intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học trong các học viện thuộc Bộ Công an

Chia sẻ: Bình Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án góp phần xây dựng lý luận về quản lý nhà nước đối với đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học để có cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học trong các học viện thuộc Bộ Công an.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học trong các học viện thuộc Bộ Công an

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐỨC THUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC TRONG CÁC HỌC VIỆN THUỘC BỘ CÔNG AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐỨC THUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC TRONG CÁC HỌC VIỆN THUỘC BỘ CÔNG AN Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Ngô Thành Can 2. Thiếu tƣớng, GS.TS. Lê Minh Hùng HÀ NỘI - NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tư liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Đức Thuận
  4. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận án “Quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học trong các học viện thuộc Bộ Công an” , tác giả xin chân thành cảm ơn hai nhà khoa học, hai thầy giáo hướng dẫn khoa học là PGS. TS Ngô Thành Can, Thiếu tướng, GS. TS Lê Minh Hùng đã luôn quan tâm, tận tình, gợi mở, chỉ dẫn, giúp đỡ về nội dung và phương pháp nghiên cứu, làm việc. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo ở Học viện Hành chính Quốc gia, đặc biệt là các thầy, cô, cán bộ, giảng viên của Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội, Ban Đào tạo Sau Đại học đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Cục Đào tạo, Bộ Công an, các thầy, cô giáo, giảng viên, cán bộ của Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về thời gian, kiến thức, tinh thần, thông tin, số liệu, tài liệu và những góp ý định hướng, sửa chữa trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bản luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tác giả trong cả quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn.
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 5. Những đóng góp mới của luận án 7 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của luận án 8 7. Kết cấu luận án 9 CHƢƠNG 1: 10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đào tạo đại học theo hình 10 thức vừa làm vừa học 1.2. Những công trình liên quan đến Quản lý nhà nước về đào tạo đại học 19 theo hình thức vừa làm vừa học nói chung và trong các học viện thuộc Bộ Công an nói riêng 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 28 Kết luận chương 1 33 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO 34 TẠO ĐẠI HỌC THEO HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC 2.1. Lý luận về đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học 34 2.2. Lý luận về quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa 42 làm vừa học 2.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa 52 làm vừa học 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo 63
  6. hình thức vừa làm vừa học 2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa 69 làm vừa học tại một số nước trên thế giới Kết luận chương 2 81 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO 83 TẠO ĐẠI HỌC THEO HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC TRONG CÁC HỌC VIỆN THUỘC BỘ CÔNG AN 3.1. Giới thiệu tổng quan về đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa 83 học trong các Học viện thuộc Bộ Công an 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình 93 thức vừa làm vừa học trong các Học viện thuộc Bộ Công an 3.3. Đánh giá quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa 118 làm vừa học trong các Học viện thuộc Bộ Công an Kết luận chương 3 125 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG 126 QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC TRONG CÁC HỌC VIỆN THUỘC BỘ CÔNG AN 4.1. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo 126 hình thức vừa làm vừa học trong các học viện thuộc Bộ Công an 4.2. Giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình 136 thức vừa làm vừa học trong các học viện thuộc Bộ Công an Kết luận chương 4 162 KẾT LUẬN 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANQG An ninh quốc gia CAND Công an nhân dân CSGD Cơ sở giáo dục CSGDĐH Cơ sở giáo dục đại học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HL&BDNV Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ HVTBCA Học viện thuộc Bộ Công an QLĐT Quản lý đào tạo QLNN Quản lý nhà nước THPT Trung học phổ thông TTATXH Trật tự an toàn xã hội VLVH Vừa làm vừa học
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Sơ đồ/Biểu đồ Trang 1 Sơ đồ 2.1: Các hình thức đào tạo đại học 37 2 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý nhà nước về đào tạo đại học của 76 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý giáo dục đại 3 học theo hình thức VLVH trong các Học viện thuộc 107 Bộ Công an 4 Biểu đồ 2.1: So sánh đào tạo đại học VLVH với tổng quy 73 mô đào tạo đại học tại Liên Bang Nga 5 Biểu đồ 3.1: Biến động chỉ tiêu đào tạo đại học VLVH 85 trong CAND 6 Biểu đồ 3.2: Đánh giá về công tác phục vụ tài liệu học tập 92 7 Biểu đồ 3.3: Chỉ tiêu đào tạo đại học VLVH hàng năm 97 dành cho các HVTBCA Biểu đồ 3.4: Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch, chính 8 sách phát triển đào tạo đại học VLVH trong các 98 HVTBCA 9 Biểu đồ 3.5: Đánh giá công tác tổ chức thực hiện các văn 106 bản quy phạm pháp luật 10 Biểu đồ 3.6: Cơ cấu trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ 108 quản lý giáo dục 11 Biểu đồ 3.7: Đánh giá công tác tổ chức cán bộ 110 12 Biểu đồ 3.8: Trình độ đội ngũ giáo viên 111 13 Biểu đồ 3.9: Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 112 14 Biểu đồ 3.10: Cơ cấu đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý 113 giáo dục 15 Biểu đồ 3.11: Đánh giá công tác quản lý, đào tạo, bồi 114 dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục 16 Biểu đồ 3.12: Đánh giá công tác Thanh tra, kiểm tra 118
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển của đời sống kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ của mỗi quốc gia, dân tộc, vị trí và vai trò của giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng ngày càng trở nên quan trọng. Khác với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho nền sản xuất để tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục đại học ở các nước phát triển đang chuyển mạnh từ nền giáo dục tinh hoa với quy mô nhỏ sang nền giáo dục đại chúng với quy mô ngày càng lớn. Ở Việt Nam, song hành với sự phát triển, hội nhập quốc tế với tư tưởng phát triển giáo dục đại chúng là chính sách “hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập” [145] của Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, giáo dục đại học nước ta những năm gần đây cũng phát triển rất nhanh về cả số lượng cơ sở đào tạo, quy mô đào tạo và hình thức đào tạo, trong đó đáng chú ý là sự gia tăng của hình thức đào tạo VLVH trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với các trường đại học, học viện trong ngành Công an, với nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sĩ đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH trong tình hình mới không nằm ngoài xu thế đó. Lực lượng CAND luôn được chú trọng xây dựng, phát triển nhanh và mạnh về cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ. Hàng năm, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp CAND tăng lên đáng kể, cùng với đó là chỉ tiêu tuyển dụng công dân ngoài ngành, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ ở lại công tác lâu năm rất nhiều. Điều đó cho thấy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong CAND là rất lớn, trong đó có nhu cầu đào tạo đại học hình thức VLVH trong các HVTBCA. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học VLVH trong các HVTBCA năm học 2015-2016 cao nhất với 17.824 chỉ tiêu, cao gấp 2,8 lần so với hai năm trước đó. 1
  10. Có thể thấy, đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công đáng ghi nhận qua việc tăng nhanh về quy mô đào tạo; không ngừng hoàn thiện và cập nhật chương trình đào tạo mới, hiện đại; cơ sở vật chất được đầu tư, trang bị; đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy có trình độ, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy tích cực; chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, đã và đang đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong CAND. Tuy nhiên, trên thực tế hình thức đào tạo này vẫn còn nhiều hạn chế như chất lượng đội ngũ giảng viên chưa đồng đều; cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị dạy học chưa thật sự đồng bộ; chất lượng đào tạo (đầu vào, đầu ra) chưa thật sự thuyết phục... [41]. Trước thực trạng đó, một vấn đề được đề cập nhiều trong phát triển đào tạo đại học theo hình thức VLVH là quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức VLVH. Thông qua quản lý nhà nước mới thực hiện được các chủ trương, chính sách của quốc gia về phát triển đào tạo đại học theo hình thức VLVH nhằm góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói chung, đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện được các mục tiêu xây dựng xã hội học tập của nhà nước… Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức VLVH được coi là khâu then chốt để thực hiện thắng lợi mọi hoạt động giáo dục, đào tạo, trong đó có đào tạo đại học theo hình thức VLVH. Chính vì vậy, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA là do QLNN đối với loại hình đào tạo này vẫn còn nhiều bất cập và khoảng trống, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo cũng như hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính của các cơ quan QLNN về đào tạo đại học giữa Bộ GD&ĐT, Bộ Công an còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất; bộ máy QLNN, quản lý giáo dục đại học VLVH trong ngành Công an vẫn còn chưa 2
  11. được đầu tư, tuyển chọn kỹ lưỡng; cơ chế và phương pháp quản lý chưa theo kịp quy mô và tốc độ phát triển của hình thức đào tạo VLVH; nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất phục vụ QLNN đối với loại hình đào tạo này trong CAND còn chưa được đầu tư thích đáng; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, đi vào chiều sâu và chưa có sự liên kết, liên thông giữa các cấp… Trong khi đó, những vấn đề lý luận về QLNN về đào tạo đại học VLVH hiện nay còn tản mạn và chưa được chuyên sâu. Chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra sự khác nhau giữa đào tạo đại học theo hình thức VLVH với đào tạo đại học theo hình thức chính quy, giữa đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong và ngoài lực lượng Công an; chưa có công trình nào phân tích rõ nội dung và đặc điểm QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH; những bất cập trong QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA; chưa đề xuất được hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA. Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học trong các học viện thuộc Bộ Công an” cho luận án tiến sĩ quản lý công của mình. Qua đó, nghiên cứu sinh mong muốn tìm ra những giải pháp tăng cường QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA, góp phần đổi mới chất lượng đào tạo, xây dựng lực lượng Công an ngày càng chính quy, tinh nhuệ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần xây dựng lý luận về QLNN đối với đào tạo đại học theo hình thức VLVH để có cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA. 3
  12. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ: - Nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến luận án. - Làm rõ lý luận đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong ngành Công an và QLNN về hình thức đào tạo này thông qua nghiên cứu nội dung các khái niệm: đào tạo đại học theo hình thức VLVH, đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong ngành Công an, QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong ngành Công an, phân tích vai trò, mục đích và xác định cụ thể các yếu tố tác động và yếu tố cấu thành QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khắc phục hiệu quả. - Nghiên cứu, hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương, phương hướng của Đảng, Nhà nước, của Ngành Công an, dự báo phương hướng phát triển của đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong CAND những năm tới. Đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các hoạt động QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA, tập trung ở một số nội dung: 4
  13. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA; hệ thống văn bản QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH ở Việt Nam nói chung và ở trong các HVTBCA nói riêng; hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH ở Việt Nam và ở trong các HVTBCA; đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học theo hình thức VLVH; thanh tra, kiểm tra về giáo dục đại học theo hình thức VLVH. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong hai HVTBCA: Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân. - Phạm vi thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu công tác QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA từ năm 2010 đến nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp luận Việc nghiên cứu luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về duy vật biện chứng, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; những tư tưởng, lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với CAND; tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng; những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng ủy Công an Trung ương về giáo dục đại học trong CAND, đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA và công tác QLNN về giáo dục đại học trong CAND hiện nay. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: là phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án để giải quyết các vấn đề mang tính lý luận, cơ sở khoa học như: các quan niệm, 5
  14. khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH, đặc trưng, đặc điểm riêng của đào tạo đại học VLVH, đào tạo đại học VLVH trong CAND và công tác QLNN về đào tạo đại học VLVH trong CAND; đánh giá thực trạng của công tác đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA, thực trạng QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA; chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. - Phương pháp so sánh được sử dụng để có sự so sánh, đối chiếu lý luận của Việt Nam và thế giới về các thuật ngữ được nghiên cứu trong luận án như: khái niệm về đào tạo đại học, đào tạo đại học theo hình thức VLVH, khái niệm QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH; so sánh kết quả đạt được trong QLNN qua các năm. - Phương pháp thu thập số liệu từ hệ thống, thống kê tài liệu, khảo sát thực tế để đưa ra các số liệu, các kết quả nghiên cứu phản ánh thực trạng QLNN về đào tạo đại học VLVH trong các HVTBCA. - Phương pháp dự báo được sử dụng để đưa ra những dự báo về phương hướng phát triển của đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong CAND trong tương lai sau khi đã nghiên cứu cơ sở khoa học và thực trạng công tác QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA. Phương pháp này góp phần làm cơ sở để đề xuất các giải pháp tăng cường công tác QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Trong quá trình khảo sát thực tế, tác giả đã sử dụng phiếu khảo sát được diễn đạt trong phần Phụ lục của luận án. Trong đó có: * Phiếu khảo sát sinh viên đại học theo hình thức VLVH của Học viện An ninh nhân dân và Học viện Cảnh sát nhân dân liên kết mở tại Công an các tỉnh Sơn La, Hưng Yên, Nam Định, Bắc Kạn, Công an thành phố Hà Nội trong thời gian tháng 10/2017 - tháng 9/2018 với tổng số 211 phiếu. 6
  15. * Phiếu khảo sát cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên của Học viện An ninh nhân dân và Học viện Cảnh sát nhân dân từ tháng 10/2017 - tháng 9/2018 với tổng số 107 phiếu. - Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học và các chuyên gia thực tiễn công tác tại các cơ quan như: Học viện An ninh nhân dân và Học viện Cảnh sát nhân dân, Cục Đào tạo - Bộ Công an để xác định các nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kiến nghị. Sử dụng phương pháp này, tác giả đã trực tiếp phỏng vấn một số lãnh đạo, cán bộ các đơn vị quản lý giáo dục tại Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Cục Đào tạo - Bộ Công an trong thời gian từ tháng 10/2017 - tháng 3/2019. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận Luận án đã hệ thống hóa lý luận và thực tiễn QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH. Đặc biệt, luận án đã chỉ ra được các đặc điểm khác biệt giữa đào tạo đại học theo hình thức chính quy với đào tạo đại học theo hình thức VLVH; đào tạo đại học VLVH trong ngành Công an với đào tạo đại học VLVH ngoài ngành Công an; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA. Từ đó làm cơ sở cơ sở nghiên cứu thực trạng và xây dựng các giải pháp tăng cường hoạt động QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA. 5.2. Về thực tiễn Luận án đã đánh giá một cách khách quan và toàn diện về thực trạng QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA. Xác định được các rào cản, bất cập, khó khăn khi triển khai các hoạt động QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH và phân tích được các nguyên nhân của khó khăn đó tại các HVTBCA. Luận án xây dựng được hệ thống các biện pháp tăng cường hoạt động QLNN thích ứng với đặc điểm của đào tạo hình thức VLVH, có khả năng ứng 7
  16. dụng trong các CSGDĐH trong lực lượng vũ trang nói chung và các HVTBCA nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần thay đổi nhận thức và hành động trong hoạt động thực tiễn của các nhà quản lý, các cán bộ công chức, viên chức và các đối tượng khác tham gia hoặc có liên quan vào công tác QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA. * Triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu - Luận án sẽ góp phần bổ sung lý luận QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu khoa học, là nguồn tư liệu có giá trị để xây dựng và ban hành các chính sách, chiến lược và hoàn thiện bộ máy QLNN về giáo dục và đào tạo nói chung cũng như giáo dục đại học thuộc Bộ Công an nói riêng. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của luận án 6.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án Để nghiên cứu đề tài luận án cần giải quyết được những câu hỏi nghiên cứu sau: - QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA được nghiên cứu trên cơ sở lý luận nào? Nó có tính đặc trưng như thế nào? - Có những nội dung QLNN nào về đào tạo đại học theo hình thức VLVH? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH? - Thực trạng QLNN về đào tạo đại học VLVH trong các HVTBCA hiện nay như thế nào? Có ưu điểm, hạn chế nào? Nguyên nhân của những hạn chế là gì? - Những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN về đào tạo đại học VLVH trong các HVTBCA là gì? 6.2. Giả thuyết khoa học của luận án Hiện nay, quá trình triển khai hoạt động QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập. 8
  17. Nếu nghiên cứu đề xuất được giải pháp khả thi, có tính thực tiễn cao, phù hợp với các điều kiện giáo dục đào tạo trong CAND thì có thể giúp tăng cường QLNN về đào tạo đại học VLVH trong các HVTBCA. Đồng thời, đó sẽ là tiền đề và điều kiện đảm bảo cho chất lượng đào tạo đại học nói chung, đào tạo đại học VLVH nói riêng trong CAND, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành Công an. Nếu các nội dung xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển ổn định, lâu dài; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được hoàn thiện, thống nhất từ trung ương đến cơ sở; tổ chức bộ máy QLNN được kiện toàn, thống nhất; xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên có trình độ cao, khả năng chuyên môn tốt, nhiệt huyết; công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng, thường xuyên, công bằng thì công tác QLNN về đào tạo đại học theo hình thức VLVH trong các HVTBCA sẽ góp phần vào việc đa dạng hóa các hướng phát triển giáo dục đại học của Chính phủ nói chung và của ngành Công an nói riêng. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án kết cấu thành 4 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học trong các học viện thuộc Bộ Công an Chương 4: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học trong các Học viện thuộc Bộ Công an 9
  18. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học 1.1.1. Các công trình trên thế giới Luận án Педагогические условия повышения качества учебной деятельности слушателей факультета заочного обучения вуза МВД России (dịch là: Điều kiện sư phạm để nâng cao chất lượng giáo dục đại học không chính quy của trường đại học thuộc Bộ Nội vụ, Liên bang Nga) của tiến sĩ Дремов Федор Петрович bảo vệ năm 2003 tại Барнаульский юридический институт МВД России - Đại học Luật Barnaul của Bộ Nội vụ, Liên bang Nga đã chỉ ra rằng: thời điểm năm 2000 - 2002, số lượng sinh viên theo học đại học hình thức VLVH trong trường đại học Bộ Nội vụ, Liên Bang Nga lớn hơn 20% so với số sinh viên theo học đại học chính quy, đại học toàn thời gian. Trong đó khẳng định rõ chất lượng của quá trình đào tạo là tỉ lệ giữa mục tiêu đào tạo và kết quả đào tạo. Một chỉ số về chất lượng của hoạt động giáo dục là việc tạo ra một thế hệ mới với các chuyên gia có kỹ năng hoạt động sáng tạo độc lập [146]. Luận án Профессиональная подготовка слушателей заочной формы обучения в вузах МВД России (dịch là: Đào tạo đại học không chính quy tại các trường đại học của Bộ Nội vụ, Liên bang Nga) của tiến sĩ Алексеев Евгений Владимирович bảo vệ năm 2007 tại trường Волженский государственный инженерно-педагогический университет - Đại học Sư phạm kỹ thuật quốc gia Volzhensky khẳng định hệ thống đào tạo của Bộ Nội vụ Liên bang Nga là lớn nhất trong các Bộ, Ngành của nước này. Trong 23 trường đại học của Bộ Nội vụ Liên bang với 03 văn phòng đại diện và 38 phân hiệu tại các địa phương đang đào tạo tổng số 57.000 sinh viên hệ đào tạo VLVH, chiếm 60% toàn bộ số sinh viên của các trường. Đào tạo đại học hệ VLVH dành cho cảnh sát Liên bang của các trường Bộ Nội vụ bao gồm các 10
  19. chuyên ngành: Luật học, Thực thi pháp luật, Chuyên môn pháp lý, An toàn thông tin, Kỹ thuật truyền thanh Radio, QLNN và quản lý đô thị. Trong đó phổ biến nhất là chuyên ngành Luật học và Thực thi pháp luật. Sinh viên của hệ đào tạo hình thức VLVH đều là các cán bộ, chiến sĩ của cảnh sát Liên bang Nga bao gồm những người hoàn thành thực hiện nghĩa vụ được giữ lại có kinh nghiệm công tác từ 03 đến 10 năm, trong độ tuổi từ 22 đến 30, giữ vị trí chỉ huy trung và cơ sở; những cán bộ đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành không phải luật, có kinh nghiệm công tác từ 5 đến 15 năm, độ tuổi từ 25 đến 35, giữ vị trí chỉ huy trung và cao cấp; khoảng từ 10 đến 15% là những cán bộ đã tốt nghiệp các trường trung học Cảnh sát có kinh nghiệm làm việc trong các cơ quan của Bộ Nội vụ từ 02 đến 05 năm, độ tuổi từ 22 đến 25. Cấu trúc của hệ thống đào tạo đại học hình thức VLVH bao gồm: mục tiêu đào tạo, người học/sinh viên, hình thức tổ chức đào tạo, nội dung đào tạo, môi trường đào tạo và giảng viên, cán bộ quản lý. Chương trình đào tạo đại học hình thức VLVH ở các chuyên ngành có thành phần các môn học giống như chương trình đào tạo đại học chính quy, chỉ khác ở thời lượng giờ lên lớp, giờ lý thuyết [144]. Trong báo cáo “VietNamese Higher Education: Crisis And Response” Giáo dục đại học tại Việt Nam của hai tác giả Thomas J. Vallely, Ben Wilkinson thuộc Harvard Kennedy School năm 2008 đã đánh giá Việt Nam không có một trường đại học nào có chất lượng được công nhận trên thế giới hay được ghi nhận trên bất kỳ bảng xếp hạng các đại học hàng đầu tại Châu Á. Về mặt này, Việt Nam thua kém ngay cả so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Philipines,… Các trường đại học Việt Nam chưa đào tạo được một lực lượng lao động có đủ trình độ đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc khảo sát do các cơ quan có liên hệ với nhà nước cho thấy có tới 50% sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học xong đã không thể tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn của họ, chứng tỏ có một khoảng cách to lớn giữa giảng đường và thị trường lao động. 11
  20. Sau đó, báo cáo đưa ra một trong những nguyên nhân của sự khủng hoảng về chất lượng đào tạo đại học tại Việt Nam là do sự hạn chế về quyền tự chủ của CSGDĐH thống quản lý tập trung cao độ. Chính nhà nước quyết định con số sinh viên được tuyển nhận, và mức lương của các giảng viên (đối với các trường công lập). Ngay cả những quyết định về điều hành cũng như phát triển CSGD đều lệ thuộc vào sự kiểm soát trung ương [136]. Đề tài khoa học “Comparative Study of Part-Time and Full-Time Students’Emotional Intelligence, Psychological Well-Being and Life Satisfactions in the Era of New Technology” (Nghiên cứu so sánh sự thông minh, tâm lý tốt và sự hài lòng trong cuộc sống giữa sinh viên hệ chính quy và vừa làm vừa học trong kỷ nguyên công nghệ mới) của các tác giả Farhana Wan Yunus, Sharifah Muzlia Syed Mustafa, Norsidah Nordin, Melissa Malik tại diễn đàn Châu Á về Environment-Behaviour Studies (Môi trường – Thái độ học tập) tổ chức tại trường đại học Chung-Ang, Seoul, Hàn Quốc năm 2014 đã khẳng định: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, môi trường giáo dục và học tập ngày nay không còn bị giới hạn trong lớp học truyền thống nữa. Giờ đây sinh viên có thể được giáo dục điện tử bằng phương pháp học từ xa, điều đó có nghĩa là, họ có thể chọn đăng ký vào một chương trình học bán thời gian (VLVH), từ xa hoặc chương trình học trực tuyến nơi họ gặp các giảng viên của mình trên Internet mà không cần rời khỏi nhà. Phương pháp giảng dạy này ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để đào tạo đại học theo hình thức VLVH phát triển nhanh chóng. Các CSGDĐH cần nắm bắt xu thế phát triển của giáo dục đại học và tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để có định hướng phát triển giáo dục đại học VLVH [110]. Trong bài viết “Formal and Non-Formal Education in the New Era” (giáo dục chính quy và không chính quy trong kỷ nguyên mới) của tác giả Arif Shala đăng trên tạp chí khoa học Action Researcher in Education số tháng 7/2016 nhấn mạnh rằng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, ứng 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2