Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở vùng Tây Nam Bộ
lượt xem 8
download
Luận án trình bày cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã; Thực tiễn thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB; Một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ở vùng Tây Nam Bộ
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN VĂN TRAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ Ở VÙNG TÂY NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN VĂN TRAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ Ở VÙNG TÂY NAM BỘ Ngành: Chính sách công Mã số: 934.04.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Minh Phúc 2. TS. Phú Văn Hẳn Hà Nội, năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu và trích dẫn trong Luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Luận án i
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 11 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về khái niệm, vai trò và đặc điểm của công chức văn hóa - xã hội cấp xã .................................................................................. 11 1.1.1. Về khái niệm công chức văn hóa - xã hội cấp xã................................. 11 1.1.2. Vai trò công chức văn hóa - xã hội cấp xã ........................................... 13 1.1.3. Đặc điểm công chức văn hóa - xã hội cấp xã ....................................... 17 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về ch nh s ch ph t triển c ng chức văn hóa - xã hội cấp xã .......................................................................................................... 19 1.2.1. Nhóm nghiên cứu về yêu cầu của phát triển công chức cấp xã ........... 19 1.2.2. Nhóm nghiên cứu về thực trạng công chức cấp x .............................. 22 1.2.3. Nhóm nghiên cứu về giải pháp cải thiện chất lượng công chức văn hóa - xã hội cấp xã.......................................................................................... 25 1.3. Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ....... 44 1.3.1. Những vấn đề đ được nghiên cứu và tác giả tiếp thu ......................... 44 1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ...................................... 46 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 47 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ ...................................... 48 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công chức văn hóa - xã hội cấp xã ...... 48 2.1.1. Khái niệm công chức, công chức văn hóa - xã hội cấp xã ................... 48 2.1.2. Đặc điểm của công chức văn hóa - xã hội cấp xã ................................ 53 2.1.3. Vai trò của công chức văn hóa - xã hội cấp xã .................................... 54 2.2. Lý thuyết về thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ................................................................................................................. 56 2.2.1. Khái niệm chính sách công và chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã.......................................................................................... 56 2.2.2. Khái niệm về thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ................................................................................................... 63 ii
- 2.2.3. Vai trò của thực hiện chính sách phát triển công chức văn hoá - xã hội cấp xã ....................................................................................................... 65 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã .......................................................................... 67 2.2.5. Quy trình thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã ....................................................................................................... 71 Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 73 Chƣơng 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ VÙNG TÂY NAM BỘ ............ 74 3.1. Khái quát về khu vực Tây Nam Bộ ................................................................ 74 3.2. Khái quát về đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ .... 77 3.2.1. Khái quát về sề số lượng công chức văn hoá - xã hội cấp xã vùng Tây Nam Bộ ................................................................................................... 77 3.2.2. Khái quát về cơ cấu độ tuổi của công chức văn hoá - xã hội cấp xã ... 78 3.2.3. Khái quát về giới tính của đội ngũ công chức văn hoá - xã hội cấp xã ...... 79 3.2.4. Khái quát về trình độ của công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ .................................................................................................... 80 3.3. Quy trình thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ ........................................................................................ 83 3.3.1. Ban hành văn bản hướng dẫn ............................................................... 83 3.3.2. Lập kế hoạch thực hiện ........................................................................ 86 3.3.3. Tổ chức tuyên truyền, vận động ........................................................... 87 3.3.4. Tổ chức thực hiện ................................................................................. 89 3.3.5. Tổng kết, đánh giá và điều chỉnh chính sách ....................................... 92 3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ .......................................... 95 3.4.1. Chủ thể thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ................................................................................ 95 iii
- 3.4.2. Nguồn lực thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ ......................................................................... 96 3.4.3. Yếu tố nội dung của chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ ......................................................................... 98 3.5. Đ nh gi quy trình thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ và nguyên nhân của hạn chế ....................... 107 3.5.1. Đánh giá quy trình thực hiện chính sách phát triển công chức văn hoá - xã hội vùng Tây Nam Bộ .................................................................... 107 3.5.2. Nguyên nhân làm hạn chế việc thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ ................................. 109 Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................. 118 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ Ở VÙNG TÂY NAM BỘ ...................................................................... 119 4.1. Định hƣớng chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ .................................................................................................. 119 4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hiện chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ ........................................ 120 4.2.1. Giải pháp liên quan đến thay đổi tư duy, quy hoạch và năng lực chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã vùng TNB ........................ 120 4.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến điều chỉnh về nội dung chính sách phát triển công chức văn hóa - xã hội cấp xã vùng Tây Nam bộ ................. 127 Tiểu kết Chƣơng 4 ................................................................................................. 152 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................ 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 159 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 168 iv
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCC: Cán bộ, công chức CT-XH: Chính trị - x hội CĐ: Cao đẳng ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam ĐH: Đại học HCNN: Hành chính nhà nước KT-XH: Kinh tế - x hội LLCT: Lý luận chính trị TNB: Tây Nam Bộ THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông UBND: Ủy ban nhân dân VH-XH: Văn hóa - x hội v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Số lượng công chức VH-XH cấp xã ở các tỉnh TNB .....................................77 Bảng 3.2. Công chức văn hóa - xã hội theo giới tính .................................................................79 Bảng 3.3. Trình độ của công chức văn hóa - xã hội vùng Tây Nam bộ .................80 Bảng 3.4. Năng lực thực hiện chính sách ................................................................................................95 Bảng 3.5. Khảo sát về công cụ ngân sách thực hiện chính sách .....................................97 Bảng 3.6. Chế độ đ i ngộ công chức văn hóa - xã hội cấp xã....................................... 105 Bảng 3.7. Đánh giá công chức văn hóa - xã hội ở cấp cơ sở.......................................... 107 Bảng 3.8. Mức độ phù hợp với thực tế của chính sách......................................................... 113 Bảng 3.9. Mức độ thỏa đáng của chính sách đ i ngộ ............................................................. 114 Bảng 3.10. Mức độ phù hợp của chính sách đào tạo, bồi dưỡng ............................... 114 Bảng 4.1. So sánh tiêu chuẩn hiện tại và tiêu chuẩn đề xuất .......................................... 128 Bảng 4.2. Hệ thống đánh giá công chức cấp cơ sở.................................................................... 147 vi
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Độ tuổi của công chức văn hóa - xã hội vùng Tây Nam bộ ..................... 78 Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tuyển dụng công chức VH-XH cấp xã ............................................ 131 vii
- MỞ ĐẦU 1. T nh cấp thiết của đề tài Vùng Tây Nam bộ (TNB) của Việt Nam là một trong những đồng bằng lớn trong cả nước và khu vực Đông Nam Á chiếm 20% dân số của cả nước [67]. Toàn vùng có 13 tỉnh, thành phố; 121 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.571 đơn vị hành chính cấp xã. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 39.600 km2, số dân hơn 17 triệu người, chiếm 22% số dân cả nước, trong đó có khoảng 1,3 triệu người dân tộc Khơme, chiếm 6,46% số dân toàn vùng. Đây là vùng giữ vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của cả nước. TNB được xác định trong Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một vùng có vị trí chiến lược. Đây còn là vùng có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh, với đường biên giới đất liền phía Tây Nam, đồng thời có hơn 700km bờ biển (bằng 23% cả nước), có 367 ngàn km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế, giàu tiềm năng về tài nguyên và năng lượng tái tạo. TNB còn có vị trí địa kinh tế và địa chiến lược quan trọng, do nằm trên tuyến hàng hải của trung tâm khu vực ASEAN, là cửa ngõ kết nối của các hành lang kinh tế tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển, biên mậu, giao thương quốc tế… Với tiềm năng to lớn và lợi thế của mình, TNB hội đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các tỉnh khu vực TNB phải đối mặt với nhiều khó khăn, dẫn đến tụt hậu về nhiều mặt so với khu vực phía Nam và bình quân chung cả nước. Hiện đang tồn tại nhiều “nút thắt” cản trở sự đi lên của vùng, như: thiếu một tầm nhìn chiến lược chung cho cả khu vực; tài nguyên đất, nước và môi trường khai thác sử dụng chưa hiệu quả; số lượng và chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu; sự thay đổi về mặt nhân khẩu 1
- học, di dân ra khỏi vùng với số lượng lớn; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng và yêu cầu phát triển; nguồn lực đầu tư rất hạn chế, thiếu nền tảng thu hút đầu tư tư nhân; chậm đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Từ khía cạnh văn hóa, đây là một địa bàn có văn hóa đa dạng và phong phú với các thành phần dân tộc như Khơ me, người Hoa, v.v. Các cộng đồng này cùng sinh sống và tạo ra sự tương tác và hội nhập văn hóa trong cộng đồng, đ tạo ra những độc đáo về văn hóa. Chính sự đa dạng về văn hóa này đ tạo ra thách thức cho hoạt động quản lý nhà nước. Làm sao vừa có thể phát huy được những giá trị tốt đẹp hết sức phong phú và đa dạng trong các cộng đồng dân cư khác nhau là một vấn đề cần đặt ra trong giai đoạn này. Vấn đề này càng trở thành thách thức hơn khi mà đây là khu vực có trình độ học vấn thấp nhất cả nước. Trình độ học vấn thấp đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung phải có những điều chỉnh mang tính đặc thù trong việc triển khai các chủ trương, chính sách và quy định của nhà nước. Nói cách khác, tuy giữ vai trò quan trọng như vậy nhưng khu vực TNB lại là vùng có cán bộ, công chức (CBCC) trình độ thấp nhất trong cả nước (Nguyễn Huy Kiệm, 2005); nhất là công chức cấp xã phụ trách văn hóa. Thực trạng này một lần nữa khẳng định hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp xã có nhiều thách thức cả chủ quan và khách quan. Đội ngũ này có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân (UBND) cấp x xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn, vận động thực hiện x hội hóa các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa ở cấp x . Đội ngũ này cơ bản đ đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, có tâm, có năng lực và nhiệt huyết để thực hiện các hoạt động văn hóa tại cấp x . 2
- Không những vậy, đội ngũ công chức văn hoá ở cấp x có vai trò to lớn trong hoạt động xây dựng và phát triển đời sống văn hoá mới trên các địa bàn. Quan trọng nhất là trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Điều này càng cấp thiết hơn khi Đảng và nhà nước chủ trương xây dựng nông thôn mới là một trong những giải pháp quan trọng trong giai đoạn hiện nay giúp xoá đói giảm nghèo bền vững, cải thiện cơ bản đời sống KT-XH ở khu vực nông thôn. Từ một số nhận định trên về đội ngũ công chức phụ trách văn hóa cấp xã ở vùng TNB, có thể thấy rằng cần thiết phải làm sao cho chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x được thực hiện và mang lại hiệu quả ở khu vực TNB, giúp cải thiện năng lực, trình độ cho công chức VH-XH cấp xã ở khu vực này, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa cấp xã. Tuy nhiên, đội ngũ công chức văn hóa cấp x cũng như hoạt động văn hóa ở cấp xã hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức văn hóa cấp x chưa được quan tâm đúng mức; trình độ và năng lực chuyên môn của một bộ phận công chức còn hạn chế, nhất là trong công tác quản lý, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thiếu năng động, chủ động, sáng tạo. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đ i ngộ công chức làm công tác văn hóa ở cấp xã còn nhiều bất hợp lý. Số công chức VH-XH cấp x thường không ổn định, một số chưa qua đào tạo cơ bản, còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, lại phải kiêm nhiệm nhiều việc nên thường bị động, chưa bảo đảm được yêu cầu công tác trong điều kiện xã hội và trình độ dân trí ngày càng cao. Đời sống văn hóa ở cơ sở còn nghèo nàn, đơn điệu, không bắt nhịp được với vùng đô thị dẫn đến chênh lệch về mức sống, mức hưởng thụ văn hóa. Mức đầu tư ngân sách cho văn hóa cơ sở còn thấp. 3
- Vấn đề càng cấp thiết và trở nên đáng quan tâm hơn khi mà việc thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã từ thực tiễn vùng TNB còn có nhiều điểm bất ổn. Trong các công cụ thực hiện chính sách, công cụ chương trình, dự án chưa được chú trọng đúng mức. Cơ quan quản lý nhà nước chưa chủ động và sáng tạo trong thực hiện chính sách và chỉ dừng lại ở việc áp dụng các chính sách từ trung ương xuống địa phương. Không những vậy việc phát triển công chức VH-XH cấp x còn chưa kịp thời và sâu sát. Tính đặc thù trong chính sách và thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x chưa mang tính đặc thù mà giống như các đối tượng khác. Ngoài ra quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã còn có một số hạn chế như: thiếu sự quyết tâm trong việc thực hiện; thiếu nguồn lực tài chính; thiếu nhân sự có trình độ thực hiện chính sách; thiếu năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; năng lực phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách còn yếu. Năng lực phân công, phối hợp thực hiện; năng lực duy trì chính sách; năng lực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách; năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách chưa được đảm bảo. Những hạn chế đó về thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã từ thực tiễn vùng TNB đặt ra vấn đề cần thiết phải nghiên cứu đề tài này. Một lý do khác mà tác giả lựa chọn đề tài này là do chủ đề thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã từ thực tiễn vùng TNB chưa được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu. Các nghiên cứu hiện tại chỉ đề cập đến CBCC cấp cơ sở; mà không đề cập nhiều đến công chức VH- XH cấp xã. Vấn đề thực hiện chính sách phát triển công chức cấp xã càng ít được nghiên cứu nếu như không nói là không có. Có chăng chỉ là các nghiên cứu chỉ gián tiếp đưa ra các kiến nghị, giải pháp phát triển CBCC cấp cơ sở. 4
- Chính những lý do trên mà tác giả lựa chọn đề tài “THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI CẤP XÃ Ở VÙNG TÂY NAM BỘ” làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính sách công. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về VH-XH ở cấp xã. Theo đó, Luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất là tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách phát triển CBCC cơ sở nói chung và công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB nói riêng. Thứ hai là xây dựng khung lý thuyết (cơ sở lý thuyết) phục vụ cho việc nghiên cứu thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Thứ ba là đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Thứ tư là đưa ra những giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước của khu vực. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian: khu vực TNB. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu từ năm 2015 đến năm 2020, có so sánh với những giai đoạn trước đây. Giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2025 đến 2030. Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu đối tượng là công chức VH-XH cấp xã. 5
- Luận án tập trung phân tích quy trình thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x ở vùng TNB và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách này. Cần lưu ý rằng, quá trình thực hiện chính sách được giới hạn nghiên cứu ở cấp chính quyền địa phương là cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp x . Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở khu vực TBN đ thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x ra sao. Câu hỏi, lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu chính mà Luận án đặt ra là: Câu hỏi nghiên cứu 1: Làm thế nào để cải thiện chất lượng thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB? Câu hỏi nghiên cứu 2: Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB? Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển đội ngũ công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB như thế nào? Lý thuyết nghiên cứu Để thực hiện Luận án này, tác giả sử dụng lý thuyết về chính sách công. Cụ thể như sau: Thứ nhất là lý thuyết về quy trình chính sách công. Tác giả sử dụng lý thuyết về quy trình chính sách công để tìm hiểu quy trình chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB để tìm ra những mặt được và chưa được của chính sách này. Theo lý thuyết này, chính sách công là kết quả của một quy trình gồm 4 bước cơ bản là xác định vấn đề chính sách, lựa chọn phương án chính sách, thực hiện chính sách và đánh giá, điều chỉnh chính sách. Thứ hai là lý thuyết về các yếu tố tác động đến chính sách công. Yếu tố tác động của chính sách công bao gồm: chủ thể ban hành chính sách, đối tượng của chính sách và môi trường chính sách. Tác giả sử dụng lý thuyết này để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển công chức VH- 6
- XH cấp xã ở khu vực TNB để từ đó đưa ra những giải pháp làm cho các yếu tố này tác động tích cực đến chính sách. Thứ ba là lý thuyết về đánh giá chính sách công. Trong Luận án này, có một nội dung quan trọng không thể bỏ qua là liệu chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB đ đảm bảo chưa. Muốn biết được điều này cần phải áp dụng lý thuyết về đánh giá chính sách để xem xét kết quả hiện tại mà chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã hiện nay mang lại. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở các lý thuyết nghiên cứu ở trên, tác giả Luận án đưa ra một số giả thuyết sau: Giả thuyết 1: Các giải pháp thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp x chưa được chất lượng. Giải thuyết 2. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Giả thuyết 3. Thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở khu vực TNB chưa được đảm bảo. 4. Phƣơng ph p nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra xã hội học Tác giả luận án thực hiện khảo sát điều tra xã hội học. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp phi xác xuất thuận tiện và dữ liệu sau khi thu thập sẽ được thực hiện phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi được tiến hành với đối tượng là công chức VH-XH cấp xã vùng TNB gồm 1.000 phiếu chia đều cho 10 tỉnh của khu vực này. Câu hỏi được thu thập sẽ được lọc những bảng khảo sát không phù hợp, sau đó tiến hành nhập liệu và xử lý số liệu. Toàn vùng TNB có 13 tỉnh, tuy nhiên vì điều kiện thời gian nên tác giả lựa chọn 10 tỉnh mang tính đại diện như sau: 7
- - Tác giả chọn Thành phố Cần Thơ vì đây là Thành phố trực thuộc trung ương nên cần phải đưa vào khảo sát; - Tác giả chọn tỉnh Trà Vinh và bỏ tỉnh Sóc Trăng vì hai tỉnh này có điều kiện xã hội tương đồng là có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao. Nên tác giả chọn tỉnh Trà Vinh mang tính đại diện. - Tác giả chọn khảo sát tỉnh Cà Mau và không chọn tỉnh Hậu Giang do tỉnh Hậu Giang và tỉnh Cà Mau có nhiều điểm tương đồng và cũng giáp nhau nên tác giả chọn tỉnh Cà Mau làm đại diện cho hai tỉnh này. - Tác giả chọn khảo sát tỉnh Tiền Giang và không khảo sát tỉnh Long An vì hai tỉnh có điều kiện gần TP.HCM với xu hướng phát triển KT-XH tương đồng nhau. - Tác giả khảo sát một số tỉnh khác như Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Kiên Giang. Như vậy, có thể nói rằng, mặc dù tác giả chọn 10 trong 13 tỉnh nhưng 10 tỉnh này vẫn mang tính đại diện cho 13 tỉnh của khu vực TNB mà vẫn phù hợp với điều kiện hạn chế về thời gian và nguồn lực của nghiên cứu sinh. Phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu để phân tích cho chương 3, giúp tìm hiểu về thực trạng thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở các tỉnh vùng TNB. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Việc sử dụng những phương pháp này nhằm: - Mô tả bối cảnh của khu vực TNB nhằm giúp nhìn ra những thách thức và thời cơ mà bối cảnh trong nước và quốc tế liên quan đến chính sách phát triển công chức cấp xã nói chung mang lại. - Mô tả chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Mô tả quy trình thực hiện chính sách và hệ thống hóa chính sách này. Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và kế hoạch hành động nhà nước về phát triển công chức VH-XH ở xã. 8
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng chủ yếu trong chương 1, chương 2 và chương 4. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận n Luận án có một số đóng góp về mặt khoa học như sau: Thứ nhất, Luận án có đóng góp trong việc làm rõ quy trình thực hiện chính sách gắn với lĩnh vực phát triển công chức VH-XH cấp xã ở khu vực TNB. Trong các nghiên cứu về chính sách công, nhiều tác giả trong và ngoài nước có trình bày về quy trình thực hiện chính sách, tuy nhiên những quy trình này là quy trình chung cho mọi chính sách, chứ không phải quy trình riêng của chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở khu vực TNB. Cho nên Luận án đ phân tích quy trình thực hiện chính sách gắn với thực tế của chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Thứ hai, Luận án đ có đóng góp trong việc phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Luận án đ chỉ ra được một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã. Có thể kể ra như bản thân chính sách; chủ thể thực hiện và nguồn lực thực hiện. Trong ba chủ thể này, tác giả đi sâu phân tích yếu tố nội dung chính sách và đ đưa ra được nhiều phân tích, luận giải và phân tích cũng như một số giải pháp để hoàn thiện yếu tố quan trọng nhất là nội dung chính sách. Đây cũng là một trong những đóng góp về mặt khoa học của Luận án. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận n - Về mặt lý luận, Luận án có một số ý nghĩa như sau: Luận án đóng góp vào việc vận dụng lý thuyết về chính sách công vào lĩnh vực cụ thể là phát triển công chức VH-XH cấp xã, từ đó làm phong phú thêm lý thuyết về chính sách công như khung lý thuyết đánh giá chính sách phát triển công chức VH-XH. Không những vậy, Luận án còn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý thuyết liên quan đến công chức VH-XH cấp x như khái niệm, vai trò và đặc 9
- điểm của đội ngũ này. Những vấn đề lý thuyết này giúp làm phong phú hơn lý thuyết về quản lý CBCC. - Về ý nghĩa thực tiễn, Luận án trình bày và phân tích thực trạng đội ngũ công chức VH-XH cấp xã ở khu vực TNB. Bên cạnh đó còn làm rõ thực trạng chính sách phát triển công chức VH-XH ở khu vực này để đưa ra những khuyến nghị về mặt chính sách. Những kết quả nghiên cứu của Luận án còn đóng góp tích cực cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của chuyên ngành chính sách công, quản lý hành chính nhà nước và quản lý công. 7. Cấu trúc của Luận n Cấu trúc của Luận án ngoài phần mở đầu và kết luận, còn có 4 chương Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã. Chương 3. Thực tiễn thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. Chương 4. Một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã ở vùng TNB. 10
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Giữ vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước, CBCC nói chung và công chức VH-XH cấp xã nói riêng nhận được sự quan tâm của nhà nước và nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và thế giới, có rất ít nghiên cứu đề cập trực tiếp đến chính sách phát triển công chức VH-XH cấp xã. Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào hai nhóm vấn đề chính là (1) khái niệm, vai trò và đặc điểm của CBCC cấp cơ sở; (2) phát triển CBCC cấp cơ sở. Ở nhóm vấn đề chính thứ nhất, các nghiên cứu tập trung làm rõ khái niệm cán bộ và công chức đồng thời chỉ ra được một cách sâu sắc vai trò và đặc điểm của CBCC cấp cơ sở. Ở nhóm nội dung chính thứ hai, các nghiên cứu tập trung vào phân tích yêu cầu phát triển CBCC cấp cơ sở; thực trạng CBCC cấp cơ sở, chế độ và chính sách giành cho CBCC cấp cơ sở; và giải pháp cải thiện chất lượng CBCC cấp cơ sở. 1.1. Tổng quan c c nghiên cứu về kh i niệm, vai trò và đặc điểm của c ng chức văn hóa - xã hội cấp xã 1.1.1. Về khái niệm công chức văn hóa - xã hội cấp xã Liên quan đến khái niệm CBCC, phần lớn các nghiên cứu có cách hiểu tương đối đồng nhất về hai khái niệm này vì những nghiên cứu này đều dựa trên Luật CBCC năm 2008. Có thể kể ra một số tác giả như Nguyễn Thị Huệ [36] trong nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”; Trần Thanh Cương [20, tr.23] có nghiên cứu về “Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế cấp thành phố ở Hà Nội”; Nguyễn Mạnh Hùng [35] với nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC và viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc”; Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương [50] có công trình: “Xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng
195 p | 30 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 56 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
182 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội
238 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
200 p | 23 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương
248 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)
185 p | 79 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay
183 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay
230 p | 27 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
172 p | 25 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
28 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
201 p | 31 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay
216 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam
174 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
216 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030
27 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn