intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt ở An Giang

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

19
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt ở An Giang được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm ra nét riêng độc đáo của đồng dao và trò chơi trẻ em ở An Giang so với các vùng miền khác. Qua đó, người đọc có thể thấy được cái hay, cái mới, cái hồn nhiên gần gũi của đồng dao và trò chơi trẻ em của người Việt ở An Giang. Đồng thời có cái nhìn toàn diện hơn về tiến trình phát triển đồng dao và trò chơi. Qua đó, cho thấy rõ hơn về sự ngây ngô, sự hồn nhiên yêu đời lúc còn thơ, và đầy kỷ niệm khó có thể quên của mỗi người. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt ở An Giang

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI TRẺ EM NGƯỜI VIỆT Ở AN GIANG DƯƠNG PHƯƠNG CẢNH Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI TRẺ EM NGƯỜI VIỆT Ở AN GIANG Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. TĂNG TẤN LỘC DƯƠNG PHƯƠNG CẢNH Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM ƠN  Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy và bạn bè đã giúp tôi vượt qua khó khăn đó. Qua đây tôi xin gởi lời chân thành cám ơn đến: Quý thầy cô, các anh chị trong thư viện Thành phố Cần Thơ, thư viện Thành phố Vĩnh Long, trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, cùng với các thầy cô Khoa khoa học cơ bản, cán bộ của thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản luôn luôn quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện có thể để giúp tôi sớm hoàn thành tốt khóa luận. Đặc biệt tôi ghi lòng cảm ơn đến thầy Tăng Tấn Lộc - GV hướng dẫn đã dành nhiều thời gian quý báu của mình truyền đạt kiến thức lẫn kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn giúp tôi tìm được hướng đi và phương pháp cụ thể trong quá trình thực hiện khóa luận. Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, trong quá trình thực hiện có nhiều sai sót và khuyết điểm. Kính mong quý thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Dương Phương Cảnh i
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Dương Phương Cảnh ii
  5. MỤC LỤC trang MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 4 4. Giới hạn vấn đề ............................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI TRẺ EM 1.1. Những vấn đề chung về đồng dao ........................................................... 6 1.1.1. Định nghĩa đồng dao .............................................................................. 6 1.1.2. Tính chất .................................................................................................. 7 1.1.3. Chức năng ................................................................................................ 9 1.1.4. Tác dụng................................................................................................. 13 1.2. Những vấn đề chung về trò chơi trẻ em ............................................... 15 1.2.1. Nguồn gốc.............................................................................................. 15 1.2.2. Bản chất ................................................................................................. 16 1.2.3. Tác dụng................................................................................................. 16 Tiểu kết ............................................................................................................... 18 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐỒNG DAO NGƢỜI VIỆT Ở AN GIANG 2.1. Đặc điểm nội dung...................................................................................... 19 2.1.1. Thế giới tự nhiên................................................................................... 19 2.1.2. Thế giới vật thể nhân tạo ..................................................................... 28 2.1.3. Con người và xã hội loài người .......................................................... 29 2.2. Đặc điểm nghệ thuật .................................................................................. 33 2.2.1. Kết cấu ................................................................................................... 34 2.2.2. Ngôn ngữ ............................................................................................... 37 2.2.3. Thể thơ ................................................................................................... 43 Tiểu kết ................................................................................................................. 48 iii
  6. CHƢƠNG 3: TRÒ CHƠI TRẺ EM NGƢỜI VIỆT Ở AN GIANG 3.1. Trò chơi cá nhân ......................................................................................... 49 3.1.1. Trò chơi nhảy dây ................................................................................. 49 3.1.2. Lộn tùng phèo ...................................................................................... 50 3.1.3. Thổi bong bóng ..................................................................................... 50 3.1.4. Mảnh thiếc quay.................................................................................... 51 3.1.5. Bắt chuồn chuồn ................................................................................... 51 3.1.6. Vòng cổ .................................................................................................. 52 3.1.7. Kèn lá cây .............................................................................................. 53 3.2. Trò chơi tập thể........................................................................................... 53 3.2.1. Bịt mắt bắt dê ........................................................................................ 53 3.2.2. Trốn tìm ................................................................................................. 54 3.2.3. Chọi cỏ gà .............................................................................................. 55 3.2.4. Pháo đ ất.................................................................................................. 55 3.2.5. Nhảy cò chẹp ......................................................................................... 56 3.2.6. Làm kiệu ................................................................................................ 58 3.2.7. Trò chơi nhà chòi (bày hàng, bán hàng) ............................................ 58 3.2.8. Kéo co .................................................................................................... 59 3.3. Trò chơi kết hợp đồng dao ....................................................................... 59 3.3.1. Tập tầm vông......................................................................................... 59 3.3.2. Oẳn tù tì.................................................................................................. 60 3.3.3. Mèo đuổi chuột ..................................................................................... 61 3.3.4. Xỉa cá mè ............................................................................................... 62 3.3.5. Dung dăng dung dẻ............................................................................... 63 Tiểu kết ................................................................................................................. 64 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 67 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay những bài đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ em đang bị lãng quên, đang bị sản phẩm công nghệ cao lấn át phần nào. Trẻ em hôm nay khá đầy đủ về vật chất nhưng đời sống tinh thần đang mất dần những yếu tố đã từng là một phần thiết yếu của nhiều thế hệ trước đây. Đến với đồng dao tôi như hòa mình vào thế giới tuổi thơ hồn nhiên trong sáng, với thiên nhiên vô tận ta thấy lòng mình trở nên thanh thản hơn. Tìm hiểu đồng dao giúp tôi có điều kiện tiếp cận và hiểu sâu hơn về truyền thống văn hóa Việt Nam, xuôi về với cội nguồn của dân tộc. Trẻ em là mầm non của đất nước, là tương lai của dân tộc. Chính vì vậy mà việc giáo dục trẻ hiểu biết sâu sắc về cội nguồn là việc làm hết sức quan trọng, đòi hỏi các nhà giáo dục phải quan tâm hàng đầu. Nhưng có lẽ hầu như họ đã quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta sẵn có: Đó là kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em. Những trò chơi đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ. Bên cạnh đó, các bài đồng dao còn đem lại nhiều lợi ích trong việc giáo dục trẻ từ việc phát triển ngôn ngữ, tâm hồn trẻ đến vận động thể chất. Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển, sự xuất hiện và thống trị của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã đem đến rất nhiều tiện nghi, lợi ích cho cuộc sống nhưng đồng thời cũng đẩy con người vào những tất bật, ngột ngạt, xô bồ của một xã hội cơ khí và tự động hóa. Những chính sách mở cửa, hội nhập với các nước giúp ta có điều kiện tiếp xúc với các nền văn hóa, tri thức mới tiên tiến trên thế giới. Khi bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc có dấu hiệu bị mai một cũng là lúc người ta bắt đầu có ý thức tìm về với cội nguồn, bản nguyên. Từ cơ sở đó tôi nhận thấy rằng công tác khảo sát, nghiên cứu đồng dao là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Nó phù hợp với xu hướng của thời đại, góp phần làm sống lại những tinh hoa văn hóa của dân tộc và kêu gọi ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta. Những bài đồng dao và trò chơi trẻ em vô cùng phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu được các thế hệ truyền miệng cho nhau. Mặc dù hiện nay đã có những công 1
  8. trình nghiên cứu về Đồng dao và trò chơi trẻ em Việt Nam nói chung nhưng việc nghiên cứu và sưu tầm đồng dao đó chưa được toàn diện. Riêng ở những người bằng với sự thích thú và đam mê về những trò chơi đồng dao đã thôi thúc, thì chưa có một công trình sưu tầm, một tập hợp các sáng tác, nghiên cứu nào về đồng dao và trò chơi trẻ em đầy đủ… Do đó là người con của đất nước, tôi muốn được góp một phần nhỏ công sức của mình trong việc sưu tầm và gìn giữ những bài đồng dao và trò chơi trẻ em của quê hương mình. Chính vì những lí do trên tôi quyết định chọn “Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt ở An Giang” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề tập hợp, sưu tầm và phân loại đồng dao cũng đạt được một số thành tựu đáng kể, đã bắt đầu xuất hiện những công trình về giới thiệu và phân loại đồng dao: Quyển Đồng dao Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Dân gồm 2 phần: Phần một gồm: Đồng dao và hệ thống đồng dao – Tính chất, chức năng và tác dụng của đồng dao – Nội dung của đồng dao – Đặc điểm thi pháp của đồng dao. Phần hai gồm: Sưu tầm – Tuyển chọn – Với 5 mục – Đồng dao: Đồng dao trẻ em hát – Đồng dao: Đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi – Đồng dao: Hát ru, Trẻ em đố vui, Ca dao cho trẻ em – Phụ lục: Đồng dao của một số dân tộc thiểu số. Quyển Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt của Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng (Sưu tầm, biên soạn): Trong công trình này, nhóm tác giả đã kế thừa và phát huy nhiều cuốn sách viết về đồng dao và trò chơi trẻ em ra đời trước đó (39 cuốn sách đã xuất bản và cả những tài liệu sưu tầm công bố) để biên soạn. Các tác giả giới thiệu mảng đồng dao và trò chơi trẻ em của người Việt, hầu hết đều thuộc thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám (1945). Và ở phần Đồng dao dưới con mắt các nhà nghiên cứu chỉ tập hợp được 14 bài viết trên tạp chí hoặc chương mục trong sách. Quyển Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm đã chia đồng dao ra thành nhiều loại, như: Các bài hát trẻ em (Thằng Bờm), các bài ru trẻ (Bao giờ cho đến tháng mười), các bài dạy những điều thường thức (Mồng một lưỡi trai). Quyển Văn hóa dân gian người Việt, lễ hội và trò chơi dân gian của Vũ Ngọc Khánh, tác giả cũng có một phần nói về trò chơi dân gian. Trong đó tác giả có 2
  9. nhắc đến một số trò chơi cho trẻ em nhưng chỉ ở mức độ diễn giải, giới thiệu trò chơi. Còn lại phần nhiều tác giả giới thiệu và diễn giải một số hoạt động diễn ra trong các lễ hội làng mang đậm sắc thái riêng của từng vùng, miền. Quyển Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan thì cũng chỉ vài trang (từ trang 735 đến trang 758) gồm những bài hát ru em và hát vui chơi. Trong Lịch sử văn học Việt Nam – Văn học dân gian (tập 2) của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân diên. Sách đã đề cập đến bài Gọi nghé. Đó là bài ca của trẻ em chăn trâu, chăn bò hát để gọi súc vật ra đồng, về chuồng hoặc những bài đồng dao gắn liền với hình thức nghi lễ trong sinh hoạt lao động. Bài viết “Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh mang tính chất “ghi nhận” về mấy điều cơ bản của đồng dao Việt Nam, bao gồm nội dung, hình thức nghệ thuật và tác dụng của đồng dao đối với sự hình thành nhân cách của trẻ em. Quyển Kho tàng đồng dao Việt Nam của Trần Gia Linh đã tuyển chọn gần 300 bài đồng dao với 6 chủ đề lớn: Đồng dao về thiên nhiên đất nước Đồng dao với trò chơi của tuổi thơ Đồng dao – những bài ca tập làm lao động Đồng dao – cái nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ Đồng dao – những câu đố lí thú Những bài hát ru. Quyển Tìm hiểu về đồng dao người Việt của Triều Nguyên đã xác định được đồng dao là một thể loại văn học dân gian, đồng đẳng với ca dao, tục ngữ, câu đố… đã đề xuất một hướng phân loại đồng dao dựa vào mục đích hát và độ tuổi. Quyển Mẹ hát ru con của Nguyễn Hữu Thu cũng đã đề cập đến đồng dao nhưng dưới hình thức hát ru và diễn xướng đồng dao. Bên cạnh đó thì tác giả cũng sưu tập một số lời ca chị hát ru em, trẻ em hát, và những câu hát trò chơi nói chung của Việt Nam chứ không phải của riêng một khu vực nào. Bài viết “Bước đầu tìm hiểu đồng dao trong hệ thống nghiên cứu thơ cho nhi đồng” của Lã Thị Bắc Lý. Tác giả đã dành từ trang 116 đến trang 121 để đánh giá tác dụng và ý nghĩa giáo dục của đồng dao đối với thiếu niên nhi đồng: “Chúng ta sẽ gặp trong đồng dao cả một thế giới trẻ thơ vô cùng phong phú. Cuộc sống trẻ 3
  10. thơ, sinh hoạt trẻ thơ in đậm dấu ấn trong đồng dao đến nỗi mỗi chữ, mỗi câu đọc lên đều thấy một mảnh đời của các em trong đó. Có nhiều bài đồng dao kèm theo cả trò chơi đến nay vẫn còn giữ nguyên chất hồn nhiên, tươi mát và hấp dẫn các em như bài ca và trò chơi giung giăng giung giẻ, thả đỉa ba ba…”. Và Lã Thị Bắc Lý còn đề xuất một cách đầy tâm huyết và có trách nhiệm: “Với tất cả tính chất đặc thù, với nội dung và ý nghĩa lớn lao như thế, đồng dao đã nhanh chóng đứng vào vị trí quan trọng của thơ cho nhi đồng. Trong tình hình giáo dục nhi đồng hiện nay, theo chúng tôi nên dạy đồng dao và sáng tác thêm nhiều đồng dao mới cho các em. Đồng dao là một thể loại đặc thù của thơ cho nhi đồng, có sức sống đặc biệt trong lòng trẻ thơ và có ý nghĩa giáo dục đặc biệt đối với các em lứa tuổi nhi đồng và mẫu giáo. Phải phổ biến rộng rãi đồng dao trong các em, phải sáng tác thêm nhiều đồng dao mới cho phù hợp với các em, ấy là nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục và những người cầm bút phục vụ các em”. Thi ca bình dân của Nguyễn Tấn Long – Phan Canh đã luận bàn về nguồn gốc và tác dụng của đồng dao trong sinh hoạt nhi đồng, trích dẫn 60 bài đồng dao cổ và 39 bài đồng dao mới của hai tác giả Minh Hương và Trần Trung Phương. Bài viết “Đồng dao với cuộc sống của dân tộc Thái ở Tây Bắc” của Tô Ngọc Thanh mang tính chất điểm qua một số nội dung sinh hoạt đồng dao của dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc (Việt Nam). 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài “Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt ở An Giang”, chúng tôi muốn hướng đến việc tìm ra nét riêng độc đáo của đồng dao và trò chơi trẻ em ở An Giang so với các vùng miền khác. Qua đó, người đọc có thể thấy được cái hay, cái mới, cái hồn nhiên gần gũi của đồng dao và trò chơi trẻ em của người Việt ở An Giang. Đồng thời có cái nhìn toàn diện hơn về tiến trình phát triển đồng dao và trò chơi. Qua đó, cho thấy rõ hơn về sự ngây ngô, sự hồn nhiên yêu đời lúc còn thơ, và đầy kỷ niệm khó có thể quên của mỗi người. 4. Giới hạn vấn đề Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chính của người viết là đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt ở An Giang. Tuy nhiên, với sự hiểu biết của bản thân, người viết phần nào tiếp cận đồng dao và trò chơi được sinh hoạt trong đời sống của trẻ 4
  11. em ở An Giang nói riêng và các tỉnh lân cận của Đồng Bằng sông Cửu Long nói chung. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Vui chơi là nhu cầu cần thiết của trẻ em. Các trò chơi dân gian của trẻ thì phần lớn gắn với các bài đồng dao. Mà đồng dao lại có vai trò rất lớn trong việc giáo dục, hình thành và phát triển nhận thức, đức, trí, thể, mỹ cho trẻ em. Chính vì điều này mà người viết đã tiến hành thực hiện phương pháp thống kê, phương pháp phân loại, phương pháp miêu tả, sưu tầm, tuyển chọn một số bài đồng dao và trò chơi trẻ em. Đồng thời cũng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng. Ngoài ra, người viết tìm đọc, nghiên cứu và tham khảo các tài liệu có liên quan trên sách, báo, tạp chí… chú ý chọn và sưu tầm các bài đồng dao và trò chơi trẻ em có liên quan đến đề tài này. Cùng với phương pháp nghiên cứu liên ngành, lịch sử học, dân tộc học mà người viết tiến hành điều tra tài liệu, tổ chức văn thảo để đúc kết vấn đề lại đưa ra cái nhìn khái quát nhất. 5
  12. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI TRẺ EM NGƢỜI VIỆT Ở AN GIANG 1.1. Những vấn đề chung về đồng dao 1.1.1. Định nghĩa đồng dao Cho đến nay đồng dao có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Mỗi một tác giả sẽ có những nhận định khác nhau. Sau đây là một số khái niệm về đồng dao: Theo Nguyễn Nghĩa Dân cho biết: “Đồng dao là những lời mộc mạc, hồn nhiên, có vần, được trẻ em truyền miệng cho nhau hoặc hát đồng thanh theo nhịp điệu đơn giản trong lúc vui chơi hoặc tiến hành các trò chơi dân gian của lứa tuổi thiếu nhi.” [1; 12]. Theo Triều Nguyên: “Đồng dao là một thể loại của văn học dân gian, thuộc phương thức biểu đạt tự sự bằng văn vần, gồm phần lời của những bài hát dân gian trẻ em (những bài hát ấy có thể kèm theo trò chơi hay không).” [14; 70]. Theo Lư Nhất Vũ – Lê Giang: “Đồng dao là loại ca hát của trẻ em trong lúc vui chơi giải trí, đùa giỡn. Các bài đồng dao thường ngắn gọn, súc tích, câu cú mạch lạc, mang tính tiết tấu rõ ràng để các em nhỏ dễ hát và dễ nhớ”. [20; 119]. Theo Dương Quảng Hàm cho biết: “dao là hát không có chương có khúc” [3; 9]. Theo Nguyễn Tấn Long, Phan Canh cho rằng: “đồng dao tức là ca dao nhi đồng: [9; 368]. Trần Gia Linh định nghĩa: “Đồng dao là những bài hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ em, thường do trẻ em hát.” [7; 3]. Theo Vũ Ngọc Khánh xác định “xin tạm dùng hai chữ đồng dao để chỉ lời ca dân gian trẻ em, bao gồm cả những lời trong các trò chơi”. [6; 1]. Theo Nguyễn Hữu Thu cho rằng: “đồng dao là sự nối tiếp chức năng của tiếng hát mẹ ru con, nhưng ở một cấp độ cao hơn…, diễn xướng đồng dao là sự chuyển tiếp và phát huy vai trò tiếng hát ru của mẹ.” [18; 60]. Theo Hoàng Phê nêu định nghĩa đồng dao như sau: “lời hát dân gian thường kèm theo một trò chơi nhất định” [16; 331]. 6
  13. Theo Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng cho rằng: “đồng dao là những bài hát truyền miệng của trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên. Vốn là những sáng tác dân gian không rõ tên tác giả, về sau từ vần điệu của loại hình này, một số người sáng tác những bài thơ cho trẻ em hát, có tên tác giả cũng được các nhà nghiên cứu gọi là đồng dao.” [8; lời nói đầu]. Như vậy, từ những định nghĩa trên có thể hiểu rằng đồng dao là những lời hát dân gian mộc mạc, hồn nhiên của trẻ em và phần nhiều được trẻ em sáng tác trong lúc vui chơi. 1.1.2. Tính chất Đồng dao cũng giống như ca dao dân gian phần nhiều được truyền miệng cho nhau. Truyền từ người này sang người khác và truyền từ vùng này sang vùng khác. Với ngôn ngữ mộc mạc mà những bài đồng dao đi vào lòng trẻ một cách mau lẹ. Những bài đồng dao ấy phần nhiều là do những tác giả “trẻ em” của chúng ta sáng tạo nên trong lúc vui chơi. Với bọn trẻ hình thức truyền miệng là hình thức đơn giản và chủ yếu nhất. Trẻ em này hát và dạy lại cho trẻ em khác và trẻ em khác lại truyền lại cho trẻ em khác nữa. Thế là bằng phương pháp thông tin ấy mà các bài hát đồng dao nhanh chóng được lưu truyền rộng rãi. Thực tế, với trẻ nhỏ thì đây là những bài hát phù hợp với lứa tuổi, với nhận thức của trẻ. Do vậy, khi được hát những bài hát đồng dao do trẻ tự sáng tạo ra nên trẻ vô cùng thích thú. Trong mỗi lời hát là cả một thế giới thiên nhiên rộng lớn tạo nên óc tò mò, quan sát và từ đó trẻ thích thú, say sưa vui hát. Tùy vào nhận thức, lứa tuổi của mỗi bé mà những bài đồng dao sẽ được sáng tạo theo những ngôn ngữ riêng. Với tính chất truyền miệng mạnh mẽ nên dẫn đến tính nhiều dị bản của đồng dao. Sự dị bản này là do các em tự thay đổi ngôn ngữ, nhịp điệu cho phù hợp với nhận thức cũng như với mục đích vận dụng của bọn trẻ. Mặt khác, thì sự dị bản này cũng một phần do người lớn tác động vào vì có thể người lớn sáng tạo bài đồng dao này nhằm vào mục đích khác. Một số ví dụ cho thấy rất rõ về tính nhiều dị bản của đồng dao như những bài đồng dao về chim, về cá, về hoa… là những bài rất nhiều dị bản. Lời hát Nu na nu nống, hay Chi chi chành chành có ít nhất từ 5 – 7 dị bản. Có những dị bản khác nhau về lời hát, về số dòng và cũng có dị bản khác nhau về tiếng địa phương… 7
  14. Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế cho thấy rằng có rất nhiều trường hợp trẻ em đã tự đặt lấy bài hát đồng dao và trò chơi cho mình. Lúc đầu còn ở dạng thô sơ, đơn giản bởi tư duy của các em chưa cao nhưng một khi đã phù hợp với các em thì sẽ được phát triển bổ sung thêm cho đến mức tương đối hoàn chỉnh. Như vậy, là một thành phần trong kho tàng văn học dân gian, đồng dao cũng có những đặc trưng của bộ môn này, tất nhiên là ở từng đặc trưng, cách biểu hiện cũng có những khía cạnh độc đáo. Riêng phương pháp sáng tác đồng dao, có thể có những quy luật riêng không giống phương thức chung của nhiều thể loại thơ ca dân gian khác. Nhìn chung về tính chất của đồng dao cũng như tục ngữ, ca dao đều được lưu hành bằng phương thức truyền miệng, mang tính dị bản rất rõ ràng. Nhưng tính dị bản của đồng dao có phần tự do hơn đôi chút. Tự do ở đây không phải có nghĩa là bừa bãi, các yếu tố thu nhập vào vần phải tuân theo khuôn mẫu nhất định. Và chính trong quá trình chơi thì các em nhỏ sẽ lọc lựa và đào thải, chỉ giữ lại dị bản nào phù hợp với tri thức của đám trẻ em trong vùng đó mà thôi. Đồng dao do được lưu truyền trong không gian và thời gian, quá trình này có thể sẽ làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn về nội dung, chặt chẽ thêm về kết cấu, trau chuốt hơn về nghệ thuật ngôn từ, nhưng sự lưu truyền ấy cũng có thể làm cho cấu trúc tác phẩm bị phá vỡ mất dần đi hoặc trở thành bộ phận cấu thành của một tác phẩm mới. Đồng dao còn mang đậm tính tập thể. Có như thế thì đồng dao mới tồn tại và lưu truyền được. Tính tập thể của đồng dao không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa trẻ em với trẻ em mà còn thể hiện mối quan hệ giữa người lớn với trẻ em. Trong một số câu hát, một số bài đồng dao có thể do người lớn đặt ra nhưng thông qua sự chọn lọc và thay đổi của trẻ thì đồng dao đó mới được trẻ chấp nhận. Biết được tâm sinh lí của trẻ nhỏ nên người lớn đặt ra các bài đồng dao thật phù hợp với lứa tuổi của trẻ để trẻ cảm thấy được niềm vui khi tiếp nhận. Làm cho trẻ thêm gần gũi với người lớn hơn vì trẻ hiểu được rằng người lớn không phải lúc nào cũng khó tính, mà ngược lại rất yêu thương trẻ và luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ. Đồng thời, qua đó thì người lớn cũng sẽ hiểu nhiều hơn về trẻ, biết được trẻ muốn gì và nhận thức của trẻ đã đến đâu. Nhờ đó mà khoảng cách giữa người lớn và trẻ ngày càng nhích lại gần hơn. Mặc dù, có đôi lúc những bài đồng dao do trẻ em tự sáng tác nên nhưng người lớn cũng góp phần bổ sung chỉnh sửa thêm. Nhưng tất cả chỉ để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện, gần gũi giữa trẻ và người lớn. 8
  15. Nhờ những câu hát đồng dao mà trẻ em đã biết tập hợp lại để đùa vui xung quanh làng xóm. Qua đó giúp trẻ có ý thức được giá trị của tập thể cho nên trẻ bắt đầu biết tham gia sinh hoạt đồng dao và cũng là lúc trẻ bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể một cách tự nguyện. Ngoài ra, đồng dao còn có một tính chất hết sức quan trọng đó là tính chất gắn liền với trò chơi. Tính chất này thể hiện rất rõ trong “đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi”. Bởi lời của đồng dao gắn liền với trò chơi. Đây cũng là một trong những đặc điểm khác biệt của đồng dao để chức năng thẩm mỹ của đồng dao thêm rõ hơn. Trong trò chơi trẻ em biết cách vận dụng đồng dao thì sẽ làm trò chơi thêm sinh động. Còn trong đồng dao có bổ sung thêm trò chơi thì tập luyện được cho trẻ cả mỹ học lẫn thể dục. Những bài đồng dao giữ vai trò điểm nhịp cho trò chơi, lời hát của đồng dao gắn liền với trò chơi và có mối quan hệ mật thiết với trò chơi. Tuy nhiên, thì cũng có một số bài đồng dao với lời hát không có liên quan gì đến trò chơi chủ yếu chỉ vang lên như một mệnh lệnh. Bên cạnh đó, ở một số bài đồng dao có kèm trò chơi, thì đồng dao trở thành phương tiện để chơi trò chơi, không có chúng thì không thể chơi được. Tính chất vui chơi phù hợp với tâm sinh lí trẻ em. Thật vậy, đồng dao là những bài hát phần nhiều do trẻ em sáng tác ra vì thế nó phù hợp với tâm sinh lí của các em. Do vậy mà nó mang tính chất giải trí rất cao, nhưng sự giải trí ấy phù hợp với tư duy của trẻ nhỏ. Nếu những bài đồng dao do người lớn sáng tác thì cũng dựa vào kiến thức về tâm lí của trẻ nhỏ có như vậy mới được trẻ nhỏ chấp nhận. Mặt khác, ở lứa tuổi các em thì nhận thức, tư duy lôgic chưa cao cho nên trẻ em chỉ hát những bài hát một cách ngây ngô nhưng không phải trẻ không hiểu mà trẻ chỉ hiểu theo tư duy riêng của trẻ. Trẻ con bao giờ cũng là trẻ con, ngô nghê đến lạ kỳ, trong sáng đến lạ kỳ… Trẻ em hát đồng dao chỉ để nhằm mục đích vui chơi, giải trí nhưng đến một lúc nào đó bài đồng dao ấy đi vào tiềm thức của trẻ đến khi trẻ lớn hơn thì trẻ sẽ nhận ra được giá trị của đồng dao. 1.1.3. Chức năng Đồng dao có những đóng góp quan trọng trong cuộc sống. Các chức năng chủ yếu của đồng dao là chức năng giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ và cả chức năng giải trí. 9
  16. Thật vậy, ông bà ta nhận thấy rằng để giáo dục trẻ em phải thông qua con đường cảm tính là hiệu quả nhất. Với tình mẹ tràn trề, thấm thía qua những bài hát ru: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Rồi đến tình cảm với những vật gần gũi như: cào cào, con trâu, con cua… cây chổi, con dao… Trong lời hát truyền cho các em sự cảm thông nồng ấm để từ đó các em thêm yêu thiên nhiên, yêu lao động và yêu mọi người hơn. Từ tình yêu với con kiến, con sâu… Khi các em lớn thêm vài tuổi các em tiếp xúc, tham gia đồng áng với người lớn các em sẽ biết quý trọng những dụng cụ lao động, yêu con trâu, con cò… Tất cả được trẻ em thích thú vì nó phù hợp với đặc điểm trí lực của các em. Sức chú ý của các em chưa tập trung, tư duy lôgic các em khác hẳn người lớn. Điều cần cho các em là tiếp thu ngoại vật bằng ấn tượng, chứ không bằng lý luận. Do đó nhận thức của các em qua đồng dao là nhận thức cảm tính, quan sát, tiếp cận môi trường tự nhiên, xã hội gần mình, có thể thấy được, nghe được nhưng chưa phân tích được, chưa suy luận được. Do vậy, đồng dao cung cấp cho trẻ kiến thức không là kiến thức hệ thống như tư duy người lớn mà là trình bày liệt kê, dừng lại ở nét bên ngoài dễ nhớ, dễ phân biệt, kích động trí tò mò ở trẻ em. Đó là những bài đồng dao dạy các em phân biệt giống vật: “Chàng chàng lót ổ bụi tre Chèo bẻo lót ổ mái đình.” Rồi dạy các em chơi chữ, tập quan sát cuộc sống xung quanh mình: “Mồng một lưỡi trai Mồng hai lá lúa Mồng ba câu liêm Mồng bốn lưỡi liềm Mồng năm liềm gặt Mồng sáu thật trăng” Hay: “Tò vò mà nuôi con nhện 10
  17. Đến khi nó lớn nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc tỉ ti Nhện ơi, nhện hỡi mày đi đằng nào.” Bên cạnh những kiến thức tự nhiên mà các trẻ nhỏ biết được qua đồng dao thì đồng dao còn là cả một kho kiến thức xã hội, về hội hè, đình đám, về đồ ăn, thức uống: “Con gà cục tác là chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.” Riêng đối với những em chuẩn bị bước sang tuổi hoa niên thì đồng dao mang đến cho các em tổng thể những kiến thức về nghề nhiệp trong xã hội sau này: “Ông thầy có sách, thợ ngạch có dao, thợ rèn có búa…”. Đồng dao giúp các em nhận thức về những điều tốt, xấu trong cuộc sống như thói hư tật xấu, sự lười nhác: “Ăn thì muốn những miếng ngon Làm thì một việc cỏn con chẳng làm.” Hay: “Nghe vẻ nghe ve Nghe vè cờ bạc Đầu hôm xao xác Bạc tốt như tiên Đêm khuya hết tiền Bạc như chim cú Cái đầu sù sụ Con mắt trõm lơ Hình đi phất phơ Như con chó đói Chân đi cà khói Dạo xóm dạo làng Quần rách lang thang Lấy tay mà túm…” 11
  18. Mặc dù, đồng dao là do các em hát trong lúc vui chơi hay lúc chơi trò chơi hay chỉ là “những đoạn chắp vá, gặp đâu nói đó, chỉ cốt vần vè, còn ý nghĩa chung thì rời rạc, câu nọ xọ sang câu kia, đang nói chuyện này lại bắt sang chuyện khác” [8; 719], nhưng đồng dao đem đến rất nhiều nhận thức bổ ích cho trẻ em về cuộc sống, về thiên nhiên, xã hội, về mọi thứ xung quanh. Theo Nguyễn Nghĩa Dân thì đồng dao bao gồm 5 loại: “đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi, đồng dao hát ru, đồng dao trẻ em đố vui, ca dao cho trẻ em” [1; 13]. Cả kho tàng phong phú đó là phương tiện giáo dục trí, đức, thể, mỹ cho các em. Qua đó phát triển tâm lí, thể lực, trí tuệ và nhân cách của các em trong tương lai. Những lời hát đồng dao giáo dục cảm xúc cho các em trong quan hệ với thiên nhiên, xã hội, với sinh hoạt cộng đồng tập thể. Đồng dao là môi trường hoạt động vui chơi của trẻ, qua đó rèn luyện cho trẻ cả về thể lực lẫn trí lực. Từ những bài đồng dao đó rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ từ bập bẹ đến thành tiếng, hát thành lời, đồng thời tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới. Có thể nói đồng dao là một cuốn từ điển thiết thực, sống động chứa đựng một kho tàng từ vựng phong phú. Đối với các em nhỏ, thì trong một số bài đồng dao số lượng từ còn ít nhưng ở các trò chơi cho tuổi lớn hơn, trong một bài hát có chứa hàng chục từ. Cụ thể như bài “Chuyền thẻ” chứa các cụm từ con trai, con hến, con nhện, củ mơ… Thông qua kho tàng từ ngữ giàu có, đồng dao một lần nữa giáo dục các em nhận thức được thiên nhiên và xã hội. Từ những trò chơi phần nhiều rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, rèn luyện cho chân tay nhanh nhẹn, luyện thính giác, khứu giác nhạy bén… Mặc dù những trò chơi các em chơi thường lặp đi lặp lại, người lớn xem hay chơi có thể chán nhưng với trẻ thì không, bởi với các em đó là một việc thú vị vì các em biết cách biến hóa linh hoạt trong cùng trò chơi. Không những vậy, đồng dao còn góp phần giáo dục các em ý thức lao động, ý thức giúp đỡ cha mẹ và những người thân trong gia đình. Đồng dao giáo dục cho trẻ về lòng kiên trì, tính trung thực, lòng dũng cảm. Trong đồng dao có một yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa đồng dao và ca dao là đồng dao rèn cho trẻ trí tưởng tượng phong phú. Tưởng tượng đã nảy sinh và phát triển từ lúc trẻ biết tiếp xúc với thế giới quanh mình, tưởng tượng trong lúc chơi, các em có sự hình dung rất phong phú và mới lạ trong trí óc của mình về những đồ 12
  19. vật trong bài hát đồng dao hay lúc chơi trò chơi nhắc đến. Trẻ càng lớn óc sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của trẻ cũng phát triển theo và phát triển một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự sáng tạo hình ảnh về hoạt động của thế giới khách quan, trẻ rất vô tư, hồn nhiên nên tưởng tượng không có chủ định những hình ảnh xuất hiện không theo mục đích đặt ra trước, cũng vì vậy mà có những hình ảnh rất ngộ nghĩnh. Do đó những hình ảnh sáng tạo bằng trí tưởng tượng của các em bao giờ cũng mang tính xã hội dưới đôi mắt của trẻ thơ. “Trong đồng dao, có rất nhiều cái đẹp bởi lẽ đồng dao thể hiện tâm hồn vô tư trong sáng, hồn nhiên của trẻ em chưa có gì vấn vương, với những dục vọng như người lớn” [1; 16]. Đồng dao là một thế giới toàn nụ cười, mà trong đó thường không có chỗ dành cho sự buồn bã. Có chăng chỉ là trong những bài hát ru. Những đồng dao về nói khoác, nói ngược, đồng dao vừa hát vừa chơi… đều biểu hiện cái hài rõ nét. Không chỉ đem lại nụ cười cho trẻ, mà còn đem lại rất nhiều niềm vui cho mọi người xung quanh. Chính vì thế mà trong đồng dao cái hài thường gắn với cái đẹp: Cái đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người… Trẻ em có nhu cầu vui chơi, giải trí nhất là những trò vui chơi, giải trí kích thích óc quan sát, trí tưởng tượng, óc khám phá, rèn luyện trí thông minh nơi các em… Và đồng dao mang trong mình chức năng ấy rất rõ: Đó là những câu nói vần vè dấu tên vật đố, đòi hỏi các em đoán ra nó. Câu đố trở thành trò chơi thử thách trí tuệ. Nó huy động cả sức tư duy hình tượng lẫn tư duy suy lí nhưng chỉ ở mức độ nhận thức của trẻ em. Do đó nhận thức của câu đố thường là các sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống nơi các em sinh ra và lớn lên. Với thiên nhiên gần gũi, những sự vật tầm thường nhưng với trẻ đó là cả thế giới. Từ đó tạo cho các em sân chơi thật bổ ích, một nơi giải trí lành mạnh, mà không cần phải dàn dựng công phu mà nó có thể diễn ra bất kì đâu, bất kì lúc nào. Chức năng giải trí và giáo dục của đồng dao dựa trên việc khai thác cách nhìn mới lạ, bất ngờ, độc đáo đối với các sự vật hiện tượng. 1.1.4. Tác dụng Những lời hát đồng dao giáo dục cảm xúc cho các em trong quan hệ với thiên nhiên, xã hội, với sinh hoạt cộng đồng. Đồng dao đem đến cho các em nhiều 13
  20. bài học giá trị về cuộc sống, đem đến cho mọi người những phút giây vui vẻ, thoải mái khi tìm về ký ức tuổi thơ. Và đồng dao cũng là nơi rèn luyện thể chất cho trẻ khi chúng là một phần không thể tách rời của các trò chơi dân gian thú vị như: Rồng rắn lên mây, Chi chi chành chành, Thả đỉa ba ba, Bắt kim thang, Đánh chuyền… Qua các trò chơi, đồng dao giống như chất xúc tác, giúp trẻ gắn bó, vun đắp tình bạn. Đồng dao còn giúp trẻ hòa đồng và hội nhập với thiên nhiên thông qua những hình ảnh gần gũi, quen thuộc xung quanh như con cá, củ khoai, cây cam, trời mưa, bong bóng… Đồng dao là kênh học tập giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh mình với đa dạng các sự vật, hiện tượng gần gũi nơi góc nhà, chái bếp từ “củ khoai chấm mật” đến xa xôi như chuyện “Chú bán dầu qua cầu mà té”, “phật ngồi phật khóc”. Đồng dao còn có tác dụng luyện trí nhớ cho trẻ em, kích thích sự sáng tạo thông qua các trò chơi phải vận dụng trí óc như trò chơi Ô ăn quan… Nếu ca dao là nguồn suối tâm tư của lớp người lớn, là hình thức giao cảm giữa sinh hoạt và cuộc sống thì đồng dao cũng lại tác động vào nguồn sống trẻ thơ cùng tính chất tương tự. Đồng dao có tác dụng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tập thể cho trẻ, có một số tri thức để bước vào đời. Qua những bài đồng dao trẻ được vui chơi một cách thoải mái và không hề bị bó buộc bởi không gian, thời gian. Các em có thể chơi bất cứ lúc nào, những lúc chăn trâu, quét nhà hay lúc giúp cha mẹ làm công việc vặt trong gia đình… Hát đồng dao không đòi hỏi về số người, các em có thể tự hát vui một mình, hay lúc trông em, lúc cùng nhóm bạn… Do đó đồng dao giúp các em thỏa mãn nhu cần vui chơi của bản thân. Đồng thời, cũng đem đến cho các em những hiểu biết về mọi điều trong cuộc sống. Đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng, rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ. Trước hết là tập cho các em nhỏ tuổi phát âm chính xác: “Nu na/ nu nóng/cái Cống/ nằm trong/ cái Ong/nằm ngoài/…” Bài đồng dao này luyện cho các em nói âm “N” phân biệt với “L”. Hay trò Đếm sao: “Một ông/ sáng sao/ Hai ông/ sao sáng/ Ba ông/ sáng sao…” là bài tập về số đếm, vui vẻ, nhẹ nhàng, không nặng nề như một số bài học. “Khi đọc ca dao nhi đồng, bao giờ chúng ta cũng cảm thấy mình như trẻ lại và những cảnh tượng xa xưa của thời thơ ấu tự nhiên xuấ t hiện nó dàn cảnh trước 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2