Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới (1986-2000)
lượt xem 7
download
Luận án góp phần xác định nội hàm khái niệm khuynh hướng thế sự; làm nổi rõ diện mạo, của truyện ngắn được sáng tác theo khuynh hướng thế sự trong thời đổi mới với một thế giới hình tượng nhân vật phong phú, đa dạng với nhiều nét cá tính riêng được thể hiện bằng những thủ pháp nghệ thuật sinh động và sáng tạo... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới (1986-2000)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN VĂN THẮNG KHUYNH HƯỚNG THẾ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI (1986 – 2000) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP HỒ CHÍ MINH - 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN VĂN THẮNG KHUYNH HƯỚNG THẾ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI ĐỔI MỚI (1986 – 2000) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 Phản biện độc lập: 1. PGS.TS. Lê Giang 2. PGS.TS. Lê Thu Yến Phản biện: 1. PGS.TS. Lê Giang 2. PGS.TS. Nguyễn Thành Thi 3. TS. Nguyễn Hoài Thanh LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Tá THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012
- L n
- MỤC LỤC DẪN 01 1. Lý do chọn đề tài 01 2. Lịch sử vấn đề 02 3. Giới hạn vấn đề 15 4. Phương pháp nghiên cứu 16 5. Đóng góp của luận án 17 6. Kết cấu luận án 18 CHƯƠNG 1. – – 2000) 20 1.1. Bối cảnh xã hội và tình hình văn học Việt Nam (1986 – 2000) 20 1.1.1. Bối cảnh xã hội – 2000) 20 1.1.2. Tình hình văn học Việt Nam 1986 – 2000) 28 1.2. Sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam 1986 – 2000) 37 1.2.1. Khái niệm truyện ngắn 37 1.2.2. Tác giả và tác phẩm truyện ngắn Việt Nam (1986 – 2000) 39 1.2.3. Khuynh hướng sáng tác truyện ngắn Việt Nam (1986 – 2000) 48 52 CHƯƠNG 2. – 55 2.1. Khái niệm khuynh hướng thế sự 55 2.2. Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn viết về mối quan hệ con người với xã hội 59 2.2.1. những thay đổi 59 2.2.2. Con người trong mối quan hệ đời thường 65 2.2.3. Con người với khả năng lựa chọn và thích ứng 68 2.2.4. trong đời sống của những người trí 72 2.3. Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn viết về mối quan hệ con người với gia đình 79
- 2.3.1. Nếp sống của những người thuộc thế hệ trước 79 2.3.2. V và mối quan hệ trong gia đình 81 2.3.3. Vấn đề mâu thuẫn giữa các thế hệ 90 2.4. Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn viết về mối quan hệ con người với tình yêu – hạnh phúc 98 2.4.1. Những mối tình không trọn vẹn 99 2.4.2. Sức mạnh và khát khao mãnh liệt của con người trong tình yêu105 2.4.3. mặt trái trong tình yêu 111 114 CHƯƠNG 3. – 116 3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật 116 3.1.1. Không gian nghệ thuật 116 3.1.2. Thời gian nghệ thuật 125 3.2. Kết cấu 133 3.2.1. Xu hướng phá vỡ kết cấu cũ 134 3.2.2. công khai bộc lộ chủ đề 139 3.2.3. Xu hư ồng giai thoại, huyền thoại vào cốt truyện 145 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật 148 3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện 149 3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật 156 166 3.4.1. Giọng tranh biện, đối thoại 167 3.4.2. Giọng trải nghiệm cá nhân 173 3.4.3. Giọng khôi hài 178 181 KẾT LUẬN 183 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 189 TÀI LIỆU THAM KHẢO 190
- 1 DẪN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có thể nói giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của văn học cách mạng cả về lực lượng sáng tác lẫn số lượng tác phẩm. Văn học gắn liền với hai cuộc chiến tranh vệ quốc, khuynh hướng anh hùng trong văn học đã khích lệ tinh thần và phát huy sức mạnh của cộng đồng, hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Mỗi nhà văn đều trở thành chiến sĩ, mỗi tác phẩm là một vũ khí chiến đấu và xây dựng. này truyện ngắn cũng gặt hái được khá nhiều thành công với các tác giả tiêu biểu như Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, Hồ Phương, Trần Đăng, Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Hữu Mai, Vũ Tú Nam, Vũ Thị Thường, Chu Văn, Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Trung Thành, Phan Tứ… Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, lịch