Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ
lượt xem 22
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm nâng cao kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ, giúp trẻ tự tin tương tác, giao tiếp và có hành vi ứng xử phù hợp, và chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI _____________ o0o______________ ĐÀM THỊ KIM THU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI _____________ o0o______________ ĐÀM THỊ KIM THU PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn KH 1 : GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Ngƣời hƣớng dẫn KH 2 : TS. Trƣơng Thị Hoa HÀ NỘI - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, nội dung và kết quả nghiên cứu không trùng với bất cứ công trình nào đƣợc công bố trƣớc đó. Hà Nội, tháng năm 2021 Tác giả luận án Đàm Thị Kim Thu
- ii LỜI CẢM ƠN! Để hoàn thành đƣợc luận án, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến và TS. Trƣơng Thị Hoa - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy, cô giáo trong Bộ môn Lý luận giáo dục, Khoa Tâm lý - Giáo dục học, Phòng Sau đại học, Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi cũng dành lời cảm ơn chân thành tới Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy, cô, anh, chị đồng nghiệp trong khoa Tâm lý - Giáo dục, trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trƣờng các trƣờng mầm non ở Hà Nội, Thái Nguyên và Lạng Sơn mà tôi thực hiện khảo sát; và đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và gia đình các trẻ đã hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm. Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, ngƣời thân đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án. Hà Nội, tháng năm 2021 Tác giả luận án Đàm Thị Kim Thu
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN! ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................4 8. Luận điểm bảo vệ ....................................................................................................6 9. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................7 10. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ .........................................9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..............................................................................9 1.1.1. Những nghiên cứu về trẻ mầm non có rối loạn phổ tự kỉ .................................9 1.1.2. Những nghiên cứu về kĩ năng xã hội của trẻ có rối loạn phổ tự kỉ .................11 1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ 13 1.2. Trẻ có rối loạn phổ tự kỉ .....................................................................................19 1.2.1. Khái niệm rối loạn phổ tự kỉ ...........................................................................19 1.2.2. Khiếm khuyết cốt lõi của rối loạn phổ tự kỉ ...................................................22 1.2.3. Đặc điểm phát triển của trẻ có rối loạn phổ tự kỉ ............................................24 1.3. Lý luận về kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ......................31 1.3.1. Kĩ năng ............................................................................................................31 1.3.2. Kĩ năng xã hội .................................................................................................32 1.3.3. Kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ....................................37 1.3.4. Đặc điểm kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ....................40
- iv 1.4. Lý luận về phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ .......43 1.4.1. Khái niệm phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ...43 1.4.2. Các lí thuyết làm cơ sở cho việc phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ......................................................................................44 1.4.3. Ý nghĩa và mục tiêu phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ..................................................................................................49 1.4.4. Nội dung phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ....50 1.4.5. Phƣơng pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ......52 1.4.6. Hình thức phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ...53 1.4.7. Đánh giá phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ .....55 1.4.8. Môi trƣờng phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ............56 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ...........................................................................................57 1.5.1. Yếu tố chủ quan ..............................................................................................57 1.5.2. Yếu tố khách quan ...........................................................................................58 Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................61 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Ở TRƢỜNG MẦM NON HÒA NHẬP............ 62 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ...............................................................................62 2.1.