Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy Anh – Việt
lượt xem 9
download
Nghiên cứu của luận án là đề xuất một số giải pháp cụ thể để xây dựng, chuẩn hoá thuật ngữ phòng cháy chữa cháy, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt trong lực lượng phòng cháy chữa cháy và việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành phòng cháy chữa cháy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy Anh – Việt
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BÍCH NGỌC NGUYỄN BÍCH NGỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ANH - VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN BÍCH NGỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ANH - VIỆT Ngành : Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số : 9222024 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM HIỂN HÀ NỘI – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Đối chiếu thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy Anh – Việt là kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tác giả Nguyễn Bích Ngọc
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khuyến khích của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Hiển, người Thầy đã hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và đánh giá của thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Lãnh đạo Khoa Khoa cơ bản và Ngoại ngữ nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án. Tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Khoa Văn hoá và Ngôn ngữ học - Học viện Khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học, các nhà khoa học, gia đình và các bạn đồng nghiệp đã chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án này. Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2023 Tác giả Nguyễn Bích Ngọc
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................. 9 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam ... 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam ............. 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ phòng cháy chữa cháy trên thế giới và ở Việt Nam ...................................................................................... 19 1.2. Một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ .......................................................... 25 1.2.1. Các quan niệm về thuật ngữ .............................................................. 25 1.2.2. Phân biệt thuật ngữ với một số lớp từ liên quan ............................... 30 1.2.3. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ ............................................................ 34 1.2.4. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ ................................................................... 38 1.2.5. Khái quát về phòng cháy chữa cháy và thuật ngữ phòng cháy chữa cháy ..................................................................................................... 41 1.3. Lý thuyết định danh ................................................................................... 43 1.3.1. Khái niệm định danh ......................................................................... 43 1.3.2. Quy trình định danh........................................................................... 44 1.3.3. Nguyên tắc định danh ........................................................................ 44 1.4. Một số cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu ....................................... 45 1.4.1. Khái niệm về ngôn ngữ học đối chiếu .............................................. 45 1.4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu ......................................................... 46 1.4.3. Nguyên tắc so sánh đối chiếu ............................................................ 47 1.5. Tiểu kết ........................................................................................................ 48 Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ANH - VIỆT ................................................. 50 2.1. Phương thức cấu tạo thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................................................. 51 2.1.1. Phương thức cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh .... 51 2.1.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt .... 55 2.2. Đối chiếu số lượng các yếu tố cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................. 58
- 2.2.1. Thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng yếu tố .................................................................................... 58 2.2.2. Đánh giá sự tương đồng và khác biệt của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và tiếng Việt trên số lượng yếu tố cấu tạo ................ 60 2.3. Đối chiếu đặc điểm về cấu tạo và từ loại của thuật ngữ PCCC tiếng Anh và Tiếng Việt .............................................................................................. 61 2.3.1. Thuật ngữ PCCC có cấu tạo một yếu tố ............................................ 61 2.3.2. Thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy có cấu tạo hai yếu tố ................... 64 2.3.3.Thuật ngữ phòng cháy chữa cháy có cấu tạo 3 yếu tố ....................... 68 2.3.4. Thuật ngữ PCCC có cấu tạo 4 yếu tố ................................................ 71 2.3.5. Thuật ngữ PCCC gồm 5 yếu tố cấu tạo............................................. 72 2.3.6. Thuật ngữ PCCC gồm sáu yếu tố cấu tạo ......................................... 73 2.3.7. Thuật ngữ PCCC gồm bảy yếu tố cấu tạo ......................................... 73 2.3.8. Thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy là từ viết tắt ................................. 73 2.4. Đối chiếu mô hình cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt ... 76 2.4.1. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh .... 77 2.4.2.Các mô hình cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt ..... 87 2.4.3. Đánh giá sự tương đồng và khác biệt về mô hình cấu tạo của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt .............................................. 94 2.5. Tiểu kết ........................................................................................................ 95 Chương 3: ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ANH – VIỆT ......................................................................................... 97 3.1. Các phương thức tạo lập thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh......... 97 3.1.1. Phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường ............................. 98 3.1.2. Phương thức tạo thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy trên cơ sở ngữ liệu vốn có ................................................................................................. 101 3.1.3. Tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài...................................................... 103 3.1.4. Tiếp nhận từ các ngành khoa học khác ........................................... 104 3.2. Phương thức tạo lập thuật ngữ PCCC tiếng Việt .................................. 107 3.2.1. Dựa vào ngôn ngữ bản ngữ (thuật ngữ hoá từ thông thường) ....... 107 3.2.2. Tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài...................................................... 107
- 3.2.3. Vừa dựa trên cơ sở tiếng Việt vừa dựa vào tiếng nước ngoài......... 109 3.3. Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt ........................................................................................................ 111 3.3.1. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh - Việt xét theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ............................ 111 3.3.2. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt theo cách thức biểu thị của thuật ngữ ............................ 112 3.4. Đối chiếu mô hình định danh thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt ........................................................................................................ 114 3.4.1. Các thuật ngữ chỉ các chủ thể hoạt động trong phòng cháy chữa cháy. 117 3.4.2. Các thuật ngữ chỉ sự vật trong phòng cháy chữa cháy.................... 119 3.4.3. Các thuật ngữ chỉ các thiết bị dùng trong phòng cháy chữa cháy... 122 3.4.4. Các thuật ngữ chỉ hoạt động/ quá trình phòng cháy chữa cháy ...... 127 3.4.5. Các thuật ngữ chỉ hiện tượng trong phòng cháy chữa cháy ............ 129 3.4.6. Các thuật ngữ chỉ không gian, địa điểm trong phòng cháy chữa cháy 132 3.5. Một số đề xuất phương hướng về xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy tiếng Việt ................................................................... 140 3.5.1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt ................................................................................................... 140 3.5.2. Đề xuất xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt ................................................................................................... 141 3.6. Tiểu kết ...................................................................................................... 143 KẾT LUẬN....................................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 152
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ PCCC Phòng cháy chữa cháy TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam NFPA National Fire Protection Association BS British Standards CNCH Cứu nạn cứu hộ Y Yếu tố
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê thuật ngữ PCCC Anh – Việt theo số lượng yếu tố cấu tạo ............................................................................................ 59 Bảng 2.2: Thống kê thuật ngữ PCCC tiếng Anh một yếu tố ......................... 61 Bảng 2.3: Thống kê thuật ngữ PCCC tiếng Việt là từ .................................. 64 Bảng 2.4: Thuật ngữ PCCC tiếng Anh có cấu tạo hai yếu tố ........................ 67 Bảng 2.5: Thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo 2 yếu tố ........................... 68 Bảng 2.6: Thuật ngữ PCCC tiếng Anh có cấu tạo 3 yếu tố ........................... 69 Bảng 2.7: Thuật ngữ PCCC Tiếng Việt có cấu tạo 3 yếu tố .......................... 71 Bảng 2.8: Thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo 4 yếu tố ........................... 72 Bảng 2.9: Thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo 5 yếu tố ........................... 72 Bảng 2.10: Thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo 6 yếu tố ........................... 73 Bảng 2.11: Thuật ngữ PCCC Tiếng Anh là từ viết tắt ..................................... 74 Bảng 2.12: Tổng hợp về từ loại của hệ thuật ngữ PCCC Anh- Việt ............... 74 Bảng 2.13: Bảng tổng hợp số lượng mô hình cấu tạo thuật ngữ PCCC Anh- Việt................................................................................................. 93 Bảng 3.1: So sánh giữa nghĩa thông thường và nghĩa chuyên ngành .......... 100 Bảng 3.2: Thuật ngữ PCCC tiếng Anh là từ viết tắt .................................... 102 Bảng 3.3: Thuật ngữ PCCC tiếp nhận từ các ngành khoa học khác ............ 106 Bảng 3.4: Số lượng thuật ngữ PCCC Anh - Việt theo các phạm trù ngữ nghĩa............................................................................................. 115 Bảng 3.5: Các thuật ngữ chỉ “chủ thể hoạt động” trong PCCC ................... 118 Bảng 3.6: Các thuật ngữ chỉ “sự vật” trong PCCC ..................................... 121 Bảng 3.7: Các thuật ngữ chỉ “thiết bị” trong PCCC .................................... 126 Bảng 3.8: Các thuật ngữ chỉ “quá trình/ hoạt động” trong PCCC ............... 129 Bảng 3.9: Các thuật ngữ chỉ “hiện tượng” trong PCCC .............................. 132 Bảng 3.10: Các thuật ngữ chỉ “không gian, địa điểm” trong PCCC.............. 134 Bảng 3.11: Các thuật ngữ chỉ “thời gian” trong PCCC ................................. 136 Bảng 3.12: So sánh đặc trưng định danh thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và tiếng Việt................................................................ 136 Biểu đồ 2.1: Thuật ngữ PCCC tiếng Anh và tiếng Việt theo số lượng yếu tố cấu tạo .................................................................................. 59
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển khoa học của mỗi quốc gia, thuật ngữ học luôn là mảng đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Những năm gần đây, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình khoa học đi sâu nghiên cứu hệ thuật ngữ thuộc các lĩnh vực khác nhau như tài chính, ngân hàng, xã hội học, du lịch, báo chí, bưu chính viễn thông, y tế, dầu khí, cơ khí v.v… một cách toàn diện trên các phương diện như đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm định danh và đề xuất chuẩn hóa thuật ngữ. So với các loại từ ngữ khác, thuật ngữ là bộ phận phát triển nhanh nhạy nhất, nhất là trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ trên thế giới đang phát triển với tốc độ vũ bão. Thuật ngữ có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của khoa học công nghệ và do đó góp phần to lớn thúc đẩy sự phát triển xã hội. Vì vậy, thuật ngữ vẫn là đề tài hấp dẫn, có tầm quan trọng và mang ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ, lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ngày càng được Nhà nước và xã hội quan tâm, được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quốc gia vì nó liên quan chặt chẽ đến tính mạng, đời sống con người. Thực tế cho thấy khi nền kinh tế càng phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nhanh chóng được hình thành và phát triển thì rủi ro về cháy, nổ xảy ra cũng càng cao. Trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng hiện nay của Đất nước, nhiệm vụ đặt ra là cần phải hệ thống hóa và chuẩn hóa các thuật ngữ khoa học được sử dụng trong ngành phòng cháy chữa cháy làm sao vừa có giá trị khoa học, vừa mang tính thời sự rõ rệt. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hầu hết các thuật ngữ dùng để biểu đạt các khái niệm, biểu tượng, phạm trù th ường được chuyển dịch hoặc vay mượn từ tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng 1
- Nga, tiếng Anh, ddo vậy, còn thiếu những định nghĩa thống nhất cho nội dung thuật ngữ bằng tiếng Việt, đặc biệt là cấu tạo, ngữ nghĩa và cách định danh chưa được chuẩn hóa. Khảo sát ban đầu cho thấy, nhiều thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt chưa biểu đạt được tính chính xác khái niệm. Không ít những thuật ngữ vay mượn nước ngoài được sử dụng với nhiều biếnnthể khác nhau mà chưa được chuẩn hóa, hoặc có những thuật ngữ phòng cháy chữa cháy có trong tiếng Anh mà không có trong tiếng Việt, ví dụ backdraft, flash over, stabilizer, Snozzle, bumper turret …Việc chưa thống nhất và vay mượn đặt ra một yêu cầu là nên phân tích, đối chiếu sự giống và khác nhau giữa các thuật ngữ để đảm bảo những thuật ngữ đó biểu đạt được một cách chính xác những khái niệm, biểu tượng, phạm trù, các sự vật, hiện tượng tương ứng với ngôn ngữ gốc. Do đó, việc nghiên cứu để xây dựng, chuẩn hóa hệ thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt nhằm đáp ứng tình hình hoạt động của ngành phòng cháy chữa cháy nói riêng, đồng thời thúc đẩy và phát triển hơn nữa quá trình hội nhập với ngành phòng cháy chữa cháy thế giới nói chung là một nhiệm vụ cấp bách và có tính thời sự. Thuật ngữ chuyên ngành phòng cháy là hệ thuật ngữ nằm trong tiếng Việt nói chung và trong hệ thống ngôn ngữ khoa học ở Việt Nam nói riêng, nhưng hệ thuật ngữ này chưa được quan tâm tới và thực tế từ trước đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ chuyên ngành phòng cháy chữa cháy. Qua thực tế giảng dạy môn tiếng Anh chuyên ngành phòng cháy chữa cháy cho sinh viên tại trường Đại học phòng cháy chữa cháy, tác giả nhận thấy tầm quan trọng của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy đối với sinh viên đang theo học chuyên ngành này nói riêng và cho lực lượng phòng cháy chữa cháy nói chung. Chính vì vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo, ngữ nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành phòng cháy chữa cháy là thiết thực. Việc chỉ ra được nguồn gốc, phương thức cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và cách sử dụng thuật ngữ chuyên ngành là góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện hệ thống thuật ngữ chuyên ngành trong ngành phòng cháy chữa cháy. Luận án sẽ tập trung khảo sát, nghiên 2
- cứu đối chiếu hệ thống thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện cấu tạo, định danh để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt của hệ thuật ngữ phòng cháy chữa cháy trong hai ngôn ngữ, góp phần bổ sung, hoàn thiện và chuẩn hóa hệ thống phòng cháy chữa cháy tiếng Việt, từ đó có thể góp phần hoàn chỉnh lí thuyết chung về thuật ngữ học. Từ thực tế nêu trên chúng tôi chọn nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh - Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm ra các đặc điểm tương đồng và khác biệt về mặt phương thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, phương thức hình thành và đặc điểm định danh của hệ thống thuật ngữ phòng cháy chữa cháy trong hai ngôn ngữ. Nghiên cứu của luận án là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể để xây dựng, chuẩn hoá thuật ngữ phòng cháy chữa cháy, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt trong lực lượng phòng cháy chữa cháy và việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành phòng cháy chữa cháy. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục đích trên, luận án giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ PCCC trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu; - Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ PCCC trong tiếng Anh và tiếng Việt về phương thức cấu tạo, các loại mô hình kết hợp các yếu tố để tạo thành thuật ngữ PCCC trong cả hai ngôn ngữ; - Đối chiếu để chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về đặc điểm định danh của thuật ngữ PCCC trong hai ngôn ngữ Anh và Việt trên các phương diện: phương thức tạo lập, kiểu ngữ nghĩa và cách thức biểu thị của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy; - Đề xuất về xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ PCCC tiếng Việt. 3
- 3. Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là 2.250 thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và 2.250 thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt được tổng hợp, thu thập theo tiêu của thuật ngữ. Đây là các thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn ở việc khảo sát, đối chiếu các thuật ngữ PCCC tiếng Anh và tiếng Việt hiện đang được sử dụng trong lĩnh vực PCCC bao gồm đặc điểm cấu tại, phương thức tạo lập, đặc điểm định danh. Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của luận án còn được giới hạn ở đối tượng nghiên cứu. Do lĩnh vực PCCC khá rộng nên luận án chủ yếu dừng lại ở việc khảo sát các thuật ngữ PCCC liên quan đến 7 phạm trù tiêu biểu của ngành PCCC gồm: (1) chủ thể hoạt động PCCC, (2) sự vật là đối tượng của các hoạt động PCCC, (3) thiết bị dùng trong PCCC, (4) quá trình, hoạt động xảy ra trong PCCC, (5) hiện tượng thường xảy ra trong PCCC, (6) Không gian, địa điểm diễn ra hoạt động trong PCCC, (7) Thời gian diễn ra hoạt động PCCC. 3.3. Nguồn tư liệu Khi tiến hành thu thập tư liệu, mục tiêu của luận án là cố gắng thu thập tương đối đầy đủ các thuật ngữ PCCC trong phạm vi nghiên cứu và hiện đang được sử dụng trong ngành PCCC nhằm rút ra được những nhận xét, đánh giá chính xác và khách quan về các đặc điểm của thuật ngữ PCCC tiếng Anh và tiếng Việt. Để có được số liệu thuật ngữ PCCC làm tư liệu nghiên cứu luận án đã dựa vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trước hết là các thuật ngữ PCCC được chọn lọc, khai thác từ các cuốn từ điển giải thích Anh - Anh, Nga – Anh - Việt uy tín như: NFPA glossary of terms (2019 Edition), F is for Fire - A Dictionary of Key Fire Terminology, Illustrated Dictionary Fire Service Terms, Các sự cố khẩn cấp - Từ điển Nga - Anh - Việt, Sổ từ Tiếng Anh chuyên ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ… Luận án 4
- lựa chọn nguồn dữ liệu trên vì các từ điển này khá phổ biến, uy tín và phù hợp với mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng thuật ngữ PCCC xuất hiện trong các từ điển còn khiêm tốn, chưa phản ánh được sự phong phú của thuật ngữ PCCC trong thực tế sử dụng. Vì vậy, bên cạnh số thuật ngữ được khảo sát chính trong các từ điển, luận án còn dựa trên các tài liệu khoa học PCCC như: các giáo trình đang được giảng dạy, cụ thể là giáo trình Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành, tạp chí PCCC… hiện đang được lưu hành trong nước. Ngoài ra, thuật ngữ còn được thu thập từ những tài liệu phòng cháy chữa cháy như tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Phòng cháy chữa cháy của Anh, tiêu chuẩn PCCC của Hiệp hội Phòng cháy quốc gia Hoa Kỳ, sách, báo, tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Với cách tiến hành như trên, luận án đã thu thập được 2250 thuật ngữ tiếng Anh và 2250 thuật ngữ tiếng Việt thuộc 07 phạm trù tiêu biểu của ngành PCCC làm tư liệu nghiên cứu. Với số lượng khá lớn các thuật ngữ được thu thập như trên, chúng tôi hi vọng sẽ thu được các kết quả nghiêm cứu là hữu ích và đáng tin cậy. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Do đối tượng nghiên cứu là các thuật ngữ PCCC tiếng Anh và tiếng Việt, nên một số phương pháp chủ yếu, bao trùm của luận án là phương pháp so sánh, đối chiếu. Cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu đặt ra trong luận án này, tác giả sử dụng một số phương pháp, thủ pháp sau: 4.1. Phương pháp so sánh - đối chiếu Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ như Lê Quang Thiêm, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Chiến [55], [16], [8]…đây là phương pháp nghiên cứu so sánh giữa hai hay nhiều ngôn ngữ hoặc tiểu loại của ngôn ngữ nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. Phương pháp đối chiếu thường được chia thành: đối chiếu một chiều, đối chiếu hai chiều. Trong luận án này, phương pháp so sánh, đối chiếu được áp dụng để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai 5
- hệ thuật ngữ PCCC tiếng Anh và tiếng Việt trên các bình diện đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, phương thức tạo lập. 4.2. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp Phương pháp phân tích yếu tố dùng để phân tích đặc điểm cấu tạo của một thuật ngữ xét theo yếu tố trực tiếp nhằm xác định mô hình cấu trúc của các thuật ngữ này. Từ đó tìm ra các nguyên tắc cơ sở tạo thành thuật ngữ PCCC tiếng Anh và tiếng Việt 4.3. Phương pháp mô tả Phương pháp này được sử dụng để mô tả đặc điểm cấu tạo của từng thuật ngữ theo các phương diện như: các yếu tố cấu tạo nên mỗi thuật ngữ, các mô hình cấu tạo cụ thể, các bậc và mối quan hệ giữa các yếu tố để tạo nên thuật ngữ. Phương pháp này giúp hình dung được đầy đủ, rõ nét, cụ thể đặc điểm của thuật ngữ PCCC về cấu tạo, định danh, những tồn tại và cách chỉnh lí. 4.4. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp thống kê, phân loại giúp tính toán tần số xuất hiện và tần số sử dụng của các thuật ngữ, từ đó có được các số liệu cụ thể làm cơ sở xác thực cho những kết luận trong quá trình nghiên cứu. Kết quả thống kê được tổng hợp thành các bảng biểu, các con số thông qua các mô hình hay tỷ lệ phần trăm. Những kết quả thu được giúp hình dung dễ dàng các đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thức và cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Việt chuyên ngành. Thủ pháp này được sử dụng để hệ thống số liệu thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh- Việt: thống kê từ loại, thống kê yếu tố từ loại, ... Kết quả số liệu thống kê được sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đối chiếu thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh –Việt. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đóng góp mới về khoa học của luận án thể hiện ở việc đã giới thiệu được một cách khái quát cơ sở lý luận liên quan đến thuật ngữ nói chung và thuật ngữ phòng cháy chữa cháy nói riêng. Đặc biệt, luận án đã tổng kết được các giai đoạn 6
- phát triển của thuật ngữ và cập nhật được những hướng tiếp cận mới về thuật ngữ như: tiếp cận thuật ngữ theo khía cạnh giao tiếp, tri nhận, xử lý thuật ngữ trong ngôn ngữ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, dựa trên quan điểm thống nhất về yếu tố cấu tạo của thuật ngữ, luận án đã xác định được các kiểu mô hình cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt, phát hiện những điểm tương đồng, dị biệt giữa hai hệ thuật ngữ về phương diện đơn vị ngữ pháp, đặc điểm từ loại, phương thức cấu tạo, số lượng yếu tố cấu tạo. Cuối cùng, đóng góp của luận án còn thể hiện ở việc cung cấp một bức tranh khá rõ về phương thức hình thành, đặc điểm định danh của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh- Việt. Dựa vào kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đề xuất các phương hướng biện pháp cụ thể, khả thi nhằm xây dựng và chuẩn hoá các thuật ngữ phòng cháy chữa cháy trong tiếng Việt. Luận án có thể giúp cho các cán bộ làm công tác phòng cháy chữa cháy, giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành phòng cháy chữa cháy, người làm công tác biên soạn giáo trình, từ điển, các sinh viên chuyên ngành phòng cháy chữa cháy có cái nhìn tổng quát về thuật ngữ phòng cháy chữa cháy. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận, luận án sẽ chỉ ra những đặc điểm về mặt cấu tạo, ngữ nghĩa của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc xây dựng lý thuyết chung về thuật ngữ, từ đó có thể góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng từ điển thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh-Việt trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đạt được của luận án là cơ sở ngữ liệu thiết thực cho công tác dịch thuật, chuẩn hoá và biên soạn từ điển thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt hoặc Việt – Anh đáp ứng sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành PCCC. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp 7
- phần vào tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành phòng cháy chữa cháy nói riêng. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương sau. CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận CHƯƠNG 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt. CHƯƠNG 3: Đối chiếu phương thức tạo lập và đặc điểm định danh thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt. 8
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN Dẫn nhập Trong hoạt động khoa học hoặc hoạt động chuyên môn, ngôn ngữ được phân biệt với ngôn ngữ chung nhất ở lớp từ vựng mà ta gọi là hệ thuật ngữ. Bất cứ ngành khoa học nào cũng cần phải có một tập hợp từ ngữ được xác định một cách nghiêm ngặt, dùng để biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm trong ngành đó. Hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học, thuật ngữ được hình thành và phát triển không ngừng như một nhu cầu tất yếu thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong chương này, chúng tôi sẽ điểm lại và phác họa bức tranh tổng quát về tình hình nghiên cứu thuật ngữ nói chung, thuật ngữ PCCC nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số cơ sở lý thuyết như: Khái niệm thuật ngữ và thuật ngữ PCCC, tiêu chuẩn của thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với một số khái niệm khác cũng sẽ được trình bày. Cuối cùng là cơ sở lý thuyết về so sánh, đối chiếu. 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới Tổng thuật lịch sử nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới, chúng tôi nhận định, hoạt động nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới bắt đầu vào những thời điểm khác nhau. Những tiếp cận đầu tiên nhằm xây dựng hệ thống thuật ngữ cho từng lĩnh vực khoa học bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 15. Những tác giả được cho là tiên phong trong công tác nghiên cứu thuật ngữ ở thế kỷ này điển hình là: Albrecht Dürer, Andreas Vesalius, Carl Von Linne, Johann Beckmann. Cũng thời gian đó ở Nga, M.V. Lomonosov đã đưa ra một hệ thống thuật ngữ lý hoá riêng bằng tiếng Nga, sử dụng tối đa thuật ngữ bằng tiếng Nga và chỉ sử dụng thuật ngữ ngoại lai khi không tìm được từ tương đương trong tiếng Nga. 9
- Tại Pháp, hai nhà hoá học Antoine Lavoisier (1743-1793) và Claude Louis Berthollet (1748-1822) đã xây dựng một hệ thuật ngữ gọi tên các chất hoá học trong công trình“Méthodode de nomenclatrue chimique” được xuất bản năm 1787. Hệ thống thuật ngữ này đã thể hiện rõ các mối quan hệ qua lại trong các kết hợp của các chất (ví dụ ở các kết hợp với lưu huỳnh: sulphite, sulphate, sulphurate v.v. để tạo ra một hệ thuật ngữ thống nhất và bao quát được toàn bộ hệ thống tên gọi các chất hóa học. Giữa thế kỷ 19, nhà bác học người Anh William Wehwell trong tác phẩm “Lịch sử các khoa học quy nạp” (1840) đã cung cấp một hệ thống thuật ngữ chung cho các lý thuyết khoa học, phân biệt chúng với từ ngữ thông thường. Ông quan niệm hệ thuật ngữ như một hệ thống các từ ngữ được tạo ra theo các quy tắc nhất định sao cho chúng phải được gắn với các khái niệm của một lĩnh vực chuyên ngành. Nhìn chung, có thể thấy công tác nghiên cứu thuật ngữ giai đoạn này chưa có tính đồng bộ, chỉ dừng lại ở những kết quả nghiên cứu rời rạc, nhỏ lẻ chưa tạo được dấu ấn trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Mặc dù đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ những thế kỷ trước, khoa học thuật ngữ thực sự mới được hình thành và trở thành một ngành khoa học vào đầu thế kỷ XX. Việc nghiên cứu thuật ngữ xuất phát từ hai vấn đề nền tảng: đầu tiên là do kết quả quan sát quá trình hình thành lý thuyết nhằm đáp ứng sự ra đời của một bộ phận từ ngữ đặc biệt trong ngôn ngữ chuyên môn; thứ hai là trong thực tế, nhóm từ ngữ đặc biệt này được coi là những từ ngữ có ứng dụng độc lập. Nếu như ở thế kỷ XVIII và XIX, các nhà khoa học là những người đi đầu trong lĩnh vực thuật ngữ thì thế kỷ XX là thời kì của các kỹ sư và các nhà kỹ thuật. Công trình nghiên cứu của Wuster (1898 – 1977) vào thập niên 1930 đã đánh dấu sự ra đời của thuật ngữ học hiện đại. Ông được coi là cha đẻ của ngành thuật ngữ hiện đại, đại diện chính của Trường phái Vienna và có ảnh hưởng lớn đến quá trình nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu thuật ngữ sau này [98] [107], [110]. Những mục tiêu chính mà Wuster mong muốn đạt được trong nghiên cứu thuật ngữ là: loại bỏ sự mơ hồ từ các ngôn ngữ kỹ thuật bằng cách chuẩn hóa thuật 10
- ngữ để chúng trở thành các công cụ giao tiếp có hiệu quả; thuyết phục tất cả người dùng ngôn ngữ kỹ thuật về tính ưu việt của thuật ngữ chuẩn; xây dựng tính nguyên tắc khoa học trong thuật ngữ ứng dụng [96:tr165]. Tiếp nối nghiên cứu về lý thuyết thuật ngữ của Wuster, còn có bốn học giả tiêu biểu khác, là: A. Schloman, nghiên cứu về bản chất mang tính hệ thống của thuật ngữ chuyên ngành; F. de Saussure [51], nghiên cứu xây dựng tính hệ thống của ngôn ngữ; E. Dresen, nghiên cứu tầm quan trọng của việc tiêu chuẩn hoá thuật ngữ; và J. E. Holmstrom, là người đã định hướng phát triển nghiên cứu thuật ngữ trên quy mô quốc tế và cũng là học giả đầu tiên kêu gọi tổ chức quốc tế UNESCO tham gia giải quyết các vấn đề về thuật ngữ. Theo Cabré [96:tr.5-6], thuật ngữ học hiện đại có 4 giai đoạn phát triển cơ bản: Giai đoạn khởi đầu -the origins (1930 – 1960); Giai đoạn xác lập các chuyên ngành, lĩnh vực - the structuring of the field (1960 - 1975); Giai đoạn bùng nổ - the boom (1975 - 1985) và Giai đoạn mở rộng – the expansion (1985 đến nay). Giai đoạn hình thành (1930 - 1960) là giai đoạn sơ khởi của việc phát triển nghiên cứu thuật ngữ với việc xác lập các phương pháp trong việc hình thành hệ thống các thuật ngữ. Các bài viết mang tính lý thuyết đầu tiên của Wuster (1898 – 1977 và Lotte (1889 – 1950) đã xuất hiện trong giai đoạn này. Ảnh hưởng tư tưởng nghiên cứu của Wuster, ba trường phái nghiên cứu về thuật ngữ ở các nước thuộc châu Âu gồm Áo, Liên bang Xô viết, Tiệp Khắc đồng thời nổi lên. Từ ba trung tâm này, thuật ngữ mở rộng sang phương Tây (Pháp, Canada, Quebec) và phương Bắc (Bỉ và các nước Bắc Âu) và gần đây là phía Nam (Bắc Phi, Tiểu Xa-ha-ra Africa, Trung và Nam Mỹ, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha) và gần hơn nữa là phía Đông (Trung Quốc, Nhật Bản). Các nhà khoa học Xô Viết đã đưa ra những quan điểm về nghiên cứu thuật ngữ theo hướng chuẩn hoá khái niệm và chuẩn hoá thuật ngữ dựa trên quan điểm và xu thế của các vấn đề đa ngôn ngữ tại Liên Xô lúc bấy giờ. Các lí thuyết và hoạt động thực tiễn về thuật ngữ thời kì này gắn với tên tuổi của các nhà nghiên cứu như Caplygin, D.S. Lotte, E.K. Drezen và sau này là A.A. Reformatxki, G.O Vinokur V.P. Danilenko, A.C. Gerd, S.I. Corsunop, T.L Kandelaki.... Chính những nhà khoa học này đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự hình thành bộ 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
220 p | 187 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 157 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 77 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 120 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 35 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
238 p | 32 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn