Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986
lượt xem 4
download
Mục đích của Luận án là nghiên cứu những tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ thế hệ Đổi mới, cụ thể trên các phương diện như tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ, hệ thống thi pháp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠIAHỌC VINH PHẠM THỊ TRỊNH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI TRONG THƠ VIỆT NAM SAU 1986 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ TRỊNH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI TRONG THƠ VIỆT NAM SAU 1986 Mã số: 9220121 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. LƯU KHÁNH THƠ 2. TS. LÊ THỊ HỒ QUANG NGHỆ AN - 2021
- LỜI CẢM ƠN Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận án, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: PGS.TS. Lưu Khánh Thơ và TS. Lê Thị Hồ Quang đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu trong suốt qúa trình học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu. Trường Đại học Vinh, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ngành Ngữ văn - Viện Sư phạm xã hội cùng các thầy cô tham gia giảng dạy nghiên cứu sinh chuyên ngành Văn học Việt Nam, Khóa 2016 - 2020. Sở Giáo dục Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục Đào tạo quận Tân Bình, Hiệu trưởng, quý thầy cô giáo trường THCS Âu Lạc, quận Tân Bình đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và luận án. Nghệ An, tháng 5 năm 2021 Tác giả luận án Phạm Thị Trịnh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lưu Khánh Thơ và TS. Lê Thị Hồ Quang. Việc giải quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghệ An, tháng 5 năm 2021 Tác giả luận án Phạm Thị Trịnh
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 5. Đóng góp của luận án .................................................................................... 6 6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 6 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................. 7 1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài ........................................................................... 7 1.1.1. Giới thuyết khái niệm.............................................................................. 7 1.1.2. Tiêu chí nhận diện nhà thơ thế hệ Đổi mới ........................................... 14 1.1.3. Một số lý thuyết hữu quan .................................................................... 20 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 29 1.2.1. Những nghiên cứu trong nước .............................................................. 29 1.2.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................... 43 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 46 Chương 2. BỐI CẢNH XUẤT HIỆN CỦA CÁC NHÀ THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI ................................................................................................................. 47 2.1. Bối cảnh lịch sử, văn học Việt Nam sau 1986 ......................................... 47 2.1.1. Về bối cảnh lịch sử ................................................................................ 47 2.1.2. Về bối cảnh văn học .............................................................................. 49 2.2. Sự tiếp nối và song hành của các thế hệ nhà thơ sau 1986 ...................... 54 2.2.1. Thế hệ chống Pháp, chống Mỹ.............................................................. 54 2.2.2. Thế hệ Đổi mới ..................................................................................... 57 2.2.3. Thế hệ tiếp nối Đổi mới ........................................................................ 61 2.3. Một số nhà thơ tiêu biểu của thế hệ Đổi mới ........................................... 63 2.3.1. Dư Thị Hoàn.......................................................................................... 63