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................62 2.1.2. Nội dung khảo sát............................................................................................62 2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát .....................................................................................62 2.1.4. Công cụ khảo sát kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ........63 2.1.5. Khách thể khảo sát ..........................................................................................66 2.1.6. Địa bàn khảo sát ..............................................................................................70 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................70 2.2.1. Thực trạng kĩ năng xã hội của trẻ 5- 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ...................70 2.2.2. Thực trạng phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ..76 2.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hình thành, phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ..........................................93 2.3. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................96 Kết luận chƣơng 2 .....................................................................................................98
- v CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM100 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ....................................................................................100 3.2. Biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho cho trẻ 5-6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ101 3.2.1. Xác định quy trình tổ chức hoạt động trong lớp học hòa nhập nhằm phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ.............................................................................101 3.2.2. Nâng cao kiến thức, kĩ năng về giáo dục hòa nhập trẻ có rối loạn phổ tự kỉ cho giáo viên ..........................................................................................104 3.2.3. Xây dựng và tổ chức hoạt động chơi phát triển sự tƣơng tác giữa các trẻ trong lớp học hòa nhập ....................................................................................106 3.2.4. Tổ chức các giờ học cá nhân trong trƣờng mầm non hòa nhập ....................109 3.2.5. Tích hợp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ..............................................................115 3.2.6. Thiết kế môi trƣờng an tòan, thân thiện và hòa nhập trong lớp học hòa nhập .....117 3.2.7. Phối hợp với gia đình trẻ có rối loạn phổ tự kỉ trong quá trình phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ .................................................................................120 3.3. Thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................................122 3.3.1. Quá trình thực nghiệm ..................................................................................122 3.3.2. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm ...........................................................126 Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................144 KẾT LUẬN V KHUYẾN NGHỊ .........................................................................145 1. Kết luận ...............................................................................................................145 2. Khuyến nghị ........................................................................................................146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...............................................149 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................150 PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL1
- vi DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Cụm từ viết đầy đủ 1 CARS Bảng đánh giá tự kỷ ở trẻ em Sổ tay ch n đoán và thống kê những rối nhi u 2 DSM tinh thần Diagnostic and Statiscal Manual of Mental Disorders) 3 GDHN Giáo dục hòa nhập Phân loại quốc tế về bệnh tật International 4 ICD Classification Diseases) 5 KN K năng 6 KNXH K năng xã hội 7 M Điểm trung bình 8 RLPTK Rối loạn phổ tự kỉ 9 SD Độ lệch chu n 10 TN Thực nghiệm Tổ chức Y tế thế giới World Health 11 WHO Organization)
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mức độ nặng nhẹ của rối loạn phổ tự kỉ ...................................................29 Bảng 1.2. Nội dung giáo dục theo độ tuổi [13] .........................................................50 Bảng 1.3. Kết quả mong đợi giáo dục theo độ tuổi [13] ...........................................50 Bảng 2.1: Mô tả phiếu quan sát KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK ......................63 Bảng 2.2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha ....................65 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp mức độ RLPTK theo thang ch n đoán CARS .................67 Bảng 2.4. Kết quả biểu hiện KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK ...........................70 Bảng 2.5. Mức độ biểu hiện các kĩ năng thành phần trong nhóm kĩ năng tƣơng tác xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK..........................................................71 Bảng 2.6. Mức độ biểu hiện các kĩ năng thành phần trong nhóm kĩ năng tuân theo nội quy của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK .......................................................72 Bảng 2.7. Mức độ biểu hiện các kĩ năng thành phần trong nhóm kĩ năng giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK ....................................................................73 Bảng 2.8. Mức độ biểu hiện các kĩ năng thành phần trong nhóm kĩ năng hành vi và ứng xử xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK .............................................74 Bảng 2.9. Mức độ biểu hiện các kĩ năng thành phần trong nhóm kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK .........................................................75 Bảng 2.10. Phân chia thứ bậc trong thang likert 5 mức độ .......................................76 Bảng 2.11. Nhận thức của giáo viên về khái niệm rối loạn phổ tự kỉ .......................77 Bảng 2.12. Đánh giá của giáo viên về điểm mạnh của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK ......80 Bảng 2.13. Đánh giá của giáo viên về hạn chế của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK ...........81 Bảng 2.14. Cơ sở lựa chọn để xây dựng mục tiêu phát triển KNXH của giáo viên .85 Bảng 2.15. Mức độ thực hiện các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK .....................................................................................................89 Bảng 2.16. Thuận lợi của giáo viên khi phát triển KNXH cho trẻ ...........................91 Bảng 2.17.Những khó khăn của giáo viên khi phát triển KNXH cho trẻ .................92 Bảng 2.18. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình phát triển KNXH cho trẻ ...............94 Bảng 3.1: Kết quả đánh giá bằng thang kiểm tra phát triển Kyoto của Đ ..............127 Bảng 3.2: Kết quả KNXH của Đ .............................................................................128 Bảng 3.3: Kế hoạch phát triển KNXH cho Đ từ 12/2018 đến 05/2019 ..................129
- viii Bảng 3.4. Kết quả đánh giá KNXH truớc và sau thực nghiệm của Đ ....................130 Bảng 3.5: Kết quả so sánh t-test giữa trƣớc và sau thực nghiệm của Đ .................131 Bảng 3.6: Kết quả đánh giá bằng thang kiểm tra phát triển Kyoto của T ...............132 Bảng 3.7: Kết quả KNXH của T .............................................................................133 Bảng 3.8: Kế hoạch phát triển KNXH cho T từ 12/2018 đến 05/2019 ..................134 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá KNXH truớc và sau thực nghiệm của T .....................135 Bảng 3.10: Kết quả so sánh t-test giữa trƣớc và sau thực nghiệm của T ................137 Bảng 3.11: Kết quả đánh giá bằng thang kiểm tra phát triển Kyoto của M............138 Bảng 3.12: Kết quả KNXH của M ..........................................................................139 Bảng 3.13: Kế hoạch phát triển KNXH cho M từ 12/2018 đến 05/2019 ...............140 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá KNXH truớc và sau thực nghiệm của M ..................141 Bảng 3.15: Kết quả so sánh t-test giữa trƣớc và sau thực nghiệm của M ...............142 Bảng 3.3: Kế hoạch phát triển KNXH cho Đ từ 12/2018 đến 05/2019 ....................37 Bảng 3.7: Kế hoạch phát triển KNXH cho T từ 12/2018 đến 05/2019 ....................39 Bảng 3.11: Kế hoạch phát triển KNXH cho M từ 12/2018 đến 05/2019 .................41
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Kết quả khảo sát KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non .................64 Hình 2.2: Biểu đồ số năm công tác của giáo viên dạy tại trƣờng mầm non .............69 Hình 2.3: Biểu đồ mô tả nhận thức của giáo viên về khái niệm KNXH...................78 Hình 2.4: Biểu đồ mô tả nhận thức của giáo viên về khái niệm phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK ...........................................................................................78 Hình 2.5: Biểu đồ mô tả ý nghĩa phát triển KNXH đối với trẻ có RLPTK ..............79 Hình 2.6: Mô tả nhận định về điểm mạnh và hạn chế của trẻ có RLPTK ................83 Hình 2.7: Biểu đồ mô tả số lƣợng giáo viên xây dựng mục tiêu phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK ....................................................................................84 Hình 2.8: So sánh Mức độ quan trọng/cần thiết của các KNXH và Mức độ giáo viên thực hiện các nội dung phát triển KNXH cho trẻ RLPTK ......................86 Hình 2.9: Hình thức phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK ........................88 Hình 3.1: Mô tả vòng tay bạn bè .............................................................................119 Hình 3.2: Sơ đồ quy trình thực nghiệm biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK ..............................................................................................124 Hình 3.3: So sánh kết quả trƣớc và sau thực nghiệm biện pháp phát triển KNXH cho trẻ Đ. ...............................................................................................130 Hình 3.4: So sánh kết quả trƣớc và sau thực nghiệm biện pháp phát triển KNXH cho trẻ T .................................................................................................136 Hình 3.5: So sánh kết quả trƣớc và sau thực nghiệm biện pháp phát triển KNXH cho trẻ M. ...............................................................................................141
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu cho tất cả trẻ em, giáo dục hòa nhập là mô hình có nhiều ƣu việt hơn cả. Giáo dục hòa nhập có thể huy động đƣợc sự tham gia tối đa của trẻ khuyết tật với các trẻ em khác (trẻ không khuyết tật). GDHN ra đời dựa trên quan điểm “đảm bảo quyền bình đẳng cơ hội tham gia giáo dục”, đảm bảo các điều kiện để trẻ khuyết tật tiếp cận với giáo dục phổ thông nhƣ tại Điều 15, Luật Giáo dục 2019): “GDHN là phƣơng thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của ngƣời học; bảo đảm quyền học tập bình đẳng, chất lƣợng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của ngƣời học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của ngƣời học và không phân biệt đối xử”; Thông tƣ số 03/2018/TT-BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập đối với ngƣời khuyết tật chỉ rõ mục tiêu GDHN “Nguời khuyết tật đuợc phát triển khả năng của bản thân, đuợc h a nhập và tăng co hội đóng góp cho cộng đồng; Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất luợng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của nguời khuyết tật” [14]; Luật trẻ em (2016)… Hiện nay, Việt Nam đã rất quan tâm đến giáo dục và phát triển KNXH cho trẻ em, thể hiện qua các chƣơng trình rèn luyện kĩ năng cho trẻ; mời các chuyên gia hƣớng dẫn, rèn luyện kĩ năng sống cho các em; đƣa giáo dục kĩ năng sống vào chƣơng trình giáo dục. Thông qua đó, trẻ đƣợc thực hành những KNXH cần thiết, biết cách giúp đỡ chia sẻ với mọi ngƣời, tự tin vào bản thân, tiếp thu ý kiến của ngƣời khác, kiềm chế hành vi trong các tình huống xung đột, kiềm chế cảm xúc hay biết cách làm chủ cảm xúc của mình để không bị ngoại cảnh chi phối. Kĩ năng xã hội đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình sống, tƣơng tác, qua hoạt động, trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện… Trẻ có kĩ năng xã hội tốt s phát triển tốt các kĩ năng quan sát, lắng nghe; kĩ năng giao tiếp, h a đồng với bạn bè; kĩ năng làm việc trong nhóm… Đó là cơ sở để các em hình thành, phát triển các chu n mực đạo đức, phát triển các ph m chất nhân cách, đạo đức, hành vi, thói quen. Theo thống kê của Autism Treatment Network tại M (Pediatrics, 2016), trong 6.800 trẻ đƣợc ch n đoán bị rối loạn phổ tự kỉ (từ 2 – 17.6 tuổi), có 81.7% mất tƣơng tác xã hội; 48,3% muốn gây xung động, tấn công; 32.4% trẻ tự gây tổn thƣơng; 67.1% trẻ có suy nghĩ và hành vi lặp lại, định hình; 68.8% trẻ có biểu hiện tăng động; thiếu tập trung chú ý: 82,1%. RLPTK ở Việt Nam đƣợc biết đến và có những nghiên cứu rộng rãi trong hơn hai thập kỉ, những nghiên cứu về trẻ có RLPTK trải rộng từ đặc điểm phát triển của trẻ, giáo dục nhằm phát triển các kĩ
- 2 năng cho trẻ, các kĩ năng liên quan tới kĩ năng học đƣờng ở những độ tuổi khác nhau. Nghiên cứu thứ cấp năm 2017 về “Tỉ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỉ: những con số thống kê” đã tổng hợp tỉ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỉ dựa vào các nghiên cứu về tỉ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là ở các nƣớc có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và vị trí địa lý gần với Việt Nam ƣớc tính tỉ lệ trẻ từ 0 - 16 tuổi tại Việt Nam dao động trong khoảng 0.5 đến 1% [16]. Bên cạnh đó, việc nhận ra những khó khăn của trẻ có RLPTK để đƣa ra những biện pháp hỗ trợ đặc biệt cũng chƣa thực sự có sự thống nhất. Đối với trẻ RLPTK, vấn đề giao tiếp, tƣơng tác xã hội là một trong những khó khăn cốt lõi, do vậy việc phát triển và rèn luyện k năng xã hội cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng của gia đình và nhà trƣờng để giúp trẻ có thể tham gia vào các hoạt động, học tập, vui chơi nhằm tăng cƣờng khả năng giao tiếp và hòa nhập xã hội hiệu quả hơn. Trẻ có RLPTK đã và đang tham gia và chƣơng trình giáo dục nói chung và chƣơng trình giáo dục mầm non nói riêng với rất nhiều khó khăn, thách thức. Những nghiên cứu về rối loạn phổ tự kỉ đã tập trung vào những kĩ năng rất cơ bản của trẻ nhƣ: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng học đƣờng… Đây cũng là các yếu tố giúp trẻ có điều kiện phát triển về KNXH vì vậy cần có các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát triển kĩ năng này, giúp các em chiếm lĩnh đƣợc những kĩ năng cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển các mối quan hệ xã hội, phát triển một cách tốt nhất nhân cách của các em. Khoa học giáo dục mầm non đã khẳng định để giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi học tập một cách có hiệu quả khi buớc vào lớp 1 ở truờng tiểu học, trẻ cần phải đuợc chu n bị một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ và giao tiếp - xã hội. Trong đó, việc chu n bị cho trẻ kĩ năng giao tiếp - xã hội đóng vai tr hết sức quan trọng. Nếu trẻ đuợc chu n bị tốt về các kĩ năng giao tiếp, các em s d dàng h a nhập với môi truờng mới, có khả năng kết bạn tốt [8]. Nhƣ vậy, có thể thấy việc phát triển KNXH cho các em ở lứa tuổi này đóng một vai trò hết sức quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển của sau này. Trẻ có RLPTK cũng nhƣ các trẻ em khác, nếu đến 6 tuổi trẻ không đạt đƣợc mức độ phát triển KNXH cần thiết, tối thiểu thì trẻ s gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này mà trƣớc hết là khó khăn trong việc học tập ở giai đoạn tiếp theo. Có thể nói việc chu n bị tốt các kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là tiền đề để trẻ tự tin và thành công khi bƣớc vào lớp Một. Hình thành và phát triển KNXH cho trẻ em nói chung và trẻ có RLPTK nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, đây lại là một nhiệm vụ không hề d
- 3 dàng. Trẻ có RLPTK khác với các trẻ khác trong cách tiếp thu thông tin - với kiểu tri giác bộ phận, bị chi phối bởi hệ thống cảm giác khác biệt; khó khăn trong việc hiểu suy nghĩ, dự định của ngƣời khác; khó khăn trong việc tổ chức hoạt động tƣ duy và thực ti n, nhiều em có cách tổ chức theo một trật tự riêng, khó thay đổi và cũng hết sức khác biệt so với ngƣời khác… Những điều này khiến các em gặp khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và trong việc duy trì sự tƣơng tác, mối quan hệ với ngƣời khác. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy các nghiên cứu về phát triển KNXH cho trẻ 5 – 6 tuổi có RLPTK ở Việt Nam chƣa đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, công cụ đánh giá mức độ biểu hiện KNXH của trẻ RLPTK trong lớp mẫu giáo hòa nhập chƣa đƣợc nghiên cứu và sử dụng hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ” là vấn đề nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK, luận án xây dựng các biện pháp phát triển KNXH nhằm nâng cao KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK, giúp trẻ tự tin tƣơng tác, giao tiếp và có hành vi ứng xử phù hợp, và chu n bị cho trẻ bƣớc vào lớp một. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ. 4. Giả thuyết khoa học Trong quá trình phát triển, trẻ có RLPTK gặp khó khăn trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội, điều này có ảnh hƣởng lớn đến việc học tập và phát triển các mối quan hệ của các em. Ở trƣờng mầm non hòa nhập, giáo viên đã biết vận dụng một số các phƣơng pháp, biện pháp để phát triển KNXH cho trẻ, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả chƣa cao. Nếu xây dựng và thực hiện biện pháp phát triển kĩ năng xã hội phù hợp với các đặc điểm riêng biệt của trẻ có RLPTK, đồng thời kết hợp đƣợc các hoạt động chung với các tác động cá nhân trong môi trƣờng giáo dục hòa nhập s phát triển đƣợc những kĩ năng xã hội ở mức độ nhất định, giúp các em tự tin hơn, có thể tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi, là tiền đề để trẻ chu n bị bƣớc vào lớp 1.
- 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ. 5.2. Đánh giá thực trạng KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK và thực trạng phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK ở trƣờng mầm non hòa nhập. 5.3. Đề xuất biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. 5.4. Thực nghiệm biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp giáo dục phát triển kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ. - Giới hạn khách thể điều tra: + 37 trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK mức độ trung bình và nhẹ. + 62 giáo viên dạy học hòa nhập cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ tại trƣờng mầm non ở thành phố Hà Nội, thành phố Thái Nguyên và thành phố Lạng Sơn. - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: + Nghiên cứu KNXH cho trẻ trong môi trƣờng giáo dục hòa nhập. + Các trƣờng mầm non ở thành phố Hà Nội, thành phố Thái Nguyên và thành phố Lạng Sơn. 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu Luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên các cách tiếp cận sau: - Quan điểm tiếp cận hệ thống: nghiên cứu về kĩ năng xã hội trong luận án đƣợc tiến hành một cách có hệ thống, toàn diện từ việc xây dựng cơ sở lí luận, đánh giá tìm hiểu thực trạng và đề xuất các biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ có RLPTK. - Quan điểm tiếp cận thực ti n: thực ti n giáo dục, phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ là cơ sở quan trọng để luận án đề xuất các biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ có RLPTK. - Quan điểm tiếp cận hoạt động: Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động đóng vai tr chủ đạo. Thông qua các hoạt động, trẻ s đƣợc trải nghiệm, khám phá và trƣởng thành. Trẻ có RLPTK cũng có nhu cầu và cần đuợc hoạt động để trải nghiệm trong hoạt động. Thông qua hoạt động, trẻ có cơ hội tƣơng tác với bạn, với cô… từ đó hình thành và phát triển cho trẻ những KNXH cần thiết.
- 5 - Quan điểm tiếp cận cá nhân: Đây là quan điểm cơ bản, quan trọng trong giáo dục đặc biệt. Quan điểm này tiếp cận trẻ rối loạn phổ tự kỉ dựa trên những đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân, mỗi cá nhân cần có sự hỗ trợ khác nhau. Khi nghiên cứu và thực nghiệm các biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ, luận án vận dụng quan điểm này. - Quan điểm tiếp cận Giáo dục h a nhập: giáo dục hòa nhập không chỉ quan tâm đến kiến thức văn hóa mà c n chú trọng đến việc hình thành cho trẻ những KNXH, tạo ra một môi truờng thân thiện giữa trẻ em với nhau và với mọi nguời, giúp cho mọi trẻ em nói chung, trẻ có RLPTK nói riêng có thể đi đến cái đích, đó là: biết cùng chung sống, tôn trọng sự khác biệt và khẳng định giá trị xã hội của mỗi cá nhân. Nghiên cứu này nhằm phát triển các KNXH cho trẻ, là nền tảng để trẻ có RLPTK có thể h a nhập vào môi truờng học tập, môi truờng xã hội, là nền tảng để chu n bị cho trẻ bƣớc vào lớp 1. Quan điểm tiếp cận phát triển: Mọi trẻ em đều phát triển cả tâm sinh lý theo quy luật chung, trong đó có trẻ có RLPTK. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cần quan tâm tới các mốc phát triển và vùng phát triển gần để lập kế hoạch giáo dục cho phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, trong đó có kĩ năng xã hội, tạo tiền đề để trẻ có thể phát triển toàn diện. - Quan điểm tiếp cận tích hợp: Quan điểm tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non cho rằng tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là sự thâm nhập, đan xen các đối tƣợng hay các bộ phận của một đối tƣợng với nhau, tạo thành một chỉnh thể. Chính vì vậy, quá trình phát triển KNXH không phải là một quá trình riêng lẻ, mà có sự đan xen, kết hợp trong các hoạt động khác nhau của quá trình giáo dục mầm non nhƣ trong các hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chơi… của trẻ. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các công trình nghiên cứu, các tài liệu chuyên môn trong và ngoài nƣớc có liên quan đến phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK để xây dựng cơ sở lý luận của luận án. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến để thu thập thông tin từ phía giáo viên; từ đó, đánh giá mức độ phát triển kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ và thực trạng quá trình giáo dục phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ.
