Khóa luận tốt nghiệp: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang" nhằm phân tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Đề xuất một số giải pháp cụ thể để góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA HÀNH CHÍNH HỌC *********** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIÀNG Khóa luận tốt nghiệp ngành: Quản lý nhà nước Người hướng dẫn: ThS. Phùng Thị Thanh Loan Sinh viên thực hiện: Nguyễn Như Quỳnh Mã sinh viên: 2005QLNA063 Khoá: 2020-2024 Lớp: Quản lý nhà nước 20A HÀ NỘI – 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA HÀNH CHÍNH HỌC *********** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIÀNG Khóa luận tốt nghiệp ngành: Quản lý nhà nước Người hướng dẫn: ThS. Phùng Thị Thanh Loan Sinh viên thực hiện: Nguyễn Như Quỳnh Mã sinh viên: 2005QLNA063 Khoá: 2020-2024 Lớp: Quản lý nhà nước 20A HÀ NỘI – 2024
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan với đề tài khóa luận tốt nghiệp “Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân em. Các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp có tính xác thực, chọn lọc và tổng hợp. Em xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về thông tin sử dụng trong đề tài khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2024 Sinh viên Nguyễn Như Quỳnh
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý các thầy, cô đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn ThS. Phùng Thị Thanh Loan - Giảng viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát và thu thập tài liệu, thông tin để hoàn thành đề tài khóa luận này. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong cơ quan, những người dân đã giúp em trong quá trình khảo sát về tài. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2024 Sinh viên Nguyễn Như Quỳnh
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ A. Danh mục bảng Tên bảng Trang số Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận tiếp 34 nhận và trả kết quả cấp huyện, xã từ năm 2021-2023 Bảng 2.2. Số lượng thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một 35 cửa, một cửa liên thông năm 2021 B. Danh mục biểu đồ Tên biểu đồ Trang số Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ khảo sát mức độ cập nhật, công khai, minh 32 bạch thủ tục hành chính tại Bộ phận TN&TKQ của UBND huyện Hoàng Su Phì Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ khảo sát về hình thức liên hệ của người dân khi 37 gặp vướng mắc cần hỗ trợ, giải đáp về TTHC Biểu đồ 2.3. Đánh giá tỷ lệ hài lòng của người dân đến giải quyết TTHC tại Bộ phận TN&TKQ của UBND huyện Hoàng Su Phì Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ khảo sát về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Bộ 40 phận TN&TKQ của UBND huyện Hoàng Su Phì Biểu đồ 2.5. Đánh giá tỉ lệ hình thức thanh toán TTHC của người 41 dân C. Danh mục sơ đồ Tên sơ đồ Trang số Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp 27 nhận và trả kết quả của UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
- D. Danh mục hình Tên hình Trang số Hình 2.1. Toàn cảnh huyện Hoàng Su Phì hiện nay 20 Hình 2.2. Cơ cấu, tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Su 25 Phì Hình 2.3. Bảng niêm yết TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết 30 quả huyện Hoàng Su Phì Hình 2.4. TTHC cấp huyện được tích hợp tại Cổng thông tin dịch 31 vụ công tỉnh Hà Giang Hình 2.5. Không gian bên trong tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết 39 quả huyện Hoàng Su Phì
- DANH MỤC VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỤ THỂ 1 CCHC Cải cách hành chính 2 CCTTHC Cải cách thủ tục hành chính 3 DVC Dịch vụ công 4 TN&TKQ Tiếp nhận và Trả kết quả 5 TT Trực tuyến 6 TTHC Thủ tục hành chính 7 UBND Ủy ban nhân dân
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND CẤP HUYỆN ..................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm liên quan ....................................................................... 7 1.1.1. Thủ tục hành chính .............................................................................. 7 1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính ................................................................ 7 1.2. Vai trò của cải cách thủ tục hành chính .................................................. 8 1.3. Nội dung cải cách thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện ................. 9 1.3.1. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính ........................................ 10 1.3.2. Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công khai, minh bạch thủ tục hành chính .............................................................................................................. 10 1.3.3. Vận hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia ................................................................. 11 1.3.4. Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính........................................................................................ 12 1.3.5. Tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, kiện nghị và đẩy mạnh đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách về TTHC............ 13 1.3.6. Hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC ............ 13 1.3.7. Đẩy mạnh việc triển khai thanh toán trực tuyến đối với các thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính .................................................. 14 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện ......................................................................................................... 15 1.4.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.............................................. 15 1.4.2. Sự quan tâm, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan cấp trên và lãnh đạo UBND cấp huyện ................................................................................... 15
- 1.4.3. Trình độ, năng lực, ý thức, thái độ của cán bộ, công chức .............. 16 1.4.4. Trình độ dân trí và sự tham gia của người dân ................................ 17 1.4.5. Bối cảnh chuyển đổi số ....................................................................... 17 1.5. Cơ sở pháp lý về cải cách thủ tục hành chính ....................................... 18 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 19 Chương 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG................................... 20 2.1. Khái quát chung về UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ....... 20 2.1.1. Tổng quan về huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ......................... 20 2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ........................................................................................ 23 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ... 25 2.1.4. Khái quát về Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả và hệ thống thủ tục của UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang .............................................. 25 2.2. Phân tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang......................................................................... 28 2.2.1. Thực trạng rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính ..................... 28 2.2.2. Thực trạng cập nhật, công khai, minh bạch thủ tục hành chính .... 29 2.2.3. Thực trạng vận hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia ............................................ 32 2.2.4. Thực trạng đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính ............................................................ 34 2.2.5. Thực trạng tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, kiện nghị và đẩy mạnh đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính .................................................................................................... 36 2.2.6. Thực trạng hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính .............................................................................................. 39
- 2.3. Đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang......................................................................... 42 2.3.1. Ưu điểm ............................................................................................... 42 2.3.2. Hạn chế ............................................................................................... 43 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế......................................................................... 44 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 45 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG ................................................................................................................ 46 3.1. Định hướng, nhiệm vụ của UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang về cải cách thủ tục hành chính ....................................................................... 46 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ........................................... 48 3.3. Một số kiến nghị ....................................................................................... 53 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 55 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 57 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 60
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cải cách hành chính là nội dung quan trọng của nền hành chính Nhà nước nên luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo ngay từ khi đất nước thực hiện đổi mới vào năm 1986. Kể từ đó đến nay, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về cải cách hành chính nhà nước và trên cơ sở đó Chính phủ đã cụ thể hóa thành các chính sách, chương trình, kế hoạch cải cách cụ thể phù hợp cho từng giai đoạn. Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 ban hành chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 bao gồm 6 nội dung chính: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Một trong những nội dung quan trọng trong cải cách hành chính đó là cải cách thủ tục hành chính để góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tránh phát sinh nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức của người dân, doanh nghiệp khi đến thực hiện. Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng để đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số ở thời điểm hiện tại và tương lai. Với quyết tâm đổi mới, đẩy mạnh công cuộc thực hiện cải cách TTHC nhằm hướng đến một nền hành chính tốt nhất để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Su Phì thuộc phía tây của tỉnh Hà Giang là một địa phương vùng cao, đa số là dân tộc thiểu số, giàu truyền thống cách mạng, trong suốt quá trình phát triển, bảo vệ sự bình yên của tổ quốc, góp phần tích cực 1
- vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoàng Su Phì nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung. Huyện Hoàng Su Phì cũng là đơn vị hành chính rất năng động, có đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo bài bản và rất nhiệt tình trong công việc. Bên cạnh đó, cũng nhận thấy được những khó khăn, thách thức của việc triển khai, giải quyết cũng như sự phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn trong công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì vẫn chưa thực sự đáp ứng một cách đồng bộ và hiệu quả. Từ những lý do trên em xin chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp để nghiên cứu, tìm hiểu và trải nghiệm thực tế dựa trên những kiến thức đã học. Từ đó, góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 2. Lịch sử nghiên cứu Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, cải cách nền hành chính nói chung, cải cách TTHC nói riêng đang được rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý quan tâm. Vì vậy, trong những năm qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu: - “Về công tác cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua” do Đỗ Quốc Hưng, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 175, 2010. Trong bài viết của mình tác giả, đã đưa ra những thành tựu, hạn chế của việc áp dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính, và việc thực hiện Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (gọi tắt Đề án 30). - “Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Ninh Bình”, luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Dương Thị Tươi, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010. Trong luận văn đề cập rõ quá trình cải cách TTHC tại UBND tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001 – 2010, từ đó đánh giá chung được ưu, nhược điểm và đưa ra được 2
- các phương hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao kế hoạch cải cách TTHC tại UBND tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2020. - “Chuyển đổi số và ứng dụng trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Yên Bái”, luận văn thạc sĩ của tác giả Đậu Hồng Quân - Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2021. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình chuyển đổi số, áp dụng chuyển đổi số trong cải cách TTHC và tìm hiểu công nghệ chữ ký số để áp dụng vào thực tiễn trong công tác giải quyết TTHC tại tỉnh Yên Bái. - “Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An”, luận văn thạc sĩ quản lý công của tác giả Lê Ngọc An – Học viện Hành chính Quốc Gia năm 2022. Tác giả đã làm rõ được cơ sở lý luận về TTHC và CCTTHC tại UBND cấp huyện, qua đó đánh giá được thực trạng CCTTHC và đề xuất 04 nhóm giải pháp thực hiện hiệu quả công tác CCTTHC tại UBND huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. - “Cải cách thủ tục hành chính tại UBND phường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi”, luận văn thạc sĩ quản lý công của tác giả Nguyễn Hạ Thương – Học viện Hành chính Quốc gia năm 2023. Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và pháp lý về TTHC và CCTTHC, phân tích, đánh giá thực trạng CCTTHC đối với lĩnh vực hộ tịch và chứng thực tại UBND phường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CCTTHC tại UBND phường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. Trên cơ sở nghiên cứu, đề cập về nội dung CCTTHC của các công trình trên. Em nhận thấy rằng, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu, tìm hiểu về CCTTHC tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Vì vậy, em lựa chọn đề tài khóa luận “Cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” để tìm hiểu cũng như nghiên cứu tổng quát và toàn diện 3
- về công tác CCTTHC tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khóa luận phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cở sở lý luận, pháp lý về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính. - Phân tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể để góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu công tác cải cách TTHC tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Phạm vi thời gian: Từ năm 2021-2024. Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác cải cách TTHC tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 4
- 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này được em sử dụng để nghiên cứu, thu thập các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo của UBND huyện Hoàng Su Phì có liên quan đến cải cách TTHC, cũng như từ các nguồn tài liệu khác như: các công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ, tạp chí,.. để thu thập tài liệu tham khảo làm bài. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Khi thu thập được tài liệu từ các báo cáo. Sau đó, em tiến hành tổng hợp và phân tích các số liệu, thông tin bằng phần mềm word và excel từ đó nhằm đánh giá được thực trạng về công tác cải cách TTHC tại UBND huyện Hoàng Su Phì. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được em sử dụng nhằm so sánh, đánh giá được các số liệu qua các năm trong báo cáo về công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì. - Phương pháp quan sát: Phương pháp này được diễn ra trong quá trình em thực tập tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang quan sát các cán bộ, công chức làm việc cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến TTHC cho người dân. - Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, em có sử dụng bảng hỏi để khảo sát, lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân khi đến thực hiện TTHC tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Số phiếu phát ra là 80 phiếu, số phiếu thu về 80 phiếu (Mẫu phiếu khảo sát được đính ở phần phụ lục). - Phương pháp phỏng vấn: Em sử dụng phương pháp này để phỏng vấn trực tiếp 03 cán bộ, công chức về thực trạng giải quyết TTHC tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 5
- 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài khóa luận đã tập trung làm rõ được các vấn đề lý luận và pháp lý về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện. Trên cơ sở đó, có thể phân tích rõ hơn cơ sở lý luận cho công tác CCTTHC tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Khóa luận đã phân tích được thực trạng về công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang - đánh giá được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác CCTTHC tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Khóa luận còn cung cấp những thông tin khoa học, dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo địa phương, các cán bộ, công chức trong các hoạt động có liên quan đến công tác cải cách TTHC tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 7. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về cải cách thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện. Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND CẤP HUYỆN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Thủ tục hành chính Nhắc đến “Thủ tục” là nói về quy trình và cách thức giải quyết công việc. Theo cuốn Đại từ điển tiếng việt năm 1998 của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Thủ tục hành chính (TTHC) là “Cách thức tiến hành một công việc với nội dung và trình tự nhất định theo quy định của cơ quan nhà nước”. Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ thì thủ tục hành chính được định nghĩa như sau: “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”. Theo giáo trình Luật Hành chính, Khoa Luật-ĐHQG Hà Nội định nghĩa: “Thủ tục hành chính là trình tự và cách thức thực hiện hoạt động hành chính nhà nước nói chung, hoặc trình tự và cách thức thực hiện những hoạt động cụ thể trong các ngành và lĩnh vực hoạt động hành chính nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định”. Trong phạm vi đề tài khóa luận khái niệm TTHC được hiểu như sau: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. 1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính “Cải cách” thường được hiểu chung là những thay đổi về phương pháp và cách thức của một công việc, hoặc một hoạt động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu tốt hơn. 7
- Cải cách thủ tục hành chính là biện pháp, cách thức của cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện để cải cách các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền, cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính, cải cách việc thực hiện các loại thủ tục hành chính. Theo Quyết định số 53/QĐ-BCĐCCHC ngày 13/02/2018 của Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ thì Cải cách TTHC được hiểu là: “Tháo gỡ những cơ chế, chính sách, TTHC liên quan đến đất đai, nông nghiệp nông thôn, ứng dụng công nghệ - thông tin, khởi nghiệp, phát triển du lịch, tiếp cận tín dụng, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công, lý lịch tư pháp, hộ tịch,… Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh và chi phí cho doanh nghiệp”. Tóm lại, trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp khái niệm Cải cách thủ tục hành chính là một khía cạnh quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả cung cấp dịch vụ công, về cơ bản là quá trình rà soát, đánh giá, loại bỏ các bước, các thủ tục bất hợp lý, không cần thiết, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành và thực hiện các thủ tục hành chính mới theo quy định của pháp luật và triển khai thực hiện mọi thủ tục hành chính một cách công khai, minh bạch, hiệu quả và phù hợp. 1.2. Vai trò của cải cách thủ tục hành chính Công tác cải cách thủ tục hành chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ, đột phá chiến lược của Bộ ngành, địa phương mang tính hoàn thiện nhằm thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, giảm phiền hà, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của cải cách TTHC nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC thông qua việc ứng dụng công nghệ - thông tin trong quá trình chuyển đổi số. 8
- Vai trò đối với sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội, từ hiệu quả của công tác cải cách TTHC tác động trực tiếp đến đời sống cũng như sự phát triển của đất nước trong thời kỳ chuyển đổi số như hiện nay. Điển hình, thông qua việc cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC rườm rà, không cần thiết giúp quá trình thực hiện TTHC của người dân, doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, sẽ tạo điều kiện để thu hút thêm vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh cũng như cải thiện được đời sống của người dân. Vai trò đối với người dân và doanh nghiệp, chỉ cần vài thao tác trên màn hình người dân đã có thể tự nộp hồ sơ, nhận kết quả và thanh toán phí, lệ phí trực tuyến một cách nhanh chóng và thuận tiện, giúp giảm việc đi lại, giảm thời gian giải quyết TTHC của người dân và doanh nghiệp, tăng cường khả năng giám sát của nhân dân, các tổ chức cá nhân đối với việc thực thi công vụ bảo đảm cho việc thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Vai trò đối với hoạt động của cơ quan hành chính, trong công tác cải cách thủ tục hành chính đã đem lại vai trò to lớn, khi việc giải quyết TTHC hiện nay đã được ứng trên môi trường điện tử làm đổi mới lề lối làm việc, giảm bớt thời gian xử lý công việc cho cán bộ, công chức, không gây chậm trễ, ách tắc trong quá trình thực hiện, cũng như việc giải quyết TTHC được nhanh chóng, thông suốt và hiệu quả không cần qua nhiều tầng nấc trung gian, giúp tinh gọn được bộ máy và góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch. 1.3. Nội dung cải cách thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện Trên cơ sở Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021- 2030. Nội dung TTHC tại UBND cấp huyện được khóa luận nghiên cứu qua các nội dung sau: 9
- 1.3.1. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính Mục đích chính của việc rà soát các thủ tục hành chính này là cắt giảm, đơn giản hóa các quy trình giải quyết TTHC, loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và mang lại sự thuận tiện cho các cá nhân và doanh nghiệp bằng cách đảm bảo hoàn thành thành công các mục tiêu và nhiệm vụ công việc. Để thực hiện tốt việc rà soát, đơn giản hóa TTHC trong cải cách TTHC, UBND cấp huyện cần tập trung quan tâm tới các công tác như: - Rà soát, hệ thống hóa danh mục thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương. - Thường xuyên rà soát để kịp thời phát hiện những TTHC không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, không đáp ứng nguyên tắc về quy định thủ tục hành chính; thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn, cản trở cho tổ chức và cá nhân. - Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những quy định thủ tục hành chính không phù hợp. - Kiến nghị các sáng kiến cải cách, phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính. 1.3.2. Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công khai, minh bạch thủ tục hành chính Để tạo niềm tin cho người dân, tổ chức thì việc cập nhật thường xuyên và kịp thời, công khai, minh bạch TTHC là điều không thể phủ nhận và phải được đặt lên hàng đầu. Các TTHC cần được ban hành dưới nhiều hình thức khác nhau bảo đảm đơn giản, dễ hiểu để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tìm hiểu và thực hiện. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Du lịch mạo hiểm với sự phát triển du lịch của thị trấn Sapa - huyện Sapa – tỉnh Lào Cai
11 p | 274 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Văn phòng UBND thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
73 p | 69 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Lập kế hoạch marketing thương mại điện tử cho Công ty TNHH Phần mềm Tâm Phát
58 p | 32 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bi kịch người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
84 p | 32 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông: trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
80 p | 57 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980
85 p | 20 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại: Xử lý khủng hoảng truyền thông. Trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
80 p | 46 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
75 p | 15 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thành ngữ trong tác phẩm Truyện Kiều
88 p | 22 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đất nước và con người trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long
75 p | 19 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
73 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cái nhìn của Nam Cao về người trí thức trong Sống mòn
81 p | 20 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Cái đầm ma của George Sand
62 p | 22 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Khảo sát việc vận dụng từ Hán - Việt trên báo Vĩnh Long
90 p | 14 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cái tôi trữ tình trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu
87 p | 15 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp: Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
82 p | 13 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945
70 p | 12 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn