i: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
lượt xem 9
download
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Định nghĩa Ngân hàng Thương Mại. Theo Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 1998 định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: i: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Ngân hàng -------------- T IỂU LUẬN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Đề tài: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: TS. Lại Tiến Dĩnh Học viên thực hiện: Nguyễn Đức Trung Lớp: Cao học – Ngân hàng – Ngày 1 Khóa: 17 TP. Hồ Chí Minh, năm 2008 HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 0
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Định nghĩa Ngân hàng Thương Mại. Theo Lu ật các tổ ch ức tín dụng đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 1998 định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp đ ược thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm d ịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 1998 định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền n ày để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Dù có nhiều định nghĩa về ngân hàng thương m ại nhưng nó phải chứa đựng 3 nội dung cơ b ản là: ngân hàng thương mại phải có hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và ho ạt động thanh toán. 1.2.Chức năng Ngân hàng Thương mại. Nhìn chung, ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ b ản là: ch ức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền và chức năng sản xuất. 1.2.1. Chức năng trung gian tài chính. Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của ngân hàng thương mại và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trung gian tài chính ở đây bao gồm trung gian về tín dụng, trung gian về thanh toán và trung gian nhiều lĩnh vực tài chính khác. Trung gian về tín dụng nghĩa là ngân hàng thương mại huy động và tập trung các nguồn tiền tệ tạm thời nh àn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để cho các chủ thể khác vay. Như vậy ngân hàng thương mại vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Trung gian về thanh toán nghĩa là ngân hàng thương mại làm trung gian giữa người trả tiền và ngư ời nhận tiền bằng cách tạo ra những công cụ lưu thông tín dụng như: sec, ủ y nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ thanh toán, … và độc quyền quản lý các công cụ đó. 1.2.2. Chức năng tạo tiền. Ngoài chức năng trung tài chính, ngân hàng thương mại còn có chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ (tiền ghi sổ) góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế(International Monetary Fund) gọi tắt là IMF, khối tiền tệ của một quốc gia bao gồm: Tiền giấy, tiền kim loại, và tiền gửi không kỳ hạn ở ngân h àng. Còn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ không đư ợc xem là bộ phận của khối tiền tệ mà chỉ được xem là “chu ẩn tiền”, vì tính chất kém thanh khoản của bộ phận này. Nhưng từ thập n iên 1980 trở đi nhiều nhà kinh tế học bắt đầu xem “chuẩn tiền” là một thành phần của khối tiền tệ. Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới (World Bank) gần như chấp nhận quan HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 1
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh điểm n ày nhưng còn ngần ngại nên phân biệt thành nhiều dạng khối tiền tệ như: M1, M2, M3 và L, trong đó: M1= tiền mặt phát hành bao gồm tiền giấy và tiền kim loại cộng với tiền gửi không kỳ hạn; M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ tại ngân hàng; M3 = M2 + tất cả các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác; L = M3 + các loại trái phiếu, thương phiếu và công cụ khác của thị trường tiền tệ. Tiền được ngân hàng thương m ại tạo ra theo cấp số nhân và đư ợc xác định bằng công thức sau: Sn= U1 1 -q Trong đó: U1: số tiền gửi ban đầu tại ngân h àng q: là công bội cấp số nhân,q = 1 – tỷ lệ dự trữ bắt buộc Ví dụ: m ột khách h àng gửi tiền vào ngân hàng:$1000. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. Tổng số tiền bút tệ được tạo ra là: Sn = 1000 =$5000 1-0.8 Như vậy, với số tiền gửi ban đầu là $1000, ngân hàng thương mại có thể tạo ra số tiền gửi không kỳ hạn gấp 5 lần nếu dự trữ là 20%. 1.2.3. Chức năng “sản xuất”. Chức năng trung gian tài chính và chức năng tạo tiền là hai chức năng cơ b ản của ngân hàng thương m ại. Trong những năm gần đây, nhiều nhà quản trị ngân hàng còn đ ề cập đến chức năng “sản xuất” của ngân hàng thương m ại.“Sản xuất” ở đây bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Sản xuất ở đây cũng đặc biệt bởi vì nguyên vật liệu đầu vào là tiền và sản phẩm đầu ra cũng là tiền.Tuy nhiên, chữ sản xuất ở đây nên hiểu theo nghĩa trong ngoặc kép vì có th ể còn nhiều tranh cãi chưa thống nhất. 1.3. Phân loại ngân hàng thương mại. 1.3.1. Phân loại dựa vào hình thức sở hữu. Dựa theo tiêu thức này, có th ể phân loại ngân hàng thương mại thành các lo ại ngân sau: - Ngân hàng thương mại quốc doanh; - Ngân hàng thương mại cổ phần; - Ngân hàng thương mại liên doanh; - Ngân hàng thương mại 100% vốn của nước ngoài; - Chi nhánh ngân hàng thương m ại nước ngoài. 1.3.2. Phân loại dựa vào chiến lược kinh doanh. Dựa theo tiêu thức chiến lược kinh doanh và mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, có th ể chia ngân h àng thương mại th ành các lo ại sau: - Ngân hàng bán buôn; - Ngân hàng bán lẻ; - Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ. HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 2
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh 1.3.3. Phân loại dựa vào quan hệ tổ chức. Dựa theo tiêu thức này có thể chia ngân h àng thương mại th ành các lo ại sau: - Ngân hàng hội sở; - Ngân hàng chi nhánh (cấp 1 và cấp 2) và phòng giao dịch. 1.4. Vai trò của ngân hàng thương mại. Vai trò của ngân hàng thương được xác định dựa trên cơ sở các chức năng của ngân hàng thương mại. Bởi chức năng là tính vốn có của ngân h àng thương m ại và vai trò của ngân h àng thương mại cũng chính là sự vận dụng các chức năng đó vào ho ạt động thực tiễn. Vai trò của ngân hàng thương m ại thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế xã h ội và phụ thuộc vào các hoạt động chủ quan của các cơ quan quản lý. Vai trò của ngân h àng thương mại được thể hiện ở hai mặt. Đó là thực thi chính sách tiền tệ đ ã được hoạch định bởi ngân hàng trung ương và góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng nghiệp vụ tạo tiền. 1.4.1. Vai trò thực thi chính sách tiền tệ. Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về ngân h àng trung ương, để thực thi chính sách tiền tệ đó phải sử dụng các công cụ như: lãi su ất, dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trư ờng mở, hạn mức tín dung, … Chính các ngân hàng thương mại là chủ thể ch ịu sự tác động trực tiếp của những công cụ n ày và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực phi ngân hàng và đến nền kinh tế. Ngược lại, cũng qua ngân hàng thương m ại và các đ ịnh chế tài chính trung gian khác, tình hình, sản lư ợng, giá cả, công ăn việc làm, nhu cầu tiền mặt, tổng cung tiền tệ, lãi su ất, tỷ giá, … của nền kinh tế được phản hồi về cho ngân hàng trung ương đ ể chính phủ và ngân hàng trung ương có những chính sách điều tiết thích hợp với từng tình hình cụ thể. 1.4.2. Vai trò góp phần vào ho ạt động điều tiết vĩ mô thông qua chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại. Trong việc điều h ành th ực thi chính sách tiền tệ, ngân h àng trung ương sử dụng các công chính sách tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội, mà trước hết là trong hệ thống ngân hàng thương mại. Các công cụ này là những thao tác hoạt động hàng ngày của ngân hàng trung ương. Vì thế, có thể nói rằng, mọi hoạt động của ngân hàng trung ương đều tác động đến nền kinh tế vĩ mô trong khuôn khổ của chính sách tiền tệ đ ã vạch ra. Sự điều tiết tiền tệ có thể điều tiết gián tiếp và vô cùng hiệu quả đến những hoạt động của nền kinh tế quốc gia từ vĩ mô đến vi mô. Nội dung quan trọng của điều tiết tiền tệ là điều hòa khối tiền tệ. Điều hòa khối tiền tệ có nghĩa là điều chỉnh việc tạo tiền và sử dụng tiền của ngân hàng thương mại, điều chỉnh mức cung tiền để ổn định tiền tệ. Như vậy, bằng việc tạo tiền gắn liền chặt chẽ với công cụ quản lý vĩ mô của ngân hàng trung ương (như tỷ lệ dự trữ bắt buộc) trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh của m ình, ngân hàng thương m ại đã thể hiện vai trò của mình trong việc góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương thông qua chính sách tiền tệ. 1.5. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Các ho ạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại bao gồm: - Hoạt động huy động vốn; - Hoạt động cấp tín dụng; - Hoạt động dịch vụ thanh toán; - Hoạt động ngân quỹ; HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 3
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh - Các hoạt động khác như:góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trư ờng tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo h iểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân h àng. 1.5.1. Hoạt động huy động vốn. - Ngân hàng thương mại được huy động vốn dư ới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi; - Phát hành giấy tờ có giá; - Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; - Vay vốn của ngân hàng nhà nước; - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân h àng nhà nước. 1.5.2. Hoạt động cấp tín dụng. Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn, trung và dài h ạn; - Bảo lãnh; - Chiết khấu; - Cho thuê tài chính; - Bao thanh toán; - Tài trợ xuất nhập khẩu; - Cho vay th ấu chi; - Cho vay theo hạn mức tín dụng và h ạn mức tín dụng dự phòng. 1.5.3. Hoạt độ ng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Để thực hiện đư ợc dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp, cá nhân thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thôn g qua ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài kho ản tiền gửi tại ngân h àng nhà nước n ơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân h àng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố n ơi đặt trụ sở của chi nhánh. Ho ạt động dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau: - Cung ứng các ph ương tiện thanh toán; - Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; - Th ực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân h àng Nhà nư ớc cho phép; - Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ; - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. Ngoài ra, ngân hàng thương mại được tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia h ệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được Ngân h àng Nhà nư ớc cho phép. Ngân hàng thương mại đư ợc thực hiện dịch vụ ngân quỹ thông qua hoạt động thu và phát tiền mặt cho khách hàng. 1.5.4. Các hoạt động khác. Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động khác bao gồm: - Góp vốn, mua cổ phần; - Tham gia thị trường tiền tệ; - Kinh doanh ngoại hối và vàng; HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 4
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh - Nghiệp vụ ủy thác và đ ại lý; - Kinh doanh bất động sản; - Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm; - Dịch vụ tư vấn tài chính; - Bảo quản vật quý giá; - Các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân h àng. HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 5
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA (2006-2008) 2.1. Sơ lược hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Hiện nay, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam là hệ thống ngân hàng 2 cấp gồm có: cấp Ngân h àng Nhà nước và cấp Ngân hàng Thương mại. Trong đó, Ngân h àng Trung ương quản lý tất cả các Ngân hàng Thương mại trên cả nước. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính đến cuối năm 2008, nước ta có số lượng ngân hàng thương mại như sau: - 6 n gân hàng thương mại nhà nư ớc bao gồm: Ngân h àng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. - 36 ngân hàng thương m ại cổ phần như: Ngân hàng thương m ại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng thương m ại cổ phần Đông Á, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín, … - 6 n gân hàng liên doanh như: ngân hàng Việt Thái, Ngân h àng Việt Nga, … - 27 chi nhánh ngân hàng nư ớc ngoài như: ngân hàng NATEXIS(Pháp), ngân hàng Chinatrust Com. Bank, ngân hàng ANZ, … - 7 công ty tài chính - 8 công ty cho thuê tài chính - 23 chi nhánh qu ỹ tín dụng Ngân h àng Trung ương - Khoảng 888 quỹ tín dụng cơ sở 2.2. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam qua các năm 2006, 2007 và 2008. 2.2.1. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2006. Năm 2006, tình hình kinh tế thế giới ổn định do đó đã tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm trong n ước (GDP) năm 2006 tăng 8,17% so với năm 2005. Lãi su ất cơ bản trong cả năm 2006 là 8,25%/năm. Có thể nói năm 2006 là năm thành công nhất của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ trước tới nay. Điều này th ể hiện rõ nét nhất qua sự phát triển vượt bậc cả về quy mô cũng như chất lượng hoạt động của hệ thống . Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương m ại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ cả về huy động vốn và cho vay. Trong đó, thị phần huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương m ại nhà nước chiếm hơn 50% so với các ngân hàng thương mại khác. Các tổ chức tín dụng và các ngân hàng đã trở th ành mối quan tâm hàng đ ầu của các nh à đầu tư trong và ngoài nước. Nguyên nhân thành công là do thời cơ mang lại từ sự phát triển, hội nhập đất nước, từ chủ trương chính sách của Đảng , Nhà nước đối với hoạt động ngân h àng, một phần do nổ lực của bản thân các ngân hàng trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2.2. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2007. HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 6
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Diễn biến của tình hình kinh tế thế giới năm 2007 khá phức tạp với việc suy giảm của thị trường chứng khoán th ế giới, sự sụp đổ của thị trường cho vay nhà, đất ở Mỹ đã đưa đến hoạt động của các ngân h àng gặp nhiều khó khăn. Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới nhưng chưa rõ nét. Tổng sản phẩm trong nư ớc (GDP) năm 2007 tăng 8,44% so với năm 2006, cao nhất trong 11 năm qua có nguyên nhân từ hoạt động có hiệu quả của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên ch ỉ số giá tiêu dùng (CPI) đ ã tăng tới 12,63% so với năm 2006 có nguyên nhân từ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Đối với hoạt động của các ngân hàng thương m ại thì cũng đ ã tăng trưởng cao với việc huy động và cho vay đều tăng cao so với năm 2006. Đặc biệt là sự kiện cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vào tháng 12 năm 2007. Ngoài ra, thành lập thêm 4 ngân hàng thương m ại cổ phần sau hơn 10 năm Ngân hàng Nhà nước không cấp phép thành lập mới. Đó là các ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt, ngân h àng thương mại cổ phần Tài chính Dầu khí, ngân h àng thương m ại cổ phần Liên Việt, ngân hàng thương mại cổ phần FPT với tổng số vốn điều lệ lên đến 10.500 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng nóng lên tới 37,8% so với năm 2006. Nguồn kiều hối chuyển về n ước tăng cao nhất từ trước đến nay đến cuối năm 2007 đạt khoảng 6 tỷ USD. Năm 2007 đánh d ấu một bước phát triển cơ b ản về hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của các ngân hàng thương m ại Việt Nam. Tiêu biểu đó là đưa vào sử dụng Công nghệ phần mềm lõi Core Banking; trên cơ sở phần mềm lõi, ngân hàng thương m ại đã phát triển thêm nhiều chương trình qu ản lý sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiện đại khác, phát triển chương trình quản lý và điều hành nội bộ, giao dịch ngân hàng một cửa, chuyển tiền điện tử, … Tính đến hết năm 2007, cả nước có khoảng 8,2 triệu tài khoản cá nhân, với gần 6 triệu thẻ ATM đ ã được phát hành, trên 4.500 máy ATM đã đ ược lắp đặt. Các ngân hàng thương m ại còn cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng khác trên tài khoản như thấu chi trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương và tài sản đảm bảo khác,… Trong những ngày cu ối năm 2007, Banknet và Smarlink - do Vietcombank chủ trì cùng 15 ngân hàng thương m ại cổ phần và 2 cổ đông sáng lập khác đã ký kết thỏa thuận hợp tác kết nối hai mạng thanh toán thẻ ATM lớn nhất Việt Nam, tạo cơ sở liên thông toàn bộ thị trường thẻ trong năm 2008. Với chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ngày 28/05/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định đến 31/12/2007, các tổ chức tín dụng phải đưa tỷ lệ d ư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, … để khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán về mức d ưới 3% tổng dư nợ đã hạn chế dư nợ cho vay của các ngân hàng thương m ại đối với đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Có thể nói hoạt động của hệ thống ngân hàng thương m ại Việt Nam trong năm 2007 đã gặt hái nhiều thành công nh ờ một phần rất lớn từ nổ lực của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên cũng còn tồn tại một số bất cập như cho vay quá nhiều vào đầu tư, kinh doanh chứng khoán và bất động sản mà chưa thẩm định kỹ khách hàng. 2.2.3. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2008. Năm 2008 là năm cả trong nước và trên thế giới tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động phức tạp. HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 7
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Trên thế giới trong những tháng đầu năm 2008 giá dầu thô và nhiều loại vật tư, lương thực tăng cao; sự suy yếu của thị trường tài chính; đồng USD mất giá, kinh tế Mỹ giảm sút đ ã ảnh hưởng rộng đến các nền kinh tế khác. Chỉ tính riêng ở Mỹ từ đầu năm 2008 đến tháng 10 năm 2008 đã có 23 ngân hàng bị giải thể, đóng cửa trong đó có những ngân hàng rất lớn có lịch sử thành lập từ lâu, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh, đến tháng 10 năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ lên tới 6,7%, tăng 2% so với tỷ lệ thất nghiệp năm 2007. Trong nư ớc nền kinh tế còn nhiều khó khăn thách thức như: ảnh hưởng của lạm phát kéo dài đối với các doanh nghiệp , đời sống người lao động còn nhiều khó khăn. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) n ăm 2008 tăng 6,23% so với năm 2007. Nếu 6 tháng đầu năm 2008 sự gia tăng mạnh của giá dầu, giá lương thực, sự giảm giá của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán Trong bối cảnh chung đó, hoạt động của các ngân hàng thương m ại ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm 2008 chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp đ ể kiềm chế lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Một trong các nhóm giải pháp đó là thực hiện chính sách tài chính tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả. Do đó, chính phủ đã yêu cầu ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp để thắt chặt tiền tệ. Với tinh thần trên, sau nhiều năm thực hiện điều hành cơ chế lãi su ất thỏa thu ận, ngày 16 tháng 5 năm 2008, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN quy định về cơ chế điều hành lãi su ất cơ bản bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy định của Bộ Luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Theo đó, kể từ ngày 19 tháng 5 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ cơ ch ế lãi suất trần huy động bằng đồng Việt Nam và sử dụng công cụ lãi su ất cơ bản để điều tiết lãi suất kinh doanh bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín d ụng theo tín hiệu thị trường. Lãi suất cơ bản đ ã tăng liên tục từ 8,25%/năm trong tháng 1 năm 2008 lên đến 14%/năm trong tháng 6 năm 2008. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương m ại cũng tăng lên tương ứng. Việc Ngân hàng Nhà nước thay đổi cơ ch ế điều hành lãi suất đ ã làm cho nhiều ngân hàng thương m ại và doanh nghiệp lúng túng trong việc xác định lãi suất cho vay trong các hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Lãi su ất cho vay của các ngân hàng thương m ại lên đ ến 21%/năm đã gây ra khó kh ăn rất lớn cho các doanh nghiệp vay vốn. Nguồn cung về vốn cũng rất hạn chế và nhiều ngân hàng thương m ại đ ã có dấu hết mất tính thanh khoản do đó họ đ ã nâng lãi suất huy động lên rất cao có lúc lên tới gần 20%/năm. Với mức lãi su ất huy động hấp dẫn như vậy nên nhiều khách hàng đ ã rút tiền ở ngân hàng có lãi suất thấp và gửi tiền ở ngân hàng có lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, trong 6 sáu tháng cuối năm 2008 tình hình lại diễn biến theo chiều hướng ngược lại tốt h ơn. Việc chính phủ đề ra 5 nhóm giải giải pháp vào tháng 12 năm 2008; trong đó thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả. Do đó, lãi suất cơ bản đ ã giảm liên tục từ 14%/năm trong tháng 7 năm 2008 xuống còn 8.5%/năm trong tháng 12 năm 2008 gần bằng với lãi suất cơ b ản đầu năm 2008. Đi đôi với việc hạ lãi su ất cơ bản th ì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng giảm từ 8% trong tháng 11 năm 2008 xuống còn 5% trong tháng 12 năm 2008. Lãi su ất cơ bản giảm đã kéo lãi suất cho vay và huy động của các ngân hàng thương m ại giảm theo. Các doanh nghiệp đã bớt khó khăn hơn do gánh nặng lãi su ất. Mặt khác, vào cuối năm 2008 chính phủ đ ã đưa ra gói kích cầu 6 tỷ USD nhằm đưa ho ạt động của các doanh nghiệp trong nước vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế. HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 8
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Nhìn chung năm 2008 do điều kiện kinh tế thế giới bị suy thoái và Việt Nam cũng đ ã bị ảnh hưởng nên hoạt động của hệ thống ngân hàng thương m ại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do th ị trường chứng khoán Việt Nam bị suy giảm mạnh và thị trường bất động sản bị đóng băng nên việc thu hồi vốn vay của hai thị trường n ày h ết sức khó khăn. Mặt khác do điều h ành quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ còn nhiều yếu kém như: - Thực h iện chính sách tiền tệ nới lỏng trong nhiều năm làm tăng dư nợ tín dụng quá nóng. - Bội chi ngân sách liên tục trong nhiều năm trong khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn nhưng chưa đặt kế hoạch phấn đấu giảm bội chi, do đó không tạo áp lực đối với việc kiểm soát và tiết kiệm chi tiêu ngân sách, chi đầu tư phát triển từ khu vực nhà nước còn lớn mà hiệu quả lại thấp. - Vai trò của nhà nước trong quản lý thị trường, giá cả, quản lý xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập, yếu kém, chậm đề ra các chính sách thích hợp, có hiệu quả để quản lý và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các hoạt động này. - Công tác nghiên cứu dự báo và thông tin th ị trường chưa đư ợc coi trọng đúng mức. Năng lực tham m ưu tổng hợp về kinh tế vĩ mô chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý điều h ành. - Công tác thông tin tuyên truyền, giải thích tình hình chưa kịp thời, chưa đủ rõ và thiếu nhất quán trước những diễn biến mới và khi ban hành các chính sách, giải pháp có tính nh ạy cảm, gây xao động, lo lắng trong xã hội. Chưa quản lý và chỉ đạo tốt các phương tiện thông tin đại chúng tham gia thiết thực, hiệu quả trong việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của đất nước. Nhìn lại những thành quả đạt được, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong ho ạt động ngân hàng trong năm 2008, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng b ước sang năm 2009, dưới sự lãnh đ ạo đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của chính phủ, hệ thống ngân h àng Việt Nam sẽ tiếp tục vượt qua thách thức, khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong năm 2009 và trong tương lai. HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 9
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh CHƯƠNG 3 : NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. Định hướng về chiến lược chung cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Các ngân hàng thương m ại Việt Nam n ên sáp nh ập lại với nhau để có nguồn vốn tài chính lớn tương đương với các ngân hàng thương m ại lớn của quốc tế. Từ đó tạo ưu thế cạnh tranh với quốc tế. Không nên thành lập quá nhiều ngân hàng thương mại mà nên chú trọng đến ch ất lượng hơn là số lượng. Ngày càng hoàn thiện và nâng cao ch ất lượng phục vụ khách hàng hơn nữa. Đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng theo chiều sâu. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh tra, giám sát trong nội bộ các ngân h àng thương m ại. 3.2. K iến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. Hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp luật về thanh tra, giám sát hoạt động các ngân hàng và các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, đi đôi với việc củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động ngân hàng, nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo thêm kênh giám sát xã hội đối với hoạt động của hệ thống ngân h àng. Hoàn thiện hơn nữa Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức Tín dụng, Luật Bảo hiểm Tiền gửi, Luật Giám sát an to àn ho ạt động ngân hàng, tập trung nghiên cứu chỉnh sửa hoàn thiện các qui định về ngoại hối, về đảm bảo an toàn, về cơ cấu tổ chức và ho ạt động của các tổ chức tín dụng. 3.3. Những giải pháp về hoạt động huy động vốn, cho vay, thanh toán. + Về hoạt động huy động vốn. Đa dạng hơn nữa các h ình thức huy động bằng nhiều loại sản phẩm tiền gửi tương ứng với nhiều loại khách hàng khác nhau và nhiều cách thức huy động khác nhau. Tạo sự tin cậy ở khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng bằng các biện pháp như bảo hiểm tiền gửi. Ngày càng hoàn thiện h ơn nữa phong cách phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi, và an toàn. + Về hoạt động cho vay. Thẩm định kỹ khách hàng trước khi cho vay. Đơn giản hơn nữa thủ tục khi vay vốn để rút ngắn thời gian khi vay vốn. Phục vụ khách h àng vay vốn với thái độ ân cần, chu đáo, niềm nở giải thích kỹ cho khách hàng. + Về hoạt động thanh toán. Tạo sự nhanh chóng, chính xác, tiện lợi khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán như: chuyển tiền, mua bán ngoại tệ,… Cần kết nối toàn diện trong hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng. HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 10
- Tiểu luận GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh Nâng cao hơn nữa trình độ đội ngũ làm công tác thanh toán với quốc tế. HVTH: Nguyễn Đức Trung Lớp: CH Ngân hàng Ngày 1 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quyết định 18/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
2 p | 666 | 90
-
Quyết định 15/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
2 p | 238 | 80
-
Quyết định 22/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
2 p | 132 | 11
-
Quyết định 25/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
6 p | 103 | 9
-
Nghị định về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng
8 p | 84 | 9
-
Quyết định 522/2000/QĐ-NHNN2 của Ngân hàng Nhà nước
4 p | 89 | 8
-
Quyết định 14/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
2 p | 105 | 7
-
Quyết định số 45/2008/QĐ-BCT
8 p | 73 | 5
-
Chỉ thị 08/1998/CT-NHNN14 của Ngân hàng Nhàg nước
4 p | 61 | 4
-
Thông tư liên tịch số 58-TT/LB
4 p | 77 | 4
-
Chỉ thị 01/2001/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
2 p | 123 | 4
-
Quyết định 433/1998/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
2 p | 92 | 3
-
Quyết định 46/1999/QĐ-NHNN6 của Ngân hàng Nhà nước
6 p | 83 | 3
-
Quyết định 432/1998/QĐ-NHNN2 của Ngân hàng Nhà nước
2 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn