intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

38
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát thống kê một cách toàn diện về người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật. Làm rõ những thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật khi thể hiện hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật. Tìm hiểu rõ hơn vẻ đẹp của người lính và cô thanh niên trong thơ Phạm Tiến Duật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH VÀ CÔ THANH NIÊN XUNG PHONG TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT NGUYỄN CẨM THE Hậu Giang, 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH VÀ CÔ THANH NIÊN XUNG PHONG TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LÂM ĐIỀN NGUYỄN CẨM THE Hậu Giang, 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả quá trình học tập của tôi trong suốt 4 năm tại trường Đại học Võ Trường Toản. Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhờ đến sự giúp đỡ của nhiều người, mà đặc biệt nhất chính là thầy Nguyễn Lâm Điền. Nay tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy và những người đã quan tâm giúp đỡ tôi: TS. Nguyễn Lâm Điền, người thầy đã rất tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, cũng như đã cung cấp rất nhiều tài liệu giúp tôi nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. BGH trường Đại học Võ Trường Toản, Cô Vũ Thúy Kiều phó khoa Khoa học cơ bản đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Cô Nguyễn Thị Lan Hương (cháu nhà thơ Phạm Tiến Duật), làm việc tại tòa soạn báo Công an nhân dân, số 92 – Nguyễn Du – Hoàn Kiếm – Hà Nội đã cho tôi nhiều thông tin và tài liệu liên quan đến nhà thơ Phạm Tiến Duật. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã khuyến khích động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Sinh viên thực hiện Nguyễn Cẩm The i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Nguyễn Cẩm The ii
  5. PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) NGUYỄN LÂM ĐIỀN 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN LÂM ĐIỀN 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN CẨM THE MSSV: 0956010441………..KHÓA: 2 3. TÊN ĐỀ TÀI: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH VÀ CÔ THANH NIÊN XUNG PHONG TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: ............................................................................................... 1.2. Thái độ: ...................................................................................................... 1.3. Khác: ......................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2. Đánh giá luận văn: 2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): ........................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 2.2. Nội dung chính: ......................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. iii
  6. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 2.3. Chú thích, thư mục: .................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 2.4. Hình thức trình bày: ................................................................................... 2.4.1. Dung lượng (trang): ............................................................................. 2.4.2. Khuôn khổ: ........................................................................................... 2.4.3. In ấn: .................................................................................................... 2.4.4. Trình bày: ............................................................................................. 2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: .............................................................................. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... 3. Đánh giá, xếp loại: ............................................................................................... Đánh giá: ........................................................................................................ ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Xếp loại: ......................................................................................................... ......................................................................................................................... ………, ngày tháng năm 20… Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên) iv
  7. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 1 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 Chương 1: NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON ĐƯỜNG THƠ CỦA PHẠM TIẾN DUẬT 1.1. Những nét chính về cuộc đời .................................................................... 5 1.1.1. Sơ lược về tiểu sử .................................................................................... 5 1.1.2. Con người ................................................................................................ 5 1.2. Con đường thơ của Phạm Tiến Duật ......................................................... 10 1.2.1. Thơ Phạm Tiến Duật trước 1975 ............................................................. 9 1.2.2. Thơ Phạm Tiến Duật sau 1975 .............................................................. 12 1.3. Những thành tựu nổi bật ............................................................................. 15 1.3.1. Thành tựu về nội dung trong thơ Phạm Tiến Duật ................................ 15 1.3.2. Thành tựu về nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật .............................. 19 Chương 2: NHỮNG VẺ ĐẸP NỔI BẬT CỦA NGƯỜI LÍNH VÀ CÔ THANH NIÊN XUNG PHONG TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT 2.1. Vẻ đẹp lí tưởng ............................................................................................. 23 2.1.1. Nhận thức sâu sắc về lẽ sống của tuổi trẻ .............................................. 23 2.1.2. Sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc và dân tộc .................. 27 2.2. Niềm tin và sự lạc quan trong đời sống chiến đấu .................................... 33 2.2.1. Yêu đời, yêu cuộc sống ......................................................................... 33 2.2.2. Niềm tin vào ngày mai tươi đẹp ............................................................ 36 v
  8. 2.3. Khát vọng về tình yêu và hạnh phúc .......................................................... 39 2.3.1. Tình yêu trong sáng lãng mạn ............................................................... 39 2.3.2. Khao khát về cuộc sống hạnh phúc ....................................................... 44 Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH VÀ CÔ THANH NIÊN XUNG PHONG 3.1. Sử dụng nhiều thể thơ khác nhau khi viết về chân dung người lính và cô thanh niên xung phong ............................................................................. 46 3.1.1. Thể tự do ................................................................................................ 46 3.1.2. Thể trường ca ......................................................................................... 49 3.1.3. Các thể thơ khác .................................................................................... 53 3.2. Sử dụng ngôn ngữ khắc họa chân dung ..................................................... 56 3.2.1. Sử dụng điệp từ, điệp ngữ ...................................................................... 56 3.2.2. Sử dụng từ láy ........................................................................................ 58 3.2.3. Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị ..................................................... 59 3.3. Giọng thơ ....................................................................................................... 62 3.3.1. Giọng đằm thắm thiết tha ...................................................................... 62 3.3.2. Giọng sôi nổi hào hùng .......................................................................... 63 3.3.3. Giọng tiếu lâm ....................................................................................... 65 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phạm Tiến Duật một người chiến sĩ trên mặt trận Trường Sơn cũng là một cây bút tài hoa, suốt cuộc đời sống và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung của cả dân tộc. Có thể nói, Phạm Tiến Duật là một trong những viên ngọc của nền thơ ca Việt Nam trước và sau năm 1975. Đặc biệt với những bài thơ nói về người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật đã sớm đi sâu vào lòng người như: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em, cô thanh niên xung phong…. Qua những trang thơ của Phạm Tiến Duật ta mới thấm thía bao nỗi khó khăn gian khổ mà dân quân ta đã trải qua. Qua đó, ta càng thấy rõ tình yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan anh dũng của những người chiến sỹ trên mặt trận Trường Sơn trong đó có nhà thơ vào thời kì chống Mỹ cứu nước. Phạm Tiến Duật là một trong những cây bút tiêu biểu cho nền thơ ca chống Mỹ. Đọc thơ ông ta như được sống lại với thời kì gian khổ ấy bởi hình ảnh của những người lính và cô thanh niên xung phong được xuất hiện trên thơ ông vô cùng sinh động, nó như tái hiện tất cả những gì tác giả đã trải qua ở chiến trường Trường Sơn. Và hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ ông đã trở thành một đề tài tiêu biểu làm nên nét riêng biệt cho thơ Phạm Tiến Duật. Đề tài Hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong thơ Phạm Tiến Duật là đề tài khá mới mẻ trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Bởi lẽ, đã có khá nhiều người nghiên cứu về thơ ông, nhưng họ thường khai thác ở phương diện nghệ thuật hay những khía cạnh khác, còn hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong chưa được nhắc tới nhiều. Vậy nên khi nhận đề tài làm khóa luận tôi đã quyết định chọn đề tài “Hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật”, một mặt vì tôi đã yêu thích những vần thơ của ông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường với Bài thơ về Tiểu đội xe không kính được đưa vào chương trình học ở cấp hai. Mặt khác, tôi muốn nâng cao mở rộng sự hiểu biết của mình về con người và sự nghiệp của nhà thơ Phạm Tiến Duật, cũng như là những bài thơ đã đi vào lịch sử dân tộc. Đó là hành trang giúp tôi vững vàng bước vào đời chung tay góp sức vào công cuộc xây dựng và phục vụ lĩnh vực giáo dục cho nước nhà. 2. Lịch sử vấn đề Phạm Tiến Duật có bài đăng trên báo từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX, nhưng thơ ông lúc này chưa có người biết đến. Phải đến cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức vào năm 1969 ông mới thật sự ghi tên tuổi của mình vào làng thơ Việt Nam. Trong các công trình nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật có thể chia thành hai nhóm ý kiến: Nhóm thứ nhất là những ý kiến bàn về thơ Phạm Tiến Duật và nhóm 1
  10. thứ hai là những ý kiến bàn về hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật, sau đây là các ý kiến cụ thể: Một trong những bài viết về ông đầu tiên là Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ của Nhị Ca cho rằng chùm thơ đạt giải bốn bài của Phạm Tiến Duật thật sự ấn tượng với độc giả về một phong cách thơ “rất lạ” lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu. Ông chỉ ra rằng đây là một trang thơ “được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi trẻ, thở hết không khí mặt trận dữ dội và từ tin, có thời gian ngẫm về cuộc sống chiến đấu quyết liệt, dũng cảm” [1]. Trong Từ cuộc đời đi vào tác phẩm, Nhị Ca cho rằng thơ Phạm Tiến Duật “mang cái thực gồ ghề của cuộc sống chiến tranh, tưởng từ đời ngoài đi vào trang giấy không mất công phu lao động nghệ thuật gì hết chỉ việc ghi là xong” [2; tr.83]. Ngoài ra, Nhị Ca còn có những ý kiến nhận xét về những thành công cũng như là hạn chế qua việc phân tích một số bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Vầng trăng quầng lửa. Trong bài viết Người viết trẻ giữa cánh rừng già Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo cách riêng của mình và đã đón nhận đươc sự quan tâm đặc biệt từ nhiều phía” [3]. Với bài viết Chổ mạnh chổ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Ngọc Thiện nhận xét “Thơ Phạm Tiến Duật phóng khoáng rộng mở, cái đẹp của cuộc sống chiến đấu đi vào thơ ông rất tự nhiên và rất thật”. Ông cho rằng thơ Phạm Tiến Duật “là tiếng nói khỏe khoắn, đôn hậu bắt nguồn từ cuộc sống chiến đấu sôi nổi mà hào hùng của dân tộc” [13]. Trong Thơ và mấy vấn đề thơ Việt Nam hiện đại của nhà phê bình Hà Minh Đức có nhận xét về thơ Phạm Tiến Duật là thơ của “những con người dũng cảm, yêu đời bình thản trước mọi gian khổ, hiểm nguy. Phạm Tiến Duật đã giữ lại cách nghĩ, cách “văn xuôi” mộc mạc, nhưng lại chân thực đúng với đối tượng miêu tả” [5; tr.31]. Phạm Tiến Duật là nhà thơ được trưởng thành trong phong trào thơ chống Mỹ cứu nước nên thơ ông luôn mang những đặc điểm chung của giai đoạn thơ lúc bấy giờ. Trần Đăng Xuyền nhận định: “vẻ đẹp rực rỡ nhất của con người trong giai đoạn này được thể hiện ở chổ biết hy sinh quyền lợi, hạnh phúc cá nhân, cống hiến tất cả, kể cả máu xương của mình cho nhân dân và tổ quốc… tình yêu đẹp nhất là tình yêu quê hương đất nước, hy sinh vì tổ quốc là hy sinh cao cả nhất mang tính vĩnh hằng, cuộc sống con người có ý nghĩa nhất khi hòa mình vào dòng thác nhân dân; đường ra trận là đường vui nhất và đẹp nhất v.v…” [16]. Trong Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nguyễn Bá Thành nhận xét: “Phạm Tiến Duật đã sử dụng khéo léo tình yêu như một phương tiện, một nhân 2
  11. chứng để ghi nhận các tình huống của một hiện thực…hình ảnh cô gái nhân vật trữ tình chủ yếu đã hiện lên qua những lời miêu tả tài tình. Còn cái tôi trữ tình lui lại để tỏ ý thán phục, ngưỡng mộ và yêu thương” [10; tr.193]. Vũ Duy Thông trong công trình nghiên cứu Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 – 1975 đã cho rằng “Các nhà thơ thời kì chống Mỹ xuất hiện, trưởng thành trong không khí thơ rất sôi nổi thời bấy giờ” [14; tr.68] trong đó có Phạm Tiến Duật “đã mang đến cho thơ kháng chiến một tiếng nói mới với nhiều phong cách, nhiều cảm hứng sáng tạo khác nhau” [14; tr.69] ông nhận xét rằng “hình tượng người lính cách mạng, từ anh vệ quốc quân, Vệ quốc đoàn, bộ đội, Giải phóng quân là hình tượng người lính kiểu mới, lần đầu xuất hiện trong thơ. Hình tượng người lính cách mạng với hình tượng người anh hùng rất gần gũi.” [14; tr.96]. Trong Văn học chống Mỹ cứu nước, Hoàng Trung Thông nhận xét: “cuộc sống ở trường Sơn suy nghĩ của những người chiến sĩ lái xe, những cô gái thanh niên xung phong cùng với những tâm trạng nghĩ suy của họ đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật thoải mái tự nhiên với nét sinh động” [13; tr.195]. Trong quyển Văn học lịch sử Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “Hình ảnh anh lính lái xe, cô thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn là những bức chân dung mà Phạm Tiến Duật đã có công góp vào bảo tàng những con người Việt Nam chiến đấu thời chống Mỹ” [8; tr.418]. Trong Nhà thơ hiện đại Việt Nam, Vũ Quần Phương nhận định trong thơ Phạm Tiến Duật “cái bất chấp của anh lái xe ngang tàn nhưng rất đáng yêu vì sự quên mình rất hồn nhiên…Các cô thanh niên xung phong ở rừng vẫn thích làm dáng như mọi người con gái khác” [9; tr.541]. Trong Giáo trình văn học Việt Nam 1945 – 1975, Nguyễn Lâm Điền nhận xét “Là người lính làm nhiệm vụ trên tuyến đường vận tải Trường Sơn, Phạm Tiến Duật rất gắn bó với người lính lái xe và cô thanh niên xung phong. Bởi thế, Phạm Tiến Duật đã viết về họ với niềm tự hào, kiêu hảnh. Những tình cảm và hành động cao đẹp của họ đã đi vào thơ ông” [4; tr.158]. Ông đánh giá rằng trong thơ Phạm Tiến Duật “có thể nào quên được giọng của cô thanh niên xung phong” [4; tr.159], hay là “tiếng “cười ha hả” lạc quan của người lính coi kho và giọng tiếu lâm của người lính lái xe…” [4; tr.160]. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Hình ảnh nguời lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật chúng tôi nhằm mục đích: − Thứ nhất, khảo sát thống kê một cách toàn diện về người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật. 3
  12. − Thứ hai, làm rõ những thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật khi thể hiện hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật. − Thứ ba, để tìm hiểu rõ hơn vẻ đẹp của người lính và cô thanh niên trong thơ Phạm Tiến Duật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tập thơ sau của Phạm Tiến Duật: − Vầng trăng quầng lửa (1970) − Thơ một chặng đường (1971) − Ở hai đầu núi (1981) − Vầng trăng và những quầng lửa (1983) − Thơ một chặng đường (Tuyển tập năm 1994) − Nhóm lửa (1996) − Trường ca Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997) − Đường dài và những đốm lửa (Tuyển tập sau chiến tranh, 2002) − Tuyển tập Phạm Tiến Duật (2009) Phạm vi nghiên cứu là hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong được thể hiện trong thơ Phạm Tiến Duật. 5. Phương pháp nghiên cứu Với phương pháp hệ thống chúng tôi nhìn nhận hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật một cách toàn diện theo quá trình sáng tác của ông. Ngoài ra, Chúng tôi sử dụng các phương pháp khác như phân tích chứng minh, so sánh để làm rõ cái hay cái đẹp hình ảnh người lính và cô thanh niên xung phong trong thơ của Phạm Tiến Duật. 4
  13. Chương 1 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON ĐƯỜNG THƠ CỦA PHẠM TIẾN DUẬT 1.1. Những nét chính về cuộc đời 1.1.1. Sơ lược về tiểu sử Phạm Tiến Duật sinh (1941 - 2007), quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ông sinh trưởng trong một gia đình có cha dạy chữ Hán và tiếng Pháp, mẹ làm ruộng. Từ nhỏ, ông đã đi học xa nhà. Năm 1964 ông tốt nghiệp Đại học, ngành Sư phạm Ngữ Văn tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngày 04 tháng 8 năm 1964 Phạm Tiến Duật nhập ngũ và làm nhiệm vụ ở đoàn vận tải 559, thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970 sau khi đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, ông chính thức trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1977 ông về công tác tại tuần báo Văn nghệ. Ông làm Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. Ông từng làm người dẫn chương trình cho một chương trình dành người cao tuổi của kênh VTV3, Đài truyền hình Việt Nam. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông được tặng giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật năm 2002. Năm 2007 ông được tặng huân chương Lao động hạng Nhì. Ngày 04 tháng 12 năm 2007, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi. Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Các tập thơ của Phạm Tiến Duật: Vầng trăng quầng lửa (1970); Thơ một chặng đường (1971); Ở hai đầu núi (1981); Vầng trăng và những quầng lửa (1983); Thơ một chặng đường (Tuyển tập, 1994); Nhóm lửa (1996) trường ca Tiếng bom và chuông chùa (1997); Đường dài và những đóm lửa (Tuyển tập sau chiến tranh, 2002); Tuyển tập Phạm Tiến Duật (2009) 1.1.2. Con người Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà giáo nghèo, tuổi thơ của Phạm Tiến Duật gắn bó với miền đất trung du “rừng cọ đồi chè” với bầu không khí văn 5
  14. hóa dân gian, với những lễ hội của miền đất tổ vua Hùng, với miền quê yên bình nơi ông sinh ra trong những năm tháng chống Mỹ cũng sục sội kháng chiến và ông đã bị cuốn vào đời sống kháng chiến ngay từ nhỏ trên mảnh đất Phú Thọ. Đến khi ông lớn, ông theo học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chính ngôi trường này đã rèn ông trở thành người trí thức yêu nước và ý thức dân tộc rất cao. Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học thay vì đứng trên bục giảng làm thầy, ông đã nhập ngũ. Là thế hệ trẻ xếp bút nghiên lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của non sông đất nước, Phạm Tiến Duật đã trở thành người chiến sĩ trẻ trên mặt trận Trường Sơn. Cuộc đời quân ngũ của ông gắn liền với những con đường, với rừng già, có khi Phạm Tiến Duật là cán bộ tuyên truyền, có khi là phóng viên…Nhưng dù ở vị trí nào thì chiến trường vẫn là địa chỉ công tác, hoạt động, sáng tác của ông. Sự cộng hưởng của không khí chiến trận hào hùng cùng với trái tim rực lửa, thiết tha đã thăng hoa thành nghệ thuật trong sự nghiệp thơ ca của ông. Phạm Tiến Duật là một thanh niên trí thức có tài hoa của một người đã được sống khá lâu ở Hà Nội. Ông được trang bị sự hiểu biết sâu sắc, một sự tự ý thức về thế hệ của mình. Ông ý thức về vị trí và sự xuất hiện của mình trong đội ngũ những người cầm súng: Ta đi hôm nay đã không là sớm Đất nước hành quân mấy chục năm rồi Ta đến hôm nay cũng chưa là muộn Đất nước còn đánh giặc không thôi (Chào những đạo quân tuyên truyền, chào những đội quân nghệ thuật) Thơ ông là thơ chiến trường bởi ông là người trực tiếp chiến đấu trên những chặng đường gian khổ. Nhưng dường như sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh chỉ là cái phông cái nền cho những phẩm chất cao đẹp của con người. Phạm Tiến Duật đã nhìn cuộc chiến và những con người trong cuộc bằng cặp mắt rất trẻ và một trái tim sôi nổi, nồng nàn. Trong mắt ông hiện thực chiến trường là nơi “đất rất nồng và người rất trẻ”. Là một thanh niên trẻ tuổi luôn nhìn đời bằng ánh mắt lạc quan bởi thế trong thơ ông tràn đầy tiếng cười, tiếng hát hồn nhiên: Buồn cười mất ngủ mấy đêm (Lá lạc tiên) Buồn cười cái nón toòng teng trên đầu (Cái chao đèn) Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn Giọng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để (Gửi em, cô thanh niên xung phong) 6
  15. Nhìn nhau mặt lấm cười ha (Bài thơ về tiểu đội xe không kính) Tiếng cười trêu khúc khích như câu hò (Nghe hò đêm bốc vác) Đồng chí coi kho cười ha hả (Tiếng cười của đồng chí coi kho) Anh ngồi nghĩ gì em chẳng biết Cứ hát tràn những câu bâng quơ (Cô bộ đội ấy đã đi rồi) Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe (Vầng trăng và những quầng lửa) Phạm Tiến Duật vừa là một chiến sỹ, vừa là một chàng “thư sinh” có tâm hồn lãng mạn, yêu đời, yêu cuộc sống. Đôi khi cái khốc liệt của chiến trường không ngăn được nhịp đập rạo rực trái tim của chàng trai biết yêu thương trước những người con gái. Phải có một tâm hồn yêu đời đến độ nồng say mới quên đi tất cả để cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp ấy. Đôi khi sự xúc động trước vẻ đẹp của người con gái làm “nhòe” đi tất cả: Có lẽ vì khuôn mặt em xinh Nên tiếng hát nhòe đi không nhớ nữa Giữa một vùng đất bụi khô rang Em bỗng đến như dòng sông đầy nước (Nghe em hát trong rừng) Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón (Gửi em, cô thanh niên xung phong) Phạm Tiến Duật hay chú ý về dáng vẻ của những người thiếu nữ, “những người con gái ở rừng”. Đó không phải là sự ngẫu nhiên, mà chính là sự tài hoa trong cái nhìn thẩm mĩ của nhà thơ: Hồng hồng gương mặt xinh quen Nón bài thơ cái chao đèn của anh (Cái chao đèn) Ngay cả khi làm nhiệm vụ, Phạm Tiến Duật cũng không bỏ qua những khoảnh khắc quý giá khi gặp những người con gái đã đến với chiến trường khi đang độ tuổi thanh xuân, căng tràn sức sống: Giữa đường gặp một cô gái Tôi nghĩ cô này xinh đây Đồng chí lái phụ hớn hở 7
  16. Đồng chí lái chính cau mày (Đồng chí lái chính, lái phụ và tôi) Ông là người thích sự tinh nghịch: Người tinh nghịch là anh dễ thân Bởi vì thế có em đứng gần (Gửi em, cô thanh niên xung phong) Ông say mê những cái mới, cái lạ: Biết lòng anh say miền đất lạ (Trường Sơn đông, Trường Sơn tây) Rời khỏi ghế nhà trường bước vào đời đã có nhiều cái lạ. Vào đến Trường Sơn - “vùng rừng không dân” ấy thì lại có thêm biết bao cái lạ. Vì thế người lính trẻ tài hoa, có văn hóa này đã không hết những ngạc nhiên. Ngạc nhiên về âm thanh, ngạc nhiên về cảnh thiên nhiên, và ngạc nhiên hơn là chính những con người đang sống, chiến đấu ở đây. Vốn được đào tạo trong nhà trường, có kiến thức sách vở, Phạm Tiến Duật đến với thơ không chỉ bằng niềm đam mê nghệ thuật, bằng những cảm xúc của trái tim, mà còn bằng vốn liếng tri thức được trang bị. Hơn nữa, sự thông minh là tố chất trong con người Phạm Tiến Duật đã mang lại trong thơ ông màu sắc mới lạ, hấp dẫn. Ông còn là người có cá tính sáng tạo độc đáo, cái hay cái giỏi của ông không phải là mượn thơ để ghi nhận thực tế cuộc sống mà chính là ông đã tìm ra chất thơ từ trong những chi tiết bộn bề của đời sống chiến trường. Hiện thực cuộc sống đa diện, đa chiều, để chiếm lĩnh được chất liệu cuộc sống ấy không phải là chuyện dễ dàng. Nó đòi hỏi năng lực và trí tuệ của nhà thơ. Sự thông minh sắc sảo của Phạm Tiến Duật trước hết được thể hiện qua sự phát hiện, chọn lọc, sắp xếp các chi tiết, hình ảnh để đưa bạn đọc đến những điều bất ngờ thú vị, những khám phá mới mẻ về cuộc sống. Ông còn là người rất nhạy cảm với cuộc sống, một sự việc, một cảnh ngộ, một vấn đề nào đó xảy ra đã trở thành nỗi ám ảnh trong thế giới quan của nhà thơ như bài thơ Vô đề là nỗi ám ảnh về tiếng mèo tuổi thơ, tiếng mèo kêu bên bếp lửa mấy hôm nghỉ phép về thăm mẹ: Mấy hôm nghỉ phép về thăm mẹ Suốt ngày bếp lửa tiếng mèo kêu Rồi đi lấp suối và san núi Ngồi bên bom còn vẳng tiếng mèo Đường núi cỏ cây bom vùi hết Mấy hôm gặp lại chú mèo hoang Nhớ cái tiếng mèo sôi lòng sục dạ 8
  17. Mở đường lên! Phía trước cũng là làng (Vô đề I) Bài thơ Nhớ là ám ảnh về những nỗi nhớ, nhớ xe, nhớ con đường, nhớ chiến trường, nhớ cả vầng trăng… Cái vết thương xoàng mà đưa đi viện Hàng còn chờ đó tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo (Nhớ) Phạm Tiến Duật mang nhịp đập trái tim của người trai trẻ, mang cái hồn của chàng sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, khoác áo lính ông đến với chiến trường Trường Sơn đầy máu lửa. Ông có cái nhìn rất riêng về cuộc sống và cuộc chiến. Đôi khi ông nhìn con đường ra trận ác liệt bằng màu sắc thi vị hóa: Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây (Trường Sơn đông, Trường Sơn tây) Có thể là do được sinh ra và trưởng thành trong một gia đình có cha dạy chữ Hán nên Phạm Tiến Duật còn là một người ham đọc những pho sách cổ. Ông thích nghiền ngẫm những quan niệm của người xưa về những triết lí nhân sinh của cuộc sống. Bằng những chiêm nghiệm của mình ông đã rút ra một triết lí lạ nhưng lại rất đúng với sự thật tâm lí và tâm linh của con người: Thế đấy, giữa chiến trường Nghe tiếng bom rất nhỏ (Tiếng bom ở Seng Phan) Đúng là với con người Việt Nam anh dũng “tiếng bom” – một âm thanh đến từ chiến trường, âm thanh của cái chết chốc dù có dữ dội đến đâu cũng không bằng âm thanh của sự sống, của tinh thần yêu nước của dân tộc. Có thể nói, chính bối cảnh gia đình, ngôi trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo ra một người trí thức trẻ yêu nước như Phạm Tiến Duật. Ông sẵn sàng gác lại sau lưng tất cả để đi theo tiếng gọi của non sông. Vào đến chiến trường thì hiện thực cuộc sống ác liệt, sự tàn bạo của chiến tranh trên con đường Trường Sơn đã làm cho hồn thơ của ông rực cháy. Phạm Tiến Duật trong lời tự bạch đã khẳng định: “Nếu không có cuộc sống với những con người đang ồn ào bao quanh với xô bồ chi tiết trôi chảy từng phút, từng giờ, thì hình như tôi không có thơ” [8; tr.413]. 9
  18. 1.2. Con đường thơ của Phạm Tiến Duật 1.2.1. Thơ Phạm Tiến Duật trước năm 1975 Năm Phạm Tiến Duật 7 tuổi, trên đường tản cư về quê nội (do giặc Pháp nhảy dù xuống thị xã Phú Thọ) ông đã có câu thơ “Em ngồi thúng trước chị ngồi thúng sau”. Năm 13 tuổi Phạm Tiến duật có bài thơ lục bát đầu tiên về anh bộ đội cụ Hồ. Vào học cấp hai ông có bài thơ hay Nỗi lòng của người học sinh đi muộn. Cũng trong thời gian này tiểu thuyết đầu tay Chim họa mi dày hơn 600 trang cũng được ra đời, phản ánh đời sống của thanh niên nông thôn thời ấy cùng với những lề thói cũ của nông dân. Những ngày tháng ở trọ đi học ông đam mê học tập, đam mê làm thơ, nhiều bài thơ trong tập Trọ học như các bài: Bao gạo, Cháu nhớ bác Ngọ, Hương chè Van Lĩnh, Nhớ anh, Tìm chim, Người con gái Hải Nam, Người yêu thứ nhất, Người yêu thứ hai,…bài nào Phạm Tiến Duật cũng bộc lộ cảm xúc và tứ thơ độc đáo. Sau giờ học Phạm Tiến Duật còn đến phòng đọc để tìm tư liệu. Nhiều bài thơ của ông ra đời trên cảm hứng “thực tế qua báo”. Chính hình ảnh cầu Hàm Rồng mà ông đã đọc trên báo đã gợi cho ông nhiều cảm xúc và rồi bài thơ Cái cầu được ra đời. Đây là bài thơ được ông viết trước khi nhập ngũ 3 tháng. Cái cầu là bài thơ đầu tiên của Phạm Tiến Duật được đăng ở báo Văn nghệ cũng là mạch dẫn nối Phạm Tiến Duật đến với thơ ca. Thơ ông trưởng thành trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước mang âm hưởng hào hùng của thời đại: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu) Câu thơ ngẫu hứng của Phạm Tiến Duật khi lên đường: “Người làm thơ ấy đang trai Ra đi ve áo mang hai lá cờ”. Phạm Tiến Duật hành quân lên Tây Bắc làm lính binh nhì cho binh chủng pháo binh với tâm trạng “Duật đang đứng ở mũi nhọn cuộc sống, chính ở nơi đây là nơi rèn luyện tốt nhất, có tính toán hay không, có phẩm chất cách mạng hay không là lúc này. Duật muốn chỉ là anh chiến binh bình thường, theo các chiến sĩ dũng cảm”.[http://caodangvinhphuc.edu.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=986]. Đó là những dòng thư ông viết cho bạn đồng thời là lời độc thoại tự dặn lòng mình, như một quyết tâm thư ngày đầu nhập ngũ. Là một người yêu thơ, Phạm Tiến Duật đã bắt đầu làm thơ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng mãi đến khi vào mảnh đất hiện thực của Trường Sơn thơ của ông mới bắt đầu cháy cùng với khói lửa. Trong Lời giới thiệu Tuyển thơ chống Mỹ cứu nước 1965 – 1967, nhà thơ Chế Lan Viên rất quan tâm tới sự 10
  19. xuất hiện của nhà thơ trẻ. Ông đã nhắc tên một số cây bút “có hay chưa có bài trong tuyển tập”, nhưng tuyệt nhiên Phạm Tiến Duật vẫn không được nhắc tới. Đến khi Phạm Tiến Duật đạt giải nhất cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ (1969 – 1970) với bốn bài thơ: Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Nhớ, Gửi em, cô thanh niên xung phong, Phạm Tiến Duật mới gây được sự chú ý đặc biệt, khẳng định tiếng nói trữ tình của mình tên văn đàn thơ thời kì chống Mỹ. Cái ấn tượng rõ nét nhất về Phạm Tiến Duật lúc bấy giờ là những trang viết về Trường Sơn, về người lính, về những cô thanh niên xung phong. Trước Phạm Tiến Duật cũng đã có nhiều nhà thơ viết về Trường Sơn, người lính nhưng có lẽ chưa có trang viết nào tràn đầy như trang viết của ông. Bằng sự trải nghiệm thực tế trên chiến trường Trường Sơn Phạm Tiến Duật đã có cách nhìn, cách nói rất riêng trên trang viết của mình. Các tập thơ Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971) là những tập thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật trong những năm trực tiếp cầm súng chiến đấu và cầm bút sáng tác ở Trường Sơn. Thơ Phạm Tiến Duật đưa người đọc đưa đi thẳng vào cuộc chiến tranh, đến những nơi gian khổ, nóng bỏng ác liệt nhất. Đọc những vần thơ ấy người ta thấy được không khí khẩn trương, dồn dập, ác liệt và hào hùng của những năm tháng sục sôi chống Mỹ. Phạm tiến Duật đã gắn bó sâu sắc, đã sống hết mình với những con người đang sống và chiến đấu trên chiến trường Trường Sơn, ông đã chứng kiến tận mắt cảnh trong đêm tối: Tàn lá đầy trời như mưa tuyết màu đen… Tàn lá đang rơi nhẹ nhàng khoan thai Lại vẽ bầu trời những đường dữ dội Súng nổ rồi! Cả vùng rừng bốc khói Những mảnh tàn rơi xuống lại bay lên (Những mảnh tàn lá) Cảnh “những chiếc xe từ trong bom rơi/ Đã về đây họp thành tiểu đội” giữa một vùng rừng “ngổn ngang cây đổ”. Ông đã nhìn thấy “hố bom dày như lỗ hà ăn chân/ Pháo sáng đem hoàng hôn trở lại” ở ngã ba Đồng Lộc. Không còn là một Trường Sơn trong trí tưởng tượng bay bổng mà là một Trường Sơn hiện thực – một trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của đế quốc Mỹ. Ấy là nơi “mười bảy trận bom Mỹ dội một ngày” (Tiếng cười của đồng chí coi kho), ấy là nơi “túi bom rơi mù bụi đỏ/ Đường gập ghềnh ngổn ngang cây đổ/ Trời lô nhô thân gốc cưa ngang” (Niềm tin có thật), ấy còn là nơi: Không thể ngờ chỉ ít giờ trước đó Những chiếc xe từ đất lửa về đây Hai phút trên đầu một lượt máy bay Lá ngụy trang như còn bốc khói 11
  20. Và bãi đất này như cái lưng người Giơ ra không biết mỏi Đen sạn khói bom nham nhở vết thương (Nghe hò đem bốc vác) Tất cả là được xuất phát từ cuộc sống thực tại của người lính, bằng chính bản thân với những cảm nhận và cảm xúc của nhà thơ về cuộc sống chiến trường và những trận chiến ác liệt. Thơ Phạm tiến Duật là lời an ủi động viên, tâm sự sẻ chia của người lính là khúc hát lên đường, là bản tình ca muôn thuở về tình yêu thời chiến. Thơ ông cất lên từ những con đường đầy tiếng bom rung “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” và “Những chiếc xe từ trong bom rơi” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính), từ những hố bom “cạnh giếng nước có bom từ trường” (Gửi em, cô thanh niên xung phong). Thơ Phạm Tiến Duật gắn bó với con đường Trường Sơn “Đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây” (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây) phản ánh chân thực, sinh động và xúc động về cuộc sống thời chiến và tinh thần lạc quan của người lính Trường Sơn “Ung dung buồng lái ta ngồi” (Bài thơ tiểu đội xe ko kính). Trong 14 năm mặc áo lính Phạm Tiến Duật đã có 8 năm sống và chiến đấu trên trên chiến trường Trường Sơn, vì thế tình cảm của ông với Trường Sơn, với người lính rất sâu nặng. Bởi thế, hồn thơ của ông đã được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường quân đội. Thơ Phạm Tiến Duật là sự kết hợp hài hòa khéo léo giữa tài năng, bản lĩnh của một người tài hoa với sự tích hợp phong phú hiện thực đời sống của người lính. Phạm Tiến Duật từng quan niệm “Thơ chỉ biết đến thơ mà không biết đến đời thì thơ thua xa một cái máy tính” (Vừa làm vừa nghĩ). Với quan niệm đó thơ ông luôn hướng ra ngoài cuộc sống, thể hiện cái đẹp của cuộc sống. Thơ Phạm Tiến Duật là thơ của người lính dạn dày trận mạc, trải đời và hiểu đời. Ở giai đoạn này ta bắt gặp trên trang thơ của Phạm Tiến Duật còn vươn bụi của chiến trường và nồng nặc mùi khói lửa của bom đạn. Có thể nói rằng thơ Phạm Tiến Duật được sinh ra và trưởng thành trên tuyến đường Trường Sơn. Chính mảnh đất nhiều khói lửa này đã bồi đắp thêm vốn sống, niềm tin và ý chí chiến đấu cho chàng sinh viên trẻ tuổi giàu lòng yêu nước viết nên những dòng thơ hiện thực và giàu cảm xúc. Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã gây tiếng vang lớn cho giai đoạn thơ ca chống Mỹ. 1.2.2. Thơ Phạm Tiến Duật sau năm 1975 Sau năm 1975, rời khỏi cuộc sống chiến tranh trở lại với cuộc sống đời thường, đất nước bắt đầu đổi mới và thơ của Phạm Tiến Duật cũng khoác lên mình một diện mạo mới, sức sống mới. Có thể nói những sáng tác của ông sau năm 1975 chính là cuộc hành trình đi tìm thời gian đã mất của Phạm Tiến Duật. Ông vẫn viết 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2