- 6 - Phƣơng pháp phỏng vấn: Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn sâu giáo viên để đánh giá sự phát triển kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ và thực trạng quá trình phát triển kĩ năng xã hội cho các em trong môi trƣờng giáo dục hòa nhập. - Phƣơng pháp đo nghiệm: Sử dụng thang ch n đoán tự kỉ ở trẻ nhỏ (CARS) để ch n đoán mức độ tự kỉ của trẻ; Sử dụng phiếu đánh giá các kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK để xác định mức độ đạt đƣợc các KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK, trên cơ sở đó xác định mục tiêu và lập kế hoạch phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. - Phƣơng pháp quan sát: + Quan sát để đánh giá KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK nhằm xác định mức độ đạt đƣợc KNXH của trẻ; + Quan sát trẻ 5 - 6 tuổi RLPTK trong hoạt động sinh hoạt tại trƣờng mầm non trong điều kiện bình thƣờng, không có sự tác động nhằm tìm hiểu mức độ đạt đƣợc các KNXH của trẻ; + Quan sát sau tác động các biện pháp phát triển KNXH cho nhóm trẻ thực nghiệm sƣ phạm. - Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về các vấn đề cơ sở lý luận và thực ti n của đề tài. - Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình: Sử dụng trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm nhằm phân tích để đánh giá tính phù hợp, hiệu quả và khả thi của các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Tiến hành thực nghiệm nhằm chứng minh hiệu quả của các biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK nhằm chứng minh các giả thuyết khoa học của đề tài. 7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán học Sử dụng thống kê toán học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 26.0 để phân tích số liệu thu đƣợc từ khảo sát thực trạng. Đó là căn cứ để phân tích định lƣợng và là cơ sở để rút ra kết luận khoa học về vấn đề nghiên cứu. 8. Luận điểm bảo vệ - Kĩ năng xã hội là một trong những kĩ năng rất cần thiết nhằm giúp trẻ có RLPTK tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt vui chơi. KNXH có thể học đƣợc thông qua các hoạt động tại nhóm, lớp hay các giờ học cá nhân trong trƣờng mầm non hòa nhập. Phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK đáp ứng xu
- 7 hƣớng đổi mới giáo dục theo hƣớng tiếp cận năng lực ngƣời học đồng thời có chú ý tới đặc điểm phát triển của ngƣời học, giáo dục hòa nhập cho mọi đối tƣợng. - Phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK trong trƣờng mầm non hòa nhập chỉ thực sự hiệu quả khi giáo viên có kiến thức, kĩ năng để có thể xác định đƣợc điểm mạnh, hạn chế và đặc điểm KNXH của trẻ có RLPTK. Đồng thời, lựa chọn sử dụng và kết hợp các biện pháp phát triển KNXH phù hợp với đặc điểm của trẻ và đặc điểm của môi trƣờng giáo dục hòa nhập ở trƣờng mầm non s phát huy đƣợc hiệu quả phát triển KNXH cho trẻ. - Phát triển KNXH cho trẻ có RLPTK có thể thực hiện đƣợc trong điều kiện thực ti n của giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để hoạt động phát triển KNXH đƣợc di n ra có hiệu quả cần quan tâm chú ý đến các yếu tố tác động đến từ phía bản thân trẻ, giáo viên, nhà trƣờng và gia đình. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lý luận: + Góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ. + Làm rõ đặc điểm KNXH, nội dung, phƣơng pháp, hình thức phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. Làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK trong trƣờng mầm non hòa nhập. 9.2. Về thực tiễn: + Phân tích, làm rõ những ƣu điểm, hạn chế về KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK; thực trạng kiến thức, kĩ năng của giáo viên, trong quá trình phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK ở trƣờng mầm non hòa nhập; phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển kĩ năng xã hội của trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ. + Đề xuất biện pháp phát triển KNXH cho trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK giúp giáo viên trong trƣờng mầm non hòa nhập có kiến thức và kĩ năng trong việc xác định khả năng và nhu cầu của trẻ có RLPTK; xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức phát triển KNXH cho trẻ; điều kiện để thực hiện biện pháp và vận dụng các biện pháp một cách phù hợp với đặc điểm phát triển và đặc điểm KNXH của trẻ 5 - 6 tuổi có RLPTK. + Trên cơ sở chứng minh khoa học về lí luận và thực ti n, kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho công tác quản lý, nghiên cứu, đào tạo, bồi dƣỡng cho giáo viên dạy trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ.
- 8 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - Khuyến nghị; Luận án bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ Chƣơng 2: Thực trạng phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ ở trƣờng mầm non hòa nhập Chƣơng 3: Biện pháp phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ và thực nghiệm sƣ phạm
- 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về trẻ mầm non có rối loạn phổ tự kỉ Trong các nghiên cứu mới nhất về trẻ có RLPTK đuợc công bố trên website: Autism speaks, 2012 thì vào tháng 3 năm 2012, Trung tâm Kiểm soát và Ph ng ngừa Bệnh CDC) đã điều chỉnh tỷ lệ trẻ có RLPTK ở Hoa K với con số mới là 1 trẻ có RLPTK/88 trẻ em. Điều này cho thấy sự gia tăng 23 so với uớc tính truớc đó của CDC là 1/110 trẻ em, đuợc báo cáo trong năm 2009. Con số này tăng lên 78 so với uớc tính năm 2007 của CDC là 1/150. Theo các uớc tính truớc đó, con số cập nhật vẫn cho thấy tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái vẫn c n rất cao 1/54 trẻ trai, so với 1/252 trẻ gái. Trong nghiên cứu năm 2014 của Newschaffer C.J., Croen L.A., Daniels J. thì tỷ lệ trẻ RLPTK x t theo giới tính giữa nam và nữ là 4,3 : 1 Newschaffer C.J., Croen L.A., Daniels J, 2014) [98]. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Trung ƣơng thì ở Nga tỷ lệ trung bình trẻ RLPTK năm 1999 là 26/10.000 Башина В.М, 1999). Năm 2012, Hội nghị " ự k , các sự h tr n n t ng" đã thống kê có khoảng 1 dân số của trẻ em Nga, và điều này tƣơng ứng với thống kê thế giới về tỷ lệ khuyết tật phát triển này. Tuy nhiên, theo dữ liệu tổng hợp nhận đuợc từ các khu vực của Liên bang Nga bởi Bộ Lao động và Bảo vệ Xã hội thì năm 2015, chỉ có 7.500 trẻ em đuợc ch n đoán có RLPTK ở Nga, tức là thấp hon gần 40 lần so với số luợng đuợc dự báo tƣơng ứng với 1 Анастасия Смирдова Anastasia Smirdova, 2017). Ở Châu Á thì nhóm nghiên cứu, đứng đầu nghiên cứu là tiến sĩ Young Shin Kim thuộc Trung tâm nghiên cứu trẻ em thuộc Đại học Yale cùng các đồng sự nguời Hàn Quốc và đồng tác giả là giáo su Roy Richard Gilker ĐH George Washington), chuyên gia về Nhân học đã phối hợp với các nhà khoa học Hoa K và Canada nghiên cứu so sánh tỷ lệ trẻ có RLPTK ở Hàn Quốc so với Hoa K và kết quả nghiên cứu đã đuợc đăng trên Tạp chí Tâm thần học của M . Kết quả nghiên cứu đã đua ra một tỷ lệ kinh ngạc ở trẻ em Hàn Quốc có RLPTK cao hon nhiều so với tỷ lệ này tại Hoa K . Tỷ lệ RLPTK ở Hàn Quốc là 2.64 , cứ có 38 em thì có 1 trẻ có RLPTK, đáng luu ý là tỷ lệ RLPTK ở trẻ em gái khá cao. Nhóm đã tiến hành lấy mẫu từ 55.000 trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 7 tuổi đuợc thống kê từ 5 năm trở lại
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 160 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 155 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 22 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 24 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 14 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn