
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam
lượt xem 0
download

Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế "Hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất; Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu và thảo luận; Quan điểm và giải pháp nhằm phát triển hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất Vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- CHU THỊ THU HỢP TÁC KINH TẾ CỦA CÁC HỘ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT Ở VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2025
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- CHU THỊ THU HỢP TÁC KINH TẾ CỦA CÁC HỘ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT Ở VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ (PHÂN BỐ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN VÙNG KINH TẾ) Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học 1. GS.TS. ĐINH ĐỨC TRƯỜNG 2. PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ HÀ NỘI, NĂM 2025
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2025 Tác giả luận án Chu Thị Thu
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................xi DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................9 1.1. Cách tiếp cận về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất .................. 9 1.2. Quan điểm về hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp ............................10 1.3. Những kết quả đạt được từ việc hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng .....13 1.3.1. Lợi thế kinh tế của quy mô ...........................................................................13 1.3.2. Phát huy các giá trị của các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm ........14 1.3.3. Nâng cao giá trị toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm ..................................... 16 1.4. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của các hộ trồng rừng. ...16 1.5. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 23 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..............................................................................................25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC KINH TẾ CỦA CÁC HỘ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT ...........................................................26 2.1. Cơ sở lý luận về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất.................26 2.1.1. Các khái niệm ............................................................................................... 26 2.1.2. Nguyên tắc hợp tác kinh tế của hộ trồng rừng sản xuất ............................... 30 2.1.3. Vai trò của hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp ................................. 31 2.1.4. Các hình thức hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ..................... 34 2.1.5. Phương thức hợp tác ..................................................................................... 36 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng ............... 37 2.2. Cơ sở thực tiễn về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất .............39
- iii 2.2.1. Trên thế giới .................................................................................................39 2.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..............................................................................................50 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........51 3.1. Đặc điểm vùng Trung du miền núi phía Bắc..................................................51 3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................51 (Nguồn: Wikipedia Tiếng Việt, Wikimedia Commons, 2010) .............................. 51 3.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................... 52 3.1.3. Hệ thống hạ tầng ........................................................................................... 53 3.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................53 3.1.5. Vị trí chiến lược của vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong lĩnh vực lâm nghiệp .............................................................................................................. 54 3.2. Tình hình phát triển rừng trồng sản xuất vùng Trung du miền núi phía Bắc ..56 3.2.1. Hiện trạng rừng các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc ........................56 3.2.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển rừng trồng sản xuất các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc .......................................................................... 57 3.2.3. Đặc điểm rừng trồng sản xuất vùng Trung du miền núi phía Bắc ............... 58 3.2.4. Thực trạng rừng trồng sản xuất quy mô hộ gia đình ....................................59 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 60 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu tổng thể ........................................................................60 3.3.2. Lựa chọn địa điểm khảo sát .......................................................................... 63 3.3.3. Nguồn số liệu và thông tin............................................................................64 3.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ....................................................... 68 3.3.5. Hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của các mô hình hợp tác kinh tế của hộ trồng rừng ...........................................................................73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..............................................................................................77 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................78 4.1. Tình hình hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc ..................................................................................................... 78 4.1.1. Hình thức hợp tác kinh tế ngang .................................................................. 78
- iv 4.1.2. Hình thức hợp tác kinh tế dọc ...................................................................... 80 4.2. Kết quả khảo sát về tình hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở Vùng Trung du miền núi phía Bắc........................................................................ 81 4.2.1. Thông tin chung về mẫu khảo sát ................................................................. 81 4.2.2. Tình hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất với các chủ thể kinh tế khác .............................................................................................................83 4.2.3. Các hình thức hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ..................... 85 4.2.4. Các nội dung hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ...................... 92 4.2.5. Các phương thức hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất................93 4.3. Các mô hình hợp tác kinh tế điển hình của các hộ trồng rừng sản xuất. .... 93 4.3.1. Đặc điểm của các mô hình hợp tác kinh tế theo chiều ngang ...................... 93 4.3.2. Các mô hình hợp tác kinh tế theo chiều dọc ..............................................106 4.3.3. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của các MHHT của các hộ trồng rừng sản xuất và phân tích độ nhạy với biến số tỉ lệ chiết khấu (r). ...................................116 4.3.4. Thành công và hạn chế của các mô hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ........................................................................................................119 4.4. Hiệu quả kinh tế của hộ trồng rừng sản xuất tham gia hợp tác kinh tế ....125 4.4.1. Đánh giá của các hộ trồng rừng sản xuất về hiệu quả của HTKT so với không HTKT.........................................................................................................125 4.4.2. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh ...............................126 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất .140 4.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ...............................................................................................140 4.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của MHHT của các hộ trồng rừng sản xuất .................................................................................................................143 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4............................................................................................147 CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ CỦA CÁC HỘ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC .............................................................................................149 5.1. Quan điểm và chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề phát triển hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ................................149
- v 5.1.1. Quan điểm chung về phát triển hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất .................................................................................................................149 5.1.2. Hệ thống chính sách ảnh hưởng đến phát triển hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất. ..............................................................................................150 5.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................153 5.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường phổ biến hoạt động HTKT ở địa phương nhằm nâng cao nhận thức về hợp tác kinh tế cho hộ nông dân.........153 5.2.2. Tăng cường hỗ trợ người dân các nguồn lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hộ tham gia HTKT ................................................................................................154 5.2.3. Xây dựng môi trường thuận lợi để các hộ trồng rừng đa dạng hóa các hình thức hợp tác kinh tế theo chiều ngang có tính ổn định và bền vững cũng như các mô hình hợp tác kinh tế ngang tiến bộ nhằm hướng tới trồng rừng FSC ..............................156 5.2.4. Xây dựng các MHHT chặt chẽ và bền vững giữa khâu trồng rừng và chế biến tiêu thụ nhằm hướng tới mối hợp tác ổn định bền vững, công khai minh bạch khuyến khích hộ nông dân tham gia MHHT dọc .................................................158 KẾT LUẬN ................................................................................................................160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..164 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................165 PHỤ LỤC ...................................................................................................................175
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1 AED Aboriginal Development Framework Khung phát triển địa phương 2 APS Average area of planted Diện tích bình quân rừng forest per plot trồng trên lô của hộ gia đình 3 BQL Ban quản lý 4 CCR Chứng chỉ rừng 5 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6 CPLN Cổ phần Lâm nghiệp 7 CS Chính sách 8 CTLN Công ty lâm nghiệp 9 DN Doanh nghiệp 10 DV Dependent Variable Biến phụ thuộc 11 DVTH Dịch vụ tổng hợp 12 FFRC Forest Owners Research Center Trung tâm nghiên cứu chủ hộ rừng 13 FSC Forest Stewardship Council Hội đồng quản trị rừng 14 HT Hợp tác 15 HTHT Hình thức hợp tác 16 HTKT Hợp tác kinh tế 17 HTX Hợp tác xã 18 IOF Investment oriented company Công ty định hướng đầu tư 19 IV Independent Variable Biến độc lập 20 KT Kĩ thuật 21 LDLK Liên doanh liên kết 22 LĐXH Lao động xã hội 23 LN Lâm nghiệp 24 LTQD Lâm trường quốc doanh
- vii TT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 25 MHD Mô hình hợp tác dọc 26 MHHT Mô hình hợp tác 27 MHN Mô hình hợp tác ngang 28 NN Nhà nước 29 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 30 PPFA Productive planted forest's area Diện tích rừng trồng 31 QD Quốc doanh 32 QĐ Quyết định 33 QH Quy hoạch 34 Quyền SH Quyền sở hữu 35 Rừng ĐD Rừng đặc dụng 36 Rừng PH Rừng phòng hộ 37 SX Sản xuất 38 TCLN Tổng cục Lâm nghiệp 39 THT Tổ hợp tác 40 UBND Ủy ban nhân dân
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Danh mục và đặc điểm của các biến phụ thuộc ............................................17 Bảng 1.2. Đặc điểm và danh mục phụ của các biến độc lập ......................................... 19 Bảng 1.3. Tổng quan về kết quả mối quan hệ giữa các biến độc và biến phụ thuộc của các nghiên cứu trước .................................................................................. 21 Bảng 3.1. Kết quả thực hiện trồng rừng sản xuất các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2020 ............................................................................................ 57 Bảng 3.2. Diện tích rừng trồng phân theo chủ thể quản lý trên toàn quốc ....................58 Bảng 3.3. Thiết kế nghiên cứu tổng thể.........................................................................60 Bảng 3.4. Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm ....................................................65 Bảng 3.5. Địa điểm khảo sát và quy mô mẫu ................................................................67 Bảng 3.6. Các biến sử dụng trong mô hình phân tích ................................................... 71 Bảng 4.1. Tổng hợp số hợp tác xã lâm nghiệp các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc tính đến năm 2019 .............................................................................. 78 Bảng 4.2. Tổng hợp số tổ hợp tác lâm nghiệp các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc tính đến năm 2019 .............................................................................. 79 Bảng 4.3. Tổng hợp sản lượng gỗ và các sản phẩm từ gỗ tiêu thụ theo hình thức hợp tác, liên kết (theo NĐ98) các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc tính đến năm 2019 .............................................................................................80 Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến của các hộ khảo sát ...............................................82 Bảng 4.5. Hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất với các chủ thể kinh tế khác ....84 Bảng 4.6. Số hộ trồng rừng hợp tác kinh tế theo hình thức hợp tác ngang ...................85 Bảng 4.7. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Yên Bái ...........................................................................86 Bảng 4.8. Nguồn mua đầu vào trồng rừng sản xuất của các hộ khảo sát ......................89 Bảng 4.9. Tình hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng khâu sản xuất ................... 90 Bảng 4.10. Chủ thể tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các hộ trồng rừng ............................91 Bảng 4.11. Tình hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng khâu tiêu thụ .................. 92 Bảng 4.12. Nội dung hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ........................... 92 Bảng 4.13. Các phương thức hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất .............. 93
- ix Bảng 4.14. Đặc điểm của HGĐ tham gia mô hình hợp tác nhóm hộ trồng rừng sản xuất không có chứng chỉ FSC ..................................................................183 Bảng 4.15. Quy định của MHHT nhóm hộ trồng rừng không cấp chứng chỉ FSC.....184 Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế MHHT của nhóm hộ trồng rừng không có chứng chỉ FSC ..96 Bảng 4.17. Đặc điểm của nhóm hộ trồng rừng sản xuất hợp tác kinh tế có chứng chỉ FSC.....................................................................................................184 Bảng 4.18. Quy định tổ chức hoạt động của MHHT nhóm hộ trồng rừng FSC .........186 Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế MHHT của nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC ........ 98 Bảng 4.20. Đặc điểm của các hộ trồng rừng sản xuất tham gia THT lâm nghiệp ......186 Bảng 4.21. Quy định tổ chức hoạt động của mô hình tổ hợp tác trồng rừng gắn với tiêu thụ sản phẩm .....................................................................................188 Bảng 4.22. Hiệu quả kinh tế của MHHT nhóm hộ trồng rừng tham gia tổ hợp tác lâm nghiệp ................................................................................................100 Bảng 4.23. Đặc điểm của các hộ trồng rừng tham gia MHHT kinh tế theo hình thức Hợp tác xã ................................................................................................190 Bảng 4.24. Quy định tổ chức hoạt động của mô hình hợp tác kinh tế theo hình thức tổ chức hợp tác xã ........................................................................................191 Bảng 4.25. Hiệu quả trồng rừng sản xuất của các hộ tham gia MHHT kiểu HTX .....103 Bảng 4.26. Đặc điểm của các hộ trồng rừng tham gia MHHT nhận khoán trồng rừng theo chu kỳ/ổn định..................................................................................191 Bảng 4.27. Tổng hợp các quy định của MHHT giữa các hộ trồng rừng với Công ty Lâm nghiệp ..............................................................................................193 Bảng 4.28. Hiệu quả kinh tế các hộ tham gia mô hình khoán theo chu kỳ với Công ty Lâm nghiệp ..............................................................................................105 Bảng 4.29. Tổng hợp các quy định của mô hình hợp tác kinh tế của hộ trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu ván bóc cho các cơ sở chế biến tại địa phương. .......195 Bảng 4.30. Hiệu quả kinh tế bình quân của 1 ha rừng trồng của các hộ trồng rừng MHHT với các cơ sở chế biến tại địa phương .........................................107 Bảng 4.31. Hiệu quả kinh tế đối với 1 ha rừng trồng của các hộ tham gia MHHT chuỗi giá trị gỗ FSC ...........................................................................................113 Bảng 4.32. Tổng hợp các quy định của MHHT giữa HGĐ và Công ty Lâm nghiệp có chế biến ....................................................................................................196
- x Bảng 4.33. Hiệu quả kinh tế các hộ tham gia mô hình hợp tác với các Công ty lâm nghiệp có chế biến trên địa bàn. ..............................................................115 Bảng 4.34. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế với phân tích độ nhạy của tỉ lệ chiết khấu ở các mô hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất .......116 Bảng 4.35. Tổng hợp thành công, hạn chế và bài học rút ra từ các MHHT kinh tế ngang của các hộ trồng rừng sản xuất......................................................119 Bảng 4.36. Tổng hợp thành công, hạn chế của các MHHT kinh tế dọc của các hộ trồng rừng sản xuất ..................................................................................123 Bảng 4.37. Đánh giá của hộ trồng rừng về hiệu quả hợp tác kinh tế ..........................125 Bảng 4.38. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả trồng rừng sản xuất giữa nhóm hộ khi tham gia và không tham gia hợp tác kinh tế ............................................126 Bảng 4.39. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả trồng rừng sản xuất giữa các nhóm hộ tham gia MHHT kinh tế theo chiều ngang ..............................................128 Bảng 4.40. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả trồng rừng sản xuất giữa các nhóm hộ tham gia MHHT kinh tế theo chiều dọc ..................................................135 Bảng 4.41. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả trồng rừng sản xuất giữa nhóm hộ HT ngang và dọc ............................................................................................139 Bảng 4.42. Kết quả mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định HTKT của các hộ trồng rừng sản xuất .......................................................................141 Bảng 4.43. Kết quả phân tích các hệ số hồi quy .........................................................144
- xi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Mô hình Logit nhị phân đơn giản (Binary Logit Model) .............................70 Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa IRR và NPV ....................................................................75 Sơ đồ 4.1. Hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất với các chủ thể kinh tế khác .. 83 Sơ đồ 4.2. Chuỗi cung ứng dòng sản phẩm gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ............................................................110 Sơ đồ 4.3. Chuỗi cung ứng gỗ nguyên liệu .................................................................115 Phụ biểu 4.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhóm đại diện FSC Hòa Phát - Yên Bình ...........199 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quan điểm hợp tác kinh tế đối với sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ ...........11 Hình 3.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của A. Heidenberg vận dụng cho quyết định HTKT của các hộ trồng rừng sản xuất ................ 39 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Ví trí địa lý Vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam ........................51 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ rừng trồng sản xuất quy mô hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay .......60 Biểu đồ 3.3. Vị trí địa lý các tỉnh thuộc Vùng trung du miền núi phía Bắc ................. 64
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Lâm nghiệp là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, đa dạng sinh học trong cả nước. Để giảm tình trạng rừng bị tàn phá khai thác bừa bãi vào năm 1999 nước ta đã ban hành chính sách giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp nhằm thực hiện việc thực hiện việc giao rừng và đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ, chăm sóc, khai thác và tận dụng sản phẩm của rừng với mục đích ngăn chặn nạn phá rừng đồng thời thực hiện trồng rừng nâng cao độ che phủ, tăng lượng đa dạng sinh học, cải thiện môi trường sinh thái. Theo đó đất lâm nghiệp được giao cho các nhóm đối tượng sử dụng, là các nhóm thuộc Nhà nước (ví dụ như Lâm trường Quốc doanh/LTQD, nay là các Công ty Lâm nghiệp/CTLN) và ngoài Nhà nước (hộ gia đình, cộng đồng), với mục đích tất cả các mảnh đất đều phải có chủ. Việc giao đất rừng cho người dân tạo ra một nghề mới đó là nghề trồng rừng, điều này cho thấy việc sử dụng đất rừng sản xuất không những giảm việc rừng bị tàn phá còn mang lại giá trị kinh tế cao. Nghề trồng rừng tạo ra nguồn cung nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, cung cấp các sản phẩm từ gỗ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng cũng như phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng các ngành kinh tế. Tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước thông qua việc xuất khẩu gỗ và các mặt hàng từ gỗ. Trong những năm gần đây việc phát triển và quản lý rừng bền vững là mục tiêu và là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Ngày 10 tháng 6 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Trên cơ sở đó, ngày 8 tháng 7 năm 2013 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ký quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt đề án: “Tái cơ cấu ngành Lâm Nghiệp”. Mục tiêu của đề án hướng tới: “phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh”. Đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp chính là tác động của con người lên đất đai để tạo ra của cải vật chất. Xã hội càng tiến bước mạnh mẽ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mức độ cạnh tranh trong tiêu thụ hàng hóa sản xuất ra càng gay gắt thì người sản xuất nông nghiệp càng yếu thế và dễ bị tổn thương hơn. Để chống lại tình cảnh đó, họ cần được hợp tác, liên kết lại trong những tổ chức khác nhau nhằm tạo nên sức mạnh cần thiết (Nguyễn Mạnh Dũng, 2015).
- 2 Phát triển kinh tế hợp tác là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Kinh tế hợp tác với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; dựa trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, mang lại lợi ích cho các thành viên và xã hội; không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn. Kinh tế hợp tác là phương thức để hỗ trợ hộ kinh tế cá thể cạnh tranh được trong kinh tế thị trường. Muốn sản xuất thực sự gắn với thị trường, muốn hội nhập quốc tế và xuất khẩu phải có hợp tác xã kiểu mới, nhưng không triệt tiêu sản xuất cá thể của nông hộ. Trong thực tế sản xuất lâm nghiệp thời gian qua đã xuất hiện các mô hình hợp tác và liên kết theo chuỗi hiệu quả tại các vùng sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ. Ví dụ Tổng công ty Giấy Việt Nam liên kết giữa hộ trồng rừng, các tổ chức trồng rừng với Nhà máy giấy Bãi Bằng trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, liên kết giữa hộ trồng rừng, các tổ chức trồng rừng với Nhà máy MDF Gia Lai về việc cung cấp và tiêu thụ gỗ rừng trồng.Tuy vậy, việc hợp tác kinh tế còn nhiều tồn tại làm hạn chế hiệu quả của việc nâng cao giá trị gia tăng, thu nhập của các cá nhân và thành phần tham gia, làm giảm động lực hợp tác, liên kết, đó là: Các hộ gia đình, cá nhân chưa được hợp tác với nhau để tạo ra sức mạnh về đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao và ổn định cung cấp theo hợp đồng (liên kết ngang) (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn, 2014). Nghiên cứu của Nghiêm Thị Hồng Nhung, năm 2013, “Quản lý rừng tối ưu với giá trị hấp thụ các bon: Nghiên cứu điển hình về cây bạch đàn và keo tai tượng ở Yên Bái, Việt Nam” chỉ ra rằng tính quy mô kinh tế đối với trồng rừng gỗ lớn có lợi hơn vì giảm được chi phí sản xuất. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng các hộ trồng rừng sản xuất không có khả năng tài chính nên họ khai thác rừng sớm hơn (ở độ tuổi 5 - 6 năm) không giữ rừng đến 13 -15 năm để trở thành rừng gỗ lớn. Vì vậy, tác giả ngụ ý giải pháp hợp tác hoặc liên doanh liên kết giữa các hộ gia đình, các doanh nghiệp lâm nghiệp và các công ty chế biến gỗ có thể đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất của họ. Theo cách này, các hộ gia đình có thể nhận được hỗ trợ về kỹ thuật và vốn, thu được lợi ích từ quy mô sản xuất lớn, và các công ty chế biến gỗ có thể tận dụng nguồn gỗ giá rẻ từ nguồn trong nước mà không phải nhập khẩu. Tuy vậy, việc hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng còn nhiều tồn tại làm hạn chế hiệu quả của việc nâng cao giá trị gia tăng, thu nhập của các cá nhân và thành phần tham gia, làm giảm động lực hợp tác, liên kết như: Các hộ gia đình, cá nhân chưa được hợp tác
- 3 với nhau để tạo ra sức mạnh về đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao và ổn định cung cấp theo hợp đồng (liên kết ngang); Mối liên hệ giữa sản xuất và nơi tiêu thụ thường thông qua trung gian, đầu nậu nên thường không ổn định, thiếu minh bạch và bị ép giá, ép cấp làm thiệt hại cho người sản xuất (liên kết dọc); Nhiều hợp đồng sản xuất, cung cấp nguyên liệu giữa người sản xuất với nhà máy cũng có thể không được thực hiện do sự tranh mua, tranh bán; Trong phân phối thu nhập (thông qua giá) cho từng khâu trong chuỗi sản xuất thiếu minh bạch, công bằng; Việc bảo hiểm rủi ro do sản xuất trong trồng rừng chưa được quan tâm đúng mức. Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (2020), các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía bắc (gồm 17 tỉnh) có tổng diện tích rừng là trên 5,731 triệu ha, chiếm 39,6% tổng diện tích rừng toàn quốc; trong đó, rừng tự nhiên khoảng 3,962 triệu ha, diện tích rừng trồng là 1,796 triệu ha. Các loài cây trồng rừng sản xuất chủ yếu là keo, bạch đàn, thông, mỡ, quế,… Tính đến năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng vùng Trung du miền núi phía bắc khoảng 52,6%. Chủ thể tham gia hoạt động trồng rừng sản xuất –hộ gia đình tham gia chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị gỗ rừng trồng chiếm tỉ trọng khá cao. Bên cạnh đó, các hộ trồng rừng tham gia hợp tác kinh tế khá đa dạng về hình thức cũng như các mô hình hợp tác kinh tế nhằm nâng cao giá trị rừng trồng sản xuất của mình. Với những lý do nêu trên việc lựa chọn nghiên cứu “Hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam” là cần thiết nhằm góp phần giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, phân tích vai trò của hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng; từ đó đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất tại vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp; - Đánh giá thực trạng hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất vùng Trung du miền núi phía Bắc; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất vùng Trung du miền núi phía Bắc;
- 4 - Đề xuất chính sách và giải pháp góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở vùng Trung du miền núi phía Bắc nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ trồng rừng sản xuất. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là hoạt động hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất bao gồm: các hình thức hợp tác kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác, kết quả và hiệu quả hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất, các giải pháp và chính sách thúc đẩy kinh tế hợp tác của các hộ. Để tập trung vào những vấn đề trên, đề tài tiến hành điều tra và khảo sát các hộ trồng rừng sản xuất và các đơn vị hoặc các chủ thể kinh tế khác tham gia các mô hình hợp tác với các hộ trồng rừng sản xuất. Đề tài tập trung đánh giá kết quả và hiệu quả của các mô hình hợp tác kinh tế điển hình của các hộ gia đình, những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của hộ gia đình khi tham gia hợp tác kinh tế, vai trò của hợp tác kinh tế đến nâng cao giá trị rừng trồng của hộ, vị trí của hộ gia đình trong chuỗi sản xuất lâm nghiệp. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của luận án, đối tượng khảo sát các hộ trồng rừng sản xuất bao gồm các hộ trồng rừng sản xuất có diện tích rừng trồng sản xuất ít nhất 0,5 ha. Chủ yếu tập trung và những hộ trồng rừng gỗ nguyên liệu với những loài cây trồng chính như keo, bạch đàn, bồ đề… 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung - Những lý luận cơ bản về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất. - Thực trạng hoạt động lâm nghiệp và phát triển trồng rừng sản xuất quy mô hộ vùng Trung du miền núi phía Bắc; - Thực trạng tình hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất trên địa bàn vùng Trung du miền núi phía Bắc; - Các mô hình hợp tác kinh tế điển hình và hiệu quả hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất trên địa bàn vùng Trung du miền núi phía Bắc; - Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất vùng Trung du miền núi phía Bắc;
- 5 - Các ngụ ý chính sách liên quan đến phát triển hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất vùng Trung du miền núi phía Bắc. 3.2.2. Không gian Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lâm nghiệp và hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất toàn vùng Trung du miền núi phía Bắc. Luận án tiến hành khảo sát tại 3 tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Ninh - là những tỉnh có diện tích trồng rừng sản xuất chiếm tỉ trọng lớn trong toàn vùng lần lượt là 14,44%, 11,68% và 7,6% và là những tỉnh mang đặc điểm sản xuất lâm nghiệp kiểu hộ cũng như các mô hình hợp tác kinh tế của các hộ (Tổng cục Lâm nghiệp, 2020). 3.2.3. Phạm vi về thời gian Đối với số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất lâm nghiệp, hoạt động trồng rừng, các hình thức hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp từ năm 2019 đến năm 2022. Đối với số liệu sơ cấp: nhằm phân tích đặc điểm và kết quả của các MHHT kinh tế của các hộ và các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất, nguồn số liệu này thu thập đến năm 2023. 4. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên giả thuyết rằng, các hộ trồng rừng sản xuất nếu độc lập đơn lẻ hoạt động sản xuất kinh doanh họ phải đối mặt với các vấn đề về thiếu vốn, kĩ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm, cũng như thông tin về chính sách của Nhà nước... khiến họ bất lợi, dẫn đến chi phí sản xuất cao, phát sinh chi phí giao dịch, hiệu quả trồng rừng thấp và không bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên địa bàn. Hợp tác kinh tế là giúp họ khắc phục được những khó khăn về đầu vào và đầu ra, thông tin, nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất. Xuất phát từ giả thuyết đó luận án tập trung vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1 - Tình hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng trên địa bàn diễn ra như thế nào? 2 - Hợp tác kinh tế có làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trồng rừng sản xuất của các hộ hay không? 3 - Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định hợp tác kinh tế của các nông hộ? 4 - Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công của các mô hình hợp tác kinh tế đối với hộ trồng rừng sản xuất? 5 - Các giải pháp và chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động hợp tác và liên doanh liên kết của hộ trồng rừng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ?
- 6 5. Đóng góp mới của đề tài 5.1. Những đóng góp về mặt lý luận Thứ nhất, đối với vấn đề HTKT trong sản xuất nông nghiệp lý luận chung tuy nhiên đi sâu vào thực trạng HTKT trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp đặc biệt là quy mô hộ trồng rừng sản xuất. Luận án góp phần củng cố, hoàn thiện và bổ sung thêm về cơ sở lý luận về hợp tác kinh tế của các nông hộ và đặc biệt là vấn đề hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Luận án dựa trên cách tiếp cận quan điểm về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất của Child và Faulkner (1998) được Brian W. Sharp và cộng sự (2004) làm rõ trong “Mô hình liên minh chiến lược cho tổ chức kinh tế lâm nghiệp quy mô nhỏ ở Úc”: Đối với hoạt động sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ (hộ trồng rừng) không hội tụ đầy đủ 7 yếu tố đảm bảo sản xuất lâm nghiệp thành công (bao gồm: Đất (Land), lao động (Labour), vốn (Capital), kĩ thuật lâm sinh (Silvicultural skills), khai thác và chế biến (Harvesting and processing), thị trường tiêu thụ (Marketing Skills, chính sách của Chính phủ (Government)). Cách tốt nhất đối với hộ là hợp tác và liên doanh liên kết. Sự hợp tác này phải tính đến các khía cạnh của liên minh theo chiều dọc và ngang. Trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ và đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay, trọng tâm xây dựng nguồn lực thông qua việc mở rộng diện tích trồng rừng trong một vùng, tối đa hóa giá trị cho hộ trồng rừng và những tác nhân khác tham gia trong chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu. Thứ hai, Đối với hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất, nghiên cứu đã chỉ ra được 5 mô hình hợp tác kinh tế theo chiều ngang và 3 mô hình hợp tác kinh tế theo chiều dọc. Luận án nêu bật các chủ thể, hình thức, nội dung và phương thức hợp tác của các hộ trồng rừng sản xuất. Từ đó, khái quát hóa và đi sâu phân tích về đặc điểm, cơ chế hình thành và những quy định trong các mối quan hệ hợp tác kinh tế mà hộ trồng rừng sản xuất tham gia. Khi tham gia các mối hợp tác ngang các hộ sẽ cùng nhau thực hiện mục tiêu trồng rừng sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường. Khi các hộ tham gia vào các mối hợp tác theo chiều dọc thì họ sẽ góp phần tham gia chuỗi cung ứng giá trị sản phẩm rừng trồng có chất lượng theo hướng bền vững và nâng cao giá trị rừng trồng hơn, tăng lợi thế cũng như vai trò của mình trong chuỗi giá trị. 5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Một là, nghiên cứu đã chỉ ra được các chủ thể, hình thức, nội dung và phương thức mà các hộ trồng rừng tham gia hợp tác kinh tế. Từ đó, khái quát hóa và đi sâu phân tích về đặc điểm, cơ chế hình thành và những quy định trong hợp tác kinh tế của 5 mô hình hợp tác kinh tế theo chiều ngang và 3 mô hình hợp tác kinh tế theo chiều
- 7 dọc của các hộ trồng rừng trên địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận án đi đánh giá được mức độ hiệu quả kinh tế của các mô hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất. Trên cơ sở đó, chỉ ra được đâu là mô hình hợp tác kinh tế tiêu biểu đem lại giá trị kinh tế cao cho các hộ trồng rừng sản xuất. Đối với các MHHT theo chiều ngang: thứ nhất là mô hình hợp tác của nhóm hộ trồng rừng cấp chứng chỉ FSC; thứ hai là 2 mô hình hợp tác kinh tể kiểu Tổ hợp tác và Hợp tác xã trong sản xuất lâm nghiệp. Đối với 3 MHHT theo chiều dọc, thì MHHT mà hộ trồng rừng tham gia trong chuỗi cung ứng gỗ nguyên liệu có FSC là kết quả thành công của những nhóm hộ trồng rừng cấp chứng chỉ ở MHHT theo chiều ngang đang đem lại hiệu quả trồng rừng cao hơn cả. Hai là, luận án đánh giá một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các nhóm hộ HTKT theo chiều ngang và dọc. Kết quả cho thấy các mô hình hợp tác kinh tế tiêu biểu đem lại giá trị kinh tế cao cho các hộ trồng rừng sản xuất đó là: Đối với các MHHT theo chiều ngang: thứ nhất là mô hình hợp tác của nhóm hộ trồng rừng cấp chứng chỉ FSC; thứ hai là 2 mô hình hợp tác kinh tể kiểu Tổ hợp tác và Hợp tác xã trong sản xuất lâm nghiệp. Đối với 3 MHHT theo chiều dọc, thì MHHT mà hộ trồng rừng tham gia trong chuỗi cung ứng gỗ nguyên liệu có FSC có kết quả thành công hơn cả. Bên cạnh đó, nghiên cứu xem xét sự khác biệt về các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa những hộ tham gia hợp tác kinh tế so với các hộ không tham gia hợp tác kinh tế cơ bản tốt hơn. Cụ thể là, tổng thu nhập cũng như thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ tham gia hợp tác kinh tế cao hơn so với các hộ không tham gia HTKT. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí cũng như khoảng cách từ rừng đến đường cái của nhóm hộ hợp tác sẽ lớn hơn. Đồng thời, luận án cũng phân tích sự khác biệt các chỉ tiêu này giữa các nhóm hộ tham gia hợp tác kinh tế, đó là những hộ chỉ hợp tác ngang với các hộ tham gia cả hợp tác dọc. Kết quả cho thấy hiệu quả trong rừng trồng sản xuất của nhóm hộ hợp tác theo chiều dọc cao hơn so với những hộ hợp tác theo chiều ngang. Kết quả nghiên cứu này đã chững minh cho lý luận về MHHT dọc là sự thành công của MHHT theo chiều ngang. Ba là, khi xem xét sự khác biệt các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ trong số đó nghiên cứu đã phát hiện ra 2 chỉ tiêu ngoài việc đem lại hiệu quả kinh tế của các hộ hợp tác mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, đó là tuổi rừng khai thác (T) và chu vi gỗ khai thác (C) của nhóm hộ tham gia hợp tác cao hơn so với nhóm hộ không tham gia hợp tác. Điều này cho thấy, việc tham gia HTKT của các hộ trồng rừng sản xuất không những có ý nghĩa riêng đối với sinh kế người dân mà còn có ý nghĩa trong chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững ở vùng Trung du miền núi phía Bắc cũng như cả nước nói chung.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p |
58 |
22
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p |
46 |
14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p |
67 |
13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p |
68 |
13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p |
66 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p |
52 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p |
40 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p |
51 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p |
67 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p |
15 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay
182 p |
54 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p |
57 |
7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của các doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
27 p |
40 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p |
51 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p |
43 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p |
43 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p |
39 |
2
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam
236 p |
8 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
