intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:219

38
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh" nhằm đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm phát triển kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ một cách tốt nhất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ XUÂN YẾN GIÁO DỤC KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ XUÂN YẾN GIÁO DỤC KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 9140102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: PGS. TS Nguyễn Dục Quang 2: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hồng HÀ NỘI - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu điều tra, tổng hợp, phân tích và đánh giá trong luận án là do tôi thực hiện. Những tư liệu trong luận án là trung thực, có nguồn trích rõ ràng và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào. Tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Dục Quang và PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hồng đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cám ơn Phòng Sau Đại Học, BCN khoa Tâm lý – Giáo dục cùng các thầy cô tổ Bộ môn Giáo Dục – trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cám ơn BGH trường Đại học Đồng Nai, BCN khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Chân thành cám ơn BGH và cô giáo các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình khảo sát và thực nghiệm đề tài. Xin cám ơn gia đình, bạn bè và các anh chị em đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cám ơn! Hà Nội, tháng 3 năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................3 8. Những luận điểm bảo vệ .........................................................................................6 9. Đóng góp mới của đề tài .........................................................................................6 10. Cấu trúc luận án ....................................................................................................7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH. .......................................................................................8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..............................................................................8 1.2. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................18 1.2.1. Kĩ năng làm việc nhóm ...................................................................................18 1.2.2. Giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo .........................................20 1.2.3. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ mẫu giáo .....................20 1.2.4. Giáo dục kĩ năng làm việc nhóm qua HĐ KP MTXQ cho trẻ MG ................21 1.3. Các giai đoạn phát triển kĩ năng làm việc nhóm của trẻ MG 5 – 6 tuổi ............21 1.4. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non.....................23 1.4.1. Mục tiêu của HĐ KP MTXQ ở trường mầm non ...........................................23 1.4.2. Nhiệm vụ của HĐ KP MTXQ .........................................................................24 1.4.3. Nội dung hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non ..24 1.4.4. Các hình thức tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non ....................................................................................................................25 1.4.5. Quy trình khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non ...................26 1.4.6. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh với việc giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ...............................................................................26
  6. iv 1.5. Kĩ năng làm việc nhóm qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường mầm non ........................................................................27 1.5.1. Biểu hiện KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động KPMTXQ ..........27 1.5.2. Sự phát triển kĩ năng làm việc nhóm qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ MG 5 – 6 tuổi ............................................................................32 1.6. Giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh .............................................................................................35 1.6.1. Mục tiêu GD KN LVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ ................35 1.6.2. Nội dung GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ.......35 1.6.3. Hình thức GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ .....36 1.6.4. Phương pháp giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ ..39 1.6.5. Quy trình GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ ...............40 1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến GD KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ. ......................................................................................................................43 1.8. Đánh giá mức độ KN LVN của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ .............50 Kết luận Chương 1 ....................................................................................................55 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH ........................................................................................................56 2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát ................................................................................56 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ...............................................................................58 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................62 2.3.1. Thực trạng KN LVN của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ ....................62 2.3.2. Thực trạng GD KNLVN cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ ..............69 2.4. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................84 2.4.1. Ưu điểm ...........................................................................................................84 2.4.2. Hạn chế............................................................................................................85 2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng ...........................................................................85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................87
  7. v CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................88 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp .........................................................................88 3.2. Biện pháp giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh .............................................................................................89 3.2.1. Xây dựng MT thuận lợi, hình thành tâm thế sẵn sàng làm việc nhóm ...........90 3.2.2. Thiết kế HĐ KPMTXQ, kích thích nhu cầu làm việc nhóm của trẻ ...............93 3.2.3. Tổ chức cho trẻ trải nghiệm cùng nhau qua HĐ KPMTXQ ...........................96 3.2.4. Khuyến khích các hành vi tích cực thể hiện kĩ năng làm việc nhóm............101 3.2.5. Đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của trẻ và hướng dẫn trẻ tự đánh giá........102 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................104 3.4. Thực nghiệm BP GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ .....109 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi
  9. vii
  10. viii
  11. ix
  12. x
  13. xi
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ủy Ban giáo dục UNESCO đã xác định: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Xã hội ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật cùng với cơ chế thị trường đòi hỏi con người lao động mới phải có những phẩm chất, những năng lực chung, những kĩ năng (KN) xã hội nhất định. Trong đó, KNLVN là vô cùng quan trọng không thể thiếu. Làm việc nhóm không chỉ đem lại hiệu quả công việc cao hơn mà còn giúp cho mỗi cá nhân biết chia sẻ hợp tác, biết lắng nghe, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, biết trao đổi, chia sẻ, biết chấp nhận người khác…Tất cả điều đó giúp chúng ta có thể chung sống và thành công trong xã hội hiện đại. 1.2. Bậc học MN là bậc học khởi sự đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Điều này được Ủy ban UNESCO nhấn mạnh “Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi”. Mục tiêu giáo dục mầm non cũng xác định rõ việc hình thành cho trẻ những năng lực xã hội là rất cần thiết. Nó không những giúp trẻ nắm bắt tri thức mà còn giúp trẻ biết cách chung sống, hiểu được mình và hiểu người khác, biết chấp nhận người khác, dám chịu trách nhiệm, lắng nghe người khác, biết kiểm soát được cảm xúc của mình…chính những điều đó làm lên sự thành công cho trẻ. Vì thế, để góp phần vào sự thành công của trẻ, cùng với sự nghiệp đổi mới giáo dục thì việc hình thành và phát triển những năng lực xã hội, trong đó có KNLVN là cần thiết. 1.3. Trẻ 5 – 6 tuổi thích hòa mình vào cộng đồng, nhóm bạn bè, nhu cầu hoạt động cùng nhau tăng mạnh. Trẻ có thể tự thiết lập nhóm bạn, thích ứng với các mối quan hệ trong nhóm, biết phối hợp các hoạt động với mọi người. Đối với trẻ MN, môi trường xung quanh rất hấp dẫn trẻ, ở đó có những điều kỳ bí, thú vị đối với trẻ. Môi trường xung quanh tạo ra sự ngạc nhiên, tò mò, sự phấn khích chung cho trẻ. Bản thân mỗi đứa trẻ là tò mò muốn khám phá, tìm tòi mọi thứ xung quanh mình. Do đó, môi trường xung quanh dễ tạo ra những hứng thú chung cho trẻ. Trẻ có chung niềm vui, hứng thú, và chúng có nhu cầu tìm đến nhau để hoạt động cùng nhau trong nhóm. Có thể nói, môi trường xung quanh chứa nhiều cơ hội giúp trẻ phát triển KNLVN và là động cơ, nhu cầu, là điều kiện thúc đẩy trẻ làm việc nhóm. Vì thế, chúng ta không thể tách trẻ ra khỏi môi trường và việc hướng dẫn KNLVN cho trẻ là rất cần thiết. Nếu trẻ không có KN
  15. 2 này thì nhóm trẻ rất khó hoạt động có hiệu quả, thậm chí nhóm trẻ có thể tan rã. 1.4. Thực tiễn ở nước ta, chương trình GDMN hiện hành đã quan tâm tới việc GD KN xã hội cho trẻ trong đó có KNLVN. Tuy nhiên, việc GD KNLVN qua HĐ KPMTXQ cho trẻ ở các trường MN còn nhiều hạn chế. Vì thế GD KNLVN cho trẻ chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Giáo dục KNLVN cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh” làm đề tài luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng GD KNLVN cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ, đề tài đề xuất các biện pháp GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ nhằm phát triển KNLVN cho trẻ một cách tốt nhất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường MN. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình GD KN LVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi với HĐ KPMTXQ. 4. Giả thuyết khoa học Chương trình GDMN hiện nay đã quan tâm tới việc GD KN xã hội cho trẻ trong đó có KNLVN. Tuy nhiên, việc GD KNLVN qua HĐ KPMTXQ cho trẻ ở các trường MN còn những hạn chế, do đó chưa phát triển được kỹ năng này một cách toàn diện cho trẻ. Nếu trong HĐ KPMTXQ, GV biết sử dụng các biện pháp giáo dục như xây dựng môi trường hoạt động thuận lợi, hình thành cho trẻ tâm thế sẵn sàng làm việc nhóm; thiết kế hoạt động khám phá môi trường xung quanh kích thích nhu cầu làm việc nhóm của trẻ; tổ chức cho trẻ trải nghiệm cùng nhau qua HĐ KPMTXQ; kích thích các hành vi tích cực thể hiện KNLVN của trẻ; hướng dẫn trẻ đánh giá KNLVN thì KNLVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi sẽ được hình thành và phát triển một cách toàn diện. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ. 5.2. Đánh giá thực trạng GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ.
  16. 3 5.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp GD KNLVN cho trẻ 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu: Quá trình GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi được nghiên cứu qua HĐ KPMTXQ. 6.2. Về địa bàn nghiên cứu: - Địa bàn khảo sát thực trạng, thực nghiệm: 10 trường MN thuộc TP. HCM (MN Họa Mi - Q.3; MN thực hành 19/5 – Q.1; MN Sơn Ca - Q.10), Hà Nội (MNTH Hoa Hồng; Mầm non A; MNTH Hoa Sen) và tỉnh Đồng Nai (MN Hoa Mai; MN Trảng Dài; MN Hoa Sen; MN Hướng Dương). Các trường MN đều thực hiện theo CTGDMN hiện hành. - Khách thể khảo sát thực trạng, thực nghiệm: + 150 GV MN dạy các lớp MG 5 – 5 tuổi ở các trường MN + 120 trẻ MG 5 – 6 tuổi ở 2 trường MN trên địa bàn Đồng Nai (MN Trảng Dài, MN Hoa Mai). 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Chúng tôi dựa trên các quan điểm tiếp cận sau đây: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận phát triển, tiếp cận hoạt động, tiếp cận tích hợp và tiếp cận thực tiễn. 7.1.1. Tiếp cận hệ thống Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và vận động theo quy luật chung, mang tính tổng hợp. Thành tố là một bộ phận của hệ thống có tính xác định về tính chất và chức năng riêng, nhưng luôn vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Vận dụng tiếp cận hệ thống, chúng tôi xem xét QT GD KNLVN qua HĐ KPMTXQ cho trẻ là một bộ cấu thành của quá trình GD ở trường MN. Vì vậy, cần nghiên cứu QT này trong MQH với các bộ phận, các yếu tố khác của QTGD, đồng thời tính đến các điều kiện khách quan và chủ quan của nó. Hiệu quả GD KNLVN chịu ảnh hưởng của các yếu tố của QTGD và nó ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả GD. 7.1.2. Tiếp cận phát triển Cách tiếp cận này cho chúng ta thấy giáo dục là sự phát triển với nghĩa phát triển con người, phát triển đứa trẻ. Mọi trẻ em đều phát triển theo một quy luật, giai đoạn trước làm tiền đề để phát triển cho giai đoạn sau. Giáo dục hướng tới phát huy tối đa tiềm năng con người, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của người học. Vì vậy, cách
  17. 4 tiếp cận này hướng vào đứa trẻ phù hợp với sự phát triển của trẻ. Khi nghiên cứu xây dựng các biện pháp GD KNLVN qua HĐ KPMTXQ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi chúng tôi dựa trên sự phát triển chung và sự phát triển KNLVN của trẻ MG 5 - 6 tuổi nhằm đưa trẻ đến “vùng phát triển gần nhất”. 7.1.3. Tiếp cận tích hợp Theo quan điểm này đứa trẻ được nhìn nhận như một thực thể trọn vẹn. đứa trẻ sống và lĩnh hội kiến thức xã hội trong môi trường sống tổng thể. Tất cả các yếu tố xã hội, tự nhiên và khoa học môi trường tạo thành môi trường sống phong phú của trẻ. Giáo dục trẻ MN là “giúp trẻ phát triển toàn diện” hài hòa, cân đối giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục nhận thức, KN, thái độ. GD nói chung và GD KNLVN cho trẻ nói riêng, phải đảm bảo sự liên kết, hài hòa giữa các yếu tố trên. 7.1.4. Tiếp cận thực tiễn Khi nghiên cứu biện pháp GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi chúng tôi dựa trên đặc điểm đối tượng, địa bàn nghiên cứu, điều kiện thực hiện... 7.1.5. Tiếp cận hoạt động HĐ là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể mà kết quả là khách thể được cải tạo và chủ thể được hoàn thiện. HĐ KPMTXQ là quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vào quá trình tương tác với môi trường để nhận biết, tác động qua lại, làm biến đổi môi trường cho phù hợp với nhu cầu bản thân và nhờ đó bản thân trẻ phát triển. Trong HĐ KPMTXQ tạo ra cơ hội cho trẻ được hoạt động cùng nhau từ đó GD KNLVN cho trẻ. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Các phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết Mục đích: nhằm xây dựng các luận cứu khoa học cho đề tài luận án, xây dựng cơ sở lý luận và định hướng cho công việc nghiên cứu luận án. Nội dung nghiên cứu: các lý thuyết, các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài luận án, các kết quả nghiên cứu thực tiễn về vấn đề này. Cách thực hiện: tra cứu, thu thập tài liệu, thông tin từ thư viện, internet, phương tiện truyền thông đại chúng. Tổng hợp, phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa những nguồn tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Phương pháp phân loại và hệ thống lý thuyết Mục đích: Khái quát hóa các hướng nghiên cứu đề tài và định hướng cho
  18. 5 việc nghiên cứu thực tiễn và xây dựng hướng nghiên cứu luận án. Nội dung: Các lý thuyết, báo cáo nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Cách thực hiện: Phân chia, sắp xếp tài liệu khoa học và các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án một hệ thống nhất định thành các nhóm hoặc các hướng nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát Mục đích: Đánh giá thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục KNLVN trong hoạt động KPMTXQ cho trẻ ở trường MN. Nội dung: Tiến trình và biện pháp giáo dục KNLVN của GV, KNLVN của trẻ, mức độ KNLVN của trẻ trong hoạt động KPMTXQ. Cách tiến hành: Xây dựng các mẫu biên bản quan sát (phụ lục 5). Quan sát và phân tích các giờ tổ chức hoạt động KPMTXQ. Ghi chép lại những thông tin thu được qua quan sát và quay video. Phương pháp điều tra Mục đích: Điều tra ý kiến của GVMN dạy trẻ MG 5 – 6 tuổi về vấn đề GD KNLVN cho trẻ qua HĐ KPMTXQ. Nội dung: Nhận thức của GV về GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ; biện pháp tác động của GV nhằm GD KNLVN cho trẻ qua HĐ KPMTXQ; những thuận lợi, khó khăn của GV khi GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. Cách tiến hành: Xây dựng phiếu hỏi và phát phiếu cho các GV đang dạy lớp 5 – 6 tuổi. (phụ lục 1, 2) Phương pháp phỏng vấn Mục đích: Tìm hiểu về thực trạng GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ; bổ sung thêm thông tin và khẳng định thêm kết quả nghiên cứu định lượng. Nội dung: Biện pháp GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ; những biểu hiện KNLVN của trẻ qua HĐ KPMTXQ; ý nghĩa của việc GD KNLVN; các yếu tố ảnh hưởng đến KNLVN của trẻ qua HĐ KPMTXQ. Cách tiến hành: Xây dựng bảng phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn GVMN dạy lớp MG 5 – 6 tuổi. (phụ lục 6) Phương pháp thực nghiệm sư phạm
  19. 6 Mục đích: Kiểm chứng giả thuyết khoa học và kiểm tra tính khả thi của biện pháp giáo dục KNLVN đã đề xuất. Nội dung: Biện pháp giáo dục KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua hoạt động KPMTXQ ở trường MN. Cách tiến hành: Thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất ở nhóm thực nghiệm, còn nhóm đối chứng thực hiện các biện pháp giáo dục như bình thường. 7.2.2. Phương pháp bổ trợ Sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 20.0) để xử lý số liệu mà chúng tôi thu được trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích dữ liệu, đưa ra những nhận xét, kết luận khoa học. 8. Những luận điểm bảo vệ - KN LVN là một trong những KN quan trọng cần giáo dục cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở trường MN. KNLVN có thể được giáo dục thông qua nhiều con đường, nhiều hình thức hoạt động khác nhau ở trường MN, trong đó có hoạt động KP MTXQ. - HĐ KPMTXQ có nhiều cơ hội cho trẻ làm việc cùng nhau, vì thế cần khai thác các HĐ KPMTXQ ở trường MN như là phương tiện để GD KNLVN. - GD KN LVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KP MTXQ cần có qui trình tổ chức, hướng dẫn tạo cơ hội, điều kiện để giáo dục và phát triển KN LVN cho trẻ ở trường MN. 9. Đóng góp mới của đề tài 9.1. Về mặt lý luận Góp phần làm phong phú lý luận về GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, trong đó là các khái niệm về GD KNLVN cho trẻ MN, tầm ảnh hưởng của HĐ KPMTXQ đối với việc GD KNLVN, đặc điểm LVN của trẻ MG 5 – 6 tuổi, các biểu hiện KNLVN của trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ, biện pháp GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ. 9.2. Về mặt thực tiễn - Làm rõ hơn thực trạng GD KNLVN qua HĐ KPMTXQ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường MN TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của thực trạng. - Các biện pháp GD KNKNLVN cho trẻ MG 5 - 6 tuổi qua HĐKPMTXQ ở trường MN được đề xuất là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GVMN. Ngoài ra có thể vận dụng sáng tạo các
  20. 7 biện pháp này ở các trường MN có điều kiện giáo dục tương đương để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ. - Chương 2: Thực trạng GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ. - Chương 3: Biện pháp GD KNLVN cho trẻ MG 5 – 6 tuổi qua HĐ KPMTXQ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2