intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:277

22
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long" trung nghiên cứu cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam; Phân tích, đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất theo hướng 2 tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2020 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ VĂN VĨNH HOÀN THIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ VĂN VĨNH HOÀN THIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Trần Hồng Hà 2. TS. Đặng Thành Lê HÀ NỘI - NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý công “Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các tài liệu, dữ liệu, số liệu trong luận án được thu thập, xử lý, trích nguồn theo đúng quy định, kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Tạ Văn Vĩnh
  4. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu đến nay tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý công, nhân dịp này cho phép tôi được gửi lời cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Đào tạo, các Khoa chuyên môn, thầy giáo, cô giáo và các đơn vị liên quan tại Học viện vì đã đồng hành với tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đội ngũ cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Bộ TN&MT, Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNT, Sở TN&MT 13 tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập, xử lý dữ liệu, số liệu, tài liệu để thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tập thể người hướng dẫn khoa học của tôi là TS. Trần Hồng Hà và TS. Đặng Thành Lê đã luôn quan tâm, động viên, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên chủ nhiệm TS. Lê Anh Xuân, gia đình, đồng nghiệp và các bạn đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Tạ Văn Vĩnh
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................... 11 1.1. Các công trình khoa học trên thế giới nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ... 11 1.2. Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về biến đổi khí hậu, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ............................................................................................... 16 1.2.1. Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về biến đổi khí hậu ........ 16 1.2.2. Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.................................................................................................. 20 1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án ........................................................................................................ 24 1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .......................................... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 29 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................... 30 2.1. Quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 30 2.1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 30 2.1.2. Sự cần thiết khách quan hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ................................................................ 36 2.1.3. Nguyên tắc, hệ thống, trình tự, căn cứ, nội dung quy hoạch sử dụng đất ............................................................................................................ 39
  6. 2.2. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ............................................................................... 45 2.2.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ... 45 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ................................................................ 51 2.2.3. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu .............................. 53 2.2.4. Đảm bảo, huy động nguồn lực tài chính thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ................................................ 54 2.2.5. Xây dựng khung hướng dẫn tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất ........................................................................................... 55 2.2.6. Thống kê, kiểm kê đất đai, dự báo kinh tế - xã hội, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu ....................................................................................................... 56 2.2.7. Lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ....................................................................................................... 57 2.2.8. Hợp tác quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ............................................................................................... 58 2.2.9. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu........ 58 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ............................................................................... 59 2.3.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 59 2.3.2. Yếu tố chủ quan ..................................................................................... 60 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ........................................................................................ 62 2.4.1. Tại Hàn Quốc ........................................................................................ 62 2.4.2. Tại Trung Quốc ..................................................................................... 64
