intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tục ngữ Việt Nam về đức của con người

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

26
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tục ngữ Việt Nam về đức của con người được thực hiện với mục tiêu nhằm làm rõ khái niệm, nguồn gốc hình thành tục ngữ, đồng thời phân biệt cho được ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ, tục ngữ với ca dao. Đào sâu tìm hiểu chữ đức từ lúc sơ khai hình thành cho đến lúc truyền lưu và phát triển ở Việt Nam qua bao thế hệ được cha ông ta tôn thờ, học tập, noi theo. Tiến hành nghiên cứu các câu tục ngữ Việt Nam cụ thể để làm rõ các giá trị nội dung mà chữ đức phản ánh cùng các giá trị nghệ thuật tiêu biểu có trong đó và các phương pháp nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tục ngữ Việt Nam về đức của con người

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỤC NGỮ VIỆT NAM VỀ ĐỨC CỦA CON NGƯỜI NGUYỄN HỒ THỦY CHÂU Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỤC NGỮ VIỆT NAM VỀ ĐỨC CỦA CON NGƯỜI Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: TS. TRẦN VĂN NAM NGUYỄN HỒ THỦY CHÂU Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người LỜI CẢM TẠ  Đề tài luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành không chỉ là nhờ vào công sức của bản thân, mà đó còn có sự tận tình giúp đỡ của quý thầy cô Trường Đại học Võ Trường Toản và nhất là sự tận tình truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Văn Nam, giáo viên hướng dẫn đã dành nhiều thời gian truyền đạt những kiến thức lẫn kinh nghiệm quý báo giúp em hoàn thành tốt khóa luận. Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa khoa học cơ bản cùng các cán bộ của Thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, luôn quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện có thể để giúp em sớm hoàn thành tốt khóa luận này. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Hồ Thủy Châu GVHD: Trần Văn Nam i SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  4. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Hồ Thủy Châu GVHD: Trần Văn Nam ii SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  5. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu này được chúng tôi tiến hành thực hiện trong ba phần là: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. - Ở phần mở đầu: Trong luận văn này chủ yếu nói về lý do chọn đề tài, mục đích yêu cầu cũng như phương hướng và phương pháp nghiên cứu. - Về phần nội dung: Đây là phần quan trọng nhất mà đề tài hướng đến. Ở phần này, chúng tôi tiến hành trong ba chương: + Chương 1: Đưa ra khái niệm, nguồn gốc hình thành nên tục ngữ. Phân biệt sự khác nhau cơ bản nhất giữa tục ngữ, thành ngữ và ca dao. Cùng với đó, chúng tôi tiến hành đi sâu, tìm hiểu các quan niệm khác nhau về chữ đức. + Chương 2: Làm rõ nội dung của tục ngữ Việt Nam về chữ đức. Cụ thể là các mặt về lòng thương người, tinh thần trách nhiệm, cách ứng xử giữa người với người, vấn đề trí tuệ và lòng trung thành trong tục ngữ Việt Nam. + Chương 3: Tiến hành tìm hiểu, chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu nhất có ở tục ngữ Việt Nam về đạo đức. - Phần kết luận: là phần đúc kết, hệ thống lại những vấn đề đã được tiến hành nghiên cứu. Qua đó, đưa ra những khó khăn trở ngại khi nghiên cứu và những ý kiến, đề xuất cho việc nghiên cứu sau này được thuận lợi hơn. GVHD: Trần Văn Nam iii SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  6. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 1 3. Mục đích yêu cầu .................................................................................... 2 4. Giới hạn vấn đề ........................................................................................ 3 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu.............................................. 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................... 5 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỤC NGỮ ................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm về tục ngữ.......................................................................... 5 1.1.2. Nguồn gốc ra đời của tục ngữ ................................................................ 6 1.1.3. Phân biệt tục ngữ và thành ngữ .............................................................. 9 1.1.4. Phân biệt tục ngữ và ca dao.................................................................. 11 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHỮ ĐỨC ............................................................... 13 1.2.1. Quan niệm chữ đức theo Nho giáo....................................................... 13 1.2.2. Sự ảnh hưởng của chữ đức theo Nho giáo ở Việt Nam......................... 20 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA CHỮ ĐỨC TRONG TỤC NGỮ.................................................................................... 23 2.1. Lòng thương người................................................................................ 23 2.2. Tinh thần trách nhiệm............................................................................ 28 2.3. Cách ứng xử trong quan hệ giữa người với người.................................. 34 2.4. Vấn đề trí tuệ ......................................................................................... 40 2.5. Lòng trung thành .................................................................................... 43 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TỤC NGỮ VIỆT NAM VỀ ĐỨC CỦA CON NGƯỜI ............................................................................................... 47 3.1. HÌNH ẢNH ............................................................................................ 47 3.1.1. Hình ảnh thuộc thế giới tự nhiên.......................................................... 49 3.1.2. Hình ảnh thuộc thế giới vật thể nhân tạo .............................................. 50 3.1.3. Hình ảnh thuộc thế giới con người....................................................... 51 3.2. CẤU TRÚC............................................................................................ 55 3.2.1. Đặc điểm cấu trúc ............................................................................... 55 GVHD: Trần Văn Nam iv SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  7. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người 3.2.1.1. Tính chất gọn chắc, lời ít ý nhiều của câu tục ngữ ......................... 55 3.2.1.2. Tính chất đối xứng của câu tục ngữ ................................................ 56 3.2.2. Một số dạng cấu trúc trong tục ngữ ................................................... 56 3.2.2.1. Cấu trúc so sánh tương đồng........................................................... 56 3.2.2.2. Cấu trúc so sánh không ngang bằng .................................................. 57 3.3. VẦN VÀ NHỊP TRONG TỤC NGỮ...................................................... 58 3.3.1. Vần trong tục ngữ ................................................................................ 58 3.3.2 Nhịp trong tục ngữ................................................................................ 62 3.3.2.1. Nhịp của số tục ngữ có gieo vần ....................................................... 62 3.3.2.2. Nhịp của số tục ngữ không gieo vần ................................................. 63 KẾT LUẬN.................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 67 GVHD: Trần Văn Nam v SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  8. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh). Hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước. Dù sống trong hoàn cảnh nào, con người Việt Nam nhìn chung luôn đặt chữ đức làm đầu để sống. Sớm coi nó như gốc rể, cội nguồn để tồn tại. Rồi qua đó, mọi người học tập, nuôi dưỡng và hướng tới cái đức. Vì thế mà xã hội Việt Nam ngày một văn minh. Đức được thể hiện ngày càng đúng nghĩa của nó hơn. Ta có thể dễ dàng thấy được giá trị, tầm quan trọng của cái đức qua các tác phẩm văn học dân gian, mà đặc biệt là ở tục ngữ. Vì sao mà tục ngữ (văn học dân gian) lại có ưu thế hơn các thể loại, mãng văn học khác?. Vì một mặt chúng được đông đảo người dân sáng tác, tiếp nhận và truyền lưu nên mang tính cộng đồng cao. Cái đức được thể hiện khách quan hơn. Mặt khác, tục ngữ là một thể loại khá đặc biệt. Nó là những câu, bài ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa. Biểu đạt những kinh nghiệm lao động, sản xuất. Mà hơn hết, đó là những lời dạy vàng ngọc của cha ông ta đã đút kết từ chữ đức và hoàn thiện cái đức mà thành. Là một người mang dòng máu Việt Nam nên tôi cũng như bao người khác, cũng muốn được hoàn thiện cái đức của mình. Từ việc yêu thích tục ngữ - một thể loại dân gian gần gũi thân quen, nên trong tôi sớm có một ước muốn táo bạo, được một lần tìm hiểu đức trong tục ngữ Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Hiện nay, vấn đề nghiên cứu tục ngữ dân gian Việt Nam vẫn chưa thu hút được sự quan tâm đúng mức của các nhà nghiên cứu và người tiếp nhận. Phần lớn các công trình nghiên cứu về tục ngữ chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, giới thiệu sơ lược. Được đánh giá cao là công trình sưu tầm nghiên cứu: “Tục ngữ Việt Nam” của tập thể tác giả Chu Xuân Diên - Lương Văn Đang - Phương Tri. Ngoài số lượng lớn các câu tục ngữ được sưu tầm còn có phần tiểu luận về tục ngữ Việt Nam. Ở phần này, ông Chu Xuân Diên đã đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau của tục ngữ, xét trên cả bình diện hình thức lẫn nội dung. Gần đây, tư liệu về tục ngữ Việt Nam có sự góp mặt của công trình nghiên cứu: “Tục ngữ Việt Nam - Cấu trúc và thi pháp” của tác giả Nguyễn Thái Hòa. GVHD: Trần Văn Nam 1 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  9. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người Bước đầu, tài liệu này đã đưa lên những kết luận khá mới mẻ về tục ngữ ở góc độ ngôn ngữ học. Vấn đề nghiên cứu tục ngữ dân gian dưới góc nhìn Folklore học dường như vẫn còn nhiều mới mẻ. Vì hầu hết các công trình đều dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược rồi sưu tầm về tục ngữ như: “Sưu tầm về tục ngữ ca dao Việt Nam” của Viện Văn học; “Ca dao tục ngữ người Việt”…đều tập hợp và xếp chung ca dao lẫn tục ngữ theo thứ tự A, B, C… Ngoài ra, khi khảo sát một số công trình tiêu biểu khác, chúng tôi còn bắt gặp ở các công trình như: “Đạo làm người trong tục ngữ ca dao Việt Nam” của Nguyễn Nghĩa Dân, “Sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ cao dao” của Đỗ Thị Bảy, có sự liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tuy các công trình trên chưa thật đi sâu làm rõ về đức của con người trong tục ngữ. Song ít nhiều vấn đề về đức cũng được các công trình bàn đến. Đến nay, trong số tài liệu mà chúng tôi tham khảo và sưu tập được chưa phát hiện được đề tài nào trùng tên với đề tài của khóa luận này. Có thể trên thực tế, tùy theo khuôn khổ của từng bài viết và tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu cụ thể mà từ lâu, khía cạnh về đức trong tục ngữ đã từng bước được đề cập. Mặc dù vậy, qua đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp của vốn tục ngữ dân tộc. 3. Mục đích, yêu cầu Khi chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn và cố gắng đạt được những mục đích yêu cầu sau: - Giúp mọi người thêm yêu quý di sản, tinh hoa của cha ông, của dân tộc, trong đó có tục ngữ. Mọi người phải luôn có ý thức gìn giữ và quý trọng vốn tục ngữ của dân tộc vì nó là kho kinh nghiệm quý báu của cha ông ta đã được đúc kết lại trên các lĩnh vực cuộc sống, vì nó thể hiện lối sống của thời đại, lối nghĩ của nhân dân, lối nói của dân tộc. - Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về văn học dân gian nói chung, tục ngữ nói riêng để từ đó khám phá kiến thức về xã hội, về văn học nghệ thuật. Bởi vì, văn học dân gian là cơ sở, là cội nguồn của văn học dân tộc. GVHD: Trần Văn Nam 2 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  10. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người - Biết nhận xét và vận dụng tục ngữ trong cuộc sống hàng ngày, trong công tác một cách tốt hơn nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vì sức sống của tục ngữ ngày càng được khẳng định, nó vừa giản dị, vừa sâu sắc một cách thú vị. - Làm rõ khái niệm, nguồn gốc hình thành tục ngữ. Đồng thời phân biệt cho được ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ, tục ngữ với ca dao. - Đào sâu tìm hiểu chữ đức từ lúc sơ khai hình thành cho đến lúc truyền lưu và phát triển ở Việt Nam qua bao thế hệ được cha ông ta tôn thờ, học tập, noi theo. - Tiến hành nghiên cứu các câu tục ngữ Việt Nam cụ thể để làm rõ các giá trị nội dung mà chữ đức phản ánh cùng các giá trị nghệ thuật tiêu biểu có trong đó và các phương pháp nghiên cứu. 4. Giới hạn vấn đề - Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những câu tục ngữ Việt Nam được sưu tầm có nội dung nói về chữ đức của con người (Chủ yếu sử dụng trong quyển “Tục ngữ Việt Nam” của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri – Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội – 1975. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số quyển liên quan đến đề tài như “Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình” của Phạm Việt Long, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2010. “Đạo làm người trong tục ngữ ca dao Việt Nam” của Nguyễn Nghĩa Dân, Nxb Thanh nhiên, 2011) - Giới hạn phạm vi vấn đề: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi tiến hành khảo sát những câu tục ngữ Việt Nam nói về chữ đức của con người. Những câu tục ngữ ấy ra đời, lưu truyền và tồn tại gắn liền với những kinh nghiệm sống, những triết lý nhân sinh hết sức quý báu. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đào sâu vào những nội dung với nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu có ở tục ngữ Việt Nam về chữ đức của con người. Đó là nhiệm vụ quan trọng của đề tài. 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê: chúng tôi tiến hành tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sau đó tiến hành khảo sát, thống kê về tần số xuất hiện của đối tượng cần phản ánh như: Lòng thương người, tinh thần trách nhiệm, cách ứng xử, vấn đề trí tuệ, lòng trung thành, hình ảnh, kết cấu, vần nhịp,… để từ đó, tìm ra GVHD: Trần Văn Nam 3 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  11. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người những hiện tượng lặp lại, có tính hệ thống, nhằm rút ra các đặc điểm nổi bật trong tục ngữ cần nghiên cứu này. - Phương pháp phân tích: trong quá trình nghiên cứu, phương pháp phân tích đã giúp cho việc nghiên cứu đi sâu hơn về các nguyên nhân vấn đề, từ đó giúp ta thấy rõ từng nội dung của vấn đề, cái hay của nghệ thuật nói về đạo đức. GVHD: Trần Văn Nam 4 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  12. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỤC NGỮ 1.1.1. Khái niệm về tục ngữ Tục ngữ cũng như những thể loại văn học dân gian khác, đều phản ánh đời sống và những biến đổi thăng trầm của con người qua hàng thế kỷ. Do vậy, mà nó cũng là một trong những đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu văn học dân gian, ngôn ngữ học, triết học, xã hội học, nhân học, luật học… của bao thế hệ qua. Thế nhưng cho đến nay, khái niệm về tục ngữ vẫn còn khá nhiều ý kiến khác nhau, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một khái niệm nhất quán. Cụ thể là: Chu Xuân Diên trong “Từ điển Văn học”, đã định nghĩa tục ngữ: “Là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình thức bền vững được dùng trong lời nói hàng ngày, thường có nhiều nghĩa, hình thành bằng cách liên tưởng loại suy”. [16, tr.37] Bùi Mạnh Nhị trong “Bài giảng cho sinh viên khoa văn các trường đại học”, mục “tục ngữ”, có định nghĩa: “Tục ngữ (tục: thói quen có lâu đời, được mọi người công nhận; ngữ: lời nói) là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt: tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân áp dụng vào đời sống, tư duy và lời ăn tiếng nói hằng ngày”. [17, tr.254] Nguyễn Đức Dân ở bài viết “Đạo lý trong tục ngữ” cũng đã nêu ra một định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói ổn định về cấu trúc, phản ánh những tri thức, kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội”. [3, tr.58] Như vậy, thực tế hiện nay cho thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tục ngữ. Sự khác nhau này, có thể là do quan điểm, góc độ nghiên cứu về tục ngữ khác nhau nên đã dẫn đến nhiều phương pháp nghiên cứu riêng, và từ đó các nhà nghiên cứu, đã đưa ra nhiều quan niệm lý thuyết về tục ngữ chưa tương đồng. Tuy nhiên, việc xác định khái niệm tục ngữ là một công việc không đơn giản đòi hỏi người nghiên cứu phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Nhìn chung, dù nghiên cứu ở góc độ nào, khi nghiên cứu tục ngữ, các quan niệm về tục ngữ của các nhà nghiên cứu, đều có sự gặp gỡ nhau ở cùng một khái niệm. Và chúng tôi cũng đã dựa trên các khái niệm của những người đi trước, nhằm GVHD: Trần Văn Nam 5 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  13. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người rút ra một khái niệm cơ bản về tục ngữ để căn cứ vào đó mà chọn lọc tư liệu và nghiên cứu. Vì thế, người viết xin đưa ra quan điểm của mình về tục ngữ như sau: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian được rút ra từ trong cuộc sống thực tiễn, thường ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, có hình ảnh nhằm thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt như tự nhiên, lao động – sản xuất và xã hội. Được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. 1.1.2. Nguồn gốc ra đời của tục ngữ. Con người là sinh vật biết nhận thức, biết suy nghĩ, có tình cảm và có khả năng diễn đạt những suy nghĩ, tình cảm của mình. Trong lịch sử văn học của dân tộc trước khi tiến tới giai đoạn có chữ viết thì trong dân gian đã xuất hiện dòng văn học dân gian truyền khẩu. Vì suốt trên một ngàn năm Bắc thuộc, để giao tiếp với nhau con người bắt buộc phải sử dụng chữ Hán, thứ chữ không diễn tả được tiếng nói của dân tộc Việt. Sau khi lấy lại được chủ quyền, tuy tiền nhân ta có thêm chữ Nôm, nhưng chữ này khó học và khó nhớ hơn vì lại do chữ Hán ghép (muốn biết chữ Nôm phải thông thạo chữ Hán trước). Vì thế trong xã hội ta ngày xưa số người biết đọc, biết viết để có thể diễn đạt được ý tưởng, tình cảm của mình bằng chữ Nôm hay chữ Hán là rất ít. Đại đa số dân chúng đã sáng tác và lưu giữ các tác phẩm dưới dạng truyền khẩu với những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hoặc những câu hát theo giọng điệu tự nhiên để biểu lộ, gửi gấm tình cảm của mình hoặc những mẫu chuyện để cắt nghĩa các hiện tượng thiên nhiên hay các tập tục, tín ngưỡng. Từ đó mà tục ngữ ra đời, nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người. Căn cứ vào nội dung biểu hiện trong tục ngữ, ta có thể khái quát các nguồn gốc hình thành tục ngữ như sau: Thứ nhất, tục ngữ có nguồn gốc chủ yếu là do nhân dân sáng tác từ sự đúc rút những kinh nghiệm trong đời sống. Đó là những kinh nghiệm về lao động sản xuất, kinh nghiệm về đấu tranh với thiên nhiên hay kinh nghiệm về mối quan hệ giữa con người với con người trong đời sống xã hội, đời sống tinh thần. Tục ngữ không những là sản phẩm của “lời ăn tiếng nói” hằng ngày mà còn là sản phẩm của lời nói nghệ thuật. Tất cả các câu tục ngữ đều nhằm mục đích truyền đạt nội dung đạo đức, triết lý nhưng nhờ có ý nghĩa xác đáng lời lẽ cô đọng, dễ nhớ nên được mọi người thích thú nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Dần dần những câu nói ấy được trau chuốt, phổ biến rộng hơn và trở thành câu tục ngữ đi sâu vào lòng người. Chính điều đó nó làm GVHD: Trần Văn Nam 6 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  14. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người cho kho tàng tục ngữ Việt Nam ngày càng phát triển và trở nên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. [9, tr.17] “Ai lo phận nấy”. [9, tr.13] “Cái nết đánh chết cái đẹp”. [9, tr.22] “Máu loãng còn hơn nước lã”. [9, tr.86] Thứ hai, tục ngữ được hình thành từ sự đúc kết kinh nghiệm của cá nhân. Có những câu tục ngữ được rút ra từ các thể loại văn học dân gian khác như ca dao, truyện kể dân gian… “Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho”. [9, tr.86] “Của thiên trả địa”. [9, tr.86] “Bụng làm dạ chịu”. [11, tr.127] Là tựa đề của một số truyện dân gian. Tuy nhiên, ta cũng không thể xác định giữa các câu tục ngữ này với các truyện kể dân gian cùng tên thì truyện hay tục ngữ có trước. Phải chăng các sáng tác dân gian ra đời nhằm để minh họa cho tục ngữ và ngược lại. Nhưng dù vì lí do nào đi nữa thì cả hai thể loại này vẫn tồn tại song song. Và mỗi khi nhắc đến câu tục ngữ trùng với tựa đề dân gian thì chắc chắn rằng giá trị, ý nghĩa của tục ngữ và truyện sẽ được bổ sung và kết hợp với nhau chặt chẽ hơn. Thứ ba, tục ngữ được hình thành do con đường dân gian hóa. Có những câu tục ngữ được rút ra từ những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, trong những dịp hội hè hay trong các cuộc gặp gỡ hát xướng, nhiều câu nói, câu hát của các vị đã được người bình dân ít học ghi nhớ, rồi từ đó gia nhập vào dòng văn học dân gian hoặc có những câu tục ngữ được rút ra từ lời phát biểu tư tưởng của các nhà chính trị nhưng nhờ lời hay, ý đẹp có tư tưởng, triết lý gần gũi, phù hợp với nếp nghĩ, cách GVHD: Trần Văn Nam 7 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  15. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người nói của dân gian nên được mọi người để tâm. Họ đã sưu tầm, gia công và chắt lọc bằng con đường tục ngữ hóa. Từ đó dẫn đến hình thành nên nguồn gốc của tục ngữ. Có nhiều câu trong tác phẩm truyện kiều được sử dụng như tục ngữ: “Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần”. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Hoặc: “Thương người như thể thương thân”. Trong “Gia Huấn Ca” (tương truyền của Nguyễn Trãi). [11, tr.102] Hoặc: “Xanh như lá, bạc như vôi”. (Trong bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương). [9, tr.192] “Không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chửa thế gian sự thường”. (Trong bài “Không chồng mà chửa” của Hồ Xuân Hương). [11, tr.51] “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. (Trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân). [11, tr.127] Ngoài ra, tục ngữ còn được hình thành từ sự vay mượn của nước ngoài do sự giao lưu văn hóa dân gian và văn hóa chính thống giữa các nước với nhau. Tuy nhiên, việc vay mượn này là điều bình thường không chỉ xuất hiện ở nước Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nước khác trên thế giới. Nói đến sự vay mượn này, ta cần phải kể đến công sức của các nhà nho. Họ đã đưa những câu tục ngữ này đến với nhân dân bằng con đường sách vở, giáo huấn, được dùng như những câu tục ngữ và lưu truyền cho đến nay. “Ở hiền gặp lành”. (Tích thiện phùng thiện) của Trung Quốc. [5, tr.121] “Có công mài sắt có ngày nên kim”. (Ma chữ thành châm) của Trung Quốc. [5, tr.88] GVHD: Trần Văn Nam 8 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  16. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người “Thời giờ là tiền bạc” (Time is money) của Anh. [5, tr.122] “Tai họa từ miệng gây ra, bệnh tật từ miệng rước vào”. (Họa do khẩu xuất, bệnh do khẩu nhập) của Phó Huyền đời nhà Tấn (Trung Quốc). [5, tr.122] 1.1.3. Phân biệt tục ngữ và thành ngữ Tục ngữ là một thể loại của văn học dân gian và là thể loại gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của dân tộc. Tuy nhiên, khi áp dụng tục ngữ vào trong cuộc sống thì người ta lại thường nhầm lẫn với thành ngữ . Để làm sáng tỏ mối quan hệ này, trước tiên chúng tôi đi vào phân biệt ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ để tìm ra sự khác biệt của chúng vì giữa chúng có mối quan hệ đậm nét và rất dễ lẫn lộn với nhau. Ban đầu, các nhà nghiên cứu chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa tục ngữ và thành ngữ. Họ xem mối quan hệ giữa chúng chỉ là những hiện tượng ngôn ngữ, là những sáng tạo trong lĩnh vực ngôn ngữ dân gian. Về sau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau khi đi vào phân biệt ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ . Trong quyển “Việt Nam văn học sử yếu”, Dương Quảng Hàm đã đưa ra sự phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ như sau: “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là lời nói sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè”. [16, tr.41] Vũ Ngọc Phan lại cho rằng định nghĩa như vậy không được rõ, vì chưa đưa ra được những tiêu chí cụ thể để phân biệt tục ngữ và thành ngữ. Nếu nói như vậy thì tác dụng của thành ngữ cũng không khác gì tác dụng của tục ngữ. Trong quyển “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” ông viết: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn”. [16, tr.42] Nhìn chung sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa một hiện tượng ngôn ngữ với một hiện tượng ý thức xã hội. Do đó, thành ngữ GVHD: Trần Văn Nam 9 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  17. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người chủ yếu là đối tượng nghiên cứu của khoa học ngôn ngữ. Còn tục ngữ, tuy có nhiều mặt đáng được khoa học ngôn ngữ chú ý đến, song về cơ bản cần được nghiên cứu như một hiện tượng ý thức xã hội, một hiện tượng văn hóa tinh thần của nhân dân lao động, trong đó biểu hiện khá rõ ràng thế giới quan và nhân sinh quan của nhân dân lao động trong một thời kì lịch sử nhất định. Khi phân biệt thành ngữ với tục ngữ, người Nga có một câu rất hay “Thành ngữ là hoa còn tục ngữ là quả”. Dựa vào tiêu chí chức năng, Cù Đình Tú trong bài “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ với thành ngữ” đã quan niệm “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động…” [16, tr.42] Về mặt này, thành ngữ là những đơn vị tương đương như từ hoặc cụm từ diễn đạt một khái niệm, có hình ảnh chứ chưa phải là một thông báo, một phán đoán hay một câu trọn vẹn. “Áo rách quần manh”. “Trắng như vôi”. “Xấu như ma”. Còn “Tục ngữ đứng về mặt ngôn ngữ học, có chức năng khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của văn học dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là các thông báo. Nó thông báo một nhận định, một kết luận về phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng”. [16, tr.42] “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. [11, tr.42] “Thịt da ai cũng là người”. [11, tr.103] “Anh thuận em hòa là nhà có phúc”. [11, tr.61] Nói tóm lại, ta có thể hiểu tục ngữ là những phát ngôn làm sẵn, được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ, nhất là trong phong cách khẩu ngữ. Là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân về mọi mặt như: tự nhiên, lao động, sản xuất và xã hội. Tục ngữ thường có ý bình phẩm, phê phán hoặc khuyên bảo hướng dẫn mọi người. “Không thầy đố mày làm nên”. [11, tr.90] GVHD: Trần Văn Nam 10 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  18. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người Còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh, mang chức năng mô tả, đánh giá chứ không biểu thị một ý phán đoán hay khuyên răn nào. “Điếc không sợ súng”. [9, tr.252] “Ác giả ác báo”. [9, tr.203] “Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”. [9, tr.306] 1.1.4. Phân biệt tục ngữ và ca dao Sự khác nhau giữa tục ngữ và ca dao nhìn chung dễ phân biệt hơn, tuy nhiên cũng có một bộ phận những câu tục ngữ được làm theo thể lục bát, giống ca dao mang tính chất của hai thể loại là “lưỡng tính” vừa tổng kết kinh nghiệm khách quan vừa bộc lộ thái độ chủ quan của tác giả. Điều này không khỏi gây lúng túng cho việc xác định khái niệm tục ngữ. Ví dụ: “Ghe bầu chở lái về đông, Làm thân con gái thờ chồng nuôi con”. [11, tr.54] Hay “Chồng em áo rách em thương, Chồng người áo gấm xông hương mặc người”. [11, tr.54] Bên cạnh đó, tục ngữ còn giống với ca dao ở nhiều điểm như về nội dung: cả tục ngữ và ca dao đều phản ánh quan hệ gia đình ở mức độ đáng kể, trong một “diện tích nghệ thuật” nhỏ hơn các thể loại khác. Đều có giá trị đối với cuộc sống đương đại. Đều là một trong những nguồn tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu con người và xã hội Việt Nam trước đây. Vì thế, trong các kiến giải của mình, các nhà nghiên cứu Văn học dân gian đã đưa ra nhiều quan niệm khi đi vào phân biệt ranh giới giữa tục ngữ và ca dao. Trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Tục ngữ là một thể loại sáng tác ngang hàng với ca dao, dân ca” và “Ca dao là một thể loại GVHD: Trần Văn Nam 11 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  19. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người thơ dân gian có thể ngâm được như các thể loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca”. [12, tr.50] Theo Nguyễn Xuân Kính, trong “Thi pháp ca dao” ông đã có sự phân biệt về tục ngữ và ca dao khá rõ, Ông cho rằng: “…người ta phân biệt sự khác nhau giữa tục ngữ và ca dao ở chỗ: tục ngữ thiên về lý trí, tục ngữ cung cấp cho người nghe những triết lý dân gian, tri thức dân gian. Ca dao thiên về tình cảm, có nội dung trữ tình dân gian. Trong sinh hoạt văn hóa, ca dao là những lời thơ dân gian được dùng để hát, để ngâm (…). Tục ngữ được dùng trong khi nói. Trong hoạt động nói năng mỗi câu tục ngữ là một câu nói đặc biệt được dùng xen vào giữa những câu nói bình thường khác”. [12, tr.50] Qua cách lý giải trên, ta có thể thấy được sự khác nhau giữa tục ngữ và ca dao là: Tục ngữ thường là những nhận xét thuộc phạm vi lí trí, có chức năng đúc kết truyền bá kinh nghiệm. Nhằm nêu lên những nhận xét khách quan. Phần lớn gồm hai vế, được kết thành lời nói dễ nhớ, mang tính chất bền vững, nhịp nhàng và đa số có vần Ví dụ: “ Chồng tới thì vợ phải lui”. [11, tr.53] “Khôn ngoan đá đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. [11, tr.61] Còn ca dao là thể loại có bản chất trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, phô diễn thế giới tâm hồn con người. Ca dao dài hơn tục ngữ, kết cấu phần lớn là một hay nhiều cặp lục bát, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, diễn đạt nhiều trạng thái tâm lí, đầy ắp nỗi niềm của con người trong đời sống sinh hoạt gia đình, xã hội: Ví dụ: “ Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thời một dạ khăng khăng đợi thuyền”. “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biết như tranh họa đồ”. “Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày”. GVHD: Trần Văn Nam 12 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
  20. Tục ngữ Việt Nam về đức của con người Tóm lại, tục ngữ là thể loại văn học dân gian, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống nhân dân. Góp phần to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng văn hóa gia đình và nền văn hóa của dân tộc. Là “hình thái tổng hợp đặc biệt trí thức dân gian trong đó có thẩm mĩ, nên chúng ta không thể gạt nó ra ngoài kho tàng văn học dân gian được”. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHỮ ĐỨC Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức, ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm. Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng đến nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng này, được thể hiện ở nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức. Trong đó có cái đức của con người. 1.2.1. Quan niệm về chữ đức theo Nho giáo. Nho giáo ra đời ở thời Xuân thu, do Khổng Tử (551 – 479 TCN) sáng lập. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử phong kiến, Nho giáo vẫn luôn là tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị, đạo đức. Nó chi phối sâu sắc đời sống tinh thần, văn hóa văn học của dân tộc. Và là tư tưởng giáo lý của các nhà nho nhằm mục đích tổ chức có hiệu quả một xã hội trật tự, ổn định, có lý tưởng. Nho theo ý nghĩa của nó là loại người có học thức, biết lễ nghi, bao giờ cũng cần thiết cho đời. Nói đến Nho giáo ta không thể không nhắc đến Khổng Tử. Người đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết và công sức để đóng góp cho sự hình thành và phát triển của Nho giáo. Là người đầu tiên đề xướng việc học lễ và dạy lễ cho học trò, cùng học trò đi khắp nơi truyền bá học thuyết của mình. Nhưng vì lý tưởng chính trị và phương án cải cách không phù hợp với thời thế lúc bấy giờ, nên đạo của ông không được mọi người dùng đến. Ông thất vọng trở về nước và tập trung sức lực để viết ra bộ lục kinh. Gồm sáu quyển: kinh thi, kinh thư, kinh dịch, kinh lễ, kinh xuân thu và kinh nhạc. Việc làm này của ông, đã có cống hiến vô cùng to lớn trong việc gìn giữ và truyền bá văn hóa cổ đại Trung Quốc. Sau khi Khổng Tử mất, tư tưởng của ông được các học trò kế thừa và phát huy. Đến thế kỉ thứ hai Trước Công Nguyên, Nho giáo mới được giai cấp phong kiến sử dụng và đưa vào trị quốc ở Trung Quốc. Nho giáo đã tồn tại trong suốt thời phong kiến và là công cụ giúp các triều vua cai trị đất nước. GVHD: Trần Văn Nam 13 SVTH: Nguyễn Hồ Thủy Châu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2