intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Nam bộ

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

15
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Nam bộ được thực hiện với mong muốn góp phần nhỏ của mình vào nguồn tư liệu giúp cho bạn đọc trong việc tìm hiểu và nghiên cứu hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ, để thấy được những tâm tư, tình cảm, tính cách của người phụ nữ, càng yêu quý hơn con người Nam Bộ và đặc biệt là những người phụ nữ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Nam bộ

  1. 1234579   671  6
  2.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN H I HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO NAM BỘ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC CHIÊM MINH TIẾN Hậu Giang – 2014
  3. 1234579   671  6
  4.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN H I KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO NAM BỘ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. TRẦN VĂN NAM CHIÊM MINH TIẾN MSSV: 1056010017 Lớp: Đại học Ngữ Văn Khóa: 3 Hậu Giang – 2014
  5. LỜI CẢM TẠ HÖI Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, mới đó mà đã gần kết thúc bốn năm đại học. Thế là sắp phải rời xa mái trường, xa bạn bè thân yêu. Nhân dịp thực hiện khóa luận tốt nghiệp, người viết cũng xin nói lên những lời cảm ơn từ tấm lòng mình. Trước tiên người viết xin gửi lời biết ơn đến gia đình đặc biệt là cha mẹ, người đã luôn hi sinh, đứng sau an ủi, động viên, giúp đỡ cho người viết thực hiện được ước mơ và hoài bão của mình. Tiếp đến người viết cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Văn Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ cho người viết có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Người viết cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô của Khoa Khoa Học Cơ Bản cùng Ban Giám Hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người viết hoàn thành bốn năm đại học cũng như luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng người viết xin cảm ơn Thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, Thư viện thành phố Cần Thơ đã cung cấp, giúp đỡ cho người viết những tư liệu quý báu để người viết có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện Chiêm Minh Tiến
  6. LỜI CAM ĐOAN HÖI Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Chiêm Minh Tiến
  7. MỤC LỤC Trang Mở đầu ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2 3. Mục đích yêu cầu ......................................................................................... 5 4. Giới hạn vấn đề ............................................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................... 8 1.1. KHÁI QUÁT CA DAO VÀ CA DAO NAM BỘ ..................................... 8 1.1.1 Khái quát ca dao..................................................................................... 8 1.1.2. Khái quát ca dao Nam Bộ ..................................................................... 10 1.1.3. Những nội dung cơ bản của ca dao Nam Bộ ....................................... 12 1.2.ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI ................................................................. 17 CHƯƠNG 2 NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH VÀ NGOÀI XÃ HỘI QUA CA DAO NAM BỘ .................................................. 22 2.1. NGƯỜI MẸ ................................................................................................ 22 2.1.1. Sự vất vả của mẹ .................................................................................... 22 2.1.2. Niềm vui của mẹ .................................................................................... 28 2.2. NGƯỜI VỢ ................................................................................................ 32 2.2.1. Sự yêu thương và hi sinh cho chồng .................................................... 32 2.2.2. Người vợ bị phụ bạc .............................................................................. 36 2.3. NGƯỜI LÀM DÂU ................................................................................... 37 2.3.1. Nỗi khổ của người làm dâu .................................................................. 37 2.3.2. Nàng dâu được mẹ chồng yêu thương ................................................. 41 2.4. NGƯỜI CON GÁI ..................................................................................... 43 2.4.1. Vẻ đẹp hình thức ................................................................................... 43 2.4.2. Vẻ đẹp tinh thần .................................................................................... 48 CHƯƠNG 3 NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU ĐẠT NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO NAM BỘ .......................................................................... 52 3.1. NHỮNG HÌNH ẢNH THUỘC THẾ GIỚI TỰ NHIÊN ........................... 52 3.2. NHỮNG HÌNH ẢNH THUỘC THẾ GIỚI VẬT THỂ NHÂN TẠO ....... 57
  8. 3.3. NHỮNG HÌNH ẢNH THUỘC THẾ GIỚI CON NGƯỜI ........................ 61 3.4. MỘT SỐ BIỂU TRƯNG (HOA VÀ CÁC LOÀI HOA) ........................... 66 Kết luận ............................................................................................................ 71
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Dân tộc Việt Nam có một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú và đa dạng, mà ca dao là một bộ phận của văn học dân gian, là một phần của di sản văn hóa mà ông cha ta đã để lại. Có lẽ khi đề cập đến văn chương ta không thể nào bỏ qua được nền thi ca bình dân mà ca dao là một trong những thể loại quen thuộc. Từ lâu, ca dao đã đi sâu vào lòng của dân tộc, nó là tiếng nói tâm tình ghi nhận lại những nét sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày, là những sáng tác biểu đạt tình cảm, nỗi niềm của con người trong đời sống. Ca dao còn là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn người Việt qua bao thế hệ. Người viết may mắn được sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất của ca dao. Có lẽ vì thế mà từ cái thuở còn nằm nôi người viết đã được nghe những làn điệu dân ca vô cùng mượt mà, sâu lắng và đằm thắm hương vị quê hương qua những lời ru của bà, của mẹ trong những buổi trưa hè, trong những đêm trăng thanh gió mát đã đi sâu vào tâm hồn của người viết. Gió mùa thu mẹ ru con ngủ, Năm canh chầy thức đủ năm canh. [1; tr. 464] Người viết không biết đã yêu ca dao tự thuở nào, phải chăng vì người viết được sống trong bầu không khí của ca dao, nên ca dao đã ăn sâu vào tâm thức và rồi tạo thành một dòng chảy yêu thương trong mình. Đặc biệt hơn nữa khi tìm hiểu về kho tàng ca dao Nam Bộ, người viết thật sự rất ấn tượng với hình ảnh của người phụ nữ đó là những người mẹ, người vợ, người chị, người em gái… Họ là những người phụ nữ dịu dàng, thùy mị, cần mẫn và giàu đức hi sinh. Ngoài ra, trong số những tài liệu mà người viết tìm hiểu và bao quát được từ trước đến nay, người viết nhận thấy chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Do vậy, người viết đã chọn đề tài: “HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO NAM BỘ” để người viết có thể hiểu rõ hơn về nỗi vất vả, cực khổ và sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ. Ngoài ra, người viết còn muốn hiểu thêm về ca dao Nam Bộ cũng như ca dao về người phụ nữ. Thông qua đây, người 1
  10. viết cũng muốn gửi lời cám ơn chân thành đến những người phụ nữ đặc biệt trong đó có mẹ và chị của người viết là hai người phụ nữ đã luôn bên cạnh che chở, dạy dỗ và động viên người viết. Không những thế qua việc nghiên cứu đề tài này, sẽ giúp cho người viết tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích về ca dao nhằm hỗ trợ cho người viết trong việc học tập và nghiên cứu sau này. 2. Lịch sử vấn đề: Cùng với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, ca dao dân ca Việt Nam cũng theo đó hình thành và phát triển với sự trường tồn của dân tộc. Ca dao dân ca là sự kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Từ lâu các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nước ta đã đặt vấn đề và chú tâm nghiên cứu về ca dao dân ca. Trong đó phải kể đến ca dao người Việt ở Nam Bộ hết sức phong phú và đa dạng. Đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu được công bố. * Quyển: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của tác giả Vũ Ngọc Phan (in lần thứ 10 có sửa chữa và bổ sung) cũng đã đề cập đến vấn đề hình tượng người phụ nữ trong ca dao. Tác giả Vũ Ngọc Phan khẳng định: “Trong cuộc đời người phụ nữ phải chịu biết bao là đau khổ và thiệt thòi. Mặc dù công sức của người phụ nữ đóng góp cho xã hội và gia đình không hề nhỏ và cũng không thua kém gì người đàn ông, nhưng trong thực tế người phụ nữ không có quyền lực gì trong xã hội. Lý do đã đẩy người phụ nữ vào vị thế thấp kém đó là vì chế độ hôn nhân đã xây dựng trên cơ sở kinh tế của xã hội cũ.” [12; tr. 337]. * Quyển: Văn học dân gian Việt Nam, xuất bản năm 1962, trong phần ca dao dân ca Việt Nam tác giả Chu Xuân Diên đã đề cập đến những nội dung của ca dao nói chung như: phong tục tập quán tiếng hát trữ tình của con người, phản ánh lịch sử. Ông đã khảo sát hai đề tài lớn: Trong cuộc sống riêng tư gia đình và đời sống xã hội. Với đề tài đời sống riêng tư, tác giả đã đề cập đến tâm hồn trong sáng của người phụ nữ khi đang yêu, đề cập đến nỗi đau của người phụ nữ khi tình yêu tan vỡ. Ở đề tài đời sống gia đình, tác giả đề cập đến người phụ nữ than thân, nói đến tâm trạng đau khổ của người phụ nữ. 2
  11. * Quyển: Tập chuyên luận Thi ca bình dân Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Tấn Long và Phan Canh. Hai tác giả đã phân tích một cách hết sức tỉ mỉ và sâu sắc về nỗi khổ của người phụ nữ trong ca dao. Về nội dung, Nguyễn Tấn Long và Phan Canh đã khẳng định: Người phụ nữ không chỉ chịu nhiều thiệt thòi và áp lực trong xã hội mà họ còn bị lệ thuộc vào người đàn ông và bị tước đoạt hết mọi quyền lực, họ phải phản ứng lại với những bất công bằng nhiều cách, họ dám chống lại những luật lệ, những thủ tục hà khắc để đi theo tiếng gọi của trái tim mình. * Quyển: Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh (chủ biên) và các tác giả Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn cũng đã được tái bản và bổ sung nhiều lần. Đây được xem là một quyển sách có sự đóng góp quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu văn học dân gian cũng như là ca dao. Ở chương ba: Các thể loại văn học dân gian Việt Nam. Phần C: Các thể loại trữ tình dân gian (Phần II: Lịch sử và xã hội, đất nước và con người trong ca dao dân ca Việt Nam…). Ở phần này, các tác giả đã đề cập đến ca dao dân ca phản ánh lịch sử, ca dao dân ca trữ tình về sinh hoạt gia đình mà nhân vật chính là người phụ nữ lao động Việt Nam. * Còn đối với Cao Huy Đỉnh trong công trình nghiên cứu của ông là: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam ông đã khẳng định: Vấn đề thân phận con người mà đặc biệt là số phận của người dân nô lệ và người phụ nữ lao động phải là chủ đề chính của ca dao dân ca. Cuộc đời người phụ nữ là một chuỗi dài đau khổ và dằn dặt, người phụ nữ sống một mình cũng khổ, đến khi lấy chồng cũng khổ và khổ hơn là cảnh phải làm lẽ. * Trong cuốn Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, nhà nghiên cứu văn học dân gian Đỗ Bình Trị cho rằng: Hình tượng người phụ nữ thường được gặp nhiều trong hai dạng thức đó là bài ca về sinh hoạt gia đình và bài ca trữ tình về tình yêu – hôn nhân, những vấn đề mà tác giả Đỗ Bình Trị đề cập đến trong công trình này là bài ca dao về sinh hoạt gia đình mà chủ yếu diễn tả sâu sắc nỗi khổ cực của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, tác giả khẳng định: Sự phản kháng mãnh liệt đó bắt nguồn từ những mâu thuẫn cùng với sự áp bức nặng nề của chế độ gia trưởng, song nó còn là cơ sở của cách nhìn nhận vấn đề tình yêu và hôn nhân của người trong cuộc “đối với người phụ nữ, hôn nhân trên cơ sở tình yêu 3
  12. trong thời đó là viễn cảnh hạnh phúc của sự tự do tinh thần và đời sống sung sướng”. * Trong quyển: Ca dao – dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhi biên soạn, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 1984. Trong công trình này, có nhiều bài tiểu luận phong phú về vùng đất và con người Nam Bộ, trong đó có bài viết nói về quan hệ yêu đương, nhân vật thể hiện niềm thương nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên…khi yêu không chỉ có chàng trai mà ngay cả các cô gái cũng quyết liệt vượt qua những trở ngại của lễ giáo phong kiến để bảo vệ hạnh phúc của mình. Cuốn sách được xem là nguồn tư liệu quý giá cho những ai yêu quý văn học dân gian cũng như ca dao Nam Bộ. Đây là cơ sở để nghiên cứu ca dao vùng đất Nam Bộ. * Trong quyển Cảm nhận ca dao Nam Bộ của Trần Văn Nam (nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh in năm 2007). Quyển sách đã tập hợp 15 bài viết của nhà nghiên cứu Trần Văn Nam về các lĩnh vực ca dao Nam Bộ và văn hoá Nam Bộ, trong đó có các bài viết đáng chú ý: Người vợ đau khổ trong ca dao hai thời đại đã đề cập đến nỗi đau cũng như thân phận của người phụ nữ “trong xã hội cũ từ vua quan cho đến thứ dân, người đàn ông nào cũng có quyền sở hữu “Năm thê bảy thiếp”, hiện tượng này được chấp nhận ngay cả trong đạo đức. Do vậy, người vợ lẽ trên thực tế là một lao động không công. May mắn lắm họ mới được xem là phương tiện để duy trì nòi giống trong trường hợp người vợ cả không có khả năng sinh đẻ. Hạnh phúc làm mẹ đôi lúc cũng mong manh, vì ở một vài làng quê xưa, người vợ cả mới là “mẹ” của các đứa con, còn người vợ lẽ - người mang nặng đẻ đau chỉ được gọi là “đẻ”.” [8; tr. 43 – 44]. Ngoài ra trong quyển sách này còn có bài viết: Bần và mù u trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Bần và mù u cũng được biểu trưng cho hình ảnh người con gái, qua đó cũng nói lên được sự hẩm hiu, thân phận bấp bênh, không thể quyết định được số phận của mình. Qua đó cũng nói lên được hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Việt Nam nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng. * Quyển: Giáo trình văn học dân gian Việt Nam do Nguyễn Bích Hà biên soạn (nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2010). Quyển giáo trình này gồm hai phần: - Phần 1: Khái quát về văn học dân gian Việt Nam. 4
  13. - Phần 2: Các thể loại văn học dân gian. Trong đó có ca dao dân ca là một thể loại được tác giả khảo sát ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là chân dung người dân Việt Nam qua ca dao dân ca. Có đề cập đến những bài ca về sinh hoạt gia đình và tiếng hát đặc sắc của người phụ nữ. Tác giả cho rằng: “Sinh hoạt gia đình là một phần của sinh hoạt xã hội. Các gia đình gia trưởng Việt Nam xưa giống như một xã hội phong kiến Việt Nam thu nhỏ, trong đó người đàn ông được quyền ưu đãi, cha mẹ có quyền định đoạt số phận của con cái, nhưng người phụ nữ trong gia đình như người vợ, người con gái, con dâu…là những người bé nhỏ, bị phụ thuộc và bị áp bức nhiều nhất.” [2; tr. 239 – 240]. Có thể nói những công trình nghiên cứu trên cũng ít nhiều nói đến hình ảnh người phụ nữ, nhưng nhìn chung thì nó vẫn ở một mức độ, một khía cạnh nào đó chứ chưa thật sự đi sâu vào nghiên cứu những đặc điểm nổi bật cũng như nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ. Kế thừa và phát triển những thành tựu của những công trình nghiên cứu trước, người viết đi sâu vào tìm hiểu hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ, người viết hi vọng rằng đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói mới về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ. 3. Mục đích yêu cầu: Khi đi vào nghiên cứu đề tài: “Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ”, người viết nhằm mục đích : - Trước hết là người viết muốn đáp ứng nhu cầu học tập. - Thứ hai là người viết muốn góp phần nhỏ của mình vào nguồn tư liệu giúp cho bạn đọc trong việc tìm hiểu và nghiên cứu hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ, để thấy được những tâm tư, tình cảm, tính cách của người phụ nữ, càng yêu quý hơn con người Nam Bộ và đặc biệt là những người phụ nữ. Không những thế, người viết còn muốn giữ mãi những hình ảnh đẹp, những hình ảnh mà không gì có thể thay thế được trong tim mình về mẹ, về chị, về những người phụ nữ một nắng hai sương. Để từ đó phát huy những vẻ đẹp và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 5
  14. 4. Giới hạn vấn đề: - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài luận văn của người viết là “Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ” vì thế đối tượng nghiên cứu của người viết là người phụ nữ Nam Bộ được thể hiện trong ca dao Nam Bộ. - Phạm vi nghiên cứu: Do thời lượng, khả năng bản thân và kho tàng ca dao vô cùng phong phú và đa dạng nên người viết chỉ nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ mà không đi sâu vào việc phân tích thi pháp cũng như nội dung nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ. Trong luận văn người viết chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu ca dao trong quyển Ca dao dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị do Nxb TP Hồ Chí Minh in năm 1984. Khi cần thiết, người viết sẽ sử dụng ca dao trong các tài liệu khác. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, người viết đã tìm kiếm và chọn lọc những tài liệu phù hợp với nội dung của đề tài. Sau đó đọc và phân tích, chọn lựa những câu ca dao có liên quan đến đề tài, tiến hành phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ những nhận định mà người viết đưa ra. Để đạt được hiệu quả cao trong việc nghiên cứu đề tài người viết đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê: Dựa vào những tuyển tập ca dao Nam Bộ để người viết tiến hành thống kê những bài ca dao về phụ nữ nhằm làm cơ sở dữ liệu cho việc phân tích và nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống: Do ca dao về phụ nữ chiếm số lượng khá lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam, nên để đạt hiệu quả cao trong việc nghiên cứu, người viết tiến hành hệ thống các bài ca dao Nam Bộ theo chủ đề phụ nữ để tiện cho việc phân tích. - Phương pháp phân tích: Từ việc thống kê và hệ thống ca dao về phụ nữ Nam Bộ, người viết tiến hành phân tích để làm nổi bật các luận điểm cần triển khai và làm sáng tỏ trong luận văn. 6
  15. - Phương pháp tổng hợp: Với phương pháp này, người viết tiến hành tổng hợp những ý kiến, nhận định và đánh giá của các học giả về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao đặc biệt là người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ. Thông qua đó, người viết cũng đưa ra ý kiến, nhận định khái quát của mình về vấn đề này. Bên cạnh những phương pháp cụ thể trên, trong quá trình thực hiện đề tài này người viết cũng sử dụng những phương pháp khác để làm rõ các vấn đề và làm cho luận văn được hoàn thiện hơn. 7
  16. Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. KHÁI QUÁT CA DAO VÀ CA DAO NAM BỘ 1.1.1. Khái quát ca dao Ca dao là một lĩnh vực hết sức phong phú và đa dạng, ra đời từ rất lâu được ông cha ta gìn giữ, phát triển cho đến ngày nay. Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian nhằm ghi lại một cách chân thực, sinh động về đời sống tâm tư, tình cảm của nhân dân lao động. Chính vì thế mà ca dao được xem như là một tài sản quý báo của dân tộc ta. Thuật ngữ ca dao dân ca chỉ mới xuất hiện ở nước ta vào khoảng đầu thế kỷ XX, trước kia để gọi các hình thức sinh hoạt ca hát giới nghiên cứu thường dùng những từ: ca, hò, hát, ví… Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm của ca dao. Bàn về khái niệm ca dao, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những ý kiến riêng của mình. Sau đây là một số khái niệm về ca dao mà người viết ghi nhận được: Theo nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh thì: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy…hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca”.[4; tr. 436]. Trong quyển Thi pháp ca dao nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012 Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thứ thơ dân gian. Đối với ca dao, người ta không chỉ hát mà còn ngâm, đọc và xem bằng mắt thường (khi ca dao đã được ghi chép, biên soạn từ cuối thế kỉ XVIII)”.[5; tr. 81]. Theo Phạm Việt Long trong quyển Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình thì “Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu (phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình cảm. Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca, vào giai đoạn muộn về sau, ca dao cũng được sáng tác độc lập”.[6; tr. 37]. 8
  17. Còn trong quyển Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ Biên) thì cho rằng “Ca dao còn là phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca”.[3; tr. 31]. Riêng Giáo trình văn học dân gian Việt Nam của Nguyễn Bích Hà thì: “Ca dao, dân ca (thuật ngữ quốc tế là Folk song) là khái niệm mang tính lịch sử. Về khái niệm ca dao: ca là những câu hát tự do, gần với lời ngân nga hơn. Ca dao được hiểu như những câu thơ dân gian hoặc phần lời của những câu hát dân gian (không có từ đệm). Tóm lại ca dao dân ca là những câu thơ, câu hát trữ tình dân gian”. [2; tr. 227]. Còn đối với Triều Nguyên: “Ca dao là một loại hình văn học dân gian được phổ biến rộng khắp và có tác dụng sâu sắc đối với đời sống tinh thần của mỗi cộng đồng dân tộc hơn cả. Nó đồng thời cũng được xem là nơi có sự biểu hiện sinh động của lời ăn tiếng nói, của quan niệm thẩm mĩ, nên đã huy động ở mức cao nhất các cách tu từ, cách chơi chữ so với các thể loại văn học dân gian khác”.[10; tr. 19]. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khi nói về hai thuật ngữ này, ông nhận định rằng: “Giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ rệt”[12; tr. 687]. Xét về khía cạnh bản chất và nguồn gốc nhà nghiên cứu cho rằng: “có nhiều câu ca dao được phổ vào nhạc, biến thành bài dân ca. Nó vẫn giữ nội dung như cũ, chỉ thêm vài tiếng đưa đẩy như “ í a, tình tang”, hoặc vài tiếng láy đi láy lại nhiều lần. Cũng có những câu không thêm bớt chút nào, toàn bài ca dao vẫn giữ nguyên số câu, số chữ, chỉ khác là người ta đã hát theo một nhạc điệu nhất định như: hát đúm, hát ví, kể vè, ngâm, vv…”. [12; tr. 590] Hiện nay các khái niệm ca dao tương đối phong phú ở mỗi tác giả thì có những cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có chung về quan điểm là: Ca dao là tiếng hát tâm tình về cuộc sống của nhân dân lao động, là những sáng tác có vần điệu thường được sáng tác bằng thể thơ lục bát và được lưu truyền trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác. 9
  18. 1.1.2. Khái quát ca dao Nam Bộ Đến với ca dao Nam Bộ là đến với một vùng đất mới, một vùng đất của phù sa màu mỡ, mà được chính những con người nơi đây vun đắp và nuôi dưỡng. “Ca dao – dân ca thật ra không phải là một lĩnh vực đơn nhất. Đến với ca dao – dân ca là đến với sự phong phú, đa dạng của tâm hồn, đến với một vườn hoa thơ ca ngạt ngào hương sắc” [13; tr. 19]. Chính vì thế mà ca dao đã mang âm hưỡng của chính nơi mà nó được sinh ra và ca dao Nam Bộ cũng thế cũng mang đậm nghĩa tình của con người miền sông nước Phương Nam. Ca dao Nam Bộ là tấm gương phản chiếu đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Nam Bộ. Xuất phát từ môi trường sông nước, ta có thể thấy ca dao Nam Bộ thường sử dụng những hình ảnh mang yếu tố sông nước để diễn đạt ý tình của con người. Trong hành trình khai hoang mở cõi vùng đất Nam Bộ để lập ấp, lập làng những người Việt đầu tiên đi khai phá vùng đất mới này đã mang theo cho mình kinh nghiệm, công cụ lao động, hạt giống và những nét văn hóa, những lời ca tiếng hát của các vùng miền cũng đã từ đó du nhập vào Miền Nam. Có lẽ vì thế mà còn những câu ca dao đã lưu giữ lại được trọn vẹn những giá trị nguyên bản đó. Chính lẽ đó, mà ở vùng đất mới này chúng ta vẫn thấy hiện rõ lên những bài ca cũ nhưng vẫn còn giữ nguyên được phần lời, phần nghĩa. Nó chỉ thay đổi về môi trường diễn xướng, điều kiện diễn xướng và ít nhiều về cách thức diễn xướng. Ca dao Nam Bộ đã có sự phát triển cùng với bề dày lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ. Dù còn non trẻ nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự trưởng thành vượt bậc của ca dao vùng đất này. Ca dao Nam Bộ hình thành dựa trên một số yếu tố nền tảng sau: Thứ nhất là về vấn đề “Văn minh cây lúa”, từ những buổi đầu sơ khai vùng đất Nam Bộ đã gắn liền với sự tồn tại của cây lúa. “Nhiều tài liệu về lịch sử, văn hóa Nam Bộ đều cho rằng từ cuối thế kỷ XVIII, xứ đàng trong đã là một vựa lúa lớn và bắt đầu xuất khẩu gạo sang một số nước trong khu vực. Khi chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, người Pháp đã biết phát huy lợi thế này, và họ đã thành công trong việc biến nơi đây thành một vùng nông nghiệp thương phẩm. Biên bản về cuộc họp ở Sài 10
  19. Gòn năm 1874 giữa thương nhân người Âu và người Hoa nhằm chỉnh đốn thị trường lúa gạo đã chứng minh điều nầy. Biên bản còn đề cập đến các loại gạo xuất khẩu thời kỳ đó là gạo Gò Công (gạo tròn), gạo Vĩnh Long (gạo dài), và gạo Pye – chow (theo Hoàng Trang – Hoàng Anh, Xưa & Nay 3/97)” [8; tr. 5 – 6]. Những thành tựu ấy cũng được ghi nhận lại qua câu ca dao sau: Cám ơn hạt lúa nàng co, Nợ nần trả hết lại no tấm lòng. [1; tr. 133] Thứ hai đó là về “Văn minh miệt vườn”. Với vùng đất màu mỡ như Nam Bộ thì khái niệm cũng như sự tồn tại của thực thể “vườn” đã xuất hiện từ rất lâu. “Vườn ở Nam Bộ xuất hiện sớm và phát triển nhanh, qui mô rộng lớn và thường trồng cây chuyên canh: bưởi Biên Hòa (miền Đông Nam Bộ), xoài Cao Lãnh (miền Tây Nam Bộ)…”.[8; tr. 8]. Cùng với sự phát triển của việc trồng vườn, vận chuyển tiêu thụ trái cây, ươm bán con giống, mua phân bón và trao đổi các loại thực phẩm với các vùng lân cận thì đã vô tình góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa nơi đây hình thành và phát triển. Chính điều này, đã làm thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa Nam Bộ và các vùng miền không những trong cả nước mà còn có các quốc gia lân cận. Cùng với nền “Văn minh cây lúa” và “Văn minh miệt vườn” thì ta cũng phải kể đến nền “Văn minh kênh rạch”. “Trên các vùng lãnh thổ Việt Nam, Nam Bộ mà đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long nhiều sông rạch hơn cả” [8; tr. 8]. Chính nền “Văn minh kênh rạch” này cũng đã phần nào chi phối đến nền văn hóa từ phong tục, tập quán cho đến nhận thức và kể cả sinh hoạt gia đình… “Hiếm có nơi nào mà đời sống con người lại gắn bó mật thiết với sông nước như ở Tây Nam Bộ”. [1; tr. 11]. Cùng với những vấn đề nêu trên thì Nam Bộ còn là vùng đất để ươm mầm các yếu tố văn hóa mới. Hình thành và biểu hiện như là một sự tiếp nối cái cũ trong điều kiện mới. Minh chứng như là: việc làm nhà và trồng lúa… “Người Nam Bộ trồng lúa theo kiểu quãng canh, gieo hạt trên một diện tích rộng, lấy số lượng bù vào năng suất. Tập quán dùng ghe làm nhà ở khá phổ biến tại vùng đồng bằng sông 11
  20. nước Cửu Long. Ngôi nhà lá cũng là sản phẩm của quá trình tận dụng môi trường tự nhiên. Nhà được lợp mái bằng lá dừa nước, một loại dừa trái nhỏ, lá dài mọc hoang ven sông, rạch rất nhiều”. [8; tr. 11]. Bên cạnh đó thì Nam Bộ còn là vùng đất diễn ra “sự hỗn dung văn hóa”. Nghĩa là kiểu văn hóa vừa tiếp thu những yếu tố văn hóa của bên ngoài vừa cải biến những yếu tố văn hóa bên ngoài cho phù hợp với nền văn hóa của mình để giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc. Hiện tượng “hỗn dung văn hóa” diễn ra ở Nam Bộ không có gì lạ vì vùng đất Nam Bộ là nơi cộng cư của nhiều tộc người, dân cư nơi đây vốn là những người dân tứ chiếng. “Trước hết, đó là sự hỗn dung văn hóa giữa những người Việt, vốn là cư dân của nhiều vùng miền khác nhau tụ họp về Nam Bộ trong quá trình khai phá. Thứ hai là sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người cùng chung sống. Thứ ba là sự giao lưu văn hóa giữa Nam Bộ với phương Tây diễn ra khá sớm và với các dân tộc Đông Nam Á từ thế kỉ XVII (cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ của nền văn hóa Việt Nam có thể xem là vấn đề phổ quát nhất).” [8; tr. 12]. Qua việc tìm hiểu và phân tích, ta thấy rằng các yếu tố nền tảng cấu thành nền văn hóa Nam Bộ có một vai trò rất lớn góp phần vào việc hình thành và phát triển bộ phận văn học dân gian Nam Bộ nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng. Từ đó ta thấy ca dao Nam Bộ là một bộ phận quan trọng của ca dao Việt Nam, là tài sản quý báu của dân tộc. Nó còn là tấm gương phản chiếu những tư tưởng, phong tục tập quán…và kể cả văn hóa nơi đây. Qua nền ca dao của miền sông nước ta phần nào hiểu được những tâm tư, tình cảm của chính con người vùng đất này. Không những thế, mà ta còn biết được những giá trị văn hóa độc đáo của một vùng đất trẻ. 1.1.3. Những nội dung cơ bản của ca dao Nam Bộ Ca dao Nam Bộ là ca dao sưu tầm ở Nam Bộ, là một thể thức của văn hóa tinh thần, là tư tưởng, tình cảm, là ý nghĩa trung thực của người dân Nam Bộ. Nó còn ghi nhận lại những quan cảnh sinh hoạt rất bình dị và đời sống tinh thần của con người, ẩn chứa tâm tư, tình cảm và khát vọng của những người đi mở đất. Ngoài ra, ca dao còn phản ánh những phong tục, tập quán, tín ngưỡng độc đáo của con người vùng đất này. Tính cách của người dân Nam Bộ cũng thể hiện rất rõ và đậm nét trong ca dao, ngôn ngữ được sử dụng rất thẳng thắng, cục mịch, đơn giản,… ít trau 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2