  7. 2.4.3. Tại Hà Lan ............................................................................................ 65 2.4.4. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................ 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 69 Chương 3. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .............................................................................................................. 70 3.1. Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai ................................................................................ 70 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ........................................... 70 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 71 3.1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai của đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................................ 73 3.2. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long ....................................................................................... 75 3.2.1. Giai đoạn 2011 - 2020 .......................................................................... 75 3.2.2. Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.................................. 96 3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long......................... 97 3.3.1. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long .. 97 3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long thống nhất từ trung ương đến địa phương ............................................................................................... 100 3.3.3. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................................... 103
  8. 3.3.4. Đảm bảo, huy động nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long ....................................................................................... 104 3.3.5. Khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, dự báo kinh tế - xã hội và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long ................................................... 105 3.3.6. Tổ chức lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long ................................................... 106 3.3.7. Hợp tác quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long .......................................................... 106 3.3.8. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................... 107 3.4. Nhận xét hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long .............................................. 108 3.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 108 3.4.2. Một số bất cập ..................................................................................... 111 3.4.3. Nguyên nhân bất cập ........................................................................... 116 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 119 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................... 120 4.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quy hoạch sử dụng đất ... 120 4.2. Phương hướng quy hoạch sử dụng đất của đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ................................................... 124 4.3. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050................................................................................................. 125 4.3.1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ....... 125
  9. 4.3.2. Rà soát các quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long ....................................................................................................... 131 4.3.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ........................................................... 135 4.3.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long .............................................................................................. 137 4.3.5. Tăng cường huy động nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050........................................... 139 4.3.6. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành thông tư hướng dẫn tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long ....................................... 140 4.3.7. Nâng cao chất lượng, thống kê, kiểm kê đất đai, dự báo phát triển kinh tế - xã hội, cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long ............ 142 4.3.8. Nâng cao hiệu quả lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long....................... 144 4.3.9. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long ............................... 147 4.3.10. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long ............................................................ 149 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................... 150 KẾT LUẬN ................................................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 153 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 174 DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .... 265
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp hệ thống QHSDĐ từ năm 2013 đến 2019 ...................... 40 Bảng 2.2. Các bước của quá trình QHSDĐ .................................................... 42 Bảng 2.3. Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất (QHSDĐ cấp tỉnh sau khi tích hợp vào Quy hoạch tỉnh) ....................................................... 44 Bảng 2.4. Tổng hợp các luật có điều chỉnh QHSDĐ từ ngày 01/07/2004 đến nay ................................................................................................. 45 Bảng 3.1. QHSDĐ đến năm 2020 và điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 của các tỉnh, thành phố ĐBSCL .......................................................... 76 Bảng 3.2. Tổng hợp Nghị quyết của Chính phủ xét duyệt QHSDĐ các tỉnh, thành phố ĐBSCL đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) và điều chỉnh QHSDĐ các tỉnh, thành phố ĐBSCL đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) ........................................................................................... 98 Bảng 4.1. Đề xuất xem xét sửa đổi, bổ sung trình tự quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch 2017 ............................................................. 127 Bảng 4.2. Tổng hợp thời gian Chính phủ xét duyệt QHSDĐ, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2020 ....... 130 Bảng 4.3. Kết quả khảo sát của tác giả về sự cần thiết bổ sung nguyên tắc tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ ............................................ 140 Bảng 4.4. Kết quả khảo sát hình thức công bố công khai phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050……………………………………………..145
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Xu hướng biến động nhóm đất nông nghiệp theo vùng thời kỳ 2011 - 2015 ................................................................................... 93 Biểu đồ 3.2. Xu hướng biến động nhóm đất phi nông nghiệp theo vùng thời kỳ 2011 – 2015................................................................................... 95 Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT (có hiệu lực đến ngày 31/12/2022) ................................................................. 101
  12. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 2 BVMT Bảo vệ môi trường 3 CBCC Cán bộ, công chức 4 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 KT-XH Kinh tế - xã hội 7 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư 8 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất 9 QLNN Quản lý nhà nước 10 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 11 UBND Uỷ ban nhân dân 12 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt của các ngành KT-XH, việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên đất đai luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn 2012 – 2022 Đảng ta đã ban hành hai Nghị quyết về đất đai đó là Nghị quyết số 19/NQ-TƯ ngày 31/10/2012 và Nghị quyết số 18/NQ-TƯ ngày 16/06/2022 [85],[87]. Để nguồn lực đất đai được phân bổ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi triển khai có hiệu quả các hoạt động phát triển KT-XH đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất đai thì QHSDĐ cần phải được đặc biệt quan tâm. Tại các nước phát triển như Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Anh, Nhật Bản, các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Trung Quốc quản lý QHSDĐ luôn là trọng tâm ưu tiên của chính phủ. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng hết sức lưu tâm hỗ trợ các quốc gia về kinh nghiệm, tài chính, nâng cao năng lực trong hoạt động QHSDĐ. ĐBSCL là vùng có tầm quan trọng chiến lược về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, quốc phòng, an ninh và có nhiều đóng góp tích cực cho quá trình phát triển của cả nước. ĐBSCL hiện nay có diện tích 40.816,4 km², dân số 17.318,6 triệu người [135, tr.94], gồm có 17 thành phố thuộc tỉnh, 5 quận, 10 thị xã, 102 huyện, 215 phường, 124 thị trấn, 1267 xã [135, tr.44], tổng diện tích gieo trồng lúa vùng ĐBSCL là 4,19 triệu ha, chiếm 54,3% diện tích cả nước, năm 2020 sản lượng xuất khẩu 6,2 triệu tấn, đạt 3,12 tỷ USD, diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 669.000 ha, chiếm 92,9% diện tích cả nước, toàn Vùng hiện có khoảng 335,4 ngàn ha cây ăn quả, chiếm 36,3% diện tích cả nước…[29, tr.12]. Trong thời gian tới cùng với việc triển khai mạnh mẽ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH và 1
  14. quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022) tiềm năng, thế mạnh của ĐBSCL sẽ được khai thác, tận dụng để thúc đẩy KT-XH của các tỉnh, thành phố trong Vùng phát triển, quốc phòng, an ninh được đảm bảo, BVMT và thích ứng BĐKH được quan tâm đầu tư đi trước một bước. Tuy nhiên, hiện nay ĐBSCL đang đứng trước cả cơ hội lẫn thách thức do ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng. Theo Kịch bản BĐKH năm 2020 nếu mực nước biển dâng 100 cm thì khoảng 47,29% diện tích ĐBSCL có nguy cơ ngập cao [24, tr.123]. BĐKH ở ĐBSCL đã ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên đất, nước, cơ sở hạ tầng nông thôn (ngập lụt, đê biển, đê sông, đê bao, bờ bao; các công trình tưới, cấp nước, tiêu nước vùng ven biển; an ninh lương thực quốc gia bị ảnh hưởng; sức khỏe người dân cũng bị tác động không nhỏ...) [11][15][20][24]. Có thể nói những tác động bất lợi, không mong muốn của BĐKH đối với tài nguyên thiên nhiên nói chung và đặc biệt là tài nguyên đất đai nói riêng đã, đang và sẽ tác động đến hoạt động QHSDĐ. Để tối ưu hóa việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất của ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH thì vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL. Trong giai đoạn vừa qua QLNN đối với QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL đã có những kết quả nhất định từ hành lang pháp lý ngày càng được hoàn thiện; tổ chức bộ máy được kiện toàn thống nhất từ Trung ương đến địa phương; số lượng đội ngũ CBCC ngày càng được bố trí hợp lý, chất lượng được nâng cao; huy động, đảm bảo tài chính của nhà nước đã được quan tâm hơn và ưu tiên bố trí; năng lực dự báo phát triển KT-XH, chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai, cập nhật kịch bản BĐKH, lấy ý kiến về QHSDĐ, hợp tác quốc tế và thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp 2
  15. luật về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL đã ngày càng được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL còn một số bất cập như: Hành lang pháp lý, khung hướng dẫn tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ còn chưa được ban hành kịp thời, thiếu đồng bộ dẫn đến việc chậm trễ trong việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh QHSDĐ nhất là trong bối cảnh hiện nay sau khi Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực, Luật Đất đai 2013 đã phải sửa đổi, bổ sung các điều khoản liên quan đến QHSDĐ (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018) đã gây những khó khăn nhất định cho việc tổ chức triển khai thực hiện các QHSDĐ đã được phê duyệt trước đó; chất lượng dự báo phát triển KT-XH và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các địa phương chưa sát dẫn đến tình trạng bố trí quỹ đất chưa khoa học; tổ chức bộ máy QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH chưa được kiện toàn đầy đủ; số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL chưa hợp lý; chất lượng QHSDĐ được lập theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH chưa cao; việc lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân và người dân về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH đôi khi còn hình thức; ngân sách nhà nước vẫn còn dàn trải, tốc độ giải ngân chậm; hợp tác quốc tế chưa có chiều sâu; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL còn chưa kịp thời. Chính vì những lý do nêu trên tôi chọn đề tài “Hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở Việt Nam; Phân tích, đánh giá thực trạng QHSDĐ theo 3
  16. hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2020 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dưới góc độ tiếp cận của khoa học quản lý công. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tác giả luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Tổng quan các công trình khoa học trên thế giới và ở Việt Nam về QHSDĐ, BĐKH và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH; - Phân tích, hệ thống hóa, bổ sung cơ sở khoa học QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH; - Phân tích thực trạng QHSDĐ và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL, trình bày những kết quả đạt được, chỉ ra một số bất cập và nguyên nhân trong hoạt động QHSDĐ nói chung và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL nói riêng. - Trình bày phương hướng, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là: hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL dưới góc độ của khoa học quản lý công. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu các nội dung QHSDĐ, QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL. Trong phạm vi luận án này hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH được tiếp cận với ý nghĩa là một nội dung QLNN về đất đai. 4
  17. - Về không gian: Luận án nghiên cứu tại13 tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL bao gồm: Thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An. - Về thời gian: Kỳ QHSDĐ từ năm 2011 đến năm 2020 và kỳ QHSDĐ từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu về lý luận, thực tiễn có liên quan đến hoạt động QHSDĐ, QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL. Luận án tập trung nghiên cứu các công trình khoa học trên thế giới và tại Việt Nam liên quan trực tiếp, gián tiếp về QHSDĐ, BĐKH và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu, sử dụng có trích dẫn các báo cáo, VBQPPL, số liệu thống kê thứ cấp liên quan đến QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL để phục vụ mục đích nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Dưới góc độ nghiên cứu của khoa học quản lý công, từ các dữ liệu, số liệu, tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích để đưa ra các nhận xét về hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL (những kết quả đạt được, một số bất cập và nguyên nhân). 5
  18. 4.2.3. Phương pháp so sánh Tác giả nghiên cứu, đối chiếu giữa kết quả thực hiện QHSDĐ giai đoạn 2011 - 2020 với số liệu QHSDĐ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xét duyệt QHSDĐ của các tỉnh, thành phố ĐBSCL để đánh giá mức độ, tỷ lệ chỉ tiêu, cơ cấu sử dụng đất của các tỉnh, thành phố ĐBSCL có sự thay đổi như thế nào sau khi thực hiện QHSDĐ. Điều này tạo cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 4.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học Luận án sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thông tin về vai trò của Nhà nước đối với QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH, các quan điểm, đánh giá của đội ngũ CBCC, nhà khoa học, chuyên gia, người dân đối với hoạt động QHSDĐ nói chung và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL nói riêng. Tổng số phiếu khảo sát được phát ra là 620 phiếu. Cụ thể như sau: Thứ nhất, tại một số cơ quan Trung ương: Tác giả chọn 03 cơ quan của Chính phủ, bao gồm: Bộ TN&MT, Bộ KH&ĐT và Bộ NN&PTNT để khảo sát. Nơi khảo sát Số phiếu khảo sát STT (Một số cơ quan Trung ương) Cán bộ, Chuyên gia, công chức nhà khoa học 1 Bộ TN&MT 120 40 2 Bộ KH&ĐT 30 15 3 Bộ NN&PTNT 30 15 Tổng số 250 Thứ hai, tại một số tỉnh, thành phố ĐBSCL: 6
  19. Tác giả chọn 06/13 tỉnh, thành phố gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau để khảo sát. Số phiếu khảo sát STT Nơi khảo sát Cán bộ, công chức, nhà Người khoa học, chuyên gia dân Tiểu vùng ngập sâu 1 Tỉnh Tiền Giang 40 20 2 Tỉnh Long An 30 30 Tiểu vùng giữa đồng bằng 3 Thành phố Cần Thơ 50 20 4 Tỉnh Vĩnh Long 35 25 Tiểu vùng ven biển 5 Tỉnh Bạc Liêu 35 25 6 Tỉnh Cà Mau 40 20 Tổng số 370 Tác giả chọn 06/13 tỉnh, thành phố nêu trên để khảo sát là vì: Theo Điểm b, Khoản 5, Điều 1, Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 15/01/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì căn cứ vào đặc điểm địa lý lãnh thổ đặc thù trong Vùng, tác động của BĐKH, các định hướng chiến lược phát triển chính của quốc gia và mô hình phát triển Vùng, ĐBSCL được phân thành 03 tiểu vùng với các trục kết nối vùng như sau: Tiểu vùng ngập sâu gồm một phần các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang thuộc vùng Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên (chọn tỉnh Tiền Giang và Long An để khảo sát); Tiểu vùng giữa đồng bằng gồm thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long và một phần các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Long An (chọn thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long để khảo sát); Tiểu vùng ven 7
  20. biển gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và một phần các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Long An (chọn tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau để khảo sát) [142, tr.3]. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Hoạt động QHSDĐ của các tỉnh, thành phố ĐBSCL đã và đang diễn ra như thế nào ? - QHSDĐ ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL có được tích hợp thích ứng BĐKH hay không ? - QLNN đối với hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL diễn ra thế nào ? - Thực trạng QHSDĐ và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL trong giai đoạn 2011 – 2020 diễn ra như thế nào ? - Những giải pháp QLNN nào cần thực hiện để hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Hoạt động QHSDĐ và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL chưa đạt được kết quả như mong muốn. - Những bất cập QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL giai đoạn 2011- 2020 có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. - Hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL sẽ phát huy kết quả tích cực khi thực hiện đồng bộ các giải pháp QLNN ở hiện tại và tương lai. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2