intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

29
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao được thực hiện với mục tiêu nhằm hiểu biết sâu hơn về nhà văn Nam Cao và thi pháp của ông được thể hiện qua các tác phẩm. Đồng thời qua tiểu thuyết Sống mòn, ta thấy được ý nghĩa của thi pháp đối với sự phản ánh hiện thực trong các sáng tác của Nam Cao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC THI PHÁP TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO TRẦN THANH NHÀN 1 Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC THI PHÁP TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO Giảng viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOA BẰNG TRẦN THANH NHÀN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013 2
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) i
  4. PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) ---------------------------- 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ............................................................................. 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: ................................................................................... MSSV: …………………………………..KHÓA: ................................................ 3. TÊN ĐỀ TÀI: ........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: ...................................................................................................... 1.2. Thái độ: ............................................................................................................ 1.3. Khác: ................................................................................................................ ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 2. Đánh giá luận văn: 2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): ................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.2. Nội dung chính: ............................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ii
  5. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.3. Chú thích, thư mục: ......................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.4. Hình thức trình bày: ........................................................................................ 2.4.1. Dung lượng (trang): .................................................................................... 2.4.2. Khuôn khổ: .................................................................................................. 2.4.3. In ấn: ........................................................................................................... 2.4.4. Trình bày: .................................................................................................... 2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: ..................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 3. Đánh giá, xếp loại: ..................................................................................................... iii
  6. Đánh giá: ............................................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Xếp loại: ................................................................................................................ ................................................................................................................................ ………, ngày tháng năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên) iv
  7. MỤC LỤC Trang LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. ii MỤC LỤC .............................................................................................................. iii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................5 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI PHÁP;THI PHÁPTIỂUTHUYẾT NHÀ VĂN NAM CAO VÀ TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN 1.1. Lý luận về thi pháp và thi pháp tiểu thuyết .................................................7 1.1.1. Lý luận chung về thi pháp và thi pháp học .................................................7 1.1.1.1. Các ý kiến khác nhau về thi pháp .......................................................7 1.1.1.2. Thi pháp học.......................................................................................9 1.1.2. Lý luận chung về tiểu thuyết và thi pháp tiểu thuyết .................................11 1.1.2.1. Khái niệm về tiểu thuyết ....................................................................11 1.1.2.2. Đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết.....................................................12 1.2. Vài nét về Nam Cao và tiểu thuyết Sống mòn .............................................14 1.2.1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao .............................................14 1.2.1.1. Tiểu sử................................................................................................14 v
  8. 1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác .............................................................................15 1.2.2. Về tiểu thuyết Sống mòn ............................................................................18 1.2.2.1. Nội dung tác phẩm .............................................................................18 1.2.2.2. Bút pháp đặc sắc trong Sống mòn ......................................................19 Chƣơng 2 THI PHÁP NHÂN VẬT; KHÔNG GIAN; THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO 2.1. Thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết Sống mòn.........................................22 2.1.1. Lý luận chung về nhân vật ................................................................. 22 2.1.1.1. Nhân vật và sự miêu tả nhân vật ........................................................22 2.1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người ..................................................23 2.1.2. Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Sống mòn ...............................24 2.1.2.1. Con người ý thức ...............................................................................24 2.1.2.1. Con người trí thức nhỏ bé ..................................................................25 2.2. Thi pháp thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn .......................27 2.2.1. Lý luận chung về thi pháp thời gian nghệ thuật .........................................27 2.2.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ..........................................................27 2.2.1.2. Một số kiểu thời gian nghệ thuật .......................................................29 2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn ......................................30 2.2.2.1. Thời gian hiện thực hằng ngày ..........................................................30 2.2.2.2. Thời gian hồi tưởng............................................................................32 2.2.2.3. Thời gian tương lai .............................................................................33 vi
  9. 2.2.2.4. Thời gian tâm lí..................................................................................34 2.3. Thi pháp không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn ...................35 2.3.1. Lý luận chung về thi pháp không gian nghệ thuật .....................................35 2.3.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ......................................................35 2.3.1.2. Biểu hiện của không gian nghệ thuật .................................................36 2.3.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn...................................36 2.3.2.1. Không gian bối cảnh ..........................................................................36 2.3.2.2. Không gian sự kiện ............................................................................39 2.3.2.3. Không gian tâm tưởng .......................................................................41 Chƣơng 3 THI PHÁP KẾT CẤU; NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN CỦA NAM CAO 3.1. Thi pháp kết cấu trong tiểu thuyết Sống mòn .............................................44 3.1.1. Lý luận chung về thi pháp kết cấu .............................................................44 3.1.1.1. Khái niệm kết cấu ..............................................................................44 3.1.1.2. Các phương diện của kết cấu .............................................................45 3.1.2. Thi pháp kết cấu trong tiểu thuyết Sống mòn ............................................46 3.1.2.1. Kết cấu tâm lý ....................................................................................46 3.1.2.2. Kết cấu vòng tròn ...............................................................................51 3.2. Thi pháp ngôn ngữ trong tiểu thuyết Sống mòn .........................................55 3.2.1. Lý luận chung về ngôn ngữ........................................................................55 3.2.1.1. Khái niệm ngôn ngữ ...........................................................................55 3.2.1.2. Các phương diện của lời văn nghệ thuật ............................................56 vii
  10. 3.2.2. Thi pháp ngôn ngữ trong tiểu thuyết Sống mòn .........................................57 3.2.2.1. Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật ......................................57 3.2.2.2. Ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại........................................59 3.3. Thi pháp giọng điệu trong tiểu thuyết Sống mòn........................................62 3.3.1. Lý luận chung về thi pháp giọng điệu ........................................................62 3.3.1.1. Khái niệm giọng điệu .........................................................................62 3.3.1.2. Sự khác nhau giữa giọng điệu, ngữ điệu, nhịp điệu ...........................62 3.3.2. Thi pháp giọng điệu trong tiểu thuyết Sống mòn .......................................63 3.3.2.1. Giọng điệu trào phúng, chế giễu và mỉa mai .....................................63 3.3.2.2. Giọng điệu triết lý, xót thương và cảm thông ....................................66 KẾT LUẬN....................................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm hay được mọi người biết đến như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa…Không chỉ thành công trong truyện ngắn, Nam Cao còn thành công trong tiểu thuyết như Người hàng xóm và Sống mòn. Các sáng tác của ông là bức tranh hiện thực phê phán của văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, đó là tiếng thở dài day dứt, dằn vặt, những cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội của tầng lớp trí thức nghèo hay là tiếng nói đau khổ, chua chát và tuyệt vọng của người nông dân dưới chế độ cũ được ông thể hiện khá đầy đủ qua các tác phẩm của ông nói chung và qua tiểu thuyết Sống mòn nói riêng. Sống mòn là một tiểu thuyết viết về số phận của người trí thức nghèo trong chế độ cũ được Nam Cao thể hiện qua sự cảm nhận hiện thực nhìn từ chiều sâu, từ bên trong với những khát vọng cao xa, sự chiêm nghiệm và đúc kết từ bản thân một cách khái quát, cụ thể tạo cho tiểu thuyết những tình huống gay cấn, li kì cùng với những giằng xé nội tâm của các nhân vật mà ông thể hiện quan những chi tiết nhỏ nhặt, những lo toan trong cuộc sống hằng ngày. Các tác phẩm của Nam Cao là được các nhà nghiên cứu phê bình quan tâm nhiều nhất, bỏ bao nhiêu công sức, thời gian để nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc nhất với những công trình nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau. Qua đó, vị trí và vai trò của Nam Cao trong văn học Việt Nam được khẳng định. Nhưng chủ yếu nghiên cứu về truyện ngắn. Ngoài truyện ngắn, Nam Cao còn có hai tiểu thuyết mà ít người trong thời kì trước biết và quan tâm đến, một trong số đó là tiểu thuyết Sống mòn. Sống mòn là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho ngòi bút tâm lí của Nam Cao, sáng tác về đề tài trí thức nghèo. Đây là một trong những tiểu thuyết xuất sắc của Nam Cao bên cạnh tiểu thuyết Người hàng xóm. Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, ngôn ngữ sắc bén, tinh tế và gần gũi với cuộc sống, tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao xuất sắc trên rất nhiều trên lĩnh vực thi pháp. 1
  12. Để có thể hiểu biết sâu hơn về nhà văn Nam cao với tiểu thuyết Sống mòn của ông, người viết đã chọn đề tài “Thi pháp tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao”. Đồng thời, qua việc nghiên cứu tiểu thuyết, người viết có hiểu thêm về cuộc sống của con người trong xã hội lúc bấy giờ, về phong cách và con người Nam Cao. 2. Lịch sử vấn đề Nam Cao không gặp nhiều may mắn trong cuộc đời cũng như lận đận vất vả trong nghề văn, nghề dạy học, ông sống thiếu thốn, tù túng, không lối thoát. Ông đã kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Trong nghề văn, đương thời các sáng tác của ông chưa được đánh giá đúng mức trước khi tác phẩm Đôi lứa xứng đôi xuất bản lần đầu tiên (1941) ; các sáng tác của ông tuy không nhiều nhưng lại bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả. Ông có nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết ở Việt Nam ở đầu thế kỉ XX. Trong cuộc đời cầm bút ông luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết” rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Sau đây, người viết trình bày các ý kiến đánh giá của nhà nghiên cứu, phê bình văn học đi trước liên quan đến đề tài: Nguyễn Ngọc Thiện trong bài “bút pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn” ông viết: “Hơn hai trăm trang tiểu thuyết trình bày, trong một nổi ám ảnh da diết, một cuộc sống bế tắc, quẩn quanh như sống không ra sống, vô nghĩa bất lực, nhọc nhằn, chết ngay trong lúc sống “sống đấy mà như chết” “ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống” [1; tr.498]. “Và cái độc đáo của giọng văn trong Sống mòn không phải là sự làm mình làm, mẫy uốn éo giả tạo, lên gân, căng mình ra trong thói đạo đức giả mà chứa một nổi đau nội tại, một lời trách cứ thâm trầm, một sự dằn dặt vì tin rằng cái nhân bản và lương tâm không phải là một điều gì xa lạ, phải cõng bức mới có thể nhận nổi”. [1; tr.502]. Đó cũng là một trong những phong cách độc đáo thể hiện cuộc sống của con người qua các nhân vật. Lê Đình Kị trong bài Nam cao- con người và xã hội cũ viết về Sống mòn: “ Cuộc sống mòn rỉ, thảm hại, tai quái, những con người đáng giận, đáng thương đã hiện ra trong tác phẩm Nam Cao với một sức ám ảnh thường thấy ở các nhà 2
  13. văn lớn. Nam Cao đã phơi trần được cái vô lý, cái bi kịch hằng ngày của cuộc sống cũ với nổi uất ức, căm giận của kẻ không chịu khuất phục” [1; tr.48]. Ông bày tỏ quan điểm của mình trước những tác phẩm của Nam Cao về con người và cuộc sống. Không những thế, ông còn viết về giọng văn Nam Cao: “Văn Nam Cao lạnh lùng mà sôi nổi, tàn nhẫn mà độ lượng, chua chát mà cảm thông – như thế cũng là hợp với cuộc sống đau khổ, bạo ác, ngang trái lúc bấy giờ cũng như tâm trạng thất vọng, bất bình, phẩn uất nhưng cũng rất xót thương của Nam Cao” [1; tr.48]. Phong Lê trong bài Sự sống và sức sống trong văn Nam Cao ông viết về các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao là những con người bình thường, gần gũi với cuộc sống, với đời mình: “Tất cả những Thứ, Điền, Hộ rồi “gã” “hắn” “y” được Nam Cao đưa vào truyện như là tự truyên của mình như là tấm gương của chính đời mình” [1; tr.73,74]. Nhân vật trong tác phẩm là những con người giống cuộc đời của tác giả. Và ông cũng viết: “Toàn bộ thế giới truyện của Nam Cao là một nỗi đau đớn vì những nỗi khổ hiện ra trong nhiều dạng của con người: cũng đồng thời là một niềm khắc khoải lớn vì nhu cầu phát triển con người” [1; tr.73,74]. Hà Minh Đức trong bài Đôi lứa xứng đôi- Tập truyện sớm xác định phong cách độc đáo của Nam Cao, viết: “Các nhân vật trí thức của Nam Cao đã nhận ra tính chất nghiệt ngã của hoàn cảnh. Những khó khăn vật chất và tinh thần hữu hình và vô hình, kìm hãm, chất chồng bao vây con người” [1; tr.85]. Và trong cuộc sống của con người trí thức phải sống trong cảnh “còn với môi trường trí thức nghèo lại là bức tranh màu xám ảm đạm, người trí thức tự bó mình và mỏi mòn dần trong cảnh sống mòn. Hoàn cảnh tù túng, bế tắc khiến con người trong cảnh ngộ như có thể cảm nhận được sự ngột ngạt ôi bức” [1; tr.85,86]. Nguyễn Đức Đàn trong bài Cách mạng tháng tám và chặng đường phát triển mới của Nam Cao: “Đọc Sống mòn đã lâu tôi vẫn không thể nào quên nỗi cái đoạn ông giáo Thứ vừa ăn cơm vừa tính toán về công ăn việc làm của người bà ruột đã bảy mươi tám tuổi của mình đang sống túng đói ở nhà quê” [1; tr.113]. Đó 3
  14. cũng là hiện thực của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ được miêu tả qua hình ảnh của người bà Thứ. Phạm Xuân Nguyên trong bài Nam Cao và sự lựa chọn một chủ nghĩa hiện thực mới đã viết về những diễn biến tâm lý của các nhân vật: “Nam Cao luôn đứng giữa giáp ranh giữa thiện – ác, hiền – dữ, luôn luôn ở thế giằng co, chống chọi giữa cái bên trong mình và cái nghịch cảnh ở bên ngoài; luôn luôn ở trạng thái hối hận, nuối tiếc và cô đơn” [1; tr.145]. Và ông còn phân tích tâm lý “Nam Cao lấy sự phân tích tâm lý làm chính để dựng truyện, dựng nhân vật, cái cách Nam Cao làm ở đây lúc đứng ngôi thứ ba để miêu tả tâm lý con người” [1; tr.147]. Đinh Trí Dũng đã nhận xét chất giọng trong các tác phẩm của Nam Cao qua bài Bi kịch tự ý thức – nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao viết:“Tiếng cười của Nam Cao không bao giờ là cái cười mỉa mai, chăm chọc từ bên ngoài, tiếng cười thường chuyển dần sang sắc thái bi, cất lên trầm lắng, chua chát từ thế giới nội tâm con người, theo đà của quá trình tự ý thức của nhân vật” [1; tr.155]. Đó là sự tự ý thức, tự phê phán bên trong với những thói hư, tật xấu và bao giờ cũng kèm theo sự cảm thông giữa con người với con người. Nguyễn Ngọc Thiện chú ý đến sự di chuyển điểm nhìn của các nhân vật mà tác giả thể hiện: “Trong Sống mòn, tác giả thể hiện lối kể chuyện với nhiều điểm nhìn: lúc thì điểm nhìn của người kể chuyện, lúc thì truyện được kể và nhìn theo nhân vật” [ 1; tr.499]. Vấn đề cốt truyện và cách kể chuyện của Nam Cao đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý, truyện của Nam Cao rất ích sự kiện, kết cấu lõng lẽo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh viết: “lối kết cấu theo quan điểm như vậy, tạo ra ở những tác phẩm của Nam Cao một thứ kết cấu bề ngoài rất phóng túng tùy tiện mà thực ra thì hết sức chặt chẽ không thể nào phá vỡ nổi” [13; tr.78] Nguyễn Văn Hạnh trong bài Nam Cao – một đời văn một đời người viết: “ Trong miêu tả nhân vật, Nam Cao càng sở trường miêu tả nội tâm, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Đây là hiện tượng độc thoại nội tâm, độc thoại bên trong” 4
  15. [5; tr.17]. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật. Sự sáng tạo của Nam Cao còn được bộc lộ qua ngôn ngữ, giọng điệu. Phong Lê đã nghiên cứu trong bài Cấu trúc và ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao. Ông viết: “Có một ngôn ngữ tác giả mang chất giọng riêng của Nam Cao, giàu suy nghiệm triết lý có thể xem như là âm chủ, nhưng chất giọng đó không lấn át, không che khuất ngôn ngữ nhân vật” [9; tr.119]. Nguyễn Văn Hạnh cũng đã viết trong luận đề văn chương Nam Cao – một đời văn một đời người: “Trong tác phẩm của Nam Cao, người ta vẫn nhận rõ hiện tượng nhiều tiếng nói: tiếng nói của tác giả, tiếng nói của người kể chuyện ở ngôi nhất – nhân vật “tôi” – và tiếng nói của nhiều nhât vật khác nhau” [5; tr.41]. Trong bài “Sức hấp dẫn của Nam Cao” của Nguyễn Đăng Mạnh viết “Sức hấp dẫn của Nam Cao còn ở những trang phân tích tâm lí sắc sảo của anh. Nam Cao chú ý nhiều đến nội tâm hơn là nhân vật. Dường như mọi đặc sắc nghệ thuật của anh gắn với sở trường ấy” [5; tr.54]. Trong cuốn Nam Cao – người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực Phong Lê viết: “Có thể nói sự suy nghiệm và triết lý là giọng điệu riêng biệt ở Nam Cao. Nó hiện diện trên tất cả trang viết của ông. Không riêng ở trang viết về người trí thức tiểu tư sản là lớp người vốn thích suy tư và chiêm nghiệm” [ 10; tr.56]. Càng về sau, công trình nghiên cứu về Nam Cao càng đa dạng, phong phú và đã có khá nhiều công trình để cập đến nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Sống mòn của Nam Cao. Điều đó chứng tỏ Nam Cao có những đóng góp riêng và quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Qua các công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã nhận xét về nội dung, tư tưởng cũng như nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao. Người viết nhận thấy thi pháp tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao vô cùng đặc sắc nên người viết chọn đề tài Thi pháp tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao để nghiên cứu. Đồng thời qua đó người viết bổ sung và 5
  16. tìm hiểu sâu hơn về Nam Cao và phong cách nghệ thuật của ông qua tiểu thuyết Sống mòn. 3. Mục đích yêu cầu Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết nhận thức, hiểu biết sâu hơn về nhà văn Nam Cao và thi pháp của ông được thể hiện qua các tác phẩm. Đồng thời qua tiểu thuyết Sống mòn, ta thấy được ý nghĩa của thi pháp đối với sự phản ánh hiện thực trong các sáng tác của Nam Cao. Qua luận văn, người viết có thể tích lũy được kinh nghiệm, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu một vấn đề khoa học. 4. Phạm vi nghiên cứu Qua việc tìm hiểu “ Thi pháp trong tiểu thuyết Sống mòn” chúng tôi hiểu thêm về thi pháp và những đặc điểm của thi pháp về nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu để thấy những nét tinh tế, cái hay, cái độc đáo cũng như thấy được quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Đồng thời, khẳng định vai trò và vị trí của Nam Cao trong nền văn học Việt Nam 5. Phƣơng hƣớng và phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài: “Thi pháp trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao” người viết tham khảo tài liệu của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học và sách, báo…Người viết đã ghi nhận, tìm hiểu để có thể nhìn nhận, đánh giá đúng hơn về vấn đề. Đồng thời, qua đó người viết nêu lên ý kiến của mình qua quá trình tìm hiểu để bổ sung, làm phong phú hơn vấn đề mà mình nghiên cứu. Về phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này, người viết chủ yếu vận dụng một số phương pháp phân tích, tổng hợp,…để làm rõ vấn đề mà mình nghiên cứu. Bên cạnh đó, để làm rỏ vấn đề, người viết còn vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm khác thuộc trào lưu lãng mạn hiện thực phê phán cũng như một số tác phẩm khác của Nam cao và một số nhận định, đánh giá của các tác giả khác về Nam cao. 6
  17. Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP, THI PHÁP TIỂU THUYẾT; NHÀ VĂN NAM CAO VÀ TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN 1.1. Lí luận chung về thi pháp và thi pháp tiểu thuyết 1.1.1. Lí luận chung về thi pháp và thi pháp học 1.1.1.1. Các ý kiến khác nhau về thi pháp Trong rất nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau, chung qui có hai cách hiểu chủ yếu: - Một là hiểu thi pháp như là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản, phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật. Theo cách hiểu này, thi pháp học, ngành nghiên cứu thi pháp trở thành lí luận văn học, và người ta cũng thường gọi là “thi học”. - Hai là hiểu thi pháp như là những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể, tạo thành đặc sắc nghệ thuật, của một tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu…Cách thứ nhất gần với mĩ học, cách thứ hai gần với phân tích, phê bình các hiện tượng văn học cụ thể. Nhưng cả hai cách đều có chung mục đích khám phá các nguyên tắc phổ quát hoặc cụ thể, lịch sử làm thành nghệ thuật. Theo cách hiểu này, thi pháp học là bộ môn chuyên nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể, một khoa học ứng dụng, gần gũi với phân tích, phê bình văn học, lịch sử văn học. Thi pháp học chỉ nghiên cứu tác phẩm, thể loại, phong cách, ngôn ngữ. Và sau đây, người viết xin trình một số kiến của các nhà nghiên cứu đi trước về thi pháp học từ xưa đến nay: Nhà nghiên cứu Nga V. Girmunxki đã có thể định nghĩa: “Thi pháp học nghiên cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật”(1923), còn M.Bakhtin trong công trình Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (1929, 1963…) tuyên bố nhiệm vụ của ông khám phá nhà nghệ sĩ Đôxtôiepxki trong sáng tác của Đôxtôiepxki. Nhà nghiên cứu Roman Giaccốpxơn trong công trình “Ngôn ngữ học và thi pháp học” (1960) định nghĩa: “thi pháp là bộ phận của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu “chức năng thơ của phát ngôn thơ”, tức là nghiên cứu những cách thức làm cho phát ngôn trở 7
  18. thành lời thơ”. Nhà nghiên cứu Pháp Ts. Tôdorốp trong công trình thi pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là các qui tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra các tác phẩm văn học cụ thể. Viện sĩ Nga V.V. Vinôgrađốp xác định “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nắm bắt…không chỉ là các hiện tượng ngôn từ văn học, còn là bản thân các phương diện hình tượng khác nhau của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác văn học dân gian” (phong cách học, lí luận ngôn từ văn học, Thi pháp học M..1963). Viện sĩ M.B.Khrapchenco xác định: “ Nếu như thi pháp học lý thuyết phổ quát chủ yếu cố gắng nghiên cứu cấu trúc, hình thức của tác phẩm văn học, thì thi pháp học lịch sử sự tiến hóa của các phương thức, phương tiện chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng, nghiên cứu sự hoạt động chức năng thẩm mỉ các phương thức phương tiện ấy, cũng như số phận lịch sử của các khám phá nghệ thuật” (Thi pháp học lịch sử - các phương hướng nghiên cứu cơ bản, 1982) Về thi pháp học hiện đại các nhà nghiên cứu đi trước trình bày ý kiến như sau: - Viện sĩ Khraxpchenco còn định nghĩa như sau: “Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiện khám phá đời sống bằng hình tượng nghệ thuật”. - V.Girmunxki xác định: “Đối tượng của thi pháp học là văn học với tư cách là một nghệ thuật.. - Như viện sĩ V.V.Vinôgrađốp chủ trương nghiên cứu tác phẩm cụ thể: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm”. 8
  19. - Học giả T.Tôđôrốp thì ngược lại viết: “Thi pháp học cấu trúc quan tâm không phải là các tác phẩm văn học thực tế, mà là một thuộc tính trừu tượng, các thuộc tính làm thành dấu hiệu của sự thực văn học- thuộc tính về văn học” Trong Thi pháp văn học trung đại Việt Nam Trần Đình Sử cho rằng: Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với đặc sắc của nó. Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình thành cùng với nghệ thuật. Nó là mỹ học nội tại của sáng tác nghệ thuật gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ văn hóa nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: Tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền văn học. 1.1.1.2. Về thi pháp học Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp. Khoa học này bao gồm mấy bộ phận sau: - Lý luận về thi pháp của một giai đoạn văn học lịch sử cụ thể bao gồm lý luận về thi pháp vốn có của giai đoại văn học trung đại, được tác giả thừa nhận. - Hệ thống nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong bản thân sáng tác của giai đoạn văn học được xét. Hệ thống này do tồn tại tiềm tàng trong sáng tác nên cần được miêu tả ra, đồng thời nó cũng không trùng khít với thi pháp học lý thuyết của giai đoạn văn học ấy. - Lý luận thi pháp của người nghiên cứu dùng để miêu tả một cách hệ thống thi pháp tiền tàng trong thực tế văn học và lí giải mới đối với lí luận thi pháp đã có trong lịch sử. Ba bộ phận này của thi pháp học này liên hệ với nhau trong một mối quan hệ hết sức khăng khít. Thiếu một quan niệm thi pháp học hiện đại sáng tỏ không thể tiến hành phân tích, miêu tả hệ thống thi pháp văn học được. 9
  20. Nhiều người đã nhận xét, thi pháp học truyền thống từ Arixtốt ở phương tây hay Lưu Hiệp ở phương Đông trở đi đều có chung một số đặc điểm như sau: Thi pháp học là bộ môn khoa học xuất hiện như là một cẩm nang sắp xếp những lời dạy về phép tắc đối với nghề sáng tạo nghệ thuật. Miller T.A trong sách Lịch sử phê bình văn học thời Hy Lạp cổ điển thế kỉ V – VI cho rằng: về thể loại, sách thi pháp của Arixtốt là một dạng sách giáo khoa, một thứ cẩm nang về các quy tắc thực tiển của một nghề như nghề thủ công cụ thể, thi pháp là kiến thức dạy nghề cho ai làm nghề văn học. Về loại hình thi pháp trong loại hình văn hóa: Việc nhìn nhận tính chất loại hình tạo tiền đề cho việc nghiên cứu thi pháp văn học trung đại theo cái nhìn hiện đại: Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp, thể loại tạo thành đặc trưng của văn học, nhưng đó không bao giờ chỉ là hình thức kỹ thuật thuần túy bề ngoài, mà là hệ thống cảm nhận về thế giới. Chẳng hạn, nói đến thơ cách luật thì không chỉ là vấn đề vần, luật, niêm, đối, mà còn gắn với một ý thức cách luật, bởi vì khi bước vào thời cận, hiện đại, khi ý thức cách luật mất đi thì các nguyên tắc luật thi hiện hành thay thế bằng thi pháp thơ mới. Về các cấp độ nghiên cứu: Qua một số công trình nổi tiếng nghiên cứu thi pháp văn học trung đại để xem khuynh hướng tìm tòi khoa học thời gian qua như thế nào, thì có thể nhận thấy, thi pháp văn học trung đại đã được nghiên cứu trên hai cấp độ lớn: - Cấp độ thứ nhất là cấp độ vĩ mô, chỉnh thể của văn bản, cũng tức là cấp độ quan niệm chủ quan của những người sáng tạo và hưởng thụ nền nghệ thuật ấy, và cấp độ vĩ mô. Vĩ mô là cấp độ của những nguyên tắc nghệ thuật – thẩm mỹ lớn chi phối sáng tạo văn học và hiện diện trong văn học. Thi pháp học truyền thống do khái quát từ tác phẩm, thể loại riêng lẻ, cho nên thường nặng về kỹ xảo, kỹ thuật mà nhẹ về khái quát, quan niệm. - Cấp độ thứ hai là hệ thống hình thức, phong cách bút pháp, bao gồm hệ thống thể loại, các biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các phong cách cụ thể của tác giả cụ thể. Cấp độ này bao gồm “hình thức của hình thức” như các quy 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2