- 2.3.2. Dương Kiều Minh ................................................................................. 64 2.3.3. Nguyễn Lương Ngọc ............................................................................. 65 2.3.4. Nguyễn Quang Thiều ............................................................................ 66 2.3.5. Mai Văn Phấn ........................................................................................ 67 2.3.6. Nguyễn Bình Phương ............................................................................ 68 2.3.7. Inrasara .................................................................................................. 68 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 69 Chương 3. ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM VỀ SÁNG TẠO VÀ BẢN CHẤT CÁI TÔI TRỮ TÌNH ....... 71 3.1. Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong quan niệm về sáng tạo .. 71 3.1.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng quan niệm mới về sáng tạo........... 71 3.1.2. Sự thay đổi trong quan niệm về thơ và nhà thơ của thế hệ Đổi mới .. 72 3.1.3. Thơ của các tác giả thế hệ Đổi mới - từ quan niệm đến sáng tác ......... 90 3.2. Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong quan niệm về bản chất cái tôi trữ tình ........................................................................................................ 92 3.2.1. Tầm quan trọng của việc ý thức về bản chất cái tôi trữ tình ................. 92 3.2.2. Sự thay đổi trong quan niệm về cái tôi trữ tình của nhà thơ thế hệ Đổi mới ................................................................................................................... 95 3.2.3. Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ thế hệ Đổi mới............................... 97 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 112 Chương 4. ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI TRÊN PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI, KẾT CẤU, NGÔN NGỮ ............................. 114 4.1. Những tìm tòi, đổi mới về mặt thể loại .................................................. 114 4.1.1. Những tìm tòi đa dạng trong hình thức thể loại .................................. 114 4.1.2. Thơ tự do ............................................................................................. 116 4.1.3. Thơ văn xuôi ....................................................................................... 119 4.2. Những tìm tòi, cách tân về mặt kết cấu.................................................. 122 4.2.1. Kết cấu mở - kiểu kết cấu phổ biến trong thơ hiện đại ....................... 122 4.2.2. Đặc điểm của kết cấu mở trong thơ thế hệ Đổi mới ........................... 124 4.3. Những tìm tòi, đổi mới trong ngôn ngữ ................................................. 136
- 4.3.1. Ngôn ngữ mang tính đời thường, suồng sã ......................................... 136 4.3.2. Ngôn ngữ mang tính tượng trưng, siêu thực ....................................... 139 Tiểu kết Chương 4 ......................................................................................... 146 KẾT LUẬN ................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lịch sử văn học là một cuộc chạy tiếp sức không mệt mỏi của nhiều thế hệ tác giả. Đó cũng là quá trình vận động theo quy luật kế thừa, nối tiếp, cách tân hệ hình thẩm mĩ giữa các thế hệ. Mỗi thời kì lịch sử văn học thường có một thế hệ đóng vai trò chủ lực trong việc kiến tạo nên diện mạo và hệ giá trị riêng của thời kì văn học ấy, biểu hiện và thông qua nhiều mối quan hệ: giữa nhà văn và hiện thực đời sống được phản ánh; giữa tác giả và tác phẩm; giữa tác phẩm và độc giả… Đó là lớp người cầm bút được kết nối với nhau bởi hệ giá trị chung của thời đại mà họ vừa là kẻ sản sinh, kiến tạo, vừa là sản phẩm của hệ giá trị đó. Nghiên cứu lịch sử văn học từ góc độ thế hệ tác giả, do đó, là một hướng nghiên cứu triển vọng, giúp việc phân định, đánh giá các thời kì lịch sử văn học được chính xác, khách quan, khoa học. 1.2. Sau 1986, cùng với chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, những thay đổi to lớn trong bối cảnh văn hóa, chính trị của thế giới và đất nước đã tác động mạnh mẽ tới đời sống văn học, đòi hỏi và thúc đẩy văn nghệ sĩ phải đổi mới tư duy, quan niệm và lối viết. Đây