sử Việt Nam bước vào thời kì mới, thời kì đất nước được độc lập, thống nhất. Dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, xây dựng cuộc sống công bằng, dân chủ, ấm no, hạnh phúc. Đất nước ta đã phải vượt qua nhiều khó khăn và thử thách của thời hậu chiến để đứng vững và tạo được những biến đổi to lớn, toàn diện, sâu sắc, đặc biệt từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay. Chiến tranh lùi vào quá khứ, con người trở về với cuộc sống đời thường, văn học cũng có những bước phát triển để phù hợp với yêu cầu lịch sử. Sau năm 1975, văn học vẫn tiếp bước trên con đường phát triển trước đó của đất nước, này truyện ngắn được xem là thể loại . Thời đổi mới, tính từ năm 1986, hiện thực của cuộc sống mới đặt con người trước nhiều vấn đề nhức nhối, những lắt léo của thế sự cần giải quyết. Các nhà văn Việt Nam như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Dạ Ngân,… đã bày tỏ quan điểm của mình, trò chuyện với cuộc đời, mong muốn cuộc đời sẽ
- 2 đẹp hơn, con người có được cuộc sống tốt hơn, cái ác, cái xấu sẽ bị đẩy lùi. Truyện ngắn, với sự đóng góp không nhỏ cả về số lượng lẫn chất lượng đã bắt kịp những chuyển biến của đời sống hôm nay. Tìm hiểu truyện ngắn của các nhà văn thời đổi mới trong tiến trình phát triển của văn học, rút ra những thành tựu cũng như đặc trưng nghệ thuật của truyện ngắn là điều cần thiết nhằm góp phần tìm hiểu văn học nói chung và truyện ngắn Việt Nam đương đại nói riêng. k n – 2000) 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu, bài viết tổng kết thành tựu văn học Việt Nam sau 1975 nói chung và truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới nói riêng khá phong phú và có tầm bao quát rộng. Tuy nhiên, như trên đã nói, hiện chưa thấy một công trình nào nghiên cứu kĩ lưỡng truyện ngắn Việt Nam 1986 – 2000. Mặc dù vậy, có thể dẫn ra những công trình và các bài viết tiêu biểu bước đầu đề cập, khơi gợi đến vấn đề này. 2.1. Các công trình nghiên cứu Đầu tiên phải kể đến công trình Truyện ngắn – Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại [171]. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng về truyện ngắn Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của truyện ngắn và cho thấy có sự đổi mới trong sáng tác của các nhà văn từ sau năm 1975. Bùi Việt Thắng nhận xét, truyện ngắn sau năm 1975 nghiên cứu hiện trạng tinh thần xã hội, đó là hiện trạng phức tạp và đa dạng đan xen các mặt tích cực và tiêu cực. Tính chất phức tạp của đời sống tinh thần xã hội là kết quả tất yếu của hậu
- 3 quả chiến tranh, của đời sống kinh tế khó khăn, của sự xâm nhập các trào lưu tư tưởng từ bên ngoài vào. Nhìn chung các nhà văn đã dũng cảm nhìn vào sự thật, không né tránh và viết về sự thật. Vì thế chuyện đời thường nổi trội trong đa số truyện ngắn giai đoạn này và đã hình thành một quan niệm văn học mới đó là văn học đời thường hay còn gọi là văn học thế sự. Trong công trình Văn học Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XX) [90], tác giả Nguyễn Phạm Hùng nhận định, truyện ngắn từ sau năm 1975, đặc biệt từ những năm 1980 bắt đầu có những dấu hiệu mới về tư tưởng và nghệ thuật. Người đọc bắt đầu chú ý tới các tác giả như Dương Thu Hương với bông bần ly, Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Duy Khán với Tuổi thơ im lặng, Xuân Thiều với Gió từ miền cát… Các tác giả đã đi vào những đề tài mới của cuộc sống sau chiến tranh, hay vẫn viết về chiến tranh nhưng với cách nhìn mới, với những trăn trở mới. Số phận con người trong cuộc sống được chú ý khai thác ở góc độ cái bình thường. Cũng theo tác giả công trình này, từ năm 1986 trở đi, văn học bắt đầu quay về với cuộc sống đời thường. Con người ít chú ý tới chiến tranh, tới anh hùng ca mà chú ý tới cuộc sống thực tế xung quanh, tới nhu cầu cá nhân, tới những mối quan hệ thường nhật. Ở công trình này tác giả đã làm thao tác xếp loại tác phẩm và nêu lên thị hiếu thẩm mĩ của người đọc nhưng chưa đi sâu phân tích loại truyện ngắn này. Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy [125] là công trình tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu tham gia hội thảo Văn học Việt Nam sau 1975 do Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức nhân dịp kỉ niệm ba mươi năm cuộc kháng chiến chống Mĩ toàn thắng góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu chặng đường ba mươi năm của thời kì văn học mới từ sau 1975. Theo Nguyễn Văn Long “Trên đại thể, từ 1975 đến nay nền văn học Việt Nam đi qua hai chặng đường, có sự tiếp nối không đứt đoạn: Từ 1975 đến 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ
- 4 văn học sử thi thời chiến sang văn học thời hậu chiến; từ 1986 trở đi là văn học trong thời kì đổi mới” [tr 10]. Cũng theo tác giả, văn học thời đổi mới có thể chia làm hai chặng nhỏ: từ 1986 đến đầu những năm 90 văn học đổi mới gắn liền với chặng đường đầu của công cuộc đổi mới đất nước; sang chặng thứ hai, từ giữa những năm 90 trở đi, văn học trở lại với những quy luật bình thường “tiếp tục hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thế sự – đời tư đã được mở ra ở nửa đầu những năm 80, nhiều cây bút đã đi vào thể hiện ở mọi khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời thường phồn tạp và vĩnh hằng” [tr 12]. Cũng trong công trình này [125], La Khắc Hoà trong bài “Nhìn lại bước đi, lắng nghe những tiếng nói” cho rằng, khi tiếng nói sử thi lắng xuống, thì tiếng nói thế sự vang lên. Nó không vang lên giữa những nơi mênh mông bát ngát như những cánh đồng, những nông trường mà cất lên giữa chốn công quyền và phần lớn ở nơi hội họp. “Tiếng nói của văn học thế sự trở về với hiện thực trong muôn vàn những sinh hoạt đời thường đang bày ra trước mắt. Nó vùng vẫy, tìm cách thoát khỏi lôgic nhận thức để đến với lôgic sự vật. Nó nói thật to những gì văn học sử thi thường giấu kín, chưa có điều kiện nói ra” [tr 61]; “Trước 1975, văn học sử thi nói tới cái đẹp, cái hùng là để khẳng định sự hợp lí tuyệt đối của tồn tại. Tiếng nói thế sự trong văn học sau 1975 lại làm nổi bật sự vô lí, phi lí hiện đang tồn tại trên đời” [tr 62]. Đây là công trình tập hợp những bài nghiên cứu của các tác giả ở nhiều lĩnh vực như lịch sử văn học, lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học, các vấn đề về truyện ngắn, tiểu thuyết… Tựu trung lại các tác giả đều có chung nhận định văn học nói chung và truyện ngắn Việt Nam từ 1986 trở đi đã thể hiện được một bộ mặt mới và một trong những vấn đề đổi mới thường được nhắc tới là việc các tác giả thể hiện sáng tác của mình theo khuynh hướng thế sự. Công trình Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 – Những đổi mới cơ bản [14] vốn là luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bình hoàn thành năm 1996.
- 5 Tác giả nhận định, văn xuôi thời kì này chuyển từ tính thống nhất một khuynh hướng sang tính nhiều khuynh hướng, văn học trước đây ảnh hưởng của quy luật thời chiến nay chịu tác động của các qui luật thời bình, nhất là qui luật của kinh tế thị trường. Cảm hứng sử thi vốn bao trùm giai đoạn văn học chiến tranh giờ chuyển sang cảm hứng thế sự – đời tư – phong hóa [tr 7]. Văn học xác lập nhiều giá trị mới làm lu mờ những giá trị cũ đã lỗi thời. Cũng trong công trình này, tác giả nhận xét: Từ 1986 trở đi, bạn đọc hầu như chỉ còn bị cuốn hút bởi cảm hứng thế s . Một phần do yếu tố tâm lí thời đại, đồng thời cũng cần nhận thấy rằng, những tác phẩm viết theo cảm hứng sử thi phần nhiều nhợt nhạt và không đem lại cái mới mà người đọc trông đợi. Điều này chứng tỏ những sáng tác theo khuynh hướng thế sự được bạn đọc đặc biệt quan tâm, chú ý, góp phần khẳng định được hướng đi đúng đắn của sự nghiệp đổi mới văn học. Trong công trình Truyện ngắn Việt Nam, lịch sử – thi pháp – chân dung [28], khi đề cập đến các tác giả có tác phẩm sáng tác trong thời đổi mới như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp… (phần Truyện ngắn Việt Nam thời hiện đại) các nhà nghiên cứu có chung nhận định: Những truyện ngắn của các tác giả này sáng tác trong thời đổi mới đều có những chuyển biến (đổi mới) so với giai đoạn trước với tinh thần nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật. Các nhà văn đã bước một bước dài từ khuynh hướng sử thi – lãng mạn sang khuynh hướng thế sự – đời tư. 2.2. Các ý kiến và bài viết Trước hết là các ý kiến khẳng định thành tựu văn học cũng như truyện ngắn thời đổi mới, bao gồm ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu trong “Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay” [10] của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam: Ý kiến của nhà văn Nguyễn Kiên: “… Nét nổi bật là những năm gần đây văn xuôi của ta đã chú ý đến con người, đặt con người vào trung tâm tác
- 6 phẩm. Con người với tư cách cá nhân, đồng thời là thành viên của xã hội. Số phận con người đã được đặt ra. Con người bình thường, con người đời thường được mô tả khá sâu sắc… Văn xuôi ta những năm gần đây cũng giàu chất thực hơn. Nó đang cố gắng như thế và cuộc sống hôm nay cũng buộc nó phải như thế” [10]. Nhà văn Cao Tiến Lê cho rằng, “Văn học đã đi vào đời thường. Mỗi một con người đều bình đẳng trước cái nhìn của nhà văn” [10]. Nhà văn Bùi Hiển nhận định, “Với công cuộc đổi mới trên toàn xã hội, văn học ta, đặc biệt là văn xuôi những năm gần đây chuyển mình khá mạnh mẽ. Không xuôi chiều kiểu êm dầm mát mái nữa, nó mạnh dạn phanh phui các mặt trái của xã hội, các uẩn khúc hoặc tráo trở của lòng người. Nó bắt người đọc phải tự vấn lương tâm, nó có tham vọng đánh thức dậy lòng nhân ái giữa một cuộc sống cộng đồng đang xuống cấp nghiêm trọng bởi những tính toán vụ lợi, những mưu mô hèn hạ. Nó cũng không né tránh những tâm trạng cá nhân, không chỉ “buồn bã”, “cô đơn”, mà còn công phẫn xót xa, gay gắt…” [10]. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, văn học ta thời kì này đang có những chuyển biến rất quan trọng “với sự quan tâm ngày càng cao hơn, mạnh mẽ hơn đối với con người. Số phận của con người với tư cách là một thế giới cá nhân hết sức phong phú và phức tạp trong trăm nghìn mối quan hệ cũng hết sức phong phú và phức tạp với toàn xã hội. Trước đây con người được xem xét chủ yếu ở mặt công dân của nó, và chủ yếu trong mối quan hệ công dân của nó với xã hội. Bây giờ mở ra một góc độ khác, quan hệ khác đa dạng hơn, toàn diện hơn, nhân văn hơn, người hơn” [10]. Bên cạnh các ý kiến trên là những bài viết đưa ra nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu về tình hình truyện ngắn cũng như về văn xuôi Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986) trở lại đây. Những bài viết đáng chú ý gồm: Bùi Việt Thắng, “Văn xuôi gần đây và
- 7 quan niệm về con người” [168]; Huỳnh Như Phương, “Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa nền văn học” [148]; Nguyên Ngọc, “Văn xuôi sau 1975 – Thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển” [133]; Trần Độ, “Cảm nhận về một nền văn học mới đang ra đời” [29]; Vũ Tuấn Anh, “Những vấn đề của văn học hiện đại qua ba cuộc hội thảo” [3]; “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại” [5]; Lê Thị Hường, “Các kiểu cấu trúc của truyện ngắn hôm nay” [96]; Bích Thu, “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống mô típ chủ đề” [176]; “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975” [177]; Lê Huy Bắc, “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại” [11]; Hà Minh Đức, “Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới” [31]... Qua những bài viết này, các tác giả đã đưa ra nhiều nhận định về truyện ngắn cũng như về văn học: “Văn học trở về với đời thường gần gũi với cái thường nhật quen thuộc” [31, tr 4]; “Cuộc sống thay đổi, những cái lưới trong sinh hoạt thường ngày xuất hiện, hàng loạt câu hỏi về thế sự được đặt ra, và mỗi câu trả lời lại làm nảy sinh những câu hỏi mới” [148, tr 15]; Truyện ngắn “đi thẳng vào những vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con người, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống con người ở đời sâu và sắc hơn” [133, tr 12]; Từ cảm hứng sử thi văn học chuyển sang một cách nhìn khác, ở đây con mắt tiểu thuyết trở thành công cụ soi chiếu cả bề rộng những vấn đề xã hội và bề sâu của số phận con người; “thể tài thế sự và thể tài đời tư nổi lên hàng đầu” [5, tr 30]; Cảm hứng sự thật về hiện thực và con người trở thành cảm hứng bao trùm đối với các nhà văn trong những sáng tác sau năm 1975; “Văn xuôi thế sự, đời tư không chỉ bộc lộ những nếm trải, suy tư, nghiền ngẫm mà còn phơi bày, phanh phui các sự vật, hiện tượng để đi đến tận cùng cốt lõi của nó” [176, tr 25]; “Hướng tới hiện thực về con người, thông qua từng số phận cá nhân, các nhà văn đã xới lên những vấn đề nhức nhối, bức xúc của con người trong hiện thực đương đại” [177, tr 35]… Nhìn chung các ý kiến đều thống nhất: văn học nghệ thuật nói chung và truyện ngắn Việt Nam thời đổi
- 8 mới nói riêng đang có những nét đổi mới về nghệ thuật cũng như khuynh hướng sáng tác của các nhà văn. Nhiều truyện ngắn và những cây bút sáng tác truyện ngắn theo khuynh hướng thế sự được đề cập tới nhằm minh chứng cho sự đổi mới này. Ngoài ra còn có các bài nghiên cứu đáng chú ý: Nhà văn Nguyên Ngọc với bài “Đôi nét về một tư duy văn học mới đang hình thành” [129] đã đưa ra những điểm đáng chú ý của văn học thời đổi mới: Chất liệu văn học đã thay đổi. Văn học chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, từ chất liệu anh hùng ca chuyển sang chất liệu đời sống xã hội “con người như một thực thể xã hội và như một sinh linh với trăm nghìn mối quan hệ phong phú, phức tạp ngổn ngang và biến đổi không ngừng của nó” [tr 25]. Tác giả bài viết cũng nhận định văn học hôm nay đã có những đổi khác, có sự xê dịch trong cảm hứng chủ đạo của nhà văn “Cảm hứng của nhà văn về xã hội và con người, về thế sự và nhân sinh bây giờ bắt nguồn từ chính kinh nghiệm cá nhân của riêng mình. Từ số phận cá nhân mình, trong số phận chung phong phú và phức tạp của đồng loại” [tr 27]. Trong bài “Đổi mới văn học vì sự phát triển” [4] tác giả Vũ Tuấn Anh cũng nhận định: Từ Đại hội Đảng lần thứ VI văn học bắt đầu một giai đoạn khác, một sự tiếp nối vừa mang tính kế thừa, vừa có sự phủ định biện chứng, xuất hiện nhiều yếu tố đổi mới của văn học “Cảm hứng mới, khởi nguyên cho sáng tác văn học đổi mới, trước hết là cảm hứng sự thật về hiện thực; Chất liệu sử thi được thay thế bằng chất liệu đời thường” [tr 17]. Ở bài “Trong tấm gương của thể loại nhỏ” [167], nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng chú ý đến hướng viết truyện ngắn của các nhà văn và sự thay đổi làm nên sự hấp dẫn của truyện ngắn: “Truyện ngắn hôm nay đọc thú vị, đó là một điều khó bác bỏ. Sự hưng thịnh của truyện ngắn hôm nay trước hết nhờ ở những tìm tòi trong chính hình thức thể hiện của nó. Những người viết truyện ngắn hôm nay dường như thiên về lối viết theo sự gợi ý của trực giác linh
- 9 cảm. Theo hướng này nhà văn cảm nhận đời sống không phải do sự sai khiến của lí tính mà theo “mệnh lệnh của trái tim”. Cuộc sống diễn tiến thật tự nhiên, có qui luật nhưng luôn hàm chứa những bất ngờ, ngẫu nhiên và có khi bí ẩn. Nhà văn hôm nay như căng hết các giác quan của mình để đón bắt những xung động âm thầm đang diễn ra trong đời sống tâm hồn con người” [167]. Cũng trong bài viết này, Bùi Việt Thắng nhận định, năm 1986 “truyện ngắn đã “tả xung hữu đột”, trườn tới mọi nơi trong cuộc sống để phát hiện. Hàng trăm truyện ngắn trong một năm, những mảnh gương nhỏ phản chiếu sự phong phú của cuộc sống. Và hình ảnh đầy đặn ấy cũng ngang với hình ảnh của một tấm gương lớn mà thể loại “nhỏ” đã tạo ra trong việc phản ánh đời sống trong nhiều mặt của nó” [167]. Với bài “Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay” [138], tác giả Phạm Xuân Nguyên nhìn nhận, “Văn học thời đổi mới, ở những tác phẩm đúng là văn học, mang cảm hứng nhìn lại và soát xét, mang âm điệu buồn đau… Truyện ngắn hôm nay tiếp tục xới lật các mảng hiện thực ở cả hai chiều quá khứ và hiện tại để mong góp một tiếng nói định vị cho người đọc một thái độ nhìn nhận, đánh giá những việc những người của bây giờ, của nơi đây” [tr 26, 27]. Nhà nghiên cứu này cũng tin tưởng về hướng đi đúng đắn, dũng cảm của truyện ngắn “Cuộc sống luôn vỗ sóng vào văn học. Mỗi thể loại như một con thuyền vượt sóng. Con thuyền truyện ngắn hôm nay có những tay chèo lái khá, không bị chìm dưới lớp sóng mà biết khai mở những luồng lạch riêng vượt lên nhìn bao quát và xuyên sâu khắp biển cả” [tr 28]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long có bài “Thử xác định đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau năm 1975” [120, tr 128]. Tác giả nhận định “từ 1986 trở đi là thời kì văn học đổi mới mạnh mẽ và toàn diện”; “Cùng với những thay đổi trong quan niệm về nhà văn thì quan niệm về hiện thực như là đối tượng phản ánh, khám phá văn học cũng được mở rộng mang tính toàn diện. Hiện thực không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch
- 10 sử và đời sống cộng đồng. Mà đó là hiện thực đời sống hàng ngày, với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp chằng chịt đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó còn là đời sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch. Hiện thực đời sống trong tính toàn vẹn của nó đã mở ra những không gian vô tận cho văn học thỏa sức chiếm lĩnh, khám phá, khai vỡ” [tr 132-133]. Bài viết “Văn xuôi từ 1975 đến nay – Một cái nhìn khái quát” [14, tr 192], tác giả Nguyễn Thị Bình cho rằng, văn xuôi thời kì này nổi bật lên ba khuynh hướng: khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, khuynh hướng đạo đức - thế sự và khuynh hướng triết luận. Trong đó khuynh hướng đạo đức - thế sự là khuynh hướng thu hút được nhiều người viết nhất. Những tác phẩm sáng tác theo khuynh hướng này thường lấy đề tài từ đời sống hiện tại. Điểm tựa cho kết cấu không phải là các biến cố lịch sử mà là những chuyện hằng ngày, những quan hệ nhân sinh muôn thuở, những ứng xử có tính phổ biến hay đột biến của con người. Những tác phẩm thành công là những tác phẩm người viết không chỉ xử lí tốt mối quan hệ cá nhân với cộng đồng, giữa con người với hoàn cảnh sống mà còn có khả năng nắm bắt, diễn tả con người khi nó đối diện với chính nó. Song song với các bài nghiên cứu trên là những bài viết về truyện ngắn của một số nhà văn tiêu biểu: Bích Thu, “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải từ những năm 80 đến nay” [178]; Đoàn Trọng Huy, “Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải” [55, tr 86]; Chu Nga, “Đặc điểm ngòi bút hiện thực của Nguyễn Khải” [55, tr 64]; Nguyễn Thị Huệ, “Cảm nhận về con người trong sáng tác Nguyễn Khải những năm gần đây” [55, tr 143]; Đào Thủy Nguyên, “Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích” [55, tr 149]; Bùi Việt Thắng, “Vấn đề tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” [170]; Lã Nguyên, “Nguyễn Minh
- 11 Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật” [134]; Nguyễn Văn Hạnh, “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người” [74]; Ngô Thảo, “Đọc những tác phẩm mới của Nguyễn Minh Châu” [85, tr 300]; Tôn Phương Lan, “Tìm hiểu tư tưởng của Nguyễn Minh Châu qua quan niệm nghệ thuật về con người” [114]; “Một vài loại hình nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu” [116]; Phạm Vĩnh Cư, “Về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” [85, tr 296]; Trịnh Thu Tuyết, “Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” [85, tr 323]; Nguyễn Thị Huệ, “Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80” [86]; Lã Nguyên, “Khi nhà văn “đào bới” bản thể ở chiều sâu tâm hồn” [135]; Nguyễn Văn Kha, “Con người gắn bó với quê hương đất nước trong sáng tác của Ma Văn Kháng” [51]. Phong Lê, “Trữ lượng Ma Văn Kháng” [120]; “Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời” [52]; Đỗ Đức Hiểu, “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” [138, tr 472]; Văn Tâm, “Đọc Nguyễn Huy Thiệp” [138, tr 285]; Châu Minh Hùng, “Hình thức đa thanh mới qua truyện Nguyễn Huy Thiệp” [91]; Trần Thị Mai Nhi, “Nguyễn Huy Thiệp” [138, tr 501]; Nguyễn Hải Hà – Nguyễn Thị Bình, “Xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” [138, tr 519]; Trần Duy Thanh, “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” [138, tr 87]; Diệp Minh Tuyền, “Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới” [138, tr 395]; Nguyễn Thanh Sơn, “Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp” [138, tr 116]; Đông La, “Về cái “ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” [138, tr 129];… Trên đây là những bài viết về các nhà văn: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, những người gây được nhiều chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học. Đã có nhiều ý kiến xung quanh truyện ngắn của các nhà văn này và phần nhiều là những ý kiến ghi nhận đóng góp của họ cho nền văn học Việt Nam.
- 12 Nguyễn Khải là một nhà văn luôn suy nghĩ sâu sắc về những vấn đề của cuộc sống. Chu Nga nhận định “Với con mắt sắc sảo của mình, nhìn vào ngõ ngách nào của cuộc sống, Nguyễn Khải cũng có thể rất nhanh nhạy phát hiện ra những vấn đề phức tạp. Và anh như một chánh án công bằng và nghiêm khắc, không thể nào làm ngơ trước những biểu hiện chẳng lấy gì làm đẹp đẽ của cuộc đời – anh buộc phải dùng ngòi bút chiến đấu của mình để phê phán chúng, vạch ra chỗ đúng chỗ sai” [55, tr 65]. Nhà nghiên cứu Bích Thu lại cho rằng “Sức chinh phục của truyện ngắn những năm gần đây một phần đáng kể là do nghệ thuật kể chuyện” [178]. Tác giả bài viết quan tâm đến vấn đề giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Khải như giọng triết lí tranh biện, giọng trải nghiệm cá nhân, giọng hài hước. Nhờ sức mạnh của các giọng điệu mà những vấn đề nhân sinh, thế sự như ý nghĩa cuộc đời, sự lựa chọn cách sống, kế mưu sinh, vấn đề lương tâm, đạo đức… được các nhân vật trong truyện quan tâm, luận bàn một cách sôi nổi… Bên cạnh Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu được xem là một trong những nhà văn đạt được những thành tựu cao về truyện ngắn và có nhiều đóng góp cho nền văn học. Nguyễn Tri Nguyên ghi nhận “Cùng với nhiều nhà văn cùng thế hệ hoặc trẻ hơn, Nguyễn Minh Châu góp phần đổi mới nền văn học nước nhà sau năm 1975, từ nền văn học đơn thanh điệu trong thi pháp thể hiện sang một nền văn học đa thanh điệu, phức điệu trong thi pháp. Đó chính là kết quả của sự đổi mới của đất nước, của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Nền văn học đó ngày càng hiện thực hơn, nhân đạo hơn và dân chủ hơn và vì thế có sức thuyết phục độc giả hơn” [85, tr 220]. Theo Bùi Việt Thắng “Người ta vẫn hay nói đến sự thay đổi giọng điệu như là dấu hiệu rõ nhất và trước tiên trong sự tìm tòi và đổi mới hình thức nghệ thuật. Ta thấy rõ sự trăn trở khôn nguôi của Nguyễn Minh Châu để tìm
- 13 được giọng nói hợp với thời hiện tại. Cái cảm quan có “tính văn xuôi” bộc lộ rất rõ trong truyện ngắn của anh gần đây” [114]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh ghi nhận “Chúng ta trân trọng di sản văn học của anh, đặc biệt đánh giá cao phần đóng góp của anh vào bước ngoặt quyết định của văn học thời kỳ đổi mới” [74]. Về Ma Văn Kháng, qua bài viết “Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80” [86] Nguyễn Thị Huệ đã nêu lên những nét đổi mới về nghệ thuật trong các sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80. Ông là một trong những nhà văn đón trước yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Có thể thấy đây là một hành động tích cực, báo hiệu một tư thế nhập cuộc mới của văn học trước đời sống xã hội. Nguyễn Thị Huệ nhận định “Khi chuyển hướng trong ngòi bút sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã nhanh chóng tiếp cận với một hiện thực mới, hiện thực phong phú nhưng ngổn ngang, bề bộn, phải trái, trắng đen lẫn lộn, xen cài trong biết bao là biến động. Đó là cuộc sống thành thị với nhiều sắc màu phong phú và độc đáo, những hoạt động hối hả, nhộn nhịp suốt đêm ngày” [86]. Với bài viết “Khi nhà văn “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”” [135], Lã Nguyên đã tìm hiểu và phân loại truyện ngắn của Ma Văn Kháng thành ba nhóm “Nhóm thứ nhất là những truyện ngắn thể hiện cái nhức nhối, xót xa, giận mà thương cho sự hoang dã mông muội của những kẻ chưa thành người và những người không được làm người. Nhóm thứ hai là những truyện ngắn cất lên tiếng nói cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm nay. Nhóm thứ ba là những truyện ngắn thể hiện cảm hứng trào lộng trang nghiêm trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hóa hồn nhiên” [135]. Tác giả bài viết mới chỉ đưa ra một cái nhìn phân loại chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu truyện ngắn của từng nhóm phân loại.
- 14 Trong bài “Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời” [52, tr 344], theo nhà nghiên cứu văn học Phong Lê – tác giả bài viết, truyện ngắn Ma Văn Kháng quả là hiện tượng nổi bật trong văn học những năm 90, tuy chỉ một giọng điệu nhưng không gây nhàm tẻ. Biết thế trước rồi mà vẫn ham đọc. Ông nhận xét về tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời như sau: “Cuốn sách mạnh mẽ đẩy ta vào giữa dòng sống hôm nay với cảm hứng lớn là cảm hứng sự thật, với sự bất bình, và khát vọng bao trùm là khát vọng dân chủ; đồng thời cho ta sự gắn nối giữa văn mạch truyền thống là chủ nghĩa nhân văn và tình yêu thương con người” [52, tr 344]. Về Nguyễn Huy Thiệp, trong cuốn Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm và dư luận [32], lời đầu sách viết: “Trong sinh hoạt văn học gần đây, chưa từng có một hiện tượng như Nguyễn Huy Thiệp. Xuất hiện trên văn đàn mới có vài ba năm, Nguyễn Huy Thiệp sớm được chú ý của đông đảo bạn đọc. Đặc biệt sau Tướng về hưu, hầu như mỗi truyện mới của anh lại gây bàn tán, tranh luận khắp nơi từ Nam chí Bắc. Có những người ca ngợi hết lời, có những người chê bai và lên án” [32]. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: “Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa tàn nhẫn, vừa xót xa. Tàn nhẫn có nghĩa là không được thương con người, đó là mệnh lệnh của lương tâm và tác giả đã đi đến cùng, phơi bày sự đốn mạt của con người. Nhưng cuối cùng thì vẫn xót xa, “không thể không thương con người”. Ngay ở những nhân vật đốn mạt nhất, Nguyễn Huy Thiệp không tuyệt vọng ở họ” [32]. Theo Mai Ngữ, “Rõ ràng sự xuất hiện những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trong thời gian gần đây là một hiện tượng đáng quan tâm, một hiện tượng khá độc đáo của văn học 1988. Nó đã gây sự phản ứng bất ngờ đến sửng sốt cho người đọc, khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về thực trạng xã hội hiện nay, về sức mạnh và khả năng của văn học” [32]…
- 15 Trên đây là bức tranh chung về tình hình nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1975, đặc biệt là các sáng tác thời đổi mới từ 1986 trở đi. Có thể nói, truyện ng này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các ý kiến đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của thể loại: tình hình phát triển, đặc trưng, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Mặc dù phần lớn các ý kiến mới dừng lại ở dạng nhận định, ít đi sâu phân tích, luận giải, nhưng đó là những thông tin hết sức cần thiết để nghiên cứu sinh triển khai nghiên cứu đề tài nhằm góp một phần nhỏ vào công cuộc nghiên cứu và tìm hiểu văn học Việt Nam thời đổi mới. 3. GIỚI HẠN VẤN ĐỀ Truyện ngắn giai đoạn sau chiến tranh nói chung và truyện ngắn sáng tác theo khuynh hướng thế sự nói riêng đã có nhiều đóng góp trong công cuộc đổi mới văn học. Với đề tài “Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn Việt Nam thời đổi mới (1986 – 2000)”, chúng tôi mong muốn tìm hiểu khuynh hướng chủ đạo trong sáng tác của các nhà văn, đặc biệt là truyện ngắn, cố gắng chỉ ra những nét đặc trưng của truyện ngắn sáng tác theo khuynh hướng thế sự, khiến thể loại này đạt được những thành tựu đáng kể và được nhiều độc giả mến mộ, đóng góp vào tiến trình phát triển và đổi mới của nền văn học nước nhà. Đối tượng khảo sát chính của luận án là các cây bút được coi là tiên phong trong công cuộc đổi mới truyện ngắn này: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Trần Đức Tiến… Về tác phẩm, số lượng truyện ngắn sáng tác từ năm 1986 đến 2000 vô cùng lớn. Trong phạm vi hạn hẹp của luận án chúng tôi chỉ chọn những tác phẩm hay được dư luận quan tâm rộng rãi. Sở dĩ luận án chọn thời đổi mới với mốc thời gian từ 1986 đến 2000 vì 1986 là năm bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng về mọi mặt. Văn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
322 p | 419 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945
217 p | 363 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 277 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
237 p | 188 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
169 p | 124 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
164 p | 76 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)
232 p | 135 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
202 p | 115 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 107 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
172 p | 131 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
179 p | 66 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami
32 p | 24 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 p | 107 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập
282 p | 29 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami
237 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
490 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa
27 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
27 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn