intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách hội xã (Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp sóng thần tỉnhr Bình Dương)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

23
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu và đánh giá về đời sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp Sóng thần Bình Dương nhìn từ góc độ chính sách xã hội. Từ đó đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm giảm thiểu khó khăn và nâng cao đời sống cho những bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách hội xã (Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp sóng thần tỉnhr Bình Dương)

  1. VIỆN HÀN LÂM 1. KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN “CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI” (Nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương) N ội học 931 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ã HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN HÀ NỘI - 2020
  2. LỜI CA ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình khoa học do tôi thực hiện. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, được tiến hành thực hiện một cách nghiêm túc, các kết quả nghiên cứu của tác giả đi trước được tiếp thu một cách cẩn trọng, trung thực, có trích nguồn dẫn trong luận án. Số liệu trong luận án này là do tác giả thiết kế điều tra, những kết quả, số liệu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Nghiên cứu sinh NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN
  3. LỜI CẢ ƠN Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa Xã hội học, Phòng Quản lý Đào tạo đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập, hoàn thiện hồ sơ bảo vệ theo đúng chương trình đào tạo. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Liên đoàn Lao động Bình Dương, đơn vị quản lý tôi trong công việc, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi cả về vật chất, tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến, đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài, luận án nghiên cứu này. Trong quá trình cô hướng dẫn nghiên cứu, tôi không chỉ học được những kiến thức khoa học, mà còn có cơ hội hiểu biết thêm về đạo đức nghề nghiệp của người làm nghiên cứu. Sau cùng, nhưng đặc biệt quan trọng, tôi xin cảm ơn gia đình và những người thân. Sự động viên, khích lệ và những ủng hộ của họ có ý nghĩa lớn, giúp tôi nuôi dưỡng niềm say mê và tập trung hoàn thành đề tài, luận án này. Nghiên cứu sinh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 C ươ 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 14 1.1. Nghiên cứu gia đình đơn thân như một loại hình gia đình đặc thù. ....................... 14 1.2. Những nghiên cứu phụ nữ đơn thân, bà mẹ đơn thân ở Việt Nam .............................. 33 1.3. Các văn bản, chính sách liên quan ......................................................................... 37 1.4. Những kết quả nghiên cứu đạt được và khoảng trống nghiên cứu đang đặt ra ..... 41 C ươ 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ................. 44 2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 44 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 60 CHƯƠNG 3. CHÂN DUNG XÃ HỘI VÀ CUỘC SỐNG CỦA BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN..................................................................................................... 70 3.1. Chân dung xã hội của bà mẹ công nhân đơn thân.................................................. 70 3.2 Đặc điểm công việc của bà mẹ công nhân đơn thân ............................................... 81 3.3. Tiếp cận các dịch vụ xã hội của ba mẹ công nhân đơn thân .................................. 87 3.4 Tham gia hoạt động văn hóa giải trí và các mối quan hệ xã hội............................. 95 CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN Ở KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .......................................................................................................... 105 4.1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội ................................................................................ 105 4.2. Hoàn cảnh gia đình............................................................................................... 109 4.3. Đặc điểm doanh nghiệp và việc thực hiện chế độ chính sách của doanh nghiệp. 120 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 139 TÀI LIỆUTHAM KHẢO ......................................................................................... 146 PHỤ LỤC .........................................................................................................................
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNLĐ Công nhân lao động BMĐT Bà mẹ đơn thân CSXH Chính sách xã hội ASXH An sinh xã hội BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NCS Nghiên cứu sinh NQ/TW Nghị quyết/Trung ương CT/TW Chỉ thị/Trung ương BCH TW Ban Chấp hành trung ương TT-BLĐTBXH Thông tư- Bộ lao động thương binh xã hội NĐ-CP Nghị định- Chính phủ CT-TLĐ Chỉ thị - Tổng Liên đoàn KH-TLĐ Kế hoạch – Tổng Liên đoàn ĐA-TLĐ Đề án - Tổng Liên đoàn CNLĐ Công nhân lao động CNVCLĐ: Công nhân, viên chức, lao động CN Công nhân NLĐ Người lao động KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất PVS Phỏng vấn sâu Tổng LĐLĐ VN: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn Cty FDI Công ty có vốn nước ngoài
  6. DANH MỤC BIỂU Biểu 1: Đặc điểm về tuổi của bà mẹ đơn thân .................................................... 71 Biểu 2 Trình độ học vấn của bà mẹ công nhân đơn thân ................................... 73 Biểu 3. Số con của nữ công nhân là mẹ đơn thân .............................................. 75 Biểu 4. Lý do ban đầu lựa chọn làm mẹ đơn thân .............................................. 78 Biểu 5 : Loại hình doanh nghiệp nữ công nhân là mẹ đơn thân đang làm việc 86 Biểu 6: Nhóm tuổi và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế.......................................... 89 Biểu 7: Trình độ học vấn và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế ............................... 91 Biểu 8: Hình thức ký hợp đồng lao động và khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế ..... 92 Biểu 9: Bà mẹ đơn thân liên lạc với gia đình ..................................................... 99 Biểu 10: Các hình thức liên lạc về nhà với người thân ................................... 100 Biểu 11: Tần suất về thăm quê nhà của bà mẹ đơn thân .................................. 101 Biểu 12: Nhóm tuổi và loại nhà ở của bà mẹ đơn thân ................................... 110 Biểu 13: nơi làm việc và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân........................ 111 Biểu 14: tình trạng hợp đồng lao động và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân .................................................................................................................... 112 Biểu 15: thu nhập và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân ............................. 113 Biểu 16: nhóm tuổi và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ............................. 115 Biểu 17: học vấn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ................................. 116 Biểu 18: trình độ chuyên môn và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ........... 117 Biểu 19: nguồn gốc gia đình và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân .............. 118 Biểu 20: nơi làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân.......................... 119 Biểu 21: số năm làm việc và diện tích nhà ở của bà mẹ đơn thân ................... 119
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Trình độ chuyên môn của bà mẹ đơn thân ............................................ 74 Bảng 2: Độ tuổi của con cái bà mẹ đơn thân ......................................................... 75 Bảng 3: Nguồn gốc xuất thân của Bà mẹ công nhân đơn thân .......................... 76 Bảng 4:Hợp đồng lao động của nữ công nhân là bà mẹ đơn thân ....................... 82 Bảng 5:Thu nhập hàng tháng của bà mẹ công nhân đơn thân ........................... 83 Bảng 6: Diện tích nhà ở ...................................................................................... 88 Bảng 7: Nhà ở của bà mẹ công nhân đơn thân................................................... 89 Bảng 8: Khó khăn khi tham gia các hoạt động văn hóa của bà mẹ đơn thân .... 96 Bảng 9: Số năm bà mẹ công nhân đơn thân làm việc tại Bình Dương............. 106 Bảng: 10. Trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình ........................................... 107 Bảng 11: Hoàn cảnh gia đình và loại hình nhà ở ............................................. 109 DANH MỤC HỘP Hộp 1: Ý kiến của cán bộ ban ngành tỉnh Bình Dương về tuổi của bà mẹ đơn thân 72 Hộp 2: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về việc đến Bình Dương .............................. 77 Hộp 3: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về trang thiết bị gia đình ........................... 108 Hộp 4: Ý kiến gặp khó khăn trong tiếp cận nhà ở ........................................... 123 Hộp 5: Chính sách về khu vui chơi giải trí cho công nhân .............................. 127 Hộp 6: Doanh nghiệp với việc thực hiện chính sách ........................................ 128 Hộp 7: Vấn đề thực thi chính sách ................................................................... 133
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bà mẹ đơn thân là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ khá sớm ở Việt Nam trong bối cảnh đất nước trải qua các cuộc chiến tranh và rủi ro thiên tai, người chồng, người cha hy sinh ngoài mặt trận hoặc người đàn ông ở vùng biển thường phải mưu sinh xa nhà và gặp nạn mỗi khi có thiên tai. Những thập niên gần đây, nhóm bà mẹ đơn thân trẻ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh Việt Nam đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ tính 5 năm trở lại đây số lượng các gia đình đơn thân đã tăng mạnh. Theo dữ liệu của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch, năm 2012 cả nước mới có 7,64% gia đình chỉ có cha (hoặc mẹ) và con được khảo sát thì đến 6 tháng đầu năm 2016 tỉ lệ này đã tăng lên 11,17%. Điều này cho thấy đã xuất hiện một hình thái gia đình mới, gắn bó và tồn tại song song cùng những hình thái gia đình truyền thống và gia đình hiện đại đó là hình thái “gia đình mẹ (cha) đơn thân, nuôi con theo kiểu “single mom” [9]. Có hai lý do mà nghiên cứu sinh thấy cần nghiên cứu về vấn đề này: một là, gia đình đơn thân như một hiện tượng xã hội nhưng chưa được quan tâm thỏa đáng về mặt chính sách, bao hàm cả khía cạnh pháp luật và thực thi pháp luật trong thực tế; hai là dù đã được giới khoa học xã hội bắt đầu quan tâm, nhưng sự thiếu vắng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về gia đình trong lĩnh vực chuyên biệt này làm cho những nghiên cứu chưa phản ánh được một cách đầy đủ và sâu sắc hiện tượng xã hội này. Một trong những hạn chế đó, chính là việc nhìn nhận chưa bình đẳng loại hình gia đình mới trong bối cảnh mới này so với các loại gia đình khác trong nền văn hóa xã hội truyền thống. Trần Thị Kim Xuyến và Lê Thi cho rằng vài thập niên trước, trong các nguồn tư liệu nghiên cứu có trước, nổi lên vấn đề xã hội có liên quan tới hệ quả của chiến tranh như: phụ nữ góa chồng, đơn thân, lớn tuổi không có 1
  9. chồng vì nhiều lý do mà một trong những số đó là tình trạng mất cân bằng giới tính trong các tập thể lao động. Tiếp theo đó, cũng theo tác giả Lê Thi những vấn đề về cuộc sống của những người phụ nữ chịu ảnh hưởng từ sự mất cân bằng giới tính tại các cộng đồng và những nơi làm việc với nhiều loại hình khác nhau, từ tình trạng nhiều người chồng bỏ vợ con đi kiếm sống ở những nơi khác nhưng không liên lạc với gia đình cũng như hậu quả mà ly hôn hay sự chia tách gia đình để lại đối với phụ nữ và con cái của họ cũng đã được phản ánh trong nhiều nghiên cứu [96][119]. Những năm gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa, do yêu cầu và tính chất công việc, nhiều nhà máy xí nghiệp chỉ tuyển lao động nữ, dẫn tới tình trạng tập trung quá nhiều lao động nữ trong một địa bàn làm việc. Cùng với cường độ và thời gian làm việc căng thẳng, nhiều nữ công nhân khó kiếm được người bạn đời của mình. Mặt khác, do sống xa gia đình, nhu cầu tình cảm với người thân không được đáp ứng, cùng với nhu cầu quan hệ tình cảm nam nữ, khiến cho nhiều nữ công nhân có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Trong nhóm những nữ công nhân không chồng mà có con, có không ít người do quan niệm sống hay vì điều kiện riêng mà không lấy được chồng nhưng cũng vẫn muốn có con nên đã chấp nhận những cuộc tình không hứa hẹn v.v… Tất cả những điều đó tạo nên những nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con một mình, mà trong thực tế, người ta thường gọi là “phụ nữ đơn thân nuôi con” hay “mẹ đơn thân” Cùng là những người mẹ đơn thân nuôi con một mình, tuy nhiên, xã hội lại có những góc nhìn khác nhau về các nhóm phụ nữ này. Tác giả Lê Thi chỉ ra dù đã có cách nhìn cởi mở hơn, nhưng những trường hợp bà mẹ đơn thân là những người có chồng đã mất hoặc ly dị thường được xã hội chấp nhận là một gia đình khuyết và có cái nhìn cảm thông với họ. Còn đối với những phụ nữ không chồng mà có con, họ khó lòng nhận được tình cảm tương tự từ những 2
  10. người xung quanh và cũng không nhận được sự hỗ trợ xã hội, nhìn từ góc độ thể chế [99]. Bình Dương trong những năm gần đây, nổi lên là một tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp lớn của cả nước. Tổng số công nhân lao động toàn tỉnh hiện có khoảng 1.200.000 người (dân số trên 2,2 triệu), trong đó lao động ngoài tỉnh chiếm hơn 80%, lao động nữ khoảng 57%. Với 29 khu công nghiệp, Bình Dương có 410.312 lao động công nghiệp tập trung, trong đó lao động nữ là 279.612 người (68%). Như vậy, lao động nữ là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp ở Bình Dương [126]. Quá trình CNH, HĐH đặc biệt là sự phát triển các khu, cụm công nghiệp ở Bình Dương đã nhanh chóng hình thành các hộ gia đình có nữ công nhân đơn thân. Theo khảo sát từ các cấp công đoàn hiện có 2.584 nữ công nhân đơn thân nuôi con nhỏ, tập trung nhiều ở các Huyện Dĩ An là 774 người; Thuận An 297; Tân Uyên 562; TDM 194; Bến Cát 225...do đây là những địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp [127]. Ở Bình Dương, theo quan sát từ thực tế, những “làng”1 [195] công nhân và những gia đình công nhân ngày càng tăng và đang có xu hướng thay đổi nhanh chóng, vấn đề nữ công nhân trở thành mẹ đơn thân nuôi con một mình cũng trở nên phổ biến, không còn lẻ tẻ, ngẫu nhiên như trước, đây có thể xem như một hiện tượng mới trong sự phát triển gia đình công nhân ở các khu công nghiệp. Những gia đình bà mẹ công nhân đơn thân như là một tổ chức xã hội mong manh dễ bị tổn thương sau khi ly hôn hoặc sinh con ngoài giá thú hoặc từ một loạt các hệ lụy của sống chung, sống thử. Những đứa trẻ ở những gia đình này thường không được đảm bảo về những điều kiện vật chất, thiếu cảm giác an toàn, ấm áp, không có sự hỗ trợ tinh thần, tâm lý của chúng dễ bị tổn thương hơn so với những đứa trẻ bình thường tạo nên lỗ hổng lớn trong cách 1 Làng công nhân là từ thường được người dân ở Bình Dương dùng khi nói tới những khu ở của công nhân nhập cư quanh các khu công nghiệp. 3
  11. giáo dục, nuôi dưỡng con cái của họ. Ngày nay, quan niệm về người phụ nữ đơn thân không còn quá khắt khe như trước, song vẫn còn đó vô vàn những khó khăn mà họ phải đối mặt. Phụ nữ đơn thân nuôi con nói chung và bà mẹ công nhân đơn thân nói riêng như là một hiện tượng xã hội phổ biến trong cuộc sống hiện nay đòi hỏi xã hội không nên nhìn nhận như là câu chuyện của cá nhân nữa, mà là một trách nhiệm xã hội đối với nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em). Việc nghiên cứu hiện tượng bà mẹ đơn thân là công nhân ở các khu công nghiệp có ý nghĩa rất to lớn trong việc quan tâm tới số phận của những cá nhân đang nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của xã hội và con cái họ, nhưng vẫn chịu nhiều thiên kiến, thiệt thòi. Thứ hai, về mặt cơ sở và phương pháp luận, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nghiên cứu xã hội học gia đình ở trên thế giới đã thay đổi quan niệm về gia đình cha mẹ đơn thân, theo đó họ không coi loại hình gia đình này là một kiểu “gia đình lệch lạc” hay “gia đình có nguy cơ”, mà coi nó như “một loại gia đình thực sự” bình đẳng với các loại gia đình khác [77]. Điều này đã phản ánh không chỉ trong những quan điểm về lý luận mà cả trong hàng loạt nghiên cứu thực nghiệm. Trong khi đó, ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, tuy nhiều nghiên cứu đã phản ánh về sự đa dạng hóa các loại hình gia đình dưới tác động của sự biến đổi xã hội, nhưng loại hình gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con vẫn chưa được đề cập tới nhiều, kể cả tiếp cận chính sách lẫn tiếp cận phân tích đời sống của họ. Điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng, gia đình là phải bao gồm ít nhất hai đơn vị đối ngẫu với vai trò vợ chồng (như những gì người ta quan sát thấy và trong giá trị của văn hóa truyền thống), nên những gia đình nào không giống vậy, thường được gọi là “gia đình khuyết” hay “gia đình không đầy đủ” [121][15][129]. Đó cũng chính là lí do vì sao, những vấn đề của gia đình loại này tuy được coi là “vấn đề xã hội” nhưng chỉ được xếp vị trí khá khiêm tốn trong hệ thống xuất bản 4
  12. phẩm khoa học về gia đình. Đồng thời, kể cả khi được đề cập đến trong những nghiên cứu thực nghiệm, chúng cũng được coi như một phần phụ được bổ sung theo nghĩa là một biến thể cho sự đa dạng các loại hình gia đình. Như đã trình bày, ở Việt Nam, sau khi đất nước được thống nhất, nổi lên những vấn đề có liên quan tới hệ quả của chiến tranh, chẳng hạn như vấn đề việc làm cho bộ đội và thanh niên xung phong, tình trạng thanh niên không có cơ hội lập gia đình tại các tập thể lao động do có sự chênh lệch về giới tính của lao động và tuy không nhiều, nhưng chúng cũng đã được đề cập tới trong các xuất bản phẩm nghiên cứu của Lê Thi và Trần Thị kim Xuyến [97][119]. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở thời điểm đó, các tác giả mặc dù đã nỗ lực đặt vấn đề trên cơ sở quyền con người, trên cơ sở quan niệm và thực hành về giá trị gia đình trong bối cảnh văn hóa phương Đông, nhưng vẫn bị giới hạn ở chỗ thiếu cơ sở lý luận về xã hội học gia đình, đặc biệt là quan điểm coi những người “phụ nữ bị tước cơ hội lấy chồng”, hay phụ nữ đơn thân nuôi con một mình như một “nạn nhân” và cần được sự giúp đỡ. Trong khi đó, trong bối cảnh đương đại, “những biến đổi của xã hội, liên quan tới kinh tế, văn hóa, không gian đô thị có tác động trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của các cá nhân hiện diện trong một nhóm người quan hệ với nhau bởi huyết thống hoặc hôn nhân. Nhưng ngược lại, gia đình cũng không chỉ đơn thuần chịu sự tác động của cái cấu trúc xã hội đó mà thay đổi, nó còn tham gia vào một cách chủ động” (Martine Segalen)[77]. Đề tài nghiên cứu “Cuộc s ng của những bà mẹ đơ t â ở các khu công nghiệp nhìn từ óc độ chính sách hội xã – nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp sóng thần tỉ Bì Dươ ” sẽ là một phần đóng góp về mặt lý luận cho nghiên cứu về các loại hình gia đình đặc thù ở Việt Nam, đồng thời cung cấp thêm cơ sở dữ liệu thực nghiệm nhằm hướng đến gợi mở hàm ý chính sách cho việc bảo vệ quyền tự do, cho tương lai hạnh phúc và sự phát triển của con người và gia đình Việt Nam. 5
  13. 2. Mục đíc v iệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đánh giá về đời sống của những bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp Sóng thần Bình Dương nhìn từ góc độ chính sách xã hội. Từ đó đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm giảm thiểu khó khăn và nâng cao đời sống cho những bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung làm rõ các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa kết quả nghiên cứu đi trước để hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về đời sống của các bà mẹ đơn thân; Đặc biệt rà soát các văn bản chính sách hiện có liên quan đến đời sống của lao động nữ, lao động là bà mẹ đơn thân có con nhỏ ở các khu công nghiệp hiện nay. - Tìm hiểu đặc điểm xã hội của nhóm bà mẹ đơn thân, thực trạng đời sống về vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân, phân tích những thuận lợi, khó khăn và chỉ ra các yếu tố chi phối đời sống vật chất, tinh thần của các bà mẹ đơn thân. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chính sách phù hợp nhằm nâng cao đời sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp. 3. Đ i tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là công nhân- nhìn từ các chiều cạnh chính sách xã hội liên quan đến cuộc sống của các bà mẹ đơn thân đang sống và làm việc tại khu công nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là những bà mẹ đơn thân đang nuôi con nhỏ ở khu công nghiệp Sóng Thần, doanh nghiệp và cán bộ ban ngành thực thi chính sách liên quan đến nữ công nhân là mẹ đơn thân ở tỉnh Bình Dương. 6
  14. 3.3. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Các tài liệu thứ cấp được thu thập và phân tích từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018; Khảo sát thu thập số liệu sơ cấp tại thực địa được tiến hành từ tháng 6/2018 – tháng 12/2018. - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành khảo sát thực địa tại địa bàn thị xã Dĩ An Tỉnh Bình Dương. - Địa bàn nghiên cứu: Khu Công Nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, khu công nghiệp Bình Đường Tỉnh Bình Dương 3.4. Câu hỏi nghiên cứu - Bà mẹ đơn thân có chân dung xã hội như thế nào? Đời sống vật chất và tinh thần của họ đang diễn ra như thế nào? - Những yếu tố xã hội nào đang ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân? - Cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ gì để cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân là công nhân? 3.5. Giả thuyết nghiên cứu - Công nhân làm mẹ đơn thân có tuổi đời rất trẻ, học vấn trình độ chuyên môn không cao, hợp đồng lao động không ổn định và mức thu nhập thấp, họ cũng chủ yếu là những lao động bên ngoài địa phương. Bà mẹ đơn thân gặp nhiều khó khăn về nhà ở, trang thiết bị sinh hoạt và hưởng thụ đời sống tinh thần. - Đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình (tuổi đời trẻ, công việc không ổn định, thu nhập thấp và gia đình người thân ở xa đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thân của bà mẹ đơn thân. - Thể chế, các chính sách và môi trường sống (Nhà nước, công đoàn và chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng) đang còn nhiều khoảng trống và chi phối đối với cuộc sống của nhóm bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp. 7
  15. 4. P ươ p áp luậ v p ươ p áp iê cứu 4.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối, chính sách về bảo đảm đời sống công nhân tại các khu công nghiệp, đặc biệt là đối với các bà mẹ đơn thân. Về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin Luận án dựa trên ba nguyên tắc cơ bản trong phương pháp luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lê nin, bao gồm: Thứ nhất, đó là nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, nghiên cứu sự vật, hiện tượng như bản thân chúng đang tồn tại, không phán đoán chủ quan mà các kết luận phải dựa trên những chứng cứ khoa học tin cậy. Thứ hai, đó là nguyên tắc nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự phát triển. Mỗi sự vật, hiện tượng trong xã hội và tự nhiên đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ hiện tượng đến bản chất. Nguyên tắc này đòi hỏi phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong một hệ thống, đặt sự vật, hiện tượng trong môi trường với những mối liên hệ của nó. Thứ ba, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý; thực tiễn kiểm chứng nhận thức. Phương pháp luận thực chứng trong xã hội học, với các số liệu và bằng chứng khảo sát thực nghiệm thu được sẽ tìm hiểu và luận giải thấu đáo các vấn đề liên quan đến đời sống của bà mẹ đơn thân ở các khu công nghiệp. Ngoài ra đề tài luận án cũng sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu và có tính phổ biến như: Phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp phân tích kết hợp giải thích và tổng hợp, khái quát hóa… nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu. 8
  16. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công nhân cũng được quan tâm nhằm luận giải về các chiều cạnh chính sách xã hội liên quan đến nhóm xã hội này ở nước ta hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Để có được các dữ liệu khoa học và thực tiễn, góp phần trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra, Luận án đã sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: phân tích tài liệu thứ cấp, khảo sát định tính và định lượng, hệ thống các phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin này sẽ cho phép NCS tổng hợp các nguồn tài liệu sách, tạp chí, số liệu thống kê, và các thông tin sơ cấp từ các phỏng vấn, bảng hỏi tại thực địa. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã tiến hành thu thập và nghiên cứu, phân tích thông tin từ các tài liệu có sẵn bao gồm: các văn bản của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Bình Dương, các chính sách về công nhân, nữ công nhân; các tài liệu viết về một số lý thuyết xã hội học, phương pháp nghiên cứu xã hội học; các báo cáo và số liệu thống kê về tình hình công nhân, công tác công đoàn phạm vi toàn quốc và của tỉnh Bình Dương; các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan... Tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh để xử lý, phân tích các thông tin có được từ nguồn tài liệu này. - Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi: được sử dụng để phỏng vấn các đối tượng là bà mẹ đơn thân nhằm thu thập các thông tin định lượng về: (1) đặc điểm xã hội của bà mẹ đơn thân; thực trạng cuộc sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân; (2) một số nhân tố ảnh hưởng cuộc sống và giải pháp cần thiết góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Các kết quả khảo sát định lượng được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS Version 20.0 dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội để đảm bảo được tính khách quan, khoa học. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng đối với bà mẹ đơn thân là công nhân để thu thập những thông tin định 9
  17. tính giải thích sâu về cuộc sống của họ, những thông tin này sẽ bổ sung cho các thông tin định lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phỏng vấn thêm cán bộ công đoàn cấp tỉnh và công đoàn cơ sở, lãnh đạo một số sở, ngành, doanh nghiệp nhằm làm rõ hơn về các chính sách đang thực hiện trong việc hỗ trợ đối với cuộc sống của bà mẹ đơn thân ở các doanh nghiệp. - Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu Luận án đã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp tại các doanh nghiệp, việc chọn danh sách bà mẹ đơn thân được thực hiện ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm; Chúng tôi đã mã hóa và gắn tên mỗi bà mẹ đơn thân một mã số và chọn ra bằng cách bốc/nhặt ra các mã số đã được gắn ký hiệu trong tổng thể mẫu. Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát cụ thể như sau: Công ty Yazaki, công ty Asama, công ty Chutex, công ty O’leer, Công ty Duy Hưng, công ty Liên Phát, Số mẫu bà mẹ đơn thân ở các công ty thuộc khu công nghiệp Sóng Thần là 774 người. Mẫu tham gia phỏng vấn bảng hỏi là bà mẹ đơn thân đang làm việc tại các doanh nghiệp.Tổng số mẫu tham gia trả lời phỏng vấn bằng bảng hỏi là 150 người. Mẫu tham gia phỏng vấn sâu: 40 người, trong đó có 10 cán bộ sở, ngành, cán bộ công đoàn, lãnh đạo doanh nghiệp và 30 công nhân là bà mẹ đơn thân nhằm tìm hiểu sâu về các khía cạnh liên quan đến thực tế đời sống của các bà mẹ đơn thân tại Khu Công Nghiệp Sóng Thần Tỉnh Bình Dương. Khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu đã gặp một số khó khăn đó là một số bà mẹ đơn thân nằm trong danh sách mẫu đã từ chối tham gia trả lời phỏng vấn về cuộc sống của họ, mặc dù chúng tôi đã thăm lại nhiều lần để thuyết phục họ đồng ý. Do vậy, nhóm nghiên cứu liên tục phải bổ sung mẫu phỏng vấn bà mẹ đơn thân là công nhân. 10
  18. Khung phân tích Các chính sách xã hội; môi trường, điều kiệ lao động trong doanh nghiệp công nhân, bà mẹ đơ t â Đặc điểm xã hội: Các chính sách đối - Tuổi, Học vấn, với bà mẹ đơn chuyên môn thân: - Nơi làm việc, Thu nhập Đời sống vật chất - Chính sách về việc - Hoàn cảnh gia làm , nhà ở…. đinh, Số con Đời sống tinh thần - Số năm công tác, hợp đồng lao động. -Chính sách về tiếp …. cận dịch vụ xã hội…. Đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường sống nơi bà mẹ đơn thân ở 5. Đó óp mới v ý ĩa t ực tiễn của luận án 5.1. Đó óp mới Luận án góp phần nhận diện chân dung, đặc điểm xã hội của bà mẹ đơn thân là công nhân đang làm việc ở khu công nghiệp tỉnh Bình Dương trong bối cảnh hiện nay; thấy được thân phận cũng như sự khác biệt của những bà mẹ đơn thân công nhân so với các nhóm bà mẹ có người chồng cùng chung sống; những thuận lợi, khó khăn, thách thức mà họ đang phải đối diện trong cuộc sống hiện nay. Luận án phân tích các yếu tố chi phối cuộc sống vật chất, tinh thần của bà mẹ đơn thân, tính chất của lao động di cư và nghề nghiệp đặc thù; đối chiếu với hệ thống chính sách hiện hành cũng như vai trò tham gia của các chủ thể xã hội khác nhau trong hỗ trợ nhóm bà mẹ đơn thân. Đây là cơ sở quan trọng giúp các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp hướng đến xây dựng mô hình chính sách, quan tâm hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo quyền của người 11
  19. lao động là bà mẹ đơn thân và phát triển bền vững doanh nghiệp và địa phương. 6. Ý ĩa lý luận v ý ĩa t ực tiễn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận án sẽ góp phần bổ sung về nhận thức cho những quan điểm lý luận nghiên cứu về gia đình, bà mẹ đơn thân, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy chuyên ngành xã hội học gia đình, xã hội học giới, xã hội học lao động ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, việc vận dụng các quan điểm lý luận trong luận án cũng góp phần tìm hiểu khả năng áp dụng các quan điểm lý luận, lý thuyết xã hội học vào thực tiễn nghiên cứu bà mẹ đơn thân là công nhân. Qua đó có những đóng góp tri thức vào việc hoàn thiện khái niệm về nhóm bà mẹ đơn thân, quan điểm lý luận về hướng nghiên cứu bà mẹ đơn thân ở nước ta và trên thế giới. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Đây là nghiên cứu thực nghiệm xã hội học đầu tiên về bà mẹ đơn thân là công nhân. Khảo sát sẽ cho thấy chân dung xã hội, cuộc sống thực tế và những thiếu thốn về vật chất và tinh thần trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân đang làm việc tại các KCN và cư trú trên một số địa bàn thuộc tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ đơn thân là công nhân. Điều quan trọng nhất là bằng chứng từ kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích trong việc hoàn thiện chính sách, huy động nguồn lực và sự tham gia của các chủ thể xã hội, góp phần cải thiện hơn nữa đời sống của người lao động tại các khu công nghiệp mà ở đây là cuộc sống của các bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp trong cả nước nói chung và ở Bình Dương nói riêng. Ngoài ra, những kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách xã hội đối với bà mẹ đơn thân tại các khu công nghiệp sẽ được vận dụng vào thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác chăm lo cho các nhóm yếu thế ở Bình Dương hiện nay. 12
  20. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất giải pháp, nội dung của Luận án bao gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 3: Chân dung xã hội và cuộc sống của bà mẹ công nhân đơn thân Chương 4. Các yếu tố chi phối cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở khu công nghiệp Sóng thần, tỉnh Bình Dương 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1