là lí do tạo nên những thành tựu nổi bật trên nhiều phương diện của văn học Việt Nam từ sau 1986 đến nay. Văn học Việt Nam giai đoạn này có một lực lượng tác giả đông đảo, bao gồm nhiều thế hệ tiếp nối, song hành, trong đó, nổi bật là lớp tác giả thuộc thế hệ Đổi mới, với nhiều cá tính sáng tạo độc đáo. Trong sáng tác của họ, người ta nhận thấy nỗ lực mạnh mẽ nhằm vượt thoát tư tưởng, mô hình phản ánh giáo điều, cứng nhắc và ý thức khẳng định bản sắc sáng tạo cá nhân một cách quyết liệt. Đó là những giá trị thẩm mĩ - nhân sinh rất đáng chú ý. Cùng với các thế hệ trước và sau đó, các tác giả thế hệ Đổi mới đã có những đóng góp hết sức ý nghĩa trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam hiện đại. 1.3. Trong giai đoạn Đổi mới, thơ Việt Nam đạt được những thành tựu
- 2 rất đáng chú ý, xét về số lượng, chất lượng tác phẩm, chất lượng đội ngũ, sức ảnh hưởng, tác động tới đời sống văn học… Nhắc đến các tác giả thơ thế hệ Đổi mới là nhắc đến khá nhiều tên tuổi nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Tác phẩm của họ thể hiện một quan điểm mĩ học mới, rất khác so với quan điểm mĩ học truyền thống. Không chỉ dừng lại ở những tìm tòi kĩ thuật có tính manh mún, riêng lẻ, chủ đích của họ hướng tới việc hình thành một hệ hình tư duy thơ, một “loại hình” thơ hiện đại. Những thay đổi trong quan điểm mĩ học và thi pháp thể hiện của họ có ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới lớp tác giả kế tiếp. Trên thực tế, sáng tác của các tác giả thế hệ Đổi mới cũng đã góp phần tác động, làm thay đổi, mở rộng cách tiếp nhận thơ của người đọc và từ đó, góp phần hình thành một lớp độc giả tương ứng với loại hình sáng tác hiện đại. Dĩ nhiên, với những cách tân, đổi mới ráo riết trong quan điểm và thi pháp, sáng tác của họ cũng đã gây ra những ý kiến tiếp nhận trái chiều gay gắt và không phải lúc nào thơ của các tác giả này cũng nhận được sự ủng hộ. Nhưng chính sự tiếp nhận đa chiều này cho thấy sáng tác của thế hệ Đổi mới đã và đang hiện diện như một hiện tượng cần được lưu tâm nghiên cứu, lí giải, đánh giá một cách kĩ lưỡng và khách quan, thỏa đáng hơn. 1.4. Hiện tại, chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đang có những thay đổi hết sức căn bản. Mục tiêu phát triển năng lực người học và tính mở là những đặc điểm nổi bật của chương trình này. Điều này buộc người dạy, người học phải hết sức chủ động trong việc mở rộng diện đọc, đánh giá, lý giải các hiện tượng văn học hiện đại, trong đó có thơ Việt Nam sau 1986. Đây cũng là một lí do khiến tác giả luận án, vốn là giáo viên Ngữ văn ở phổ thông, lựa chọn vấn đề nghiên cứu này. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu về đóng góp của nhà thơ thế hệ Đổi mới được vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học môn Ngữ văn theo định hướng giáo dục mới của chương trình. 1.5. Có thể nói, sáng tạo thơ của thế hệ nhà thơ Đổi mới đã làm phong phú thêm đời sống thi ca Việt Nam đương đại, góp phần đưa thơ ca và tiếng
- 3 Việt hội nhập vào xu thế phát triển chung của nhân loại. Theo chúng tôi, việc tìm hiểu những đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam hiện đại là rất cần thiết. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về vai trò, vị trí và đóng góp của thế hệ tác giả này. Đó là những lý do cơ bản thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986, cụ thể là những tìm tòi, đổi mới trong tư duy, quan niệm và thi pháp. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án xác định phạm vi nghiên cứu là những đóng góp nghệ thuật thể hiện qua/ trong tác phẩm của các nhà thơ thuộc thế hệ Đổi mới, đặc biệt tập trung khảo sát sáng tác của các tác giả Dư Thị Hoàn, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình Phương, Inrasara. Ngoài ra, luận án cũng mở rộng phạm vi khảo sát về các hiện tượng thơ Việt Nam hiện đại khác khi cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu những tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ thế hệ Đổi mới, cụ thể trên các phương diện như tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ, hệ thống thi pháp…; trên cơ sở đó, nhận ra những đặc điểm mang tính quy luật trong tiến trình vận động, cách tân của thơ Việt Nam hiện đại và có sự lý giải, đánh giá khách quan, thỏa đáng về vai trò, vị trí và đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề, cụ thể là những
- 4 nghiên cứu trong nước và ngoài nước về những đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới. - Xác định các khái niệm công cụ (tác giả, thế hệ tác giả/ nhà thơ, nhà thơ thế hệ Đổi mới) và phân tích bối cảnh xuất hiện của nhà thơ thế hệ Đổi mới sau 1986; - Phân tích, đánh giá đóng góp của nhà thơ thế hệ Đổi mới trong quan niệm về sáng tạo và bản chất cái tôi trữ tình; - Phân tích, lí giải đóng góp của nhà thơ thế hệ Đổi mới trên phương diện thể loại, kết cấu, ngôn ngữ… 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp loại hình Phương pháp loại hình là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách phân chia chúng thành các “loại”, “kiểu” để nhận diện cấu trúc và những quy luật vận động, phát triển của chúng. Trong luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân loại và xác định những đặc điểm chung nhất, tạo nên tính chất “loại hình” của các tác giả thơ thuộc thế hệ Đổi mới. Nó cũng được sử dụng để đối chiếu, so sánh nét khác biệt và những điểm đặc thù giữa thế hệ Đổi mới với các thế hệ thơ khác. Bằng phương pháp này, tác giả luận án sẽ phân loại và xem xét, đánh giá cụ thể, khách quan hơn đối với các loại hình tác giả, tác phẩm. 4.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống Phương pháp cấu trúc - hệ thống là phương pháp nghiên cứu đối tượng trong tư cách một cấu trúc chỉnh thể, chặt chẽ, bao gồm nhiều yếu tố tạo thành. Xuất phát từ quan niệm về thơ nói chung, sáng tác thơ của thế hệ Đổi mới nói riêng, là những cấu trúc chỉnh thể, hệ thống, trong luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu cấu trúc - hệ thống để phân tích, lý giải mối quan hệ cũng như các yếu tố hợp thành cấu trúc chỉnh thể nghệ thuật này. Trên cơ sở đó, nhận ra đặc điểm và ý nghĩa, giá trị của các phương diện riêng lẻ và đồng
- 5 thời, cả toàn bộ hệ thống cấu trúc của nó. Tiếp cận từng tác giả, tác phẩm, chúng tôi cũng quan tâm đến tính chỉnh thể cấu trúc của chúng. 4.3. Phương pháp nghiên cứu lịch sử Đây là phương pháp nghiên cứu văn học bằng cách đặt các hiện tượng văn học trong mối liên hệ với hoàn cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa…, trên bối cảnh lịch sử sinh thành cụ thể đó để lý giải, đánh giá. Nghiên cứu lịch sử của văn học còn có nghĩa là nghiên cứu quá trình hình thành, phát sinh, phát triển của nó, trên cơ sở đó, nhận ra đặc điểm và quy luật vận động nội tại của hiện tượng đó. Bám sát các điều kiện về lịch sử - văn hóa đã chi phối đến những biến đổi, vận động của văn học, tác giả luận án cố gắng làm rõ mối quan hệ qua lại và những tác động của bối cảnh xã hội - lịch sử tương ứng đã tạo nên nét khác biệt của thế hệ Đổi mới so với các thế hệ khác trong tiến trình lịch sử của nền thơ Việt Nam. 4.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Đây là phương pháp nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp học. Luận án đã vận dụng phương pháp này nhằm đi sâu phân tích những đặc trưng thi pháp trong sáng tác của các nhà thơ thế hệ Đổi mới, cụ thể trên các phương diện quan niệm sáng tạo, hình tượng cái tôi, kết cấu, ngôn ngữ, bút pháp… Phương pháp này cũng giúp tác giả luận án nghiên cứu, tìm hiểu sự tác động, chi phối của quan niệm sáng tạo tới cách thể hiện trong hình thức thơ của thế hệ Đổi mới. 4.5. Nhóm thao tác nghiên cứu phân tích - tổng hợp, thống kê - phân loại, so sánh Đây là nhóm thao tác nghiên cứu giúp tác giả luận án phân tích những điều kiện về bối cảnh lịch sử, các tiền đề văn hóa với những ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng, tác động, tạo nên đặc điểm quan niệm, cảm hứng và thi pháp trong sáng tác của thế hệ nhà thơ Đổi mới; thống kê số lượng tác giả, tác phẩm, tần số lặp lại của một số yếu tố, chi tiết nghệ thuật cần thiết; so sánh, đối chiếu giữa các hiện tượng tác giả, tác phẩm trong
- 6 thơ của thế hệ Đổi mới, giữa sáng tác của thế hệ Đổi mới so với thế hệ trước và sau đó… 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu tương đối bao quát, hệ thống về đặc điểm và đóng góp của nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam sau 1986 trên phương diện hệ hình tư duy, quan niệm sáng tạo và nghệ thuật thể hiện. Trên cơ sở xác định những khái niệm công cụ và phương pháp luận nghiên cứu, phân tích, luận giải về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu, luận án góp phần định vị và đánh giá một cách khách quan, thỏa đáng về vai trò và đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong thơ Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án sẽ được triển khai trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Bối cảnh xuất hiện của các nhà thơ thế hệ Đổi mới Chương 3: Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trong quan niệm về sáng tạo và bản chất cái tôi trữ tình Chương 4: Đóng góp của các nhà thơ thế hệ Đổi mới trên phương diện thể loại, kết cấu, ngôn ngữ
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.1.1. Giới thuyết khái niệm 1.1.1.1. Tác giả Tác giả (tiếng Anh: author; tiếng Pháp: auteur) là khái niệm đã được bàn đến trong khá nhiều công trình, tài liệu khoa học. Hiểu theo nghĩa rộng, tác giả là người sản xuất ra các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, bao gồm nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật... Hiểu theo nghĩa hẹp, khái niệm tác giả thường được đồng nhất với khái niệm tác giả văn học, là người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. “Tác giả”, cùng với “tác phẩm”, “thể loại”, “thời kỳ văn học” là những khái niệm then chốt trong phê bình, nghiên cứu lịch sử văn học. Nói đến tác giả, trước hết là nói đến tư cách người sinh thành, sáng tạo ra tác phẩm. Dấu ấn cá tính của tác giả thể hiện đậm nét trong tác phẩm. Chẳng vậy mà ở phương Đông, từ thế kỉ VII, người ta đã khẳng định “văn như kì nhân” (văn như con người viết ra nó). Còn ở phương Tây, ở thế kỉ XVIII, Buffon từng khẳng định, “phong cách ấy là con người” (dẫn theo [165, 203]). Tuy nhiên, nói đến tác giả còn nói đến tư cách người sáng tạo, người tạo tác ra những giá trị mới, về mặt thẩm mĩ, nghệ thuật. Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, trong Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Nhìn bề ngoài, tác giả là người làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất, tác giả văn học là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới” [43, 194]. Lại Nguyên Ân, trong 150 thuật ngữ văn học, cũng nhấn mạnh, bằng sự sáng tạo cá nhân, bằng bản sắc riêng, tác giả “là một đơn vị, một điểm tính, một bộ phận hợp thành quá trình văn học, một gương mặt không thể thay thế, tạo nên diện mạo chung một thời
- 8 kỳ hoặc một thời đại văn học”. Bởi vậy, “trong nghiên cứu văn học sử cụ thể, chẳng những có thể nghiên cứu riêng về từng tác giả văn học mà còn có thể đề xuất phạm trù loại hình tác giả” [6, 295]. Từ góc nhìn của thi pháp học lí thuyết, Trần Đình Sử, trong Dẫn luận thi pháp học (2017), nói rõ thêm: “Tác giả là trung tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang thế giới cảm đặc thù và trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật. Do vậy, hình tượng tác giả, kiểu tác giả là những phạm trù của thi pháp học hiện đại” [165, 206- 207]. Nhà nghiên cứu cũng phân biệt các khái niệm: tác giả thực tại, tác giả hàm ẩn, mặt nạ tác giả và hình tượng tác giả. Từ đó, ông nhấn mạnh vai trò, chức năng và cấu trúc của hình tượng tác giả văn học. Khái niệm tác giả cũng được bàn tới trong nhiều từ điển chuyên ngành, công trình, chuyên luận nghiên cứu, bài báo khoa học, luận văn, luận án khoa học… Trên cơ sở những tài liệu tham khảo, chúng tôi đề xuất cách hiểu về khái niệm tác giả (tác giả văn học) trong luận án như sau: - Tác giả (còn gọi là nhà văn, nhà thơ...) là người sáng tạo ra các giá trị nhân sinh - thẩm mĩ mới, thông qua tác phẩm ngôn từ. Đó là tác giả tiểu sử (hay còn gọi là tác giả thực tại), có tên họ, giới tính, nghề nghiệp, thời gian sống và sự nghiệp sáng tác…, Đó là người sáng tác và nắm tác quyền về mặt pháp lí đối với tác phẩm. Về mặt mĩ học, tác giả là người có khả năng kiến tạo trong tác phẩm một mô hình thế giới nghệ thuật độc đáo, thể hiện tư tưởng và ngôn ngữ mới, mang dấu ấn sáng tạo cá nhân. - Tác giả đồng thời còn được hiểu như một hình tượng tự biểu hiện của người sáng tạo trong tác phẩm. Nó thể hiện lập trường tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ và nguyên tắc cảm nhận, lí giải của tác giả về thế giới. Chân dung tinh thần của tác giả in đậm trong tác phẩm, góp phần tạo nên phong cách, cá tính nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, không thể đồng nhất giản đơn chân dung tác giả - tiểu sử với tác giả hàm ẩn, được biểu hiện trong tác phẩm, như một loại
- 9 hình tượng đặc thù. - Tác giả văn học xuất hiện trong những bối cảnh và điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa, văn học… tương ứng, nhất định. Có thể nói, tác giả là chủ thể sáng tạo, đồng thời cũng là kết quả, là sản phẩm của quá trình văn học. Bởi vậy, nếu phân chia tác giả theo tiêu chí loại hình lịch sử, ta sẽ có các “loại hình” tác giả như tác giả văn học dân gian, tác giả văn học trung đại, tác giả văn học hiện đại… Đó là cơ sở cho phép chúng ta, bên cạnh việc nghiên cứu từng tác giả cụ thể, còn có thể nghiên cứu loại hình tác giả. 1.1.1.2. Thế hệ tác giả/ thế hệ nhà thơ Trong tiếng Anh, nghĩa gốc của thế hệ (generation) gắn liền với ý nghĩa “sinh ra, sự phát sinh ra”, bên cạnh các nghĩa phái sinh của nó là sự tạo thành, đời… Trước hết, đây là thuật ngữ dùng để chỉ một lớp người/ sinh vật có những đặc điểm chung về lứa tuổi, cấu trúc sinh học và không gian, bối cảnh sống. Nó được phân biệt với lớp trước (đã sinh ra mình) và lớp sau (do mình sẽ sinh ra, tiếp nối mình). Thế hệ là khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống và một số lĩnh vực khoa học. Trong nghiên cứu văn học, nói đến thế hệ tác giả, cụ thể là thế hệ nhà thơ, là nói đến những lớp người viết/ sáng tạo xuất hiện nối tiếp nhau trong lịch sử văn học, thơ ca. Đó là kết quả phân loại của tư duy loại hình, nhằm mục đích nhận diện và nghiên cứu quá trình văn học một cách khách quan, chính xác. Dĩ nhiên, việc phân loại các thế hệ tác giả, cụ thể hơn là thế hệ nhà văn, nhà thơ… hoàn toàn không đơn giản. Nó phải được xác định dựa trên nhiều tiêu chí. Chẳng hạn, về thời gian, thời điểm xuất hiện và khẳng định của thế hệ, về độ tuổi của các tác giả; về số lượng và thành tựu của đội ngũ tác giả; về sự gặp gỡ, thống nhất trong quan niệm, tư tưởng của những tác giả then chốt (nói cách khác là “tính cộng đồng mĩ học” của các tác giả); về số lượng và chất lượng tác phẩm; về những đóng góp của thế hệ này so với thế hệ trước và sau đó… Từ góc nhìn lịch đại, lịch sử văn học là sự tiếp nối liên tục của nhiều thế
- 10 hệ cầm bút. Thế hệ sau tiếp nối, kế thừa thế hệ trước, từ đó, cách tân, chuyển hóa thành hệ thẩm mỹ mới của thế hệ mình. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ đồng đại, có thể thấy, ngay trong mỗi một thời kì văn học đều có sự tiếp biến và đồng tồn của nhiều thế hệ khác nhau. Mặt khác, trong mỗi một thời kì văn học đều có một thế hệ đóng vai trò chủ lực. Chính thế hệ cầm bút này, với tư cách chủ thể sáng tạo cốt lõi, sẽ tạo nên diện mạo riêng, độc đáo cho thời kì văn học ấy. Một thế hệ tác giả/ thế hệ nhà thơ không giản đơn chỉ là sự gom gộp số lượng của các cá nhân sáng tạo. Thay vào đó, việc phân chia, nhìn nhận, đánh giá thế hệ tác giả/ nhà thơ cần dựa vào diện mạo nghệ thuật chung của cả một lớp sáng tác. Một thế hệ nhà thơ chỉ được thừa nhận khi họ xác lập được một hệ giá trị thẩm mỹ mới cùng một diện mạo văn học mới, mang tính khác biệt so với trước đó. Hệ thẩm mỹ ấy được nhìn nhận trong mối quan hệ đan bện giữa hiện thực được phản ánh, chủ thể phản ánh và chủ thể tiếp nhận, thể hiện qua tác phẩm - trung tâm của các mối quan hệ ấy. Nó bao gồm “một chuẩn mực đặc thù về cái đẹp, một điệu tình cảm thẩm mỹ nổi bật và một hệ thống thi pháp tương ứng” [130, 8]. Hệ thẩm mỹ ấy được tạo ra thông qua sự phủ định và kế thừa những giá trị truyền thống, thông qua trải nghiệm và kiến tạo cái mới. Tựu trung, có thể hiểu, thế hệ tác giả/ nhà thơ thực sự “phải là chủ thể cốt lõi của một chặng đường văn học. Đó là một lớp người cầm bút được kết nối bởi cùng một hệ giá trị chung của thời mình. Họ vừa là kẻ sản sinh lại vừa là sản phẩm của hệ giá trị đó” [130, 8]. Theo ý Chu Văn Sơn, nhìn vào lực lượng cầm bút của một chặng đường lớn, người ta có thể phân chia thành ba lớp sáng tác: lớp trước, lớp giữa, lớp sau. Lớp trước được nhìn nhận trong vai trò chủ lực của chặng trước. Họ là đại diện cho một hệ giá trị thẩm mỹ đã được khẳng định, ngự trị trong giai đoạn trước đó. Trong số họ, có thể có người đến giai đoạn này vẫn còn sáng tác, thậm chí tỏa sáng. Tuy nhiên, về căn bản, độ sung sức của họ đã thuộc về phía trước. Do đó, chủ lực của một chặng đường văn học thường là lớp giữa. Họ mang
- 11 trong mình sứ mệnh xác lập, định hình và hoàn thiện hệ giá trị của giai đoạn mình, thời mình; và trong mối quan hệ với giai đoạn sau, chính họ lại đóng vai trò “tiền bối”, những thành tựu của họ sẽ được giai đoạn sau kế thừa, đổi mới theo một hệ giá trị mới, mang những nét khác biệt so với họ [130, 8-9]. Tuy nhiên, những sự phân định thế hệ tác giả như trên chỉ có tính tương đối. Bởi các thế hệ không phải luôn tồn tại trong những môi trường, bối cảnh lịch sử khác biệt. Trên thực tế, ngay trong một giai đoạn lịch sử văn học, luôn có sự tồn tại đan xen, song hành nhiều thế hệ tác giả. Ngay trong giai đoạn văn học do thế hệ này đóng vai trò chủ lực cũng có thể có nhiều tác giả thuộc thế hệ trước hoặc sau đó tham gia sáng tác, thậm chí gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Song những trường hợp ấy không nhiều, và dù sao hệ hình thi pháp thế hệ mà những tác giả ấy thuộc về vẫn chi phối sáng tác của họ, làm họ khó có thể bứt phá, thay đổi một cách triệt để. Nhìn một cách bao quát, mỗi thời đại văn học luôn tạo ra thế hệ tác giả/ nhà thơ riêng của nó và cùng với thế hệ tác giả ấy là lớp độc giả tương ứng. Đó là lớp tác giả - độc giả của hệ hình tư duy sáng tạo và tiếp nhận mà thời đại ấy tạo ra. Do đó, việc nghiên cứu thế hệ tác giả là một hướng nghiên cứu triển vọng, giúp cho việc phân định, đánh giá kết quả nghiên cứu lịch sử văn học được khách quan, khoa học. 1.1.1.3. Nhà thơ thế hệ Đổi mới Trên cơ sở giới thuyết về khái niệm thế hệ tác giả/ thế hệ nhà thơ nói trên, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về khái niệm then chốt của luận án - nhà thơ thế hệ Đổi mới. Khái niệm này đã được một số nhà phê bình, nghiên cứu đề cập đến. Sau đây, chúng tôi xin lược trích một số ý kiến tiêu biểu. Trong bản đề dẫn Hội thảo Thế hệ nhà văn sau 1975 (do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức, 2016), nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đặt câu hỏi: Thế hệ nhà văn sau 1975, họ là ai? Và ông khẳng định: Thế hệ nhà thơ Đổi mới là: “Thế hệ sau 1975, chủ yếu là 5x - 6x. Và, thế hệ này thực sự bước lên văn đàn
- 12 từ sau 1975. Nói “thực sự”, vì ngoài phần đại thể, có thể có người cầm bút từ trước đó. Song, quãng trước, họ mới mon men mé ngoại vi, chầu rìa, thậm chí, còn mờ, lạc. Phải sau 1975, họ mới đĩnh đạc cất tiếng” [130, 11]. Đỗ Lai Thúy cũng khẳng định văn học sau 1975 đã cho ra đời một "thế hệ nhà văn sau 1975". Ông luận giải rõ hơn về thế hệ tác giả này như sau. Thứ nhất, có thể hiểu đó là những người cầm bút/ xuất hiện/ công bố tác phẩm chỉ từ sau 1975, nhất là từ sau Đổi mới và Mở cửa 1986. Đa số họ viết theo tinh thần của giai đoạn này. Thứ hai, là những nhà văn của các giai đoạn trước đó nay vẫn tiếp tục sáng tác. Một số từ giã lối viết cũ, chuyển sang viết mới, thậm chí còn mở đầu cho viết mới, nhưng đa số thì vẫn vẫy vùng thẩm mỹ ở vùng quen thuộc của mình. Thứ ba là những người có các tác phẩm đã viết ở giai đoạn trước, nhưng không được in, vì "vượt trước thời đại", nay họ vừa sáng tác vừa công bố những "tác phẩm bỏ ngăn kéo" của mình. Như vậy, văn học sau 1975 gồm nhiều thế hệ cầm bút, trong đó những nhà văn chỉ xuất hiện từ sau 1975 là quan trọng nhất” [130, 26]. Với tư cách là người sáng tác cũng là người phê bình đồng thời, đồng thế hệ, Nguyễn Việt Chiến, trong Thơ Việt Nam, tìm tòi và cách tân (1975 - 2000), đã định nghĩa nhà thơ thế hệ Đổi mới là “các nhà thơ thuộc thế hệ hậu chiến (xuất hiện từ 1975 đến 1990) - đây là những gương mặt thơ tiêu biểu làm nên diện mạo chính của thời kỳ đổi mới trong thơ Việt Nam đương đại” [13, 12]. Mai Văn Phấn cũng đồng thuận với nhận định của các tác giả trên về độ tuổi và thời điểm xuất hiện của các nhà thơ thế hệ Đổi mới. Ông khẳng định, nhà thơ thế hệ Đổi mới là những nhà thơ “chủ yếu nằm ở thế hệ 5x và 6x. Tác phẩm của họ thực sự đã có vị trí xứng đáng trong lòng người đọc với những đóng góp đáng kể vào đời sống văn học” [138, 368]. Trong bài viết Tư duy thơ Việt Nam sau 1975 qua sáng tác của một số tác giả thế hệ Đổi mới, Lê Hồ Quang đã nhận định:“Thế hệ nhà thơ Đổi mới” là thuật ngữ mang tính quy ước, nhằm chỉ một thế hệ nhà thơ Việt Nam đương đại có những đặc điểm sau: về độ tuổi, họ chủ yếu thuộc thế hệ 5x, 6x; xuất
- 13 hiện và gây chú ý trên thi đàn vào thời Đổi mới (sau 1986); có những cách tân quyết liệt trong quan niệm và thi pháp... Xét về mặt lịch sử, có thể nói đây là thế hệ trung gian nối kết giữa thế hệ nhà thơ chống Mỹ và thế hệ tác giả “thơ trẻ” sau này (“thơ trẻ” cũng là một thuật ngữ quy ước, nhằm chỉ thế hệ nhà thơ sinh sau 1975, sống và viết trong thời bình). Là thế hệ trung gian nhưng đồng thời cũng là “thế hệ Đổi mới”, ý thức về vị trí lịch sử đặc biệt của mình giúp họ sớm xác định mục tiêu cách tân thi ca và nhanh chóng nắm bắt những cơ hội sáng tạo mà thời đại mở cửa và hội nhập đã mang lại. Đây là một thế hệ tác giả khá đa dạng, phức tạp và vẫn đang vận động, sáng tạo” [130, 77]. Như vậy, để định danh lớp tác giả thơ Việt Nam giai đoạn hậu chiến và Đổi mới, một số nhà nghiên cứu đã sử dụng những cái tên như: nhà thơ Đổi mới, nhà thơ sau Đổi mới, thế hệ nhà thơ Đổi mới, thế hệ nhà văn sau 1975, thế hệ nhà văn hậu chiến… Những cách định danh này đều dựa trên những căn cứ nhất định, tuy nhiên, theo chúng tôi, chúng đều có một số điểm bất ổn, chưa thực thuyết phục. Chẳng hạn, cách định danh thế hệ nhà văn sau 1975, thế hệ nhà văn hậu chiến hàm nghĩa xác định thế hệ này bằng các mốc lịch sử. Mặc dù lịch sử luôn có tác động mạnh mẽ đến văn học song sự vận động, phát triển và các dấu mốc của văn học không thể đồng nhất với các sự kiện lịch sử. Hoặc cách định danh nhà thơ Đổi mới có thể đưa đến sự nhầm lẫn, ngộ nhận rằng những thế hệ nhà thơ trước đó không đổi mới, mặc dù trên thực tế không phải như vậy. Do đó, chúng tôi quyết định sử dụng thuật ngữ “nhà thơ thế hệ Đổi mới” để định danh đối tượng nghiên cứu của mình. Cách định danh này trước hết nhằm nhấn mạnh tính cộng đồng, tính tập thể về mặt lịch sử - mĩ học của một lớp nhà thơ cầm bút trong giai đoạn từ sau 1986 đến nay. Từ “đổi mới” trong khái niệm “nhà thơ thế hệ Đổi mới” được dùng theo tên gọi một phong trào xã hội của Việt Nam xuất hiện vào giữa những năm 80 của thế kỉ XX (phong trào Đổi mới đất nước, được khởi xướng từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
322 p | 421 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945
217 p | 376 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 280 | 48
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
237 p | 196 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
169 p | 134 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phạm trù nội động/ngoại động trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
186 p | 143 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
164 p | 91 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)
232 p | 137 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
202 p | 115 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 109 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại
176 p | 56 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
172 p | 136 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck
184 p | 45 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
179 p | 97 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 p | 110 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập
282 p | 42 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
27 p | 26 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
55 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn