Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 19: Carboxylic acid (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 2
download
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 19: Carboxylic acid (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nêu được khái niệm về Carboxylic acid; viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số acid theo danh pháp thay thế (C1–C5) và một vài acid thường gặp theo tên thông thường; nêu và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, độ tan) của carboxylic acid. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 19: Carboxylic acid (Sách Chân trời sáng tạo)
- Trường THPT Họ và tên giáo viên ……….. ……………… Tổ: ………………. CHƯƠNG 6: HỢP CHẤT CARBONYL (ALDEHYDE – KETONE) – CARBOXYLIC ACID BÀI 19: CARBOXYLIC ACID Tuần: Tiết: Ngày soạn: Thời gian thực hiện: 6 tiết I. MỤC TIÊU Năng lực hóa học - Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học. + Nêu được khái niệm về Carboxylic acid. + Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số acid theo danh pháp thay thế (C1 – C5) và một vài acid thường gặp theo tên thông thường. + Nêu và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, độ tan) của carboxylic acid. - Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học. + Trình bài được đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử acetic acid. + Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của cacboxylic acid: Thể hiện tính acid (Phản ứng với chất chỉ thị, phản ứng với kim loại, oxide kim loại, base, muối) và phản ứng ester hóa. + Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng của acetic acid (hoặc citric acid) với quỳ tím, sodium carbonate (hoặc calcium carbonate), magnesium; điều chế ethyl acetate (hoặc quan sát qua video thí nghiệm); mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của carboxylic acid. - Nêu được vai trò hóa học đối với đời sống, sản xuất… + Trình bày được ứng dụng của một số carboxylic acid thông dụng và phương pháp điều chế carboxylic acid (điều chế acetic acid bằng phương pháp lên men giấm và phản ứng oxi hóa alkane). Về năng lực chung - Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về bộ môn hóa học. - Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đối tượng nghiên cứu của hóa học, phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học; vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất,… Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học. - Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên
- - Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh - Dụng cụ để HS làm các thí nghiệm 1: Thí nghiệm tính acid của carboxylic acid theo nhóm (không quá 3 HS một nhóm) - Dụng cụ để Gv biểu diễn thí nghiệm 2: điều chế ethyl acetate Học sinh - Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập - Xem lại bài carboxylic acid đã học ở lớp 9. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu - Tạo không khí học tập tích cực b. Nội dung CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Câu 1: Trong thực đơn của con người thì trái cây chiếm một phần khá quan trọng, thường ngày chúng ta ăn cam, bưởi, nho, uống nước chanh ta thấy chúng có vị chua và mùi đặc trưng của mỗi loại trái cây. Vậy tại sao chúng lại có vị chua đặc trưng như thế? (Cho HS sử dụng điện thoại có kết nối internet, tìm hiểu ngay tại lớp). c. Sản phẩm Đó là do trong trái cây có các acid hữu cơ hay còn gọi là acid carboxylic mà mỗi loại axit lại có một vị chua riêng. Ví dụ Citric acid có trong cam, chanh, … d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm 4 bạn, Nhận nhiệm vụ tìm hiểu câu hỏi thông qua internet. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm câu hỏi khởi động. Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào Nhận xét câu trả lời của bạn. bài Ngoài trái cây, acid hữu cơ còn có trong bơ - Lắng nghe ((Butyric acid), sữa chua (Lactic acid). Để tìm hiểu rõ hơn về các loại acid hữu cơ, chúng ta sẽ đi vào bài học mới: Bài 19: Carboxylic acid. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Tìm hiểu về khái niệm – Cấu trúc – Danh pháp Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid. a. Mục tiêu - Nêu được khái niệm acid, viết được một số acid thông dụng thường gặp. - Biết được sự khác biệt về cấu tạo của acid với aldehyde và ketone
- - Chăm chỉ, có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - Câu 1: Quan sát Hình 19.1, hãy nêu đặc điểm chung về cấu tạo của carboxylic acid, nêu điểm khác nhau về cấu tạo của chúng so với aldehyde và ketone mà em đã học? Câu 2: Nêu một số acid khác ngoài 3 acid được trình bày trong hình 19.1 (Viết công thức cấu tạo, gọi tên nếu có thể)? Câu 3: - Phân loại acid? Mỗi loại cho 2 ví dụ. - Hình thành công thức chung của dãy đồng đẳng acid thường gặp. c. Sản phẩm: TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: - Các công thức trên đều có chung nhóm – COOH. - Điểm khác nhau về cấu tạo: + Aldehyde: nhóm carbonyl (C=O) liên kết với 1 gốc R, 1 –H + Ketone: nhóm carbonyl liên kết với 2 gốc R + Acid: nhóm carbonyl liên kết với 1 nhóm –OH, liên kết đơn còn lại có thể liên kết với –H; gốc R hoặc với chính nhóm –COOH. Câu 2: Ví dụ: C2H5-COOH: propionic acid CH2=CH-COOH: acrylic acid C6H5-COOH: benzoic acid HOOC-CH2-COOH: malonic acid Câu 3: - Có 2 loại: + Acid đơn chức: phân tử có 1 nhóm carboxyl. Ví dụ: HCOOH, CH2=CH-COOH + Acid đa chức: phân tử có 2 nhóm carboxyl trở lên. Ví dụ: (COOH)2, HOOC-CH2-COOH. - Công thức chung của acid no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOH (n1). d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 6 nhóm
- Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi Nhận nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm PHT số 1 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét và chốt kiến thức Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Kiến thức trọng tâm I. Khái niệm – Cấu tạo – Danh pháp 1. Khái niệm: - Nhóm chức carboxyl (-COOH) gồm nhóm hydroxyl (-OH) liên kết với nhóm carbonyl . - Các hợp chất chứa nhóm carboxylic gọi là carboxylic acid. - Trong phân tử carboxylic acid nếu có 1 nhóm –COOH gọi là monocarboxylic acid hay còn gọi là acid hữu cơ đơn chức. - Acid no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOH (n1). Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử và tính chất của acetic acid a. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử của acetic acid b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Quan sát hình 19.2, mô tả cấu tạo của acetic acid? Câu 2: Nêu một số đặc điểm về acetic acid mà em biết (Tìm hiểu sách giáo khoa) c. Sản phẩm: TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Trong phân tử CH3-COOH có: 6 liên kết σ (3 liên kết C-H, 1 liên kết C-C, 1 liên kết C=O, 1 liên kết O-H) và 1 liên kết Π (C=O). O có độ âm điện lớn, còn 2 cặp electron chưa tham gia liên kết nên có thể tạo được liên kết Hydrogen với nước và với chính acid. Liên kết C=O có thể tham gia phản ứng với H2 … Câu 2: Acetic acid nguyên chất là chất lỏng, mùi xốc, dễ gây bỏng da.Nó đông đặc ở 16 0C giống tinh thể nước đá gọi là “acetic acid băng” d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp và trả lời Nhận nhiệm vụ câu hỏi trong phiếu học tập số 2 Thảo luận phiếu học tập số Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm PHT số 2 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét và chốt kiến thức Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Kiến thức trọng tâm 2. Cấu tạo, hình dạng phân tử, tính chất của acetic acid: Phân tử CH3-COOH có 1 liên kết Π thuộc nhóm carboxyl Nhờ O có độ âm điện lớn và còn cặp electron chưa tham gia liên kết nên acetic acid có thể tạo liên kết Hydrogen. Hoạt động 3: Tìm hiểu về viết công thức cấu tạo và gọi tên một số acid a. Mục tiêu - Gọi tên một số acid theo danh pháp thông thường, nắm được nguyên tắc gọi tên theo danh pháp thay thế. b. Nội dung - GV yêu cầu HS nhắc lại cách gọi tên thay thế của aldehyde no, đơn chức, mạch hở. Cách chọn mạch chính và cách đánh số mạch chính. - GV gợi ý Hs dựa vào sgk, nêu cách gọi tên thay thế của acid no, đơn chức, mạch hở? (Tương tự cách gọi tên aldehyde). - GV nhắc lại cách chọn mạch chính, cách đánh số mạch chính. - GV lấy ví dụ: , yêu cầu Hs gọi tên theo danh pháp thay thế? - GV yêu cầu HS gọi tên thay thế các carboxylic acid có công thức phân tử C5H10O2. - Gv yêu cầu HS xem các tên gọi thông thường ở bảng 19.1 để biết một số tên thông thường hay gặp. Gv cho biết một số tên gọi được đặt tên từ nguồn gốc tìm thấy. Ví dụ: - Axit fomic HCOOH: theo nguồn gốc tìm ra từ nọc của kiến lửa. - Axit axetic CH3COOH: có trong giấm ăn. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS: - Mạch chính là mạch dài nhất bắt đầu từ nhóm –CHO - Nhóm –CHO được đánh là C số 1 - Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + đuôi al. - Các gọi tên theo danh pháp thay thế của acid: Số chỉ vị trí nhánh – Tên nhánh Tên hidrocarbon mạch chính (bỏ e) + đuôi OIC + acid - Ví dụ: 4-etyl 2-metyl hexanoic acid - HS lên bảng viết các đồng phân và gọi tên: (pentanoic acid) (2-metyl butanoic acid) (3-metyl butanoic acid) (2,2-đimetyl propanoic acid)
- d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Trả lời câu hỏi dựa vào kiến thức cũ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu cá nhân báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm thảo luận của cá nhân Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của bạn lên báo cáo. Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm 3. Danh pháp a. Tên thay thế - Tên thay thế của các acid no, đơn chức, mạch hở được cấu tạo như sau: Số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh +tên hidrocacbon ứng với mạch chính (bỏ e) + oic + acid. Chú ý: - Mạch chính là mạch Carbon dài nhất bắt đầu từ nhóm -COOH - Nhóm –COOH vị trí 1. Ví dụ: : etanoic acid : propanoic acid : 3- metyl butanoic acid b. Tên thông thường - Một số acid có tên thông thường liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng. - Ví dụ: HCOOH: fomic acid; CH3COOH: acetic acid 3. Hoạt động: Luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố lại phần kiến thức đã học về khái niệm, cấu tạo, phân loại acid, danh pháp. b. Nội dung - GV yêu cầu HS nêu lại khái niệm về acid? Cấu tạo của nhóm chức carboxyl? Công thức chung của acid no, đơn chức, mạch hở? Cách gọi tên theo danh pháp thay thế? c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Cho lớp hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi tổng kết của GV. Nếu HS trả lời không nhìn sgk/ vở Nhận nhiệm vụ sẽ cho điểm cộng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi HS Nhớ lại kiến thức vừa học, trả lời theo trí nhớ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Quan sát Lắng nghe, bổ sung các ý kiến nếu thiếu/ sai. Bước 4: Kết luận và nhận định Gv nhắc lại kiến thức tổng quát. 4. Hoạt động: vận dụng
- a. Mục tiêu - Mở rộng kiến thức về cách gọi tên theo danh pháp thay thế. b. Nội dung - Gv cho ví dụ về công thức acid ngoài sách giáo khoa, gọi tên: (1) CH3-CH(C2H5)-CH2-CH(CH3)-COOH (2) HOOC-CH2-CH(CH3)-C(CH3)(C2H5)-COOH c. Sản phẩm Câu trả lời của HS: (1) 2,4 – dimethylhexanoic acid (2) 2-ethyl-2,3-dimethylpentadioic acid d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi của GV Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Ghi câu trả lời vào vở Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu 4 HS cùng viết câu trả lời lên bảng Báo cáo sản phẩm Thảo luận Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét câu trả lời của HS Nhận xét câu trả lời của bạn Dặn dò: HS xem lại kiến thức về liên kết Hydrogen, tính chất hóa học của acetic acid đã học ở lớp 9.
- TIẾT 2 2.2 Hoạt động tìm hiểu về tính chất vật lí a. Mục tiêu - So sánh được nhiệt độ sôi, độ tan của các acid, alcohol, aldehyde, ketone, hydrocarbon có cùng phân tử khối. - Dựa vào liên kết hydrogen, giải thích về độ tan của các acid tan vô hạn trong nước, so sánh độ tan các hợp chất hữu cơ đã học. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Quan sát 2 hình ảnh bên dưới và trả lời các câu hỏi sau Hình 1: (Bảng 19.2) Hình 2: Câu 1: - Nhận xét về nhiệt độ sôi, độ tan các các acid trong hình 1, các hợp chất hữu cơ ở hình 2. - Quan sát sơ lược các chất, thử rút ra mối quan hệ giữa nhiệt độ sôi và cấu tạo chất? Câu 2: - Nêu khái niệm liên kết Hydrogen đã học ở lớp 10? - Kết hợp sách giáo khoa, giải thích nhiệt độ sôi các chất trong bảng 2? Câu 3: So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: C3H8, C2H5COOH, C3H7OH, C2H5CHO c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: - Hình 1: Nhiệt độ sôi tăng dần; độ tan không nhất quán nhưng cơ bản là giảm dần. - Hình 2: Nhiệt độ sôi tăng dần. - Nhận xét: + Hình 1: Khi phân tử khối của acid tăng thì nhiệt độ sôi tăng, độ tan giảm dần + Hình 2: Thứ tự tăng dần của nhiệt độ sôi là: hydrocarbon < aldehyde < alcohol < acid carboxylic (Cùng số nguyên tử Carbon) Câu 2: - Liên kết Hydrogen là liên kết được hình thành giữa nguyên tử H (Liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn như O, F, N) và nguyên tử có độ âm điện lớn (vẫn còn cặp electron chưa tham gia liên kết) - Liên hết Hydrogen trong phân tử của acid carboxylic lớn hơn trong phân tử alcohol; alcohol lại lớn hơn trong phân tử aldehyde, còn hydrocarbon không có liên kết hydrogen; do đó nhiệt độ sôi trong hình 2 là Butane < Butanal
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm PHT số 3 Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Bước 4: Kết luận và nhận định - Nhận xét và chốt kiến thức Lắng nghe, tiếp thu kiến thức. - Gv cho biết thêm về các acid tan vô hạn trong nước. Kiến thức trọng tâm II. Tính chất vật lí: - Các acid đều là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường. - Nhiệt độ sôi của các acid tăng theo chiều tăng của phân tử khối và cao hơn nhiệt độ sôi của các alcohol có cùng phân tử khối. Nguyên nhân do cấu tạo của nhóm carboxyl nên acid có liên kết hydrogen bền vững hơn so với alcohol, aldehyde, hydrocarbon. - Độ tan trong nước của các acid giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. Trong đó, fomic acid, acetic acid tan vô hạn trong nước. - Mỗi acid có vị riêng: acetic acid có vị giấm ăn, oxalic acid có vị chua của me,… 2.3 Hoạt động tìm hiểu về tính chất hóa học: Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của nhóm carboxyl ảnh hưởng tới tính acid a. Mục tiêu - Trình bày được cấu tạo của nhóm carboxyl ảnh hưởng như thế nào tới tính acid. - Trách nhiệm: tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân. b. Nội dung - Nêu cấu tạo của nhóm carboxyl ảnh hưởng đến tính acid? - Dựa vào giá trị Ka của một số acid ở bảng 19.3, so sánh tính acid của các acid trên. c. Sản phẩm - Nhóm –OH và nhóm >C=O lại có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau: Cặp electron tự do của oxi .. -OH π trong nhóm liên hợp với cặp electron của nhóm C=O làm cho mật độ electron chuyển dịch về phía nhóm C=O. O R C O H Liên kết giữa H và O trong nhóm –OH phân cực mạnh, nguyên tử H linh động hơn trong phenol, alcohol, aldehyde và ketone có cùng số nguyên tử C. - Giá trị hằng số phân li càng lớn thì tính acid càng mạnh. Do đó, tính acid của HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH> CH3CH2CH2COOH > C6H5COOH d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động theo cặp đôi Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và hỗ trợ cho HS Thảo luận và ghi nhớ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu HS báo cáo kết quả cá nhân Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm - Do ảnh hưởng qua lại giữa nhóm >C=O với nhóm –OH nên H của nhóm carboxyl linh động hơn so với alcohol, aldehyde, … Thể hiện tính acid Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính acid a. Mục tiêu - Trình bày được các chất mà acid có thể tham gia phản ứng - Viết phương trình phản ứng xảy ra. Nêu được hiện tượng - Thao tác thực hành thí nghiệm đúng, an toàn. - Trách nhiệm: tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân. b. Nội dung - Nhớ lại tính chất hóa học của acetic acid đã học ở lớp 9, các phương trình phản ứng của một acid vô cơ thông thường, dự đoán các chất mà carboxylic acid có thể phản ứng? - Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng: CH3COOH lần lượt với Na2CO3, CaCO3, Mg và quỳ tím. Quan sát và nêu hiện tượng? Giải thích bằng phương trình phản ứng? - Thực hiện phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 c. Sản phẩm - Khi thể hiện tính acid, chúng có thể tác dụng với base, base oxide, muối (tại được khí/ chất điện li yếu), kim loại đứng trước Hydrogen, làm quỳ tím hóa đỏ. - Câu trả lời của HS: (1) 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + H2O + CO2: sủi bọt khí không màu (2) 2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + H2O + CO2: Chất rắn tan, sủi bọt khí không màu (3) 2CH3COOH + Mg (CH3COO)2Mg + H2: Chất rắn tan, sủi bọt khí không màu (4) Quỳ tím hóa đỏ - Phiếu học tập số 4: 1. (a) 2(CH3)2CHCOOH + Ca ((CH3)2CHCOO)2Ca + H2 (b) (COOH)2 + 2Na (COONa)2 + H2 (c) 2HCOOH + Na2CO3 2HCOONa + H2O + CO2 (d) 2C2H5COOH + CuO (C2H5COO)2Cu + H2O 2. – Dùng quỳ tím, chia thành 2 nhóm: + Nhóm làm quỳ tím đổi màu đỏ là acid (Nhóm 1) + Nhóm không là quỳ tím đổi màu: ethanol, acetandehyde (Nhóm 2) - Nhóm 1: Dùng dung dịch Brom, acid nào làm mất màu dung dịch brom là acrylic acid CH2=CH-COOH + Br2 CH2Br-CHBr-COOH
- - Nhóm 2: Dùng dung dịch AgNO3/NH3, chất nào tạo kết tủa Ag là aldehyde. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành các nhóm nhỏ có 6 thành viên Nhận nhiệm vụ - Câu 1: Thực hiện cá nhân - Câu 2 và 3: Thực hiện theo nhóm (Gv hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Thảo luận và ghi nhớ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Yêu cầu HS báo cáo kết quả cá nhân - Trả lời cá nhân (đã tìm hiểu ở yêu cầu về nhà - Thực hiện thí nghiệm an toàn, quan sát tiết trước) - Thảo luận phiếu HT theo nhóm - Thực hiện thí nghiệm - Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm III. Tính Chất hóa học: 1. Tính acid: - Làm quỳ tím hóa đỏ - Tác dụng với base, base oxide, muối (tạo được chất điện li yếu), kim loại đứng trướng hydrogen. Ví dụ: (a) 2(CH3)2CHCOOH + Ca ((CH3)2CHCOO)2Ca + H2 (b) (COOH)2 + 2Na (COONa)2 + H2 (c) 2HCOOH + Na2CO3 2HCOONa + H2O + CO2 (d) 2C2H5COOH + CuO (C2H5COO)2Cu + H2O 3. Hoạt động: Luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố lại phần kiến thức đã học về tính chất vật lí và tính acid của carboxylic acid. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 1: Độ điện li của 3 dung dịch CH 3COOH 0,1M ; CH3COOH 0,01M và HCl được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là A. CH3COOH 0,01M < HCl < CH3COOH 0,1M. B. CH3COOH 0,01M < CH3COOH 0,1M < HCl. C. HCl < CH3COOH 0,1M < CH3COOH 0,01M. D. CH3COOH 0,1M < CH3COOH 0,01M < HCl. Câu 2: Thứ tự sắp xếp theo sự tăng dần tính acid của CH3COOH ; C2H5OH ; CO2 và C6H5OH là A. C6H5OH < CO2 < CH3COOH < C2H5OH. B. CH3COOH < C6H5OH < CO2 < C2H5OH. C. C2H5OH < C6H5OH < CO2 < CH3COOH. D. C2H5OH < CH3COOH < C6H5OH < CO2. Câu 3: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. C2H6. Câu 4: Nhiệt độ sôi của mỗi chất tương ứng trong dãy các chất sau đây, dãy nào hợp lý nhất ? C2H5OH HCOOH CH3COOH
- A. 118,2oC 78,3oC 100,5oC B. 118,2oC 100,5oC 78,3oC o o o o o C. 100,5 C 78,3 C 118,2 C D. 78,3 C 100,5 C 118,2oC Câu 5: Có thể phân biệt 3 lọ mất nhãn chứa: HCOOH ; CH 3COOH ; C2H5OH với hóa chất nào dưới đây ? A. dd AgNO3/NH3. B. NaOH. C. Na. D. Cu(OH)2/OH-. Câu 6: Cho 16,6 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH tác dụng hết với Mg thu được 3,7185 lít H2 (điều kiện chuẩn). Khối lượng CH3COOH là A. 12 gam. B. 9 gam. C. 6 gam. D. 4,6 gam. c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: D Câu 6: A d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 6 nhóm Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi Nhận nhiệm vụ trong phiếu học tập số 5 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm PHT số 5 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét câu trả lời của các nhóm 4. Hoạt động: Vận dụng a. Mục tiêu -Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 a. Chất A có thể là A. sodium ethylate. B. acetic aldehyde. C. ethyl acetate. D. A, B, C đều đúng. b. Chất B có thể là A. ethylene. B. tinh bột. C. glucose. D. A, B, C đều sai. c. Chất C có thể là A. ethanal. B. acetylene. C. ethyl bromide. D. A, C đều đúng. Câu 2: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C 3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na ; X tác dụng được với NaHCO 3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là A. C2H5COOH và HCOOC2H5. B. HCOOC2H5 và HOCH2OCH3. C. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO. D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.
- c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Câu 1: Cho chuỗi biến hóa sau : a. C b. A c. A Câu 2: A d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh nghiên cứu trả lời câu hỏi và Nhận nhiệm vụ hoàn thành sản phẩm vào tuần sau Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Thực hiện nhiệm vụ ở nhà Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Báo cáo sản phẩm của nhóm vào hôm sau Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác TIẾT 3 Hoạt động 3: Hoạt động tìm hiểu về phản ứng ester hoá a. Mục tiêu - Trình bày được phản ứng ester hoá. - Quan sát và mô tả hiện tượng thí nghiệm điều chế ethyl acetate. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Quan sát thí nghiệm điều chế ethyl acetate, điền thông tin vào bảng sau Hoá chất Dụng cụ Cách tiến hành Hiện tượng-Giải thích Câu 2: Giải thích vai trò của dung dịch H 2SO4 đặc trong thí nghiệm. Tại sao không cho quá dư dung dịch H2SO4 đặc và phải cho dung dịch NaCl bão hoà vào hỗn hợp sản phẩm. Nêu vai trò của đá bọt. Câu 3: Nêu một số biện pháp nâng cao hiệu suất phản ứng. c. Sản phẩm: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Câu 1: Quan sát thí nghiệm điều chế ethyl acetate, điền thông tin vào bảng sau Hoá chất Dụng cụ Cách tiến hành Hiện tượng-Giải thích - Dung dịch - 2 ống - Cho 2 mL acetic acid băng - Tách lớp. acetic acid nghiệm. vào bình cầu nhám, cho tiếp 2 - Có mùi thơm. 0 - C2H5OH 96 - 2 ống nhỏ mL C2H5OH 960 rồi cho tiếp 2 CH3COOH + C2H5OH - H2SO4 đặc, giọt. mL dung dịch H2SO4 đặc. CH3COOC2H5 + H2O - dung dịch NaCl - 1 kẹp gỗ. Thêm đá bọt. Đậy ống bão hòa - Cốc 250 ml nghiệm bằng nút có ông dẫn - nước đá - Bộ giá đỡ có khí.
- - đá bọt. kẹp. - Lắp ống nghiệm điều chế - Ống dẫn khí. vào giá sắt. Ống nghiệm thu - Đèn cồn và sản phẩm cho sẵn 2 ml NaCl bật lửa. đặt trong 1 cốc nước đá. - Tiến hành đun nóng 65-750C khoảng 5 phút. - Quan sát trạng thái sản phẩm, nhận xét mùi sản phẩm. Câu 2: Vai trò của dung dịch H2SO4 đặc trong thí nghiệm: Xúc tác cho phản ứng và hút nước. Không cho quá dư dung dịch H2SO4 đặc vì H2SO4 đặc dư sẽ oxi hoá các chất tạo SO2. Cho dung dịch NaCl bão hoà vào hỗn hợp sản phẩm để thay đổi tỉ trọng dung dịch làm ester nổi lên trên. Vai trò của đá bọt: giữ hỗn hợp phản ứng sôi đều, không làm vỡ ống nghiệm. Câu 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu suất phản ứng: dùng dư alcohol, chiết lấy ester khỏi hỗn hợp sản phẩm, đun nóng, xúc tác. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 8 nhóm Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi Nhận nhiệm vụ trong phiếu học tập số 7 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm PHT số 7 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm Carboxylic acid phản ứng với alcohol tạo ester. RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O TIẾT 4 2.4 Hoạt động tìm hiểu về ứng dụng và điều chế một số carboxylic acid a. Mục tiêu - Trình bày được ứng dụng của một số carboxylic acid thông dụng và phương pháp điều chế carboxylic acid. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 HS sử dụng thông tin SGK, truy cập webquest tìm nguồn học liệu về điều chế, ứng dụng của một số carboxylic acid, hoàn thành thông tin trên phiếu học tập về phương pháp điều chế và một số ứng dụng quan trọng của carboxylic acid trong cuộc sống và sản xuất. Câu 1: Ứng dụng của một số carboxylic acid
- Acid Ứng dụng Fomic acid Acetic acid Lactic acid Propanoic acid Benzoic acid Acrylic acid Câu 2: Tìm 4 phương pháp điều chế acetic acid: Nguyên liệu Phương pháp Phản ứng hóa học c. Sản phẩm: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 Câu 1: Ứng dụng của một số carboxylic acid Acid Ứng dụng Fomic acid Chất cầm màu trong CN nhuộm, da, cao su, sáp; làm dung môi Acetic acid Sản xuất hợp chất hoá học, sản xuất giấm, làm dung môi Lactic acid Thực phẩm (bảo quản rau quả, sản xuất bánh kẹo, sữa chua..), mĩ phẩm Propanoic acid Bảo quản thực phẩm, thuốc trừ sâu, dược phẩm, sản xuất ester… Benzoic acid Tổng hợp phẩm nhuộm, y học, dược phẩm Acrylic acid Tổng hợp polymer Câu 2: Phương pháp điều chế acetic acid:
- Nguyên liệu Phương pháp Phương trình hóa học Ethanol loãng, nhiệt Lên men giấm (là C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O độ từ 25oC – 30oC, phương pháp truyền men giấm. thống) Butane (xúc tác, Oxi hóa không hoàn 2C4H10 + 5O2 4CH3COOH+2H2O nhiệt độ). toàn alkane Ethanal (xúc tác, Oxi hóa ethanal 2CH3-CH=O + O2 2CH3COOH nhiệt độ). Methanol, carbon Từ methanol và CH3OH + CO CH3COOH monooxide (xúc tác, carbon monooxide nhiệt độ). d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 8 nhóm, , hướng dẫn HS hoạt động theo Kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn Nhận nhiệm vụ thành nhiệm vụ học tập. Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 8 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm PHT số 8 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm Carboxylic acid có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm, y tế, phẩm nhuộm… Acetic acid có thể được điều chế bằng phương pháp lên men giấm hoặc từ butane. TIẾT 5, 6 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại phần kiến thức đã học về cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ. b. Nội dung: GV đưa ra các bài tập cụ thể, gọi HS lên làm và chữa lại. HS hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Chất nào sau đây là acrylic acid ? A. CH2=CH–COOH. B. CH3–CH(OH) –COOH. C. CH2=CH(CH3)–COOH. D. HOOC–CH2–COOH. Câu 2: Chất nào sau đây là metacrylic acid? A. CH2=CH–COOH. B. CH3–CH(OH) –COOH. C. CH2=CH(CH3)–COOH. D. HOOC–CH2–COOH. Câu 3: Tên gọi của chất (CH3)2CHCH2COOH là
- A. 2-methylpropanoic acid. B. 2-methylbutanoic acid. C. 3-methylbutanoic acid. D. 3-methylbutan-1-oic acid. Câu 4: Hợp chất CH3CH2(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên quốc tế là A. 2-ethyl-5-mehtyl hexanoic acid. B. 2-ethyl-5-methyl nonanoic acid. C. 5-ethyl-2-methyl hexanoic acid. D. 3-methylbutan-1-oic acid. Câu 5: Có các phương trình hóa học sau: (1) HCOOH + Cu(OH)2 (HCOOCu)2 + H2O (2) HCOOH + 2Ca(HCOO)2Ca + 3H2O (3) HCOOH + CaCO3 (HCOO)2Ca + CO2 + H2O (4) HCOOH + CH3OH HCOOCH3 + H2O Phương trình hoá học nào sai ? A. (1), (4). B. (2), (3). C. (1), (2). D. (1), (2). (4). Câu 6: Cho các nhận định sau: (1) Giấm ăn làm đỏ quỳ tím. (2) Nước ép tử quả chanh không hòa tan được CaCO3. (3) Dùng acetic acid để tẩy sạch cặn bám ở trong phích nước nóng. (4) Phản ứng của acetic acid với ethanol là phản ứng trung hòa. (5) Acetic acid là acid yếu nhưng vẫn mạnh hơn carbonic acid. Số nhận định đúng là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 7: Hợp chất hữu cơ E mạch hở có CTPT C3H6O3 có nhiều trong sữa chua. E có thể tác dụng với Na và Na2CO3, còn khi tác dụng với CuO nung nóng thì tạo ra hợp chất hữu cơ không tham gia phản ứng tráng bạc. CTCT của E là A. CH3COOCH2OH. B. CH3CH(OH)COOH. C. HOCH2COOCH3. D. HOCH2CH2COOH. Câu 8: Cho dãy các chất sau: CH≡C-CH=CH2; CH3COOH; CH2=CHCH2OH; CH2=CHCOOH; CH2=CH2; CH2=CH-CH3. Số chất trong dãy làm mất màu nước Br2 là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 9: Hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH (tỉ lệ mol 1: 1), hỗn hợp Y gồm CH3OH, C2H5OH (tỉ lệ mol 2: 3). Lấy 16,96 gam hỗn hợp X tác dụng với 8,08 gam hỗn hợp Y (xúc tác H2SO4 đặc) được m gam ester (hiệu suất các phản ứng ester hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là A. 12,064 g. B. 22,736 g. C. 17,728 g. D.20,4352 g. Câu 10: Chia 11,52 gam hỗn hợp X gồm acetic acid và ethyl alcohol thành hai phần bằng nhau. - Cho phần một tác dụng với Na dư, thu được 1,36345 lít H2 (điều kiện chuẩn). - Đun phần hai với H2SO4 đặc thu được m gam ester với hiệu suất 80%. Giá trị của m là A. 3,520. B. 4,400. C. 4,224. D. 5,280. Câu 11: Hỗn hợp X gồm hai carboxylic acid đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H 2O. Mặt khác 10,05
- gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,8 gam muối. Công thức của hai acid là A. C3H5COOH và C4H7COOH. B. C2H3COOH và C3H5COOH. C. C2H5COOH và C3H7COOH. D. CH3COOH và C2H5COOH. Câu 12: Hỗn hợp X gồm acetic acid và ethanol. Chia X thành ba phần bằng nhau. + Phần 1 tác dụng với K dư thấy có 3,7185 lít khí thoát ra. + Phần 2 tác dụng với Na2CO3 dư thấy có 1,2395 lít khí CO2 thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn. + Phần 3 được thêm vào vài giọt dung dịch H 2SO4, sau đó đun sôi hỗn hợp một thời gian. Biết hiệu suất của phản ứng ester hoá bằng 60%. Khối lượng ester tạo thành là A. 8,80 gam. B. 5,20 gam. C. 10,56 gam. D. 5,28 gam. c. Sản phẩm học tập: kết quả bài làm của học sinh 1A, 2C, 3C, 4A, 5C, 6C, 7B, 8B, 9A, 10A, 11B, 12D. d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để hoàn thành các nội dung của bài tập. Sau đó trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. GV chỉnh sửa sai sót. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI a. Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã được học trong bài để giải quyết các câu hỏi, nội dung gắn liền với thực tiễn và mở rộng thêm kiến thức của HS về nguyên tử. b. Nội dung: Tìm hiểu vai trò của carboxylic acid đối với việc chăn nuôi. c. Sản phẩm học tập: 1 số loại acid có tác dụng tốt cho vật nuôi: - Acid formic: có tính sát khuẩn mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột và tăng lợi khuẩn. Nhờ đó vật nuôi hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, tăng sức đề kháng. - Acid butyric: sát khuẩn gram âm (-), gram dương (+), củng cố hệ miễn dịch đường ruột và giúp vật nuôi tăng sức đề kháng. - Acid lactic: làm giảm độ pH nhanh, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối. - Acid propionic: ngăn chặn nấm mốc phát triển. - Ngoài ra, các loại acid có mùi thơm như acid malic, acid fumaric, acid succinic… cũng được thêm vào thức ăn công nghiệp để kích thích vật nuôi ăn ngon miệng Ruột của vật nuôi chứa cả vi khuẩn có lợi và hại. Thông thường tỉ lệ giữa chúng được duy trì ở mức cân bằng, do đó cơ thể vật nuôi khỏe mạnh. Nếu chẳng may số lượng vi khuẩn hại gây bệnh tăng lên vì một nguyên nhân nào đó thì trạng thái cân bằng này sẽ bị phá vỡ. Lúc này hệ tiêu hóa của con vật bị rối loạn, dẫn đến bệnh. Lúc này acid hữu cơ chăn nuôi sẽ được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn hại, tăng cường vi khuẩn lợi. Sử dụng acid hữu cơ mang lại nhiều hiệu quả đáng chú ý. Cụ thể: - Khi dùng đường ăn, uống: + Diệt khuẩn trong nước uống. + Làm giảm pH hệ tiêu hóa, ức chế hoặc trực tiếp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, duy trì cân bằng vi khuẩn đường ruột, phòng các bệnh tiêu hóa như E.coli, Salmonella và các vi khuẩn đường ruột khác… + Tăng sự tái tạo lớp tế bào vi lông nhung, hỗ trợ sự tiêu hóa và tăng hấp thu các chất dinh
- dưỡng. + Giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh. - Khi vệ sinh đường ống nước: + Làm sạch đường ống nước, chống đóng cặn, rong rêu. - Khi khử trùng chuồng trại: + Sát khuẩn, cân bằng và cải thiện môi trường nuôi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Công cụ đánh Ghi Hình thức đánh giá đánh giá giá chú - Thu hút được sự tham gia - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách - Báo cáo thực tích cực của người học học khác nhau của người học hiện công việc. - Gắn với thực tế - Hấp dẫn, sinh động - Phiếu học tập - Tạo cơ hội thực hành cho - Thu hút được sự tham gia tích cực - Hệ thống câu người học của người học hỏi và bài tập - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Trao đổi, thảo luận IV. PHỤ LỤC 1. Câu hỏi khởi động Câu 1: Trong thực đơn của con người thì trái cây chiếm một phần khá quan trọng, thường ngày chúng ta ăn cam, bưởi, nho, uống nước chanh ta thấy chúng có vị chua và mùi đặc trưng của mỗi loại trái cây. Vậy tại sao chúng lại có vị chua đặc trưng như thế? (Cho HS sử dụng điện thoại có kết nối internet, tìm hiểu ngay tại lớp). 2. Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - Câu 1: Quan sát Hình 19.1, hãy nêu đặc điểm chung về cấu tạo của carboxylic acid, nêu điểm khác nhau về cấu tạo của chúng so với aldehyde và ketone mà em đã học?
- Câu 2: Nêu một số acid khác ngoài 3 acid được trình bày trong hình 19.1 (Viết công thức cấu tạo, gọi tên nếu có thể)? Câu 3: - Phân loại acid? Mỗi loại cho 2 ví dụ. - Hình thành công thức chung của dãy đồng đẳng acid thường gặp. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Quan sát hình 19.2, mô tả cấu tạo của acetic acid? Câu 2: Nêu một số đặc điểm về acetic acid mà em biết (Tìm hiểu sách giáo khoa) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Quan sát 2 hình ảnh bên dưới và trả lời các câu hỏi sau Hình 1: (Bảng 19.2) Hình 2: Câu 1: - Nhận xét về nhiệt độ sôi, độ tan các các acid trong hình 1, các hợp chất hữu cơ ở hình 2. - Quan sát sơ lược các chất, thử rút ra mối quan hệ giữa nhiệt độ sôi và cấu tạo chất? Câu 2: - Nêu khái niệm liên kết Hydrogen đã học ở lớp 10? - Kết hợp sách giáo khoa, giải thích nhiệt độ sôi các chất trong bảng 2? Câu 3: So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: C3H8, C2H5COOH, C3H7OH, C2H5CHO PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 1: Độ điện li của 3 dung dịch CH 3COOH 0,1M ; CH3COOH 0,01M và HCl được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là A. CH3COOH 0,01M < HCl < CH3COOH 0,1M. B. CH3COOH 0,01M < CH3COOH 0,1M < HCl. C. HCl < CH3COOH 0,1M < CH3COOH 0,01M. D. CH3COOH 0,1M < CH3COOH 0,01M < HCl.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit - bazo - muối
12 p | 23 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit nitric - muối nitrat
20 p | 14 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 41+42 - Anken
13 p | 18 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề: Hợp chất của cacbon
21 p | 19 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 12+13: Amoniac và muối amoni
10 p | 22 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 64+65: Axit cacboxylic
14 p | 22 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 6+7: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
14 p | 23 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 16: Photpho
9 p | 17 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Sự điện li
9 p | 21 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 11: Nitơ
11 p | 16 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 29+30: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
14 p | 14 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 23: Cacbon
8 p | 18 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 25: Silic và hợp chất của silic
10 p | 26 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 49+50: Ankin
12 p | 20 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Axit photphoric và muối photphat
9 p | 24 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 37+38 - Ankan
13 p | 9 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 18 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn