Hàm số
lượt xem 44
download
Mỗi số thuộc tập X tương ứng với một số duy nhất thuộc tập Y qua hàm f Trong toán học, khái niệm hàm số (hay hàm) được hiểu tương tự như khái niệm ánh xạ. Nếu như ánh xạ được định nghĩa là một qui tắc tuơng ứng áp dụng lên hai tập hợp bất kỳ (còn được gọi là tập nguồn và tập đích), mà trong đó mỗi phần tử của tập hợp này (tập hợp nguồn) tương ứng với một và chỉ một phần tử thuộc tập hợp kia (tập hợp đích), thì ta hoàn toàn có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hàm số
- Hàm số Mỗi số thuộc tập X tương ứng với một số duy nhất thuộc tập Y qua hàm f Trong toán học, khái niệm hàm số (hay hàm) được hiểu tương tự như khái niệm ánh xạ. Nếu như ánh xạ được định nghĩa là một qui tắc tuơng ứng áp dụng lên hai tập hợp bất kỳ (còn được gọi là tập nguồn và tập đích), mà trong đó mỗi phần tử của tập hợp này (tập hợp nguồn) tương ứng với một và chỉ một phần tử thuộc tập hợp kia (tập hợp đích), thì ta hoàn toàn có thể coi hàm số là một trường hợp đặc biệt của ánh xạ, khi tập nguồn và tập đích đều là tập hợp số. Ví dụ một hàm số f xác định trên tập hợp số thực R được miêu tả bằng biểu thức:y = x2 - 5 sẽ cho tương ứng mỗi số thực x với một số thực y duy nhất nhận giá trị là x2 - 5, như vậy 3 sẽ tương ứng với 4. Khi hàm f đã được xác định, ta có thể viết f(3) = 4. Đôi khi chữ hàm được dùng như cách gọi tắt thay cho hàm số. Tuy nhiên trong các trường hợp sử dụng khác, hàm mang ý nghĩa tổng quát của ánh xạ, như trong lý thuyết hàm. Các hàm hay ánh xạ tổng quát có thể là liên hệ giữa các tập hợp không phải là tập số. Ví dụ có thể định nghĩa một hàm là qui tắc cho tương ứng mỗi hãng xe với tên quốc gia xuất xứ của nó, chẳng hạn có thể viết Xuất_xứ(Honda) = Nhật. Khái niệm
- Định nghĩa Cho X, Y là hai tập hợp số, ví dụ tập số thực R, hàm số f xác định trên X, nhận giá trị trong Y là một qui tắc cho tương ứng mỗi số x thuộc X với một số y duy nhất thuộc Y. Ký hiệu hoặc hoặc Với: • Tập X gọi là miền xác định. • Tập Y gọi là miền giá trị. • x gọi là biến độc lập hay còn gọi là đối số. • y gọi là biến phụ thuộc hay còn được gọi là hàm số. • f(x) được gọi là giá trị của hàm f tại x. Cách cho hàm số Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng biểu đồ hoặc bằng biểu thức. Ví dụ: X = {1,2,3,4,5}, Y = {5,6,7,8,9,10}. Hàm được cho bảng sau: x 1 2 3 4 5 y 5 5 6 7 8
- Các hàm cho bằng biểu thức như y = 2x + 3, y = x2, y = sinx... Lưu ý: Trong chương trình môn Toán ở bậc Trung học phổ thông của Việt Nam (chỉ đề cập đến Hàm số biến số thực) quy ước rằng: • Khi không nói rõ thêm, miền xác định (tập xác định) của hàm số cho bằng biểu thức y = f(x) là tập hợp tất cả các giá trị của x làm cho f(x) có nghĩa. Ví dụ: Hàm số y = log2x có miền xác định là Hàm số là [1;3] • Miền giá trị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các giá trị có thể có của f(x), nghĩa là f(X). Ví dụ: Miền giá trị của hàm số là [0;2]. • Nếu X,Y thì hàm số được gọi là hàm số thực Ví dụ: Hàm lượng giác y = sinx,hàm mũ y = 2x,... • Nếu X,Y thì hàm số được gọi là hàm số biến số phức. Ví dụ: Hàm dao động ; • Nếu X thì hàm số được gọi là hàm số số học. Ví dụ: Hàm Euler φ(n) biểu diễn số các số tự nhiên không vượt quá n và nguyên tố cùng nhau với n, hàm Sigma σ(n) biểu diễn tổng tất cả các ước của số tự nhiên n... Các dạng của hàm số Đơn ánh, song ánh, toàn ánh
- Như trên đã đề cập, hàm số là một trường hợp ánh xạ, nên người ta cũng miêu tả hàm số dưới 3 dạng là đơn ánh, toàn ánh và song ánh. Đơn ánh Một hàm số là đơn ánh khi nó áp dụng lên 2 đối số khác nhau luôn cho 2 giá trị khác nhau. Một cách chặt chẽ, hàm f, xác định trên X và nhận giá trị trong Y, là đơn ánh nếu như nó thỏa mãn điều kiện với mọi x1 và x2 thuộc X và nếu x1 ≠ x2 thì f(x1) ≠ f(x2). Nghĩa là, hàm số f là đơn ánh khi và chỉ khi: Với đồ thị hàm số y = f(x) trong hệ tọa độ Đề các, mọi đường thẳng vuông góc với trục đối số Ox sẽ chỉ cắt đường cong đồ thị tại nhiều nhất là một điểm Toàn ánh Hàm số f đươc gọi là toàn ánh nếu như với mọi số y thuộc Y ta luôn tìm đươc ít nhất một số x thuộc X sao cho f(x) = y. Theo cách gọi của ánh xạ thì điều kiện này có nghĩa là mỗi phần tử y thuộc Y đều là tạo ảnh của ít nhất một mẫu x thuộc X qua ánh xạ f. Nghĩa là, hàm số f là toàn ánh khi và chỉ khi: cũng tức là Đồ thị hàm y = f(x) cắt đường thẳng y = y0 y0 Song ánh Một hàm số vừa là đơn ánh vừa là toàn ánh được gọi là song ánh. Minh hoạ
- Vừa đơn ánh Đơn ánh nhưng Toàn ánh nhưng vừa toàn ánh không phải toàn ánh không phải đơn ánh (= song ánh) Hàm hợp và hàm ngược Hàm hợp Cho các hàm số: trong đó X, Y, Z là các tập hợp số nói chung. Hàm hợp của f1 và f2 là hàm số: được định nghĩa bởi: Có thể ký hiệu hàm hợp là:
- Ví dụ, hàm số f(x) = sin (x2+1) là hàm số hợp f2(f1(x)), trong đó f2(y) = sin(y), f1(x) = (x2 +1). Việc nhận biết một hàm số là hàm hợp của các hàm khác, trong nhiều trường hợp có thể khiến các tính toán giải tích (đạo hàm, vi phân, tích phân) trở nên đơn giản hơn. Hàm ngược Cho hàm số song ánh: trong đó X, Y là tập hợp số nói chung. Khi đó mổi phần tử y = f(x) với y nằm trong Y đều là ảnh của một và chỉ một phần tử x trong X. Như vậy, có thể đặt tương ứng mỗi phần tử y trong Y với một phần tử x trong X. Phép tương ứng đó đã xác định một hàm số, ánh xạ từ Y sang X, hàm số này được gọi là hàm số ngược của hàm số f và được kí hiệu là: Nếu f-1(x) tồn tại ta nói hàm số f(x) là khả nghịch. Có thể nói tính chất song ánh là điều kiện cần và đủ để hàm f(x) khả nghịch, tức là nếu f(x) là song ánh thì ta luôn tìm được hàm ngược f-1(x) và ngược lại. Đồ thị của hàm số Thông thường thì hàm số được xác định bằng một biểu thức tổng quát y = f(x) nào đó, ví dụ như y = x2 - 5. Tuy nhiên cũng có những hàm đặc biệt mà qui tắc cho tương ứng x với y của nó không theo bất kỳ một qui luật nào để có thể diễn đạt bằng một biểu thức toán học. Trong trường hợp này ta có thể lập bảng cho các giá trị đối số x và các giá trị hàm số y tương ứng với chúng. Ngoài ra hàm số còn có thể được xác định một cách triệt để bằng đồ thị của nó.
- Đối với hàm số một biến số thực (có miền xác định thực), đồ thị hàm số được định nghĩa như sau: Đồ thị của hàm số y=f(x) là tập hợp các điểm trên mặt phẳng R2 có tọa độ [x, f(x)]. Ký hiệu đồ thị hàm số, theo định nghĩa trên, là:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đạo hàm của hàm số lượng giác – giáo án lớp 11
9 p | 1272 | 140
-
Giáo án đại số- Hàm số bậc nhất và bậc hai
18 p | 931 | 121
-
Bài giảng Giải tích 12 chương 2 bài 2: Hàm số lũy thừa
18 p | 364 | 53
-
Giáo án bài Hàm số lượng giác - Đại số 11 - GV. Trần Thiên
14 p | 524 | 41
-
Chương 2: Hàm số lũy thừa, hàm số mũ, hàm số Loogarít
9 p | 146 | 19
-
Bài giảng Giới hạn của hàm số, hàm số liên tục - Bài 4: Định nghĩa và một số định lí về giới hạn hàm số
18 p | 200 | 18
-
Giáo án Giải tích 12 chương 1 bài 1: Sự đồng biến và nghịch biến của hàm số
12 p | 185 | 15
-
Chương 2: Hàm số bậc nhất
8 p | 118 | 14
-
Đạo hàm hàm số lượng giác
2 p | 160 | 11
-
Giáo án Đại số & Giải tích 11: Đạo hàm các hàm số lượng giác ( Chương trình nâng cao )
6 p | 158 | 10
-
Chương 2: Hàm số mũ - Hàm số lũy thừa - Hàm số Logarit
4 p | 115 | 9
-
Giáo án Toán 12 – Hàm số mũ, hàm số Logarit
6 p | 93 | 4
-
Giáo án Giải tích 12 – Hàm số mũ, hàm số Logarit
6 p | 68 | 3
-
Hàm số - Tóm tắt lý thuyết và công thức hỗ trợ
17 p | 78 | 3
-
Bài giảng Đại số 10 - Bài 1: Đại cương về hàm số
18 p | 43 | 2
-
Giáo án Toán lớp 11 - Chương VI, Bài 3: Hàm số mũ. Hàm số lôgarit (Sách Chân trời sáng tạo)
13 p | 21 | 2
-
Một số kiến thức về hàm số tuần hoàn
12 p | 4 | 2
-
Thiết kế rubrics đánh giá năng lực mô hình hóa toán học của học sinh trong dạy học chủ đề ứng dụng của cực trị hàm số
8 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn