intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:208

25
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng kĩ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này. Đề xuất biện pháp tâm lý – sư phạm và tổ chức thực nghiệm nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ THANH HƯƠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI-2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ THANH HƯƠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHẠM TẤT DONG HÀ NỘI-2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực và đều được trích dẫn, tham chiếu đầy đủ. Tác giả luận án Phan Thị Thanh Hương
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: GS.TS. Phạm Tất Dong, Thầy rất tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi hoàn thành luận án. Ban Giám đốc, Ban Chủ nhiệm, Quý Thầy, Cô Khoa Tâm lý – Giáo dục, Phòng Quản lý Đào tạo của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án. Ban Lãnh đạo và Nhân viên công tác xã hội tại các trung tâm Bảo trợ xã hội Thị Nghè, Quận 12, 11, Thủ Đức, Hooc Môn, trung tâm dạy trẻ khuyết tật Niềm Tin…Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm dạy nghề Thành Phố. Hiệu trưởng, Phòng Giáo dục thường xuyên, Quý Thầy Cô giảng dạy tại khoa Công tác xã hội; Nhân viên công tác xã hội đang theo học tại các lớp vừa làm vừa học của Đại học Lao Động - Xã hội Cơ sở II - Thành phố Hồ Chí Minh, đã tham gia, tạo điều kiện và nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài. Thành Ủy, Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Lãnh đạo, Quý Thầy Cô, Anh, Chị em đồng nghiệp Trường Đại học Sài Gòn đã động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận án. Gia đình, người thân, bạn bè luôn bên cạnh, động viên, khích lệ, ủng hộ, chia sẻ những khó khăn, giúp tôi hoàn thành luận án.
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảo trợ xã hội BTXH Công tác xã hội CTXH Điểm trung bình ĐTB Độ lệch chuẩn ĐLC Giao tiếp GT Kỹ năng KN Kỹ năng giao tiếp KNGT Thương binh xã hội TBXH Phỏng vấn sâu PVS Trẻ khuyết tật TKT Trung tâm TT Trung tâm bảo trợ TTBT
  6. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI 8 1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 8 1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 16 Tiểu kết chương 1 21 Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI 22 2.1. Kỹ năng giao tiếp 22 2.2. Trẻ khuyết tật 29 2.3. Nhân viên công tác xã hội 39 2.4. Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội 43 2.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội 61 Tiểu kết chương 2 68 Chương 3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 70 3.1. Tổ chức thực hiện nghiên cứu 70 3.2. Phương pháp nghiên cứu 76 3.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá 85 Tiểu kết chương 3 89 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI 90 4.1. Thực trạng chung kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội 90
  7. 4.2. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật (n=353) 130 4.3. Thực nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật vận động 136 Tiểu kết chương 4 145 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Mức độ biểu hiện kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội 58 Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể khảo sát thử nhân viên công tác xã hội 72 Bảng 3.2. Độ tin cậy của thang đo kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. 73 Bảng 3.4. Đặc điểm khách thể nghiên cứu nhân viên công tác xã hội 75 Bảng 3.4: Mức độ kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội 87 Bảng 4.1. Thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật 92 Bảng 4.2. Thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật theo biến số 93 Bảng 4.3. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội ở 3 tiêu chí tính đúng đắn, thuần thục, linh hoạt 97 Bảng 4.4. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội ở các biến quan sát 100 Bảng 4.5. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo cảm xúc tích cực với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội ở 3 tiêu chí. 102 Bảng 4.6. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo cảm xúc tích cực cho trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội ở 3 tiêu chí tính đúng đắn, thuần thục, linh hoạt 105 Bảng 4.7. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo cảm xúc tích cực với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội ở các biến số quan sát 107 Bảng 4.8. Thực trạng mức độ thực hiện đặc điểm kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội. 109
  9. Bảng 4.9. Thực trạng mức độ kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội ở 3 tiêu chí tính đúng đắn, thuần thục, linh hoạt 111 Bảng 4.10. Thực trạng mức độ kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội ở các biến quan sát 114 Bảng 4.11. Thực trạng mức độ thực hiện đặc điểm kỹ năng xây dựng niềm tin giữa nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. 116 Bảng 4.12. Thực trạng mức độ kỹ năng xây dựng niềm tin giữa nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở 3 tiêu chí tính đúng đắn, thuần thục, linh hoạt 119 Bảng 4.13. Thực trạng mức độ kỹ năng xây dụng niềm tin của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở các biến quan sát 121 Bảng 4.14. Thực trạng mức độ kỹ năng tư vấn thuyết phục của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở tính đúng đắn, thuần thục và linh hoạt 124 Bảng 4.15. Thực trạng mức độ kỹ năng tư vấn thuyết phục của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật 125 Bảng 4.16. Thực trạng mức độ kỹ năng tư vấn thuyết phục của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở các biến quan sát. 129 Bảng 4.17. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội 131 Bảng 4.18. Dự báo sự mối quan hệ giữa kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với các yếu tố chủ quan và khách quan. 136 Bảng 4.19. Thực trạng thay đổi mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu; kỹ năng ứng xử linh hoạt mềm dẻo và kỹ năng xây dựng niềm tin giữa nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật trước và sau thực nghiệm tác động 138
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm số về biểu hiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. 88 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ xác xuất chuẩn về biểu hiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. 88 Biểu đồ 4.1. Thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội 91 Biểu đồ 4.2. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội 93 Biểu đồ 4.3.Thực trạng mức độ kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội ở 3 tiêu chí tính đúng đắn, thuần thục, linh hoạt 94 Biểu đồ 4.4. Thực trạng mức độ kỹ năng tạo cảm xúc tích cực với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội 101 Biểu đồ 4.5. Thực trạng mức độ kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội 109 Biểu đồ 4.6 Thực trạng mức độ kỹ năng xây dựng niềm tin giữa nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật 115 Biểu đồ 4.7. Thực trạng mức độ kỹ năng tư vấn thuyết phục của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật 123 Sơ đồ 4.1. Tương quan của các yếu tố chủ quan với kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. 133 Sơ đồ 4.2. Tương quan của các yếu tố khách quan với kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. 134 Biểu đồ 4.8. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật trước và sau thực nghiệm tác động 137
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Kỹ năng giao tiếp giúp cá nhân có khả năng thích ứng với những ảnh hưởng xấu của các khủng hoảng trong cuộc sống, còn những cá nhân hạn chế về kỹ năng giao tiếp phải trải qua tình trạng tồi tệ, căng thẳng khi gặp khủng hoảng (Segrin, 2000) [62, tr.2] do đó kỹ năng giao tiếp là nền tảng xây dựng và phát triển các mối quan hệ cá nhân, là điều kiện tồn tại và phát triển của một tổ chức, một xã hội. Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp cụ thể ở một nghề, một lĩnh vực góp phần hình thành, phát triển giá trị nghề và kỹ năng giao tiếp đặc thù với đối tượng của nghề. Nghề công tác xã hội (CTXH) hiện đã được phát triển ở 84 nước trên toàn thế giới, được coi là một nghề có ý nghĩa quan trọng, mang tính nhân văn cao cả, luôn hướng tới mục tiêu phục vụ con người. Đặc biệt, nghề CTXH góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng đồng những người yếu thế. Một trong những đối tượng yếu thế được xã hội quan tâm hiện nay là Trẻ khuyết tật (TKT). Người khuyết tật là người bi khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn Điều 2, Bộ luật Người khuyết tật. Có nhiều dạng khuyết tật khác nhau, mỗi dạng khuyết tật có hoạt động và giao tiếp khác nhau, việc thực hiện quan hệ xã hội cũng mang đặc điểm riêng, bản thân trẻ và các đối tượng giao tiếp với trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp làm cho quá trình tiếp nhận các biểu tượng từ hiện thực khách quan không đầy đủ, ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc của trẻ khuyết tật. Vai trò của nhân viên CTXH có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ khuyết tật. nhân viên CTXH làm cầu nối cho TKT tiếp cận với các nguồn lực xã hội, tư vấn cho họ phát huy khả năng, trình độ để TKT trở nên hữu dụng, tự tin, sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Mặt khác, nhân viên CTXH cũng sẽ tham vấn cho TKT về điều kiện tiếp cận nguồn lực để họ được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, kiếm việc làm, trợ giúp pháp lý, giúp họ hiểu và nắm bắt được các quyền của họ theo quy định của 1
  12. pháp luật... Nhân viên CTXH cũng có nhiệm vụ tư vấn chính sách, pháp luật và xây dựng cộng đồng thân thiện để TKT dễ dàng hòa nhập xã hội. Nhân viên CTXH còn là người tư vấn, giới thiệu những chính sách an sinh xã hội mà TKT được hưởng như miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho xã hội, tiếp cận dễ dàng hơn với các công trình văn hóa, phương tiện giao thông công cộng, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và tham gia đào tạo kỹ năng sống. Nhà nước ta và dân ta quan niệm các em khuyết tật không phải là gánh nặng của xã hội, mà là một nguồn lực lao động của đất nước. Để huy động được năng lực hoạt động của người khuyết tật không phải chỉ có đội ngũ cán bộ quản lý tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội mà quan trọng hơn cả là đội ngũ nhân viên công tác xã hội phải có chuyên môn nghiệp vụ, có hệ thống kỹ năng nghề nghiệp trong đó đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp căn bản để tương tác, giáo dục, can thiệp hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình thay đổi cuộc sống của trẻ khuyết tật. Tuy nhiên môi trường giáo dục tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội hiện nay còn nhiều bất cập, hoạt động trong công tác hỗ trợ, can thiệp dành cho trẻ khuyết tật thiếu hiệu quả, một số nơi thiếu tôn trọng trẻ, cơ sở vật chất cứng nhắc, thụ động, không phù hợp với trẻ khuyết tật dẫn đến không khơi dậy tiềm năng của trẻ. Nguyên nhân của những bất cập trên một phần do đội ngũ nhân viên CTXH không được đào tạo bài bản (theo đề án 32 của Chính phủ có tới 81,5% nhân viên CTXH chưa được đào tạo), còn nhiều bất cập về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, những bất cập này trước hết được bộc lộ rõ trong giao tiếp của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật, điều này ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và thúc đẩy tiến trình thay đổi ở TKT. Sự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH là một quá trình phức tạp, lâu dài đòi hỏi nhân viên CTXH phải có sự say mê, hứng thú với công việc; có nền tảng kiến thức chuyên môn; có kinh nghiệm thực tiễn; có ý thức tự rèn luyện bản thân; có tâm, có tình cảm, có sự thông cảm, sự tinh tế, tôn trọng và thực lòng với trẻ khuyết tật. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật và những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội, 2
  13. nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy “Kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội” đã được tác giả chọn làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng kĩ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này. Đề xuất biện pháp tâm lý – sư phạm và tổ chức thực nghiệm nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật trong và ngoài nước để xác định cơ sở lý luận của luận án. 2.2.2. Xác định cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật, xác định những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội. 2.2.3. Làm rõ thực trạng về biểu hiện và mức độ kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội, mức độ tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan tới kĩ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội. 2.2.4. Đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm và tổ chức thực nghiệm nâng cao một số kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Khách thể nghiên cứu - 353 nhân viên công tác xã hội đang làm việc trực tiếp với trẻ khuyết tật ở các Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ khuyết tật tại 3
  14. Thành phố Hồ Chí Minh và An Giang. (Trong đó có một số học viên đang học lớp vừa làm vừa học của Đại học Lao Động – Xã hội chi nhánh TP. Hồ Chí Minh) - 53 cán bộ quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh và An Giang. - 5 trẻ khuyết tật vận động tại trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật của TPHCM. Luận án tập trung nghiên cứu kĩ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật vận động nhiều hơn so với các dạng khác, vì trẻ khuyết tật vận động đa số các em vẫn nói, nghe, hiểu khi nhân viên công tác xã hội giao tiếp với các em. 3.2.2. Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu biểu hiện và mức độ kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật gồm các kỹ năng: kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu ở trẻ khuyết tật về nhân viên công tác xã hội; kỹ năng tạo cảm xúc tích cực với trẻ khuyết tật; kỹ năng ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với trẻ khuyết tật; kỹ năng xây dựng niềm tin của trẻ khuyết tật với nhân viên công tác xã hội; kỹ năng tư vấn thuyết phục trẻ khuyết tật và các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. 3.2.3. Về địa bàn: Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh An Giang. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận 4.1.1. Phương pháp tiếp cận liên văn hóa: Phương pháp tiếp cận liên văn hóa cho chúng tôi biết, người có năng lực giao tiếp tốt, có khả năng thích ứng nhanh chóng với nhiều người khác nhau ở nhiều môi trường văn hóa khác nhau. Sitaram, & Lawrence (1979) thấy rằng các nền văn hóa khác nhau tạo ra các hệ thống giá trị khác biệt về nhận thức và ý nghĩa, cách giao tiếp của con người bị ảnh hưởng bởi các giá trị được phản ánh trong môi trường văn hóa họ giao tiếp. Chính vì vậy, khi nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của nhân viên CTXH với trẻ khuyết tật thì phải tìm hiểu những giá trị văn hóa trong chính môi trường mà nhân viên CTXH giao tiếp với trẻ khuyết tật, từ đó nhân viên CTXH cần nhận thấy sự khác nhau khi giao tiếp với trẻ khuyết tật, khi giao tiếp với các dạng trẻ khuyết tật cũng như khi giao tiếp 4
  15. với người bình thường. 4.1.2. Phương pháp tiếp cận hoạt động: Hoạt động – giao tiếp có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành nhân cách. Động cơ, mục đích của hoạt động giao tiếp đều gắn với thang giá trị, định hướng giá trị của xã hội, cộng đồng, gia đình, của từng cá nhân... như vậy nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội cần thông qua những hoạt động để thấy được hành động giao tiếp và phương thức giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. 4.1.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật được xem xét như là kết quả của sự tác động từ nhiều yếu tố khác nhau: yếu tố chủ quan và khách quan. Do vậy cần nghiên cứu Kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật trong mối quan hệ tương hỗ của các yếu tố. 4.1.4. Phương pháp tiếp cận quyền con người: Quyền con người là quyền được học hành, lao động, sinh sống, trẻ khuyết tật có quyền được sống bình đẳng trong xã hội, được phát triển bình thường, được bảo vệ và có quyền được tham gia bày tỏ quan điểm. Nghiên cứu kĩ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật nhằm thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy tiến trình thay đổi ở trẻ khuyết tật, giúp trẻ thực hiện quyền con người. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 5
  16. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận án đã xác định và bổ sung một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội như: xây dựng được khái niệm công cụ về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội; Luận án chỉ ra được các kỹ năng giao tiếp thành phần của nhân viên công tác xã hội khi giao tiếp với trẻ khuyết tật; Luận án chỉ ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án làm rõ thực trạng mức độ của các biểu hiện trong từng kỹ năng, từng tiêu chí đánh giá kỹ năng nhìn chung mức độ kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội hiện nay đang ở mức độ trung bình. Luận án làm rõ thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội, trong đó yếu tố ảnh hưởng yếu nhất là áp lực công việc. Luận án đưa ra được các biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và làm phong phú lý thuyết về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên CTXH trong lĩnh vực Tâm lý học và Công tác xã hội. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thực trạng mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của nhân viên công tác xã hội với trẻ khuyết tật. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án trước hết là làm tài liệu tham khảo để giảng dạy và học tập chuyên đề kỹ năng công tác xã hội dành sinh viên ngành tâm lý học của Khoa Giáo dục, trường Đại học Sài Gòn và làm tài liệu tham khảo cho nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật. 6
  17. 7. Cấu trúc của luận án. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị; danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội. Chương 2. Cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội. Chương 3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật của nhân viên công tác xã hội. 7
  18. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI 1.3. Nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp đã và đang được rất nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm, vì thế, có nhiều hướng nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, trong luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số hướng liên quan. 1.1.1.1. Những nghiên cứu chung về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp Geogre Herbert Mead (1934), nhà TLH hành vi xã hội người Mỹ là một trong những người sáng lập ra thuyết “tương tác biểu trưng”. Ông đã xây dựng và phát triển khái niệm “Cái tôi”, “Nhân cách”, “Tương tác”, “Biểu tượng” để nghiên cứu đặc điểm và tính chất đặc thù của mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội dẫn theo 77, tr.223-226. Theo hướng nghiên cứu này G.Mead đã phát hiện ra vai trò của sự thấu hiểu hành vi của người khác và thông qua sự thấu hiểu đó, cá nhân thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử cho phù hợp, từ đó hình thành và phát triển ý thức bản ngã (cái tôi) thông qua sự tương tác xã hội với người khác. Kadushin và Kadushin (1997), cho rằng tầm quan trọng của thông tin liên lạc là sự chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ và ý tưởng thông qua việc trao đổi các biểu tượng bằng lời và không lời [64]. Tác giả chỉ ra sự chia sẻ chính là chia sẻ suy nghĩ riêng tư và cảm xúc với những người khác thông qua giao tiếp. Tác giả Robert N.Lusier (2008), đã nhấn mạnh các kỹ năng giao tiếp cá nhân đặc biệt quan trọng trong các mối quan hệ của tổ chức. Mỗi tổ chức không chỉ được tạo ra bởi mục tiêu công việc mà trước hết được tạo ra bởi chính mối quan hệ giữa con người với con người trong tổ chức ấy. Nghiên cứu đã chỉ ra kỹ năng giao tiếp gồm: KN giải quyết xung đột, KN lắng nghe, KN quản lý cảm xúc bản thân, KN suy nghĩ tích cực, KN tạo ấn tượng ban đầu ( là cơ sở để thích nghi với tổ chức) [84]. Giao tiếp giúp cho mỗi tổ chức có được sự gắn kết, mặt khác mọi hoạt động của nhà quản lý đều được thực hiện thông qua quá trình giao tiếp. 8
  19. Tóm lại các tác giả nhấn mạnh KNGT rất quan trọng trong quá trình tương tác, tạo ấn tượng ban đầu và xây dựng mối quan hệ mang lại hiệu quả công việc. 1.1.1.2. Những nghiên cứu tập trung làm rõ về kỹ năng thành phần của kỹ năng giao tiếp VP.Zakharov cho rằng để có năng lực GT cần có các kĩ năng sau: kỹ năng thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp; kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp; kĩ năng nghe và biết lắng nghe; kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi; kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng GT; kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc; kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong GT; kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp; kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp [dẫn theo 30, tr83]. Theo tác giả muốn có KNGT phải thực hiện đầy đủ các kỹ năng này, mỗi kỹ năng tác giả đưa ra 3 biểu hiện thành phần và có xây dựng thang đo trắc nghiệm cho từng kỹ năng. Nghiên cứu của V.P.Zakharov là một cơ sở xây dựng thang đo cho luận án. Nghiên cứu của McCarthy (1978), đã chỉ ra truyền thông là để người nói và người nghe hiểu nhau, để truyền đạt mệnh lệnh đúng tiêu chuẩn, để chia sẻ kiến thức; để người nghe chấp nhận và thống nhất về văn bản được tiếp nhận, phải nói trung thực, chân thành, để người nghe có thể tin tưởng, (McCarthy (1978), tr.272- 357) tác giả nhấn mạnh các yêu cầu về tính dễ hiểu, sự thật, sự đúng đắn, chân thành phải được nghiên cứu [Dẫn theo 81, tr.36]. Jack N. Wismer (1998), truyền thông hiệu quả có 3 thành phần:(1) Cảm xúc bản thân, (2) Truyền cảm xúc, (3) Thể hiện hành vi [85, Tr 30-36] nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng truyền thông hiệu quả phụ thuộc vào cảm xúc của người sở hữu thông tin, họ có trách nhiệm truyền thông tin đến người nhận một cách trung thực, cởi mở tập trung vào vấn đề cần giải quyết không tập trung vào thể hiện hành vi của người gửi vì người gửi thường bắt đầu bằng chữ “tôi” có thể người gửi đã đặt một phần cảm xúc chủ quan của mình vào thông điệp. Teri K.Gamble và M. Gamble (2002), đã đề ra kĩ năng giao tiếp cơ bản để thiết lập mối quan hệ liên nhân cách, bao gồm các KN lắng nghe; KN phản hồi; KN sử dụng các phương tiện giao tiếp; KN làm chủ cảm xúc; KN trình bày [58]. Tác giả 9
  20. cho rằng hai kĩ năng lắng nghe và kĩ năng làm chủ cảm xúc bản thân là rất cần thiết vì nó giúp cho cá nhân hiểu, chia sẻ cảm thông và đưa ra những quyết định đúng đắn. Tuy nhiên để chủ thể đưa ra quyết định đúng đắn thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như kinh nghiệm, hoàn cảnh… A.A.Leontiev (1987), chia KNGT thành 8 kĩ năng bộ phận, đó là: kĩ năng điều khiển hành vi bản thân (phẩm chất ý chí); kĩ năng quan sát (phẩm chất chú ý linh hoạt); kĩ năng nhạy cảm xã hội (biết đoán nét mặt người khác); kĩ năng đọc, hiểu, mô hình hóa nhân cách đối tượng GT; kĩ năng làm gương; KNGT ngôn ngữ (biết nói một cách tối ưu); kĩ năng kiến tạo sự tiếp xúc (ngôn ngữ & phi ngôn ngữ); kĩ năng nhận thức (thu thập, hệ thống hóa & truyền đạt thông tin) [27]. Tác giả nhấn mạnh thêm những thành tố giúp nhận ra biểu hiện của từng kĩ năng bộ phận. A.T. Kyrbanova và Ph.M.Rakhmamlina, cũng chia quá trình giao tiếp thành 3 nhóm lớn: nhóm các kĩ năng định hướng trước khi giao tiếp; nhóm các kĩ năng tiếp xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp & nhóm các kĩ năng độc đáo trong giao tiếp theo các định hướng giá trị khác nhau [Trích dẫn theo 30,tr.83]. Theo hai tác giả này thì các kĩ năng trong các thành phần trên bao gồm: kĩ năng nhìn thấy, nghe thấy, tiếp xúc, hiểu biết lẫn nhau, kĩ năng tổ chức, điều khiển quá trình giao tiếp. Waldek et al (2012), đã xác định từ 347 công trình nghiên cứu của 10 tạp chí chuyên ngành trong giai đoạn từ 1/2005 đến tháng 6/2010 tổng hợp có 6 năng lực GT gồm: KNGT giữa các cá nhân; KNGT qua trung gian (văn bản, đa phương tiện…); KNGT nhóm; có khả năng GT nhiệt tình, sáng tạo; KNGT phi ngôn ngữ; KNGT ngôn ngữ nói và kỹ năng lắng nghe [Dẫn theo, 75]. Tuy nhiên để có năng lực GT hiệu quả thì phải do khả năng kết nối của chủ thể vào từng tình huống GT. Tóm lại các tác giả nghiên cứu đã chỉ ra sự đa dạng về kỹ năng thành phần của KNGT, tuy nhiên tùy từng môi trường GT mà các tác giả xây dựng các KNGT cho phù hợp. 1.1.1.3. Những nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong lĩnh vực nghề nghiệp Lull Funk và Piersol (1955), hiệu quả làm việc của quản lí phụ thuộc và khả năng giao tiếp bằng miệng, không chỉ là cách triển khai chính sách của công ty mà 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2