của X là : A. CHCl2. B. C2H2Cl4. C. C2H4Cl2. D. một kết quả khác. b. Số CTCT phù hợp của X là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 10: Dẫn xuất halogen không có đồng phân cis-trans là : A. CHCl=CHCl. B. CH2=CH CH2F. C. CH3CH=CBrCH3. D. CH3CH2CH=CHCHClCH3. Câu 11: Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo : ClCH 2CH(CH3)CHClCH3 là: A. 1,3-dichloro-2-methylbutane. B. 2,4-dichloro-3-methylbutane. C. 1,3-dichloropentane. D. 2,4-dichloro-2-methylbutane. Câu 12: Benzyl bromide có công thức cấu tạo nào sau đây? A. B. C. D. Mức độ vận dụng Câu 13: Nhỏ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa một ít dẫn xuất halogen CH2=CHCH2Cl, lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là : A. Thoát ra khí màu vàng lục. B. xuất hiện kết tủa trắng. C. không có hiện tượng. D. xuất hiện kết tủa vàng. Câu 14: Thủy phân dẫn xuất halogen nào sau đây sẽ thu được alcohol ? A. CH3CH2Cl. B. CH3 CH=CHCl. C. C6H5CH2Cl. D. A và C. Câu 15: Đun sôi dẫn xuất halogen X với nước một thời gian, sau đó thêm dung dịch AgNO 3 vào thấy xuất hiện kết tủa. X là : A. CH2=CHCH2Cl. B. CH3CH2CH2Cl. C. C6H5CH2Br. D. A hoặc C. Câu 16: Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3 là : A. 2-methylbut-2-ene. B. 3-methylbut-2-ene. C. 3-methyl-but-1-ene. D. 2-methylbut-1-ene. Câu 17: Sản phẩm chính tạo thành khi cho 2-brombutan tác dụng với dung dịch KOH/ancol, đun nóng là : A. Metylxiclopropan. B. But-2-ol. C. But-1-en. D. But-2-en. Câu 18: Sản phẩm chính (X) của phản ứng sau đây là chất nào ? CH3–CH2–CHCl–CH3 X
- A. CH3–CH2–CH=CH2. B. CH2–CH–CH(OH)CH3. C. CH3–CH=CH–CH3. D. Cả A và C. Câu 19: Đun nóng 13,875 gam một alkyl chloride Y với dung dịch NaOH dư, axit hóa dung dịch thu được bằng dung dịch HNO3, nhỏ tiếp vào dung dịch AgNO3 thấy tạo thành 21,525 gam kết tủa. CTPT của Y là : A. C2H5Cl. B. C3H7Cl. C. C4H9Cl. D. C5H11Cl. Đặt công thức của Y là RCl, phương trình phản ứng : RCl + NaOH ROH + NaCl (1) mol: x x HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O (2) AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3 (3) mol: x x Theo giả thiết và các phản ứng ta có : => Vậy Y là C4H9Cl. Câu 20: Đun sôi 15,7 gam C3H7Cl với hỗn hợp KOH/C2H5OH dư, sau khi loại tạp chất và dẫn khí sinh ra qua dung dịch brom dư thấy có x gam Br2 tham gia phản ứng. Giá trị của x là? A. 32 gam. B. 25,6 gam. C. 16 gam. D. 12,8 gam. Hướng dẫn giải: Phương trình phản ứng : C3H7Cl C3H6 + HCl (1) mol: 0,2 0,16 C3H6 + Br2 C3H6Br2 (2) mol: 0,2 0,2 Theo các phản ứng và giả thiết ta có : x = 0,2.160 = 32 gam. Mức độ vận dụng cao: Câu 21: Đun nóng 27,40 gam CH3CHBrCH2CH3 với KOH dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X gồm hai olefin trong đó sản phẩm chính chiếm 80%, sản phẩm phụ chiếm 20%. Đốt cháy hoàn toàn X thu được bao nhiêu lít CO 2 (đktc) ? Biết các phản ứng xảy ra với hiệu suất phản ứng là 100%. A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 11,20 lít. D. 17,92 lít. Câu 22: Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ : CH4 C2H2 CH2=CH Cl ( CH2 CHCl )n. Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 20%, muốn điều chế được 1 tấn PVC thì thể tích khí thiên nhiên (chứa 80% metan) ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng là : A. 4375 m3. B. 4450 m3. C. 4480 m3. D. 6875 m3. V. PHỤ LỤC Phiếu học tập số 1 Thí nghiệm Hiện tượng quan sát Nhận xét + Viết PTPỨ
- Thủy phân Bromoethane bằng dung dịch NaOH. ?1. Giải thích vì sao xuất hiện hiện tượng ở bước 4 trong thí nghiệm? ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ?2. Giải thích tại sao cần phải rửa ion Br-? ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Phiếu học tập số 2 Thí nghiệm Hiện tượng quan sát Nhận xét + Viết PTPỨ Phản ứng tách hydrogen halide Luyện tập: Áp dụng qui tắc Zaitsev, viết phương trình hóa học cho phản ứng tách hydrogen halide sau đây và cho biết đâu là sản phẩm chính? CH3–CH2–CHCl–CH3 + KOH ? + HCl ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Phiếu học tập số 3 Câu 1: Đồng phân dẫn xuất halogen của hydrocarbon no gồm A. Đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân hình học B. Đồng phân mạch carbon và đồng phân vị trí nhóm chức. C. Đồng phân hình học và đồng phân cấu tạo. D. Đồng phân nhóm chức và đồng phân cấu tạo. Câu 2: Chất nào là dẫn xuất halogen của hydrocarbon? A. Cl–CH2–COOH. B. C6H5–CH2–Cl. C. CH3–CH2–Mg–Br. D. CH3–CO–Cl. Câu 3: Dẫn xuất halogen không có đồng phân hình học là:
- A. CHCl=CHCl. B. CH2=CH-CH2F. C. CH3CH=CBrCH3. D. CH3CH2CH=CHCHClCH3. Câu 4: Theo quy tắc Zaitsev, sản phẩm chính của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2- chlorobutane (butyl chloride)? A. But-2-ene. B. But-1-ene. C. But-1,3-diene. D. But-1-yne. Câu 5: Khi đun sôi hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH trong C2H5OH thấy thoát ra một chất khí không màu. Dẫn khí này đi qua ống nghiệm đựng nước brom. Hiện tượng xảy ra là A. xuất hiện kết tủa trắng. B. nước brom có màu đậm hơn. C. nước brom bị mất màu. D. không có hiện tượng gì xảy ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit - bazo - muối
12 p | 20 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit nitric - muối nitrat
20 p | 13 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 41+42 - Anken
13 p | 16 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề: Hợp chất của cacbon
21 p | 19 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 12+13: Amoniac và muối amoni
10 p | 20 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 64+65: Axit cacboxylic
14 p | 19 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 6+7: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
14 p | 19 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 16: Photpho
9 p | 15 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Sự điện li
9 p | 21 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 11: Nitơ
11 p | 13 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 29+30: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
14 p | 13 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 23: Cacbon
8 p | 17 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 25: Silic và hợp chất của silic
10 p | 23 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 49+50: Ankin
12 p | 16 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Axit photphoric và muối photphat
9 p | 23 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 37+38 - Ankan
13 p | 9 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 13 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn