intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

46
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Lý luận cơ bản về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Thực trạng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long; Giải pháp tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN HOÀNG THỊ THU THỦY XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH, TIẾN BỘ TẠI DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN HOÀNG THỊ THU THỦY XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH, TIẾN BỘ TẠI DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC MÃ SỐ: 90 34 04 04 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Dƣơng Văn Sao 2. TS. Lê Xuân Sinh HÀ NỘI, NĂM 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan Luận án “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long" là bài nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Luận án được phân tích một cách trung thực, khách quan và sát với tình hình thực tế tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Thu Thủy
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên hướng dẫn khoa học, PGS.TS. Dương Văn Sao và TS. Lê Xuân Sinh đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm giúp đỡ NCS trong suốt thời gian thực hiện để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Quản trị nhân lực và các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Công đoàn đã luôn tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất vể NCS hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Hỗ trợ phát triển Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Tổng cục Thống kê, các chuyên gia, tập thể giảng viên đại học Công đoàn, các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức liên quan đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp tài liệu và trả lời phỏng vấn điều tra. Sau cùng, NCS xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp, sinh viên đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, hình LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 4 6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận án ................................................. 9 7. Kết cấu luận án ........................................................................................................ 10 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH, TIẾN BỘ TẠI DOANH NGHIỆP ..................................................................................................... 11 1.1. Các công trình nghiên cứu về quan hệ lao động, các mô hình quan hệ lao động và các chủ thể tham gia quan hệ lao động ..................................................... 11 1.1.1.Về quan hệ lao động ........................................................................................... 11 1.1.2. Về các mô hình quan hệ lao động ..................................................................... 13 1.1.3. Về các chủ thể tham gia quan hệ lao động ........................................................ 15 1.2. Các nghiên cứu về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ............ 17 1.3. Các têu chí đánh giá quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ .................. 20 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ ......................................................................................................................... 23 1.5. Những kết quả đạt đƣợc, khoảng trống tri thức và hƣớng nghiên cứu của luận án ........................................................................................................................ 26 1.5.1. Những giá trị khoa học và thực tiễn của các công trình đã nghiên cứu luận án cần tham khảo ............................................................................................................. 26 1.5.2. Khoảng trống tri thức về quan hệ lao động, quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ của các công trình............................................................................................ 27 1.5.3. Hướng nghiên cứu của luận án ......................................................................... 27 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................................... 28
  6. Chƣơng 2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH, TIẾN BỘ TRONG DOANH NGHIỆP .......................................... 29 2.1. Khái niệm và các chủ thể tham gia hệ lao động trong doanh nghiệp ........... 29 2.1.2. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp ...... 32 2.1.3. Các chủ thể tham gia quan hệ lao động trong doanh nghiệp ............................ 33 2.2. Các tiêu chí đánh giá quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ ................. 37 2.2.1. Các tiêu chí định tính ........................................................................................ 37 2.2.2. Các tiêu chí định lượng đánh giá quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp .......................................................................................................... 38 2.3. Nội dung xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp ......................................................................................................................... 39 2.3.1. Thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng lao động đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên .............................................................................................. 40 2.3.2. Xây dựng, thương lượng, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể đảm bảo chất lượng ............................................................................................................. 41 2.3.3. Các bên tham gia phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động kịp thời, tích cực, đúng pháp luật ..................................................................................................... 42 2.3.4. Thực hiện đối thoại tại nơi làm việc ................................................................. 44 2.3.5. Xây dựng và thực hiện nội qui, quy chế tại doanh nghiệp thực chất và hiệu quả ............................................................................................................................... 45 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp ........................................................................................... 46 2.4.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp ....................................................................... 48 2.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp....................................................................... 51 2.4.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp ...................................... 53 2.5. Kinh nghiệm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ của một số doanh nghiệp trong một số khu công nghiệp và bài học rút ra cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ................................................... 58 2.5.1. Kinh nghiệm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại một số doanh nghiệp trong một số khu công nghiệp .............................................................. 58 2.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ................................................................................................................. 61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 62
  7. Chƣơng 3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH TIẾN BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG ........................................................................................................ 63 3.1. Giới thiệu khái quát về khu công nghiệp và các chủ thể tham gia quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ............ 63 3.1.1. Khái quát về Khu công nghiệp Bắc Thăng Long .............................................. 63 3.1.2. Các chủ thể tham gia quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long .............................................................................................. 66 3.2. Thực trạng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ....................................... 72 3.2.1. Thực trạng ký kết, thực hiện hợp đồng lao động .............................................. 72 3.2.2. Thực trạng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể ........ 76 3.2.3. Thực trạng phòng ngừa và giải quyết tranh chấp LĐ ....................................... 87 3.2.4. Thực trạng đối thoại xã hội trong các doanh nghiệp......................................... 91 3.2.5. Thực trạng xây dựng nội qui, qui chế ............................................................... 96 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ...... 98 3.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ................................................................. 98 3.3.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp..................................................................... 108 3.4. Đánh giá thực trạng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội ............ 117 3.4.1. Ưu điểm ........................................................................................................... 117 3.4.2. Hạn chế............................................................................................................ 119 3.4.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 121 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 123 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH, TIẾN BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG ....................................................................... 124 4.1. Mục tiêu, phương hướng tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long............ 124 4.1.1. Thời cơ, thách thức đối với quan hệ lao động ở Việt Nam ............................. 124 4.1.2. Mục tiêu tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ ... 125 4.1.3. Phương hướng tăng cường xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tai các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ........................... 126 4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ................... 127
  8. 4.2.1. Nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong quan hệ lao động ....................................................................................................... 127 4.2.2. Nâng cao chất lượng thương lượng, kí kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể .............................................................................................................................. 134 4.2.3. Tăng cường đối thoại xã hội tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ............................................................................................................... 136 4.2.4. Xây dựng nội qui, qui chế có sự tham gia của công đoàn cơ sở và người lao động ........................................................................................................................... 137 4.2.5. Đề xuất mô hình xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ........................................... 138 4.2.6. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ........................................... 144 4.2.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội ....................................................................................................................... 148 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4.................................................................................................. 150 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BCH Ban chấp hành BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHLĐ Bảo hộ lao động CĐCS Công đoàn cơ sở CBCNV Cán bộ công nhân viên DN Doanh nghiệp ĐTXH Đối thoại xã hội HĐLĐ Hợp đồng lao động ILO Tổ chức lao động quốc tế KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KD Kinh doanh KT-XH Kinh tế - xã hội LĐ Lao động MQHLĐ Mối quan hệ lao động NCS Nghiên cứu sinh NLĐ Người lao động NQLĐ Nội quy lao động NNL Nguồn nhân lực NSDLĐ Người sử dụng lao động QHLĐ Quan hệ lao động SXKD Sản xuất kinh doanh TCLĐ Tranh chấp lao động THPT Trung học phổ thông TL LĐTT Thương lượng lao động tập thể TTLĐ Thị trường lao động TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể
  10. DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Bảng 2.1: Nội dung xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ 40 tại doanh nghiệp Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp theo các tác giả ở 47 trong và ngoài nước Bảng 2.3: Tác động của trình độ công nghệ đến xây dựng quan hệ lao 49 động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp Bảng 3.1: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn tại Khu công nghiệp Bắc 65 Thăng Long Hà Nội Bảng 3.2: Cơ cấu lao động theo thâm niên nghề nghiệp tại Khu công 66 nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.3: Đối tượng là chủ tịch công đoàn của các công ty hiện nay 67 Bảng 3.4: Tình hình đào tạo nghiệp vụ của cán bộ công đoàn cơ sở 67 Bảng 3.5: Mức độ hiểu biết pháp luật của cán bộ công đoàn 68 Bảng 3.6: Tác động của lãnh đạo doanh nghiệp đến bầu cử công đoàn 69 Bảng 3.7: Tình trạng giao kết hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp 72 trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.8: Đánh giá của người lao động về các điều khoản trong hợp đồng 74 lao động Bảng 3.9: Tình trạng vi phạm hợp đồng lao động năm 2016 -2020 trong 75 Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.10. Số doanh nghiệp đã ký kết thỏa ước lao động tập thể 76 Bảng 3.11: Đánh giá chất lượng thỏa ước lao động tập thể tại Khu công 77 nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.12: Khả năng tiếp cận của người lao động với thỏa ước lao động tập 80 thể Bảng 3.13: Tình hình việc làm của người lao động trong doanh nghiệp tại 81 Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.14: Thời giờ làm việc thực tế của người lao động 82 Bảng 3.15: Mức lương bình quân của người lao động tại Khu công nghiệp 82 Bắc Thăng Long (2017-2020) Bảng 3.16: Trang cấp phương tiện bảo hộ cá nhân 84
  11. Bảng 3.17: Số vụ tranh chấp lao động, đình công trong các doanh nghiệp tại 88 Khu công nghiệp Bắc Thăng Long năm 2016-2020 Bảng 3.18: Tổ chức hội nghị người lao động hàng năm 94 Bảng 3.19: Các loại nội qui, qui chế tại doanh nghiệp tại Khu công nghiệp 96 Bắc Thăng Long Bảng 3.20: Mức độ hiểu biết về nội quy lao động trong công ty 97 Bảng 3.21: Lý do biết về nội quy lao động 97 Bảng 3.22: Mức độ ảnh hưởng của chính sách nhân sự đến xây dựng quan 98 hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.23: Mức độ ảnh hưởng của trình độ công nghệ đến xây dựng quan 100 hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.24: Mức độ ảnh hưởng của văn hóa DN đến xây dựng quan hệ lao 101 động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.25: Mức độ ảnh hưởng của ngành nghề kinh doanh đến xây dựng 102 quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.26: Mức độ ảnh hưởng của năng lực các chủ thể đến quan hệ lao 104 động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.27: Mức độ ảnh hưởng sự tham gia của người lao động vào quản lý 105 doanh nghiệp đến xây dựng quan hệ lao độnghài hòa, ổn định, tiến bộ tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.28: Mức độ ảnh hưởng của sự quan tâm đến công tác đào tạo và cơ 106 hội thăng tiến cho người lao động đến quan hệ lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.29: Mức độ ảnh hưởng ý thức tổ chức kỷ luật,tác phong công 107 nghiệp của người lao động đến quan hệ lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.30: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài khu công nghiệp 109 đến quan hệ lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.31: Mức độ ảnh hưởng của pháp luật lao động đến xây dựng quan 110 hệ lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
  12. Bảng 3.32: Mức độ ảnh hưởng của thị trường lao động đến xây dựng quan 110 hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến tại doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Bảng 3.33: Mức độ ảnh hưởng của tổ chức hòa giải, thanh tra, trọng tài đến 111 xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành nghề của người lao động tại Khu công 64 nghiệp Bắc Thăng Long Biểu đồ 3.2: Số lượng các doanh nghiệp của người lao động tại 64 Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Biểu đồ 3.3: Nhóm tuổi của người lao động tại Khu công nghiệp Bắc 65 Thăng Long Biểu đồ 3.4: Mức độ hiểu biết về pháp luật lao động của người sử 70 dụng lao động Biểu đồ 3.5: Nhận thức của người sử dụng lao động về động cơ 70 thúc đẩy của người lao động Biểu đồ 3.6: Những khoản có lợi hơn cho người lao động so với 78 quy định của pháp luật đã thương lượng được Biểu đồ 3.7: Mức độ hài lòng của người lao động về tiền lương 83 Biểu đồ 3.8: Tình hình đối thoại giữa cán bộ công đoàn và người 94 lao động Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu 54 Sơ đồ 4.1. Mô hình QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại KCN 139 Bắc Thăng Long
  14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ lao động (QHLĐ) tại doanh nghiệp (DN) là chủ đề luôn thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các chủ thể tham gia QHLĐ, cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đối với Việt Nam, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về LĐ, hướng tới xây dựng và phát triển QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ, nhằm khơi dậy và phát huy các lợi thế về nguồn lực lao động (LĐ) của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, cùng với việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động năm 2019, sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012, nhiều quy định mới về cơ chế tương tác trong QHLĐ, như đối thoại, thương lượng, thảo ước lao động tập thể (TƯLĐTT), giải quyết tranh chấp LĐ và đình công, cũng như các thiết chế QHLĐ đã được Nhà nước quan tâm ban hành và triển khai thực hiện. Trên phạm vi cả nước, nhiều chương trình, đề án thí điểm xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN đã được các cơ quan, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh, tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của các DN trên cả nước, cũng như các DN trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn. Nhiều DN thua lỗ phải ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất hoặc giải thể, đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động (NLĐ). Trước bối cảnh đó, trong điều kiện hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đồng bộ, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, kinh nghiệm xây dựng QHLĐ, trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế chưa nhiều. Việc tổ chức nghiên cứu QHLĐ, xây dựng QHLĐ cũng chưa được quan tâm tương xứng. Khung lý thuyết về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN chưa được xây dựng cụ thể, chưa có công trình nào xác lập được các tiêu chí định tính, định lượng đánh giá QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, nên khi thực hiện xây dựng QHLĐ hài hòa ổn định, tiến bộ, các doanh nghiệp rất khó khăn. Hơn nữa, đa số NLĐ tại khu công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long xuất thân từ nông thôn, nên ý thức tổ chức kỷ luật LĐ, hiểu biết về chính sách, pháp luật LĐ còn hạn chế. Các chế tài xử lý vi phạm pháp luật chưa đủ sức răn đe. Nên người sử dụng lao động (NSDLĐ) chưa thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; Đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ trong nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) chưa được bảo đảm; Công tác quản lý nhà nước về LĐ còn bất cập; nhiều DN ngoài nhà nước chưa có tổ chức công đoàn (CĐ), hoặc có tổ chức
  15. 2 CĐ, nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chưa trở thành người đại diện bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong DN; …[9]. Thực trạng trên cho thấy, việc nghiên cứu xây dựng QHLĐ và tìm kiếm các giải pháp khả thi xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và cả lính vực chính trị. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, có nhiều KCN, khu chế xuất, các KCN, KCX của Hà Nội tập trung nhiều DN trong và ngoài nước. Hà Nội có 9 KCN đang hoạt động, với diện tích hơn 27000 ha trong đó tỷ lệ lấp đầy các KCN chiếm 86,2%. [5] có 155.940 DN, với tổng nguồn vốn của các DN đang hoạt động SXKD có kết quả, lên đến 12.639.532 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế thu được hàng năm là 144.662 tỷ đồng. Bên cạnh những đóng góp to lớn về kinh tế, các DN tại Hà Nội còn góp phần giải quyết việc làm cho 2.450.715 lao động [8]. Trong các KCN trên địa bàn Hà nội, thì KCN Bắc Thăng Long là một trong những KCN lớn, với tổng số vốn đầu tư 90,33 triệu USD, hầu hết các DN trong KCN Bắc Thăng Long là DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với lĩnh vực sản xuất chủ yếu là điện tử, lắp ráp điện tử, sản xuất linh kiện [5]. Các DN này đã có những đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho NLĐ ở Thủ đô và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên cũng như tình hình chung trên cả nước, bên cạnh các kết quả đạt được, thì QHLĐ tại các DN trong KCN Bắc thăng Long vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều chủ DN vi phạm pháp luật về LĐ, nhất là vi phạm về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Dẫn đến tranh chấp LĐ tập thể, khiếu kiện không theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, vẫn diễn biến phức tạp. Đối thoại, thương lượng giữa đại diện NLĐ và NSDLĐ vẫn còn hình thức, chưa thực chất. Năng lực đối thoại, thương lượng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ của cán bộ công đoàn tại các DN còn hạn chế. Đầu năm 2020 đã xảy ra đình công tại công ty Daiwa Plastic [5]. Thực tế cho thấy, QHLĐ tại các DN này rất đa dạng, liên tục xuất hiện những vấn đề mới phát sinh, đòi hỏi phải quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt ngày nay trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi ngày càng phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn LĐ quốc tế. Do vậy đòi hỏi khách quan, cấp bách phải có những giải pháp khả thi xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ tại các DN nhằm góp phần ổn định môi trường đầu tư, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội [8]. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long” để
  16. 3 nghiên cứu viết luận án tiến sỹ chuyên ngành quản trị nhân lực. Với mong muốn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định tại DN. Đánh giá trung thực, khách quan thực trạng xây dựng QHLĐ tại các DN trong KCN Bắc Thăng long. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thiết thực, khả thi xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ. Giảm thiểu tranh chấp LĐ, đình công, tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, phát triển lý luận về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ và phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long (giai đoạn 2016 -2020). Luận án đề xuất những giải pháp khả thi, tăng cường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ, rút ra những kết quả đạt được của các công trình, để kế thừa, phát triển trong luận án, đồng thời chỉ ra khoảng trống của các công trình đã nghiên cứu, để lựa chọn nội dung nghiên cứu cho luận án. - Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển lý luận về QHLĐ và xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ của một số DN trong một số KCN. Rút ra bài học kinh nghiệm cho các DN trong KCN Bắc Thăng Long. - Phân tích nguồn dữ liệu thông qua thu thập, khảo sát đánh giá trung thực, khách quan thực trạng xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long. Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng QHLĐ tại các DN trong KCN. Rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long. - Đề xuất các giải pháp khả thi tăng cường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Thực trạng xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN trong KCN Bắc Thăng Long diễn ra như thế nào? Để đánh giá QHLĐ tại các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long dựa trên các tiêu chí nào?
  17. 4 - Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN trong KCN Bắc Thăng Long? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố? - Câu hỏi 3: Giải pháp khả thi nào tăng cường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long? 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu, tư liệu sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long Giai đoạn 2016-2020, các giải pháp đề xuất cho giai đoạn tiếp theo là 2021- 2030. - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN trong KCN. Đánh giá thực trạng xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng QHLĐ. Rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó đề xuất giải pháp khả thi nhằm tăng cường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long. - Chủ thể chủ yếu nghiên cứu trong luận án là: Người lao động, đại diện người lao động (công đoàn) và Người sử dụng lao động (Trong phạm vi DN). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1. Phương pháp luận Luận án lấy phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin làm cơ sở phương pháp luận. Với quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể, xem xét các sự kiện, hiện tượng trong những không gian, thời gian cụ thể. Đồng thời luận án quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về QHLĐ, phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. 5.2. Các phương pháp chủ yếu, cụ thể luận án sử dụng là 5.2.1. Phương pháp thống kê
  18. 5 Luận án sử dụng nguồn số liệu thống kê, từ Tổng cục Thống kế, Bộ Lao động Thương binh, Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Sở Lao động Thương binh- Xã hội thành phố, chi cục thống kê thành phố… đồng thời kế thừa số liệu thứ cấp, thu thập thông qua sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Đặc biệt là các số liệu, tư liệu tham luận trong các cuộc hội thảo do Ban quản lý KCN và chế xuất Hà Nội, Trung tâm hỗ trợ QHLĐ, bộ LĐTBXH và Tổng liên đoàn lao động VN tổ chức liên quan đến QHLĐ, Mặt khác NCS còn thu thập các số liệu thống kê, trong các đề tài nghiên cứu, các luận án, các công trình khoa học, các ấn phẩm sách báo, tạp chí, của các nhà khoa học liên quan đến QHLĐ đã công bố. 5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Kế thừa kết quả các nghiên cứu đã thực hiện và các dữ liệu thu thập được qua khảo sát, luận án sử dụng phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những nội dung của luận án, đồng thời tổng hợp những vấn đề phân tích để rút ra những đánh giá, nhận xét, những luận điểm mới về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ. 5.2.3. Phương pháp so sánh Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được luận án sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ những tiêu chí đánh giá, và những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định tiến bộ tại DN trong KCN Bắc Thăng Long, đồng thời lấy đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp tăng cường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ. 5.2.4 Phương pháp chuyên gia NCS sử dụng phương pháp chuyên gia để tranh thủ trí tuệ, kinh nghiệm của các chuyên gia có nhiều trí thức, kinh nghiệm về QHLĐ, nhằm làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và các giải pháp tăng cường xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN trong KCN Bắc Thăng Long. 5.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu NCS tiến hành phỏng vấn sâu ba nhóm đối tượng là NLĐ, NSDLĐ và cán bộ công đoàn. Trong đó: tiến hành 05 cuộc phỏng vấn sâu NLĐ, 03 cuộc phỏng vấn sâu NSDLĐ và 03 cuộc phỏng vấn sâu cán bộ công đoàn. Thông qua việc thực hiện 11 cuộc phỏng vấn sâu, giúp cho NCS có được những thông tin bổ sung cho các phân tích định lượng và định tính trong luận án. 5.2.6. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi NCS sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, để thu thập thông tin phục vụ cho luận án. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên khung nghiên cứu của luận án,
  19. 6 các câu hỏi sử dụng từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn nhằm tạo thuận lợi cho người trả lời, để đảm bảo tính chính xác của thông tin điều tra. Luận án sử dụng 03 bảng hỏi cho 3 nhóm đối tượng là: Chủ sử dụng lao động, cán bộ công đoàn và người lao động. Việc tiến hành thu thập thông tin bằng bảng hỏi được thực hiện 2 đợt. Đợt thứ nhất: khảo sát thử tiến hành tháng 12 năm 2019. Nhằm hoàn thiện bảng hỏi và rút kinh nghiệm cho điều tra, khảo sát chính thức. Đợt thứ hai tiến hành trong tháng 4 và 5 năm 2020. Đợt thứ hai tiến hành sau khi đã khảo sát thử và hoàn thiện bảng hỏi. Cách thức chọn mẫu và quá trình điều tra Số lƣợng mẫu: Số lượng mẫu khảo sát được xác định, trên có sở số lượng tổng thể các DN đang hoạt động trong KCN và số lượng NLĐ đang làm việc tại các DN Công thức tính số lượng mẫu như sau: Trong đó: n: là số lượng mẫu cần khảo sát N: là số lượng của tổng thể e: là sai số tiêu chuẩn. Tính đến thời điểm luận án tiến hành thu thập thông tin, KCN Bắc Thăng Long có 79 doanh nghiệp với 70.459 NLĐ. Với độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là +-5%, cỡ mẫu của 3 nhóm khách thể điều tra được tính như sau: - Với đối tượng là người lao động: = 397,7 người Với số lượng là 70.459 lao động, sai số tiêu chuẩn bằng + - 0,05 và độ tin cậy 95%, luận án cần phải khảo sát là 398 NLĐ. Thực tế, luận án đã tiến hành khảo sát 400 NLĐ, hiện đang làm việc tại các công ty trong KCN Bắc Thăng Long. - Với đối tượng là NSDLĐ và cán bộ công đoàn, áp dụng công thức tính: = 66 Tại mỗi công ty, NCS tiến hành khảo sát 1 NSDLĐ và 1 cán bộ công đoàn. Như vậy, với tổng thể 79 DN, sai số tiêu chuẩn bằng + -0,05 và độ tin cậy 95%, NCS cần tiến hành khảo sát 66 người NSDLĐ và 66 cán bộ công đoàn. Thực tế, với đối tượng là NSDLĐ và cán bộ CĐCS, NCS đã phát phiếu hỏi tất cả các công ty, số phiếu thu về là 70 phiếu cho mỗi loại.
  20. 7 Như vậy, NCS đã tiến hành điều tra, khảo sát: 400 NLĐ, 70 NSDLĐ và 70 cán bộ công đoàn. Cách thức chọn mẫu: NCS đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và chọn mẫu quả bóng tuyết để thu thập thông tin. Cụ thể là: Chọn mẫu thuận tiện. NCS đã áp dụng phương pháp này để điều tra đối tượng là NLĐ. Do không thể tiếp cận được NLĐ trong giờ làm việc, vì vậy NCS đã tiến hành điều tra NLĐ tạị các khu nhà trọ vào thời gian ngoài giờ làm việc như: buổi tối, ngày thứ 7, chủ nhật. Chọn mẫu quả bóng tuyết. Theo phương pháp này, NCS dựa trên cơ sở mối quan hệ và quen biết với một số đối tượng để phỏng vấn. Sau đó người được lựa chọn phỏng vấn, giới thiệu những đối tượng khác... cứ như vậy cho đến khi có đủ số lượng mẫu cần thiết. NCS đã vận dụng linh hoạt phương pháp này để có thể gửi phiếu điều tra đến cán bộ công đoàn và NSDLĐ ở tất cả các doanh nghiệp thuộc KCN Bắc Thăng Long. Như vậy NCS đã tiến hành thu thập thông tin bằng các hình thức là phát phiếu trực tiếp, gửi email các bảng hỏi tới người trả lời. * Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Sau khi toàn bộ bảng hỏi được khảo sát và thu thập, NCS sử dụng phần mềm Epidata 3.2 để nhập dữ liệu và phần mềm SPSS 22.0 để xử lý dữ liệu liên quan đến xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. Dữ liệu được phân tích theo các bước sau: Bƣớc 1: Thống kê mô tả dữ liệu Thống kê mô tả là bước đầu tiên trong phân tích dữ liệu định lượng giúp cho NCS có cái nhìn khái quát về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN trong KCN Bắc Thăng Long. Để tìm hiểu các nhân tố tác động đến xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các DN trong KCN Bắc Thăng Long, luận án sử dụng thang đo 5 mức độ (thang đo Likert) trong bảng khảo sát. Với thang đo này, kết quả phân tích sẽ dựa trên thông số thông dụng là Mean (giá trị trung bình). Cách tính điểm giá trị trung bình = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8. Như vậy, những kết quả khảo sát sẽ được phân tích trên cơ sở: 1.00 – 1.80: Không ảnh hưởng; 1.81 – 2.60: Ảnh hưởng ít; 2.61 – 3.40: Bình thường; 3.41 – 4.20: Ảnh hưởng nhiều ; 4.21 – 5.00: Rất ảnh hưởng [133]. Bƣớc 2: Thực hiện kiểm định cronbach’s alpha, kiểm định T-test và One-Way ANOVA
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2