Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
lượt xem 13
download
Nội dung chính của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực tiễn những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch, đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng và phát triển phẩm chất tâm lý cơ bản phù hợp nghề, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hướng dẫn du lịch cho hướng dẫn viên du lịch. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ………………… PHÍ CÔNG MẠNH NHỮNG PHẨM CHẤT TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Mạc Văn Trang HÀ NỘI, 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả luận án Phí Công Mạnh
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội, Ban lãnh đạo Khoa Tâm lý học - Học viện Khoa học Xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Xin gửi lời tri ân tới quý thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy lớp Nghiên cứu sinh khóa 2, chuyên ngành tâm lý học, Học viện Khoa học Xã hội, niên khóa 2012 – 2015. Kính tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS. Mạc Văn Trang đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các công ty du lịch, Ban lãnh đạo các trường đào tạo hướng dẫn viên du lịch đã tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các hướng dẫn viên du lịch đang công tác tại các công ty du lịch và sinh viên năm thứ 4 ngành hướng dẫn đang thực tập tại các công ty du lịch đã nhiệt tình phối hợp với tác giả trong quá trình làm luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè – những người đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Phí Công Mạnh
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý ĐC Đối chứng ĐLC Độ lệch chuẩn HDDL Hướng dẫn du lịch HDVDL Hướng dẫn viên du lịch HN Hà Nội KDL Khách du lịch PC Phẩm chất PCTL Phẩm chất tâm lý PCTLCB Phẩm chất tâm lý cơ bản SVHDDL Sinh viên hướng dẫn du lịch TB Thứ bậc TN Thực nghiệm TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TT Thứ tự
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................ 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................................. 3 6. Giới hạn nghiên cứu .............................................................................................................. 4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 4 8. Đóng góp mới của luận án ................................................................................................... 5 9. Cấu trúc của luận án .............................................................................................................. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU NHỮNG PHẨM CHẤT TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH............................................ 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu về phẩm chất tâm lý và phẩm chất tâm lý của HDVDL ...... 7 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về phẩm chất tâm lý gắn liền với hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp ......................................................................................................... 7 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước về phẩm chất tâm lý đáp ứng yêu cầu của hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp. ............................................................................. 11 1.1.3. Những nghiên cứu về phẩm chất tâm lý của HDVDL .............................................. 17 1.2. Những quan điểm cơ bản được quán triệt trong nghiên cứu phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch ...................................................................................... 20 1.2.1. Quan điểm về quan hệ giữa tâm lý và hoạt động ...................................................... 20 1.2.2. Mô hình “Tam giác hướng nghiệp” của K.K. Platonov và định hướng nghiên cứu phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch ..................................... 21 1.3. Lí luận phẩm chất tâm lý cơ bản .................................................................................... 23 1.3.1. Phẩm chất ...................................................................................................................... 23 1.3.2. Phẩm chất tâm lý .......................................................................................................... 24 1.3.3. Phẩm chất tâm lý cơ bản............................................................................................ 28 1.4. Lí luận về hướng dẫn viên du lịch .................................................................................. 28 1.4.1. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch .............................................................................. 28 1.4.2. Chức năng của hướng dẫn viên du lịch ...................................................................... 30
- 1.4.3. Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch ........................................................................ 31 1.4.4. Vai trò của hướng dẫn viên du lịch .......................................................................... 32 1.4.5. Đặc điểm hoạt động của hướng dẫn viên du lịch .................................................. 33 1.4.6. Yêu cầu hoạt động hướng dẫn của hướng dẫn viên du lịch ................................. 36 1.5. Phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch .............................................. 40 1.5.1. Khái niệm phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch ....................... 40 1.5.2. Các thành phần cấu thành phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch... 40 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch ......... 48 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................... 51 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 52 2.1. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................................... 52 2.1.1. Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch. ................................................................................................... 52 2.1.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch ....................................................................................................................................... 53 2.1.3. Giai đoạn 3: Đề xuất biện pháp tác động nhằm phát triển các phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch........................................................................................ 54 2.2. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 55 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................................ 55 2.2.2. Phương pháp chuyên gia ............................................................................................. 55 2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ......................................................................... 55 2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu ....................................................................................... 60 2.2.5. Phương pháp quan sát ................................................................................................. 61 2.2.6. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý ................................................................. 62 2.2.7. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................................... 63 2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học .................................................. 66 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................... 70 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH ............................................................ 71 3.1. Thực trạng chung của những phẩm chất tâm lý cơ bản ở hướng dẫn viên du lịch.... 71 3.1.1. Mức độ cần thiết của những phẩm chất tâm lý cơ bản ở HDVDL ........................ 71 3.1.2. Mức độ thể hiện của những phẩm chất tâm lý cơ bản ở HDVDL ......................... 73 3.1.3. Mức độ hiệu quả của những phẩm chất tâm lý cơ bản ở HDVDL ........................ 75
- 3.2. Thực trạng mức độ biểu hiện của nhóm phẩm chất tâm lý ở hướng dẫn viên du lịch ... 79 3.2.1. Thực trạng mức độ biểu hiện của nhóm phẩm chất tâm lý về xu hướng ở hướng dẫn viên du lịch ........................................................................................................ 79 3.2.2. Thực trạng mức độ biểu hiện của nhóm phẩm chất tâm lý về tính cách ở hướng dẫn viên du lịch ........................................................................................................ 90 3.2.3. Thực trạng mức độ biểu hiện của nhóm phẩm chất tâm lý về kinh nghiệm ở hướng dẫn viên du lịch ...................................................................................................... 100 3.2.4. Thực trạng mức độ biểu hiện của nhóm phẩm chất tâm lý về phong cách hướng dẫn du lịch ở hướng dẫn viên du lịch ...................................................................... 111 3.3. Phẩm chất tâm lý cơ bản của HDVDL qua một số chân dung tâm lý điển hình .. 124 3.4. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến những PCTL cơ bản của HDVDL ..................... 132 3.4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến những PCTLCB của HDVDL .............. 133 3.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến những PCTLCB của HDVDL .......... 137 3.5. Các biện pháp góp phần phát triển các PCTLCB của HDVDL ................................ 141 3.6. Kết quả thử nghiệm tác động nâng cao một số PCTL ở HDVDL ............................ 143 3.6.1. Kết quả mức độ 5 PCTLCB quy ra điểm số trước và sau thực nghiệm ................ 143 3.5.2. So sánh mức độ 5 PCTLCB ở HDVDL trước và sau tác động .............................. 144 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................. 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 148 1. Kết luận .............................................................................................................................. 148 2. Kiến nghị ............................................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân bổ mẫu nghiên cứu .................................................................................................... 53 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết về những PCTL cơ bản của HDVDL ................................................. 71 Bảng 3.2. Mức độ thể hiện của những PCTLCB ở HDVDL ........................................................... 73 Bảng 3.3. Mức độ hiệu quả của những PCTLCB ở HDVDL.......................................................... 75 Bảng 3.4. So sánh các mức độ cần thiết, thể hiện và hiệu quả biểu hiện của những PCTL cơ bản ở HDVDL .................................................................................................................................. 76 Bảng 3.5. Đánh giá mức độ cần thiết của nhóm PCTL về xu hướng .............................................. 79 Bảng 3.6. Đánh giá mức độ thể hiện của nhóm PCTL về xu hướng ............................................... 82 Bảng 3.7. Đánh giá mức độ hiệu quả của nhóm PCTL về xu hướng .............................................. 86 Bảng 3.8. Mức độ cần thiết, thể hiện và hiệu quả của nhóm PCTL về xu hướng .......................... 88 Bảng 3.9. Đánh giá mức độ cần thiết của nhóm PCTL về tính cách............................................... 90 Bảng 3.10. Đánh giá mức độ thể hiện của nhóm PCTL về tính cách.............................................. 92 Bảng 3.11. Đánh giá mức độ hiệu quả của nhóm PCTL về tính cách ............................................ 96 Bảng 3.12. Mức độ cần thiết, thể hiện và hiệu quả của nhóm PCTL về tính cách......................... 98 Bảng 3.13. Đánh giá mức độ cần thiết của nhóm PCTL về kinh nghiệm ..................................... 100 Bảng 3.14. Đánh giá mức độ thể hiện của nhóm PCTL về kinh nghiệm ...................................... 103 Bảng 3.15. Đánh giá mức độ hiệu quả của nhóm PCTL về kinh nghiệm ..................................... 107 Bảng 3.16. Mức độ cần thiết, thể hiện và hiệu quả của nhóm PCTL về kinh nghiệm ................. 109 Bảng 3.17. Đánh giá mức độ cần thiết của nhóm PCTL về phong cách HDDL ......................... 111 Bảng 3.18. Đánh giá mức độ thể hiện của nhóm PCTL về phong cách HDDL........................... 114 Bảng 3.19. Đánh giá mức độ hiệu quả của nhóm PCTL về phong cách HDDL ......................... 118 Bảng 3.20. Mức độ cần thiết, thể hiện và hiệu quả của nhóm PCTL về phong cách HDDL ..... 121 Bảng 3.21. Tương quan các nhóm PCTLCB của HDVDL............................................................. 123 Bảng 3.22. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến những PCTLCB của HDVDL..... 133 Bảng 3.23. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố khách quan đến những PCTLCB của HDVDL ........ 137 Bảng 3.24. Mức độ 5 PCTLCB của HDVDL sau tác động ............................................................ 143
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ I. Sơ đồ Sơ đồ 1.1. “Tam giác hướng nghiệp” của K.K. Platonov ................................................................. 21 Sơ đồ 1.2. Phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch .................................................... 41 Sơ đồ 1.3. Mô hình khung lý thuyết của luận án ................................................................................ 50 Sơ đồ 3.1: Tương quan giữa yếu tố chủ quan với nhóm PCTLCB ở HDVDL ........................... 136 Sơ đồ 3.2: Tương quan giữa yếu tố khách quan với PCTLCB ở HDVDL .................................... 140 II. Biểu đồ Biểu đồ 3.1: So sánh các PCTL về xu hướng ở mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả ................ 89 Biểu đồ 3.2: So sánh các PCTL về tính cách ở mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả ................. 99 Biểu đồ 3.3: So sánh các PCTL về kinh nghiệm ở mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả................ 110 Biểu đồ 3.4: So sánh các PCTL về phong cách HDDL ở mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả ................................................................................................................................................ 122
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tính cấp thiết về mặt lí luận Trong “Thế giới phẳng” ngày nay các lĩnh vực hoạt động ngày càng có tính toàn cầu hóa, tính cạnh tranh cao, đòi hỏi trình độ chuyên môn hóa ngày càng chuyên sâu mới có thể cạnh tranh thắng lợi. Để giải quyết vấn đề này, các nước đều đề ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trong chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, Tâm lý học có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận cho công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề, tuyển chọn những người phù hợp nghề; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, thích ứng nghề; nó cung cấp cơ sở Tâm lý học cho việc tuyển chọn nhân viên đáp ứng yêu cầu của nghề; cho việc quản lý nguồn nhân lực; việc đánh giá nhân viên và tập huấn, bồi dưỡng phát triển trình độ của nhân viên đáp ứng những đòi hỏi mới của nghề nghiệp,… Trong mấy thập kỷ qua, Tâm lý học nước nhà đã có những đóng góp tích cực cho những yêu cầu nêu trên, và ngày càng đi sâu hơn vào nghiên cứu những đặc điểm nhân cách, những phẩm chất tâm lý cá nhân đáp ứng yêu cầu của các lĩnh vực hoạt động, nghề nghiệp chuyên sâu. Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về những phẩm chất tâm lý đáp ứng yêu của các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, như: quản lý - kinh doanh, bác sỹ quân y, cảnh sát hình sự, mã dịch viên, nhà tư vấn tâm lý, cán bộ quản giáo,… Những nghiên cứu này đã có đóng góp thiết thực cho các lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp. Ngành du lịch đang đứng trước cơ hội và thách thức gay gắt về cạnh tranh, hội nhập quốc tế, hiện tại và những năm sắp tới. Trong đó việc nghiên cứu cung cấp cơ sở Tâm lý học cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hoạt động trên lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Một trong những vấn đề cơ bản, cấp bách cần giải đáp là những người có phẩm chất tâm lý như thế nào thì phù hợp với nghề hướng dẫn du lịch, và bằng cách nào để xác định được những phẩm chất tâm lý đó ở HDVDL? Làm rõ được những điều này sẽ là những đóng góp lý luận Tâm lý học cho việc hướng nghiệp, tư vấn, tuyển chọn, đào tạo, quản lý phát triển HDVDL, nguồn nhân lực chủ chốt của ngành Du lịch nước ta hiện nay.
- 2 1.2. Tính cấp thiết về mặt thực tiễn Hướng dẫn viên du lịch ở nước ta là một nghề khá mới mẻ, chưa có bề dầy truyền thống, chưa nhiều kinh nghiệm được tích lũy như nhiều nghề khác. Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành du lịch cần thêm gần 10.000 hướng dẫn viên du lịch nhưng lượng sinh viên hướng dẫn du lịch chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 5.000 người mỗi năm, trong đó trên 60% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiều hướng dẫn viên du lịch dù được đào tạo dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng,... nhưng khi được tuyển dụng, làm việc hầu hết doanh nghiệp lữ hành đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung các phẩm chất, kỹ năng nghề và ngoại ngữ. Chất lượng HDVDL kém như vậy, vì theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch, các cơ sở đào tạo nghề hướng dẫn du lịch vẫn còn ít quan tâm nghiên cứu về phẩm chất tâm lý của hướng dẫn viên du lịch; chưa có sự thống nhất trong công tác giáo dục, rèn luyện các phẩm chất tâm lý nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Một số cơ sở cũng đã bắt đầu rèn luyện những phẩm chất tâm lý cho HDVDL nhưng vẫn còn mang nặng lý thuyết, chung chung, chưa xác định rõ những PCTLCB và chưa quan tâm đến các HDVDL đang hoạt động trong thực tiễn, xem những PCTLCB đó được trải nghiệm, thể hiện trong thực tế như thế nào?, bằng cách nào nâng cao những PCTLCB cho các HDVDL?... Trong khi đó các công ty du lịch cho biết, mấy năm qua, tình hình HDVDL vi phạm các phẩm chất nghề nghiệp ở nước ta có xu hướng gia tăng. Chẳng hạn, HDVDL một số không hợp nghề, chán nghề, bỏ nghề; số khác làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu kiên trì, thiếu trung thực, thiếu nhiệt tình,… trong hoạt động HDDL. Điều này khiến du khách cảm thấy không hài lòng, thành kiến với hoạt động du lịch của Việt Nam. Hàng năm, nước ta đang mất dần nhiều lượng khách du lịch, họ đi một lần và không quay trở lại Việt Nam, vì những hình ảnh xấu đó của HDVDL. Trong mắt du khách HDVDL phải là những “sứ giả văn hóa” đại diện cho đất nước, con người Việt Nam. Họ là người quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa các dân tộc, truyền thống, phong tục tập quán của Việt Nam. Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch”. Đó là vấn đề vừa đòi hỏi cấp thiết về mặt lý luận, vừa là yêu cầu thiết thực về mặt thực tiễn hiện nay.
- 3 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu lý luận và thực tiễn những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch, đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng và phát triển phẩm chất tâm lý cơ bản phù hợp nghề, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hướng dẫn du lịch cho hướng dẫn viên du lịch. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch. 3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng biểu hiện mức độ những PCTLCB của HDVDL, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến những PCTLCB của HDVDL. 3.3. Đề xuất một số biện pháp và thực nghiệm nhằm nâng cao những PCTLCB của HDVDL. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: - 50 cán bộ quản lý và 150 hướng dẫn viên du lịch đang công tác tại các công ty lữ hành. - 150 sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành HDDL đang thực tập tại các công ty lữ hành. - 14 khách du lịch tại một số điểm du lịch 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện, mức độ những phẩm chất tâm lý cơ bản của HDVDL trong hoạt động hướng dẫn du lịch. 5. Giả thuyết khoa học Hướng dẫn du lịch là hoạt động tương tác người – người; để thực hiện tốt hoạt động này, HDVDL cần có mức độ cao các PCTL về xu hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách hướng dẫn du lịch đáp ứng yêu cầu của nghề HDDL; Tuy nhiên trên thực tế, mức thể hiện, mức hiệu quả của các PCTLCB này ở các HDVDL còn nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế nhiều nhất là các PCTL về yêu quý nghề hướng dẫn du lịch; hứng thú làm việc với khách du lịch; tính trách nhiệm với công ty lữ hành, du khách; kỹ năng xử lý tình huống; thiếu sự thân thiện, cởi mở;… Những hạn chế đó do nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố công tác tập huấn, bồi dưỡng của công ty lữ hành và hoạt động tự rèn luyện của
- 4 HDVDL. Có nhiều biện pháp để nâng cao PCTLCB của HDVDL, trong đó, biện pháp tập huấn bồi dưỡng là phù hợp và hiệu quả trong điều kiện thực tế hoạt động của HDVDL tại của các công ty du lịch. 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu ở một số công ty lữ hành du lịch trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn Hà Nội: công ty du lịch Vietravel; công ty du lịch Đất Việt; công ty TNHH Thương Mại và du lịch Khát Vọng Việt; công ty du lịch Hà Nội Redtour. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần truyền thông du lịch Việt; công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist; công ty TNHH dịch vụ du lịch Đất nước Việt; công ty TNHH Thương Mại và Du lịch Phượng Hoàng. Ngoài ra nghiên cứu sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành HDDL ở các trường đang thực tập tại các công ty lữ hành như: Đại học Công Nghiệp Hà Nội; Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Đại học Văn Hóa Hà Nội. 6.2. Nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu xác định PCTLCB của HDVDL; đánh giá thực trạng nhận thức mức độ cần thiết; thực trạng mức độ thể hiện, mức độ hiệu quả của các PCTLCB ở HDVDL. Đồng thời, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến các PCTLCB của HDVDL và khả năng tác động nâng cao một số PCTLCB thông qua hình thức bồi dưỡng, tập huấn. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lý học sau đây: - Nguyên tắc hoạt động và giao tiếp: xuất phát từ quan điểm: đặc điểm tâm lý con người được hình thành và biểu hiện trong hoạt động và giao tiếp. Do đó, xuất phát từ phân tích hoạt động nghề nghiệp nói chung và hoạt động của HDVDL nói riêng, từ đó xác định PCTLCB đáp ứng yêu cầu đặc điểm lao động của người HDVDL. Đồng thời, khi phân tích thực tiễn PCTLCB của HDVDL phải thông qua hoạt động thực tiễn của họ là hoạt động HDDL, trong quá trình giao tiếp, tổ chức các hoạt động, hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể của người HDVDL đối với KDL.
- 5 - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Con người là một thực thể xã hội, hành vi của họ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau – yếu tố cá nhân, yếu tố xã hội... Do đó, nghề HDDL được đặt trong hệ thống mô hình “tam giác hướng nghiệp” (Platonov, 1979), phân tích sự tương tác giữa các yếu tố thị trường lao động; yêu cầu của nghề và đặc điểm cá nhân phù hợp nghề; từ đó xác định các PCTLCB của HDVDL đáp ứng yêu cầu của HDDL, trong một thị trường mở, cạnh tranh quyết liệt,… Như vậy, việc nghiên cứu những PCTLCB của HDVDL cũng là yêu cầu của nghề HDDL, trong một hệ thống các yếu tố có cấu trúc logic, tương tác lẫn nhau. - Nguyên tắc xã hội – lịch sử: Điều này có nghĩa là những PCTLCB của HDVDL được đặt trong bối cảnh xã hội - lịch sử cụ thể của Việt Nam, trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra khẩn trương,… HDVDL phải thích ứng kịp với bối cảnh mở cửa hội nhập, cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực mới có thể tồn tại, phát triển nghề nghiệp của bản thân, đồng thời góp phần phát triển ngành công nghiệp không khói của Việt Nam sánh vai với các nước,… 7.2. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp quan sát - Phương pháp nghiên cứu trường hợp (phân tích chân dung tâm lý điển hình) - Phương pháp thực nghiệm tác động - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa, khái quát hóa được một số vấn đề lý luận về mối quan hệ tương tác giữa thị trường lao động ngành Du lịch, yêu cầu của nghề HDDL và đặc điểm cá nhân phù hợp nghề HDDL làm cơ sở cho việc xác định những PCTLCB của HDVDL. Luận án đã xây dựng được các khái niệm HDVDL; khái niệm PCTLCB của HDVDL; xác định được những phẩm chất thành phần cụ thể của PCTLCB về các mặt xu hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách hướng dẫn du lịch của HDVDL; chỉ ra được những biểu hiện cụ thể và cách đo nghiệm
- 6 mức độ biểu hiện PCTL thành phần ở PCTLCB của HDVDL cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến các PCTLCB này. 8.2. Về thực tiễn: Trong phạm vi nghiên cứu về HDVDL ở nước ta, đây là công trình đi sâu nghiên cứu về PCTLCB của HDVDL. Luận án đã xác định được một số PCTLCB của HDVDL; đánh giá được các mức độ biểu hiện cụ thể của 15 PCTL thành phần của HDVDL thuộc về bốn mặt PCTLCB (xu hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách hướng dẫn du lịch); cũng như các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến các PCTLCB của HDVDL. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất được một số biện pháp và kiến nghị có tính khả thi để nâng cao những PCTLCB của HDVDL trong bối cảnh hiện nay. Luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng HDVDL. 9. Cấu trúc của luận án Cấu trúc của luận án gồm: Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu về những phẩm chất tâm lý cơ bản của HDVDL Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về phẩm chất tâm lý cơ bản của HDVDL Kết luận Kiến nghị Danh mục các công trình khoa học liên quan đến luận án đã được công bố Tài liệu tham khảo Phụ lục
- 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU NHỮNG PHẨM CHẤT TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH 1.1. Tổng quan nghiên cứu về phẩm chất tâm lý và phẩm chất tâm lý của hướng dẫn viên du lịch 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về phẩm chất tâm lý gắn liền với hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp Ở các nước phương Tây, do sớm diễn ra quá trình công nghiệp hóa, sự phân công lao động xã hội trở nên phân hóa rõ rệt giữa những người có năng lực phù hợp công việc và những người không có năng lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp, nên nảy ra vấn đề nghiên cứu những đặc điểm thể chất và phẩm chất tâm lý của cá nhân như thế nào thì đáp ứng tốt yêu cầu của mỗi lĩnh vực hoạt động,… Trong bối cảnh đó, F. Parsons (1908) đã nghiên cứu, công bố bộ “Test và bảng hỏi để xác định năng lực sinh học, nhằm mục đích hướng nghiệp”; R.A. Roe (1914) nghiên cứu và công bố bài viết về “Vai trò của động cơ trong sự hình thành nghề và những phẩm chất nghề”. Như vậy từ rất sớm, tác giả đã tách ra, nghiên cứu riêng mặt tâm lý ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp như thế nào?; R. Parsons, I.C. Diggory, I.G. Bachman (1942) đã đưa ra bảng “Các tiêu chí đánh giá về người lao động”. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh đến các mặt năng lực, tính kỷ luật, trách nhiệm, quan hệ với đồng nghiệp,…; D.E. Super (1958) có công trình “Quá trình nhận thức về nghề của cá nhân”. Tác giả đã chỉ ra, nhận thức về nghề là một quá trình không đơn giản; cá nhân càng có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về những đòi hỏi của nghề và tự nhận thức rõ về bản thân đối với nghề, thì làm nghề mới hiệu quả; Đáng chú ý nhất là công trình “Test chẩn đoán nhân cách để phục vụ cho việc tư vấn nghề” (F. Galton, 1983). Trong đó, ông đã mô tả yêu cầu của mỗi nghề là khác nhau và những phẩm chất nhân cách phù hợp với mỗi lĩnh vực nghề nghiệp; từ đó tìm kiếm các trắc nghiệm phát hiện các đặc điểm nhân cách ưu thế phù hợp với các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau,… Từ các nghiên cứu khái quát chung ban đầu, dần hình thành nên các hướng nghiên cứu đi sâu vào từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp. Về lĩnh vực kinh doanh, Ladvsta Mikhail (1994) trong công trình nghiên cứu về giới kinh doanh nước Mỹ, đã đưa ra những PC nhà kinh doanh lý tưởng ở Mỹ; F. Taylor, H. Fayol, P. Pollet (1995) đã công bố công trình “Khả năng tiềm tàng của con
- 8 người trong lao động và phẩm chất của người lãnh đạo” trong đó chỉ ra các PC của nhà lãnh đạo các doanh nghiệp phải vượt trội hơn người bình thường trong quản lý, lãnh đạo; J.F. Meyer (2011) trong bài báo “Phẩm chất của một nhà kinh doanh thành công” cho rằng nhà kinh doanh thành công thường có các phẩm chất đặc trưng như: có đầu óc nhạy bén, sắc sảo; có đầu óc mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro; tự tin vào năng lực của bản thân; đạo đức (chữ tín, lòng trung thực, lòng tin); không cam chịu số phận, không bằng lòng với hiện tại, chấp nhận thách thức với tương lai; thích sự cạnh tranh (dẫn theo L.Mikhai) [47, tr.48]. Về lĩnh vực lãnh đạo/quản lý, A.G. Côvaliôv (1976) cho rằng, đánh giá nhân cách người lãnh đạo cần đặc biệt chú ý các PC như: PC đạo đức - chính trị; PC công tác, hiệu quả của hoạt động, trình độ đào tạo [11, tr.51]. Tác giả R.M. Stogdill (1976) đã nghiên cứu sâu về những PC của người lãnh đạo và xác định người lãnh đạo cần 5 đặc điểm về thể chất (chiều cao, ngoại hình, sức khỏe,…), 4 đặc điểm về tri thức, 16 đặc điểm về nhân cách, 9 đặc điểm về xã hội và 6 đặc điểm tính cách,… Ông cho rằng, từng đặc điểm riêng lẻ có thể không có ý nghĩa, nhưng một nhóm đặc điểm thì liên quan rất chặt chẽ với sự thành công [96, tr.62]. Như vậy, tác giả coi PC của người lãnh đạo là bao gồm cả mặt thể chất, vóc dáng ngoại hình đến nhân cách – tâm lý,… Tác giả V.M. Sêpen (1980) trong tác phẩm “Tâm lý học trong quản lý sản xuất” đã nêu ra các PC của người quản lý/ lãnh đạo gồm: PC chính trị, đạo đức; PC tổ chức, PC nghề nghiệp; PC tâm - sinh lý [69, tr.43]. V.N. Lêbêđév (1982) trong giáo trình tâm lý học kinh doanh đã đề cập PC nhà quản lý trong kinh doanh, đó là: Tính độc lập, tự chủ; năng động, nhạy bén; làm việc có mục đích, kế hoạch; có ý chí vượt khó; dũng cảm, dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro; trung thực; có thiện chí, tôn trọng con người; cần cù chịu khó bền bỉ; tiết kiệm; biết giúp đỡ lẫn nhau; sẵn sàng hợp tác; có ý thức trách nhiệm; luôn giữ vững nguyên tắc quản lý; linh hoạt, tháo vát, sáng tạo; có lòng tin trong kinh doanh [20, tr.47]. Gaston Courtois (1990) đã chỉ ra rằng người lãnh đạo/ quản lý cần có 17 PC như: trí tuệ năng động, khả năng quan sát, lòng nhiệt tình, tính quyết đoán, tính trung thực, lòng nhân ái với mọi người, sự kiên nhẫn,… S. Ghoshal, C.A. Bartlett (1994), trong cuốn sách “8 phẩm chất của nhà quản lý hiện đại” cho rằng nhà quản lý hiện đại cần có những PC như: có tầm nhìn xa trông rộng; dám nhận trách nhiệm, đương
- 9 đầu với những thử thách, chấp nhận thay đổi; sự tinh tế, khéo léo, linh hoạt trong giao tiếp; thích nghi nhanh với các thay đổi; tinh thần lạc quan, có cái nhìn tích cực với công việc; tư duy sáng tạo [2, tr.34]. Về lĩnh vực y học, M.A. Simpson (1972) cho rằng sinh viên ngành y cần có một số PC như: trí tuệ, ham nghiên cứu khoa học, có sức khỏe, quan tâm đến mọi người, khách quan, thông cảm với mọi người, ngoại hình dễ chịu, thích ứng tốt, bình tĩnh, thấu hiểu ẩn ý người khác [56, tr.27]. Ở đây tác giả cũng quan niệm PC là bao gồm cả đặc điểm thể chất, ngoại hình, tâm lý,… Tác giả N.Đ. Lacoxina và G.C. Usacov (1984) yêu cầu muốn hành nghề bác sĩ cần có các PC như: óc quan sát, khiêm tốn, trung thực, vô tư, quên mình, vị tha, đạo đức cao cả, uy tín. N.M. Xcachcov chỉ ra rằng một bác sĩ quân y khi ra trường cần có các PC như: hiểu biết nhiều, rộng; có kiến thức vững chắc về tâm - sinh lí và dự phòng bệnh tâm thần; phải nắm được những phương pháp và cách thức làm việc với con người; yêu nghề y và trung thành với nghề nghiệp [31, tr.29]. J.D. Cue (1985) cho rằng bác sỹ lâm sàng phải có 3 PC quan trọng nhất là: Sự chín chắn, cẩn thận; Hiểu biết xã hội, năng lực nghề nghiệp và Tự chủ. Theo K. Benyamini và các cộng sự (1987), cho rằng bác sĩ lâm sàng cần phải có các PC: sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác với đồng nghiệp, có quan hệ tốt với bệnh nhân, siêng năng, óc sáng kiến và độc lập, có kỷ luật, yêu nghề, khiêm tốn, tin cậy, có tinh thần trách nhiệm, mềm dẻo, tỉ mỉ và sâu sắc (dẫn theo Nguyễn Sinh Phúc) [57, tr.37]. J.T. Sulval (1994), đã khắc họa mô hình nhân cách bác sỹ với 15 PC cơ bản: yêu thương bệnh nhân; có tinh thần trách nhiệm; hết lòng phục vụ bệnh nhân; trung thực; khéo léo, tinh tế khi giao tiếp với bệnh nhân. M.X. Lebeđinxki và V.N. Myaxishev (1996) khi nghiên cứu tâm lý người thầy thuốc Xã hội chủ nghĩa đã đưa ra các tiêu chuẩn về PCTL của người thầy thuốc, đó là: ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người bệnh; cởi mở khi tiếp xúc; biết tự kiềm chế một cách hợp lý giữa mềm mỏng và kiên quyết; kết hợp quan sát và quyết đoán. Các tác giả cũng đưa ra một một số PC bác sĩ cần phải có như: tính tổ chức; trật tự, ngăn nắp, tổ chức, văn hóa chung và văn hóa nghề nghiệp. Về lĩnh vực giáo dục, dạy học những nghiên cứu của tác giả D.F. Xamuilenco (1961) nhấn mạnh người giáo viên đề cao PC như: tính công tâm, tính yêu cầu cao, nghiêm nghị, thái độ như nhau với tất cả học sinh (dẫn theo Lê Anh Chiến, [8, tr.28]).
- 10 N.V. Cuzmina (1967), V.A. Xlatvenin, coi các chỉ số tâm lý của sự hình thành nghề chính là sự thể hiện mô hình nhân cách của người giáo viên như: những đặc tính và biểu hiện về mặt xu hướng tư tưởng, xu hướng nghề và nhận thức nghề; những yêu cầu cần thiết để hình thành những xu hướng đó trong quá trình đào tạo; khối lượng và thành phần của công tác đào tạo chuyên về nghề; nội dung và phương pháp đào tạo về nghiệp vụ [32, tr.40]. E.A. Climov đã chỉ ra PC nhân cách cơ bản của giáo viên gồm: PC tư tưởng, đạo đức; PC ý chí; PC năng lực (khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng hiểu tâm lý học sinh, khả năng phán đoán, khả năng tổ chức, khả năng tư duy nhanh nhạy) [10, tr.51]. Tác giả N.V. Cudomina bổ sung thêm PC người giáo viên cần có là thế giới quan duy vật biện chứng, lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, đạo đức nghề nghiệp, tình cảm với hoạt động nghề nghiệp. Ph.N. Gônôbôlin (1976, 1979) trong cuốn sách “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” có đề cập các PCTL phù hợp với công việc giảng dạy như: Đạo đức, chí hướng, hứng thú, năng lực, quá trình nhận thức, hoạt động trí tuệ, tình cảm trong lao động và ý chí [22, tr.15]. Đáng chú ý, khi nêu lên những PC của người giáo viên, các tác nói trên chủ yếu tập trung vào PC tâm lý - nhân cách. Về lĩnh vực tư pháp, một số tác giả như A.G. Côvaliôv (1968), A.V. Đulôv (1975), M.I. Enhikiev (1996), I.V. Chupharôpxki (1997) đã nghiên cứu về PCTL trong hoạt động tư pháp, đấu tranh phòng chống tội phạm và giáo dục cải tạo phạm nhân. Tác giả A.G. Côvaliôv (1968) nêu ra PC nhà quản giáo cần có là: tư tưởng chính trị, chủ nghĩa nhân văn đối với con người, thái độ nhân văn với phạm nhân; ý chí cứng rắn; sự tế nhị, khéo léo đối xử, năng lực sư phạm [11, tr.53]. A.V. Đulôv (1975) đã nghiên cứu, nêu ra các tiêu chuẩn về PCTL của điều tra viên, đó là: tư tưởng vững vàng, đạo đức tốt; khả năng tư duy tốt; tính kiên định; tính cương quyết; tính kiềm chế. I.V. Chupharôpxki (1997) đã đưa ra PC của thẩm phán, đó là: tinh thần trách nhiệm cao; công bằng, vô tư; nhạy cảm; khả năng hiểu rõ con người; tính tự chủ; tính điềm đạm [103, tr.49]. Về lĩnh vực hoạt động thiết kế một số tác giả của trường đại học tổng hợp Lêningrat đã đưa ra phương án thử nghiệm 109 yêu cầu PC nhân cách người kỹ sư gồm: PC biểu hiện thái độ với công việc: yêu lao động, thái độ quan tâm đến công việc, sáng tạo, ham học hỏi, tìm tòi cái mới; PC đặc trưng cho phong cách hành vi:
- 11 tính độc lập, tính chấp hành, tính năng động; PC trí tuệ: tính mềm dẻo, tính phê phán, độ sâu, bề rộng, khái quát; PC đặc trưng cho thái độ đối với con người: tính trung thực, thẳng thắn, độ lượng; PC đặc trưng đối với bản thân: khiêm tốn, tự tin, tự hoàn thiện, hòa đồng (dẫn theo Lê Thị Phương Anh [2, tr.31]). Về lĩnh vực quân sự, vấn đề PCTL của quân nhân cũng được chú trọng. M.V. Phrunde đã nhấn mạnh những PC cần có của người cán bộ hải quân đó là: Tinh thần trách nhiệm; tuân thủ pháp luật; nhiệt tình, tận tụy, khách quan; tích cực cứu người, tận tình, nhanh nhẹn, linh hoạt; lịch sự, nhã nhặn, đúng mực trong giao tiếp ứng xử, đạo đức, ý chí, tác phong (dẫn theo Lê Anh Chiến, [8, tr.34]). V.I. Evđôkimôp cho rằng nghề lái máy bay cần có PC phù hợp như tính kỷ luật, nắm bắt nhanh kỹ thuật mới, thông thạo tiếng nga, khả năng chịu áp lực tốt, hợp đồng chiến đấu nhuần nhuyễn, khả năng tri giác không gian, tri giác mùi vị, quan sát nhạy bén và xư lý nhanh các tình huống. V.A. Egorốp (1983) trong cuốn sách “Đại cương tâm lý học kĩ thuật quân sự” cho rằng một trắc thủ cần có một số PCTL như chú ý, trí nhớ, đặc điểm quá trình xử lý thông tin, độ tin cậy,…[104, tr.72]. Tóm lại, từ quá trình phân công lao động xã hội, các nhà khoa học đã nhận ra có sự khác biệt cá nhân trong các lĩnh vực hoạt động chuyên môn nghề nghiệp. Từ đó nảy sinh nhu cầu nghiên cứu những đặc điểm cá nhân đáp ứng yêu cầu của các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, chuyên môn khác nhau. Các nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài cho thấy trong mỗi lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp đều có đặc thù riêng. Xuất phát từ những đặc điểm hoạt động, từ yêu cầu của công việc, nghề nghiệp, đòi hỏi mỗi người hành nghề phải có PCTL để đáp ứng yêu cầu của nghề. Đồng thời chính trong hoạt động lại là điều kiện để hình thành và phát triển những PCTL mà hoạt động đó đòi hỏi. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả chỉ nêu ra những PCTL cần thiết cho từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn, còn ít đi sâu vào cơ sở lý luận của việc đề xuất và xác định các PCTL đó. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về PCTL trong hoạt động nghề nghiệp đã cung cấp những cơ sở quan trọng giúp chúng tôi định hướng trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án này. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước về phẩm chất tâm lý đáp ứng yêu cầu của hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp. Ở nước ta, Tâm lý học quan tâm đến lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khá muộn và còn ít công trình nghiên cứu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm
181 p | 859 | 172
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 327 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 218 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 158 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tương hợp tâm lý giữa cán bộ quản lý và học viên ở trường đào tạo sĩ quan quân đội
222 p | 146 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 38 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình
32 p | 168 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 58 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 48 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 19 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 31 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 27 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 39 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 36 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn