Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
lượt xem 19
download
Mục đích của Luận án là nghiên cứu lý luận và thực trạng stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỉ, trên cơ sở đó thực nghiệm liệu pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm thiểu stress có hại ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỉ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG STRESS Ở CHA MẸ CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG STRESS Ở CHA MẸ CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu 2. PGS.TS. Phan Thị Mai Hƣơng HÀ NỘI - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Mai Hƣơng
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu và PGS.TS Phan Thị Mai Hương – hai giáo viên hướng dẫn đã luôn yêu thương, bao dung và tận tụy chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Với một tình cảm yêu kính, tôi không thể không nhắc tới TS. Dương Thị Diệu Hoa cô giáo đã gợi mở cho tôi ý tưởng nghiên cứu từ quá trình học Thạc sĩ, đồng thời cũng là người dìu dắt tôi trên con đường học tập, cuộc sống ngay từ những ngày tôi còn là sinh viên đại học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý – giáo dục học, PGS. TS Nguyễn Đức Sơn – Chủ nhiệm khoa, Khoa Giáo dục đặc biệt, GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến – Nguyên chủ nhiệm khoa, Khoa Công tác xã hội, TS. Vũ Thị Kim Dung - Nguyên Chủ nhiệm khoa, TS. Nguyễn Hiệp Thương - Chủ nhiệm khoa đã ủng hộ, tạo điều kiện và luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình theo học NCS và thực hiện luận án. Xin cảm ơn các đồng nghiệp tại khoa Công tác xã hội và khoa Giáo dục đặc biệt, những người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án này. Xin gửi lời cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc 10 Trung tâm can thiệp sớm và quý thầy cô giáo, đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý phụ huynh của gần 300 em nhỏ có rối loạn phổ tự kỷ thuộc địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh và Ninh Bình để tôi có thể triển khai tốt nhất quá trình thực hiện khảo sát, thử nghiệm can thiệp hỗ trợ cho quý vị phụ huynh đã tham gia nghiên cứu. Sau cùng, nhưng không bao giờ là ít quan trọng nhất, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh tôi, cùng tôi chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ và khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Đặc biệt, xin dành lời cảm ơn tới Mẹ và 2 con tôi – Gia Hân, Duy An - họ là động lực cho mọi nỗ lực và sự hoàn thiện bản thân của tôi trong cuộc sống. Sự giúp đỡ và tình cảm của mọi người cho tôi hiểu được rằng mình đã luôn được yêu thương và quan tâm nhiều đến nhường nào! Bên cạnh đó còn có những tình thân khác cũng đã hỗ trợ trực tiếp/gián tiếp mà thời gian và trong khuôn khổ lời cảm ơn của luận án tôi không thể được chia sẻ/cảm ơn cho đủ mọi người. Một lần nữa tôi xin được gửi lòng tri ân và cảm tạ tất cả. Tác giả luận án Nguyễn Thị Mai Hƣơng
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ........................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4 8. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................5 9. Cấu trúc của luận án ...........................................................................................7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS Ở CHA MẸ CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ ..................................................................................................8 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................8 1.1.1. Những nghiên cứu về biểu hiện và mức độ stress ở cha mẹ của trẻ rối loạn phổ tự kỷ .................................................................................................................8 1.1.2. Những nghiên cứu về tác nhân dẫn đến đến stress ở cha mẹ có con tự kỷ 15 1.1.3. Những nghiên cứu về ứng phó stress có hại ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ ......................................................................................................................24 1.1.4. Những nghiên cứu về các biện pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm stress ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ ..........................................................................29 1.2. Một số vấn đề lý luận về stress ở cha mẹ của trẻ rối loạn phổ tự kỷ ...........32 1.2.1. Khái niệm và bản chất stress ở cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỷ ....................32 1.2.2. Các biểu hiện stress ở cha mẹ của trẻ rối loạn phổ tự kỷ ...........................41 1.2.3. Các tác nhân liên quan đến stress của cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ .....48 1.2.4. Ứng phó với stress của cha mẹ trẻ RLPTK ................................................53 1.2.5. Biện pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK ......56 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................62
- iv CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................63 2.1. Tổ chức nghiên cứu ..........................................................................................63 2.1.1. Nội dung nghiên cứu...................................................................................63 2.1.2. Đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu ...................................................63 2.1.3. Địa bàn nghiên cứu .....................................................................................65 2.2. Các giai đoạn nghiên cứu ................................................................................66 2.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận .................................................................66 2.2.2. giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn ...............................................................67 2.3. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................69 2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ..........................................................69 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu .......................................................................71 2.3.3. Phương pháp thực nghiệm tham vấn ca sử dụng liệu pháp hành vị cảm xúc hợp lý ....................................................................................................................72 2.3.4. Phương pháp thống kê toán học .................................................................74 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................76 CHƢƠNG 3” KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ STRESS Ở CHA MẸ CÓ CON RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ ............................................................... 77 3.1. Thực trạng stress ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ .................................77 3.1.1. Đánh giá chung về stress ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ ...................77 3.1.2. Các biểu hiện stress ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ............................79 3.1.3. Mối liên hệ giữa các nhóm biểu hiện stress ................................................86 3.2. Mối quan hệ giữa stress của cha mẹ với các vấn đề ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ .89 3.2.1. Thực trạng các vấn đề của trẻ RLPTK thuộc nhóm mẫu nghiên ...............89 3.2.2. Mối quan hệ giữa stress của cha mẹ với các vấn đề RLPTK ở con ...........94 3.3. Cách thức ứng phó stress ở cha mẹ trẻ tự kỷ và mối liên quan của chúng với stress của cha mẹ ...............................................................................................97 3.3.1. Các cách ứng phó ........................................................................................97 3.3.2. Mối quan hệ giữa cách ứng phó và stress .................................................101
- v 3.4. Mối quan hệ của stress với các yếu tố cha mẹ và đặc điểm trẻ RLPTK ...102 3.4.1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội của cha mẹ và stress ...................................102 3.4.2. Stress của cha mẹ và đặc điểm của con tự kỷ ...........................................105 3.4.4. Stress và sự ủng hộ của người thân về cách chăm sóc giáo dục con của cha mẹ .107 3.4.5. Mối liên quan giữa stress của cha mẹ với kiến thức và kỹ năng chăm sóc con tự kỷ của họ ..................................................................................................107 3.5. Thực nghiệm tham vấn cá nhân cho một trƣờng hợp mẹ có biểu hiện stress.112 3.5.1. Mô tả chung về ca .....................................................................................112 3.5.2. Mục tiêu, liệu pháp, tiến trình và kế hoạch tham vấn cá nhân cho chị S .113 3.5.3. Nội dung và kết quả 08 buổi tham vấn .....................................................114 3.5.4. Kết quả tham vấn tổng thể sau 8 buổi (2 tháng) .......................................131 3.5.5. Một số kết luận khác rút ra từ ca tham vấn...............................................134 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................................135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................136 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................140 DANH MỤC PHỤ LỤC
- vi BẢNG CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ Tiếng Anh Tiếng Việt Autistic Spectrum Disorders Rối loạn phổ tự kỷ Rational emotive behavior therapy Liệu pháp hành vi xúc cảm hợp lý Distress Stress có hại Eustress Stress có lợi
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐLC : Độ lệch chuẩn ĐTB : Điểm trung bình RLPTK : Rối loạn phổ tự kỷ REBT : Liệu pháp hành vi xúc cảm hợp lý
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp các biểu hiện của stress ............................................................ 42 Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................64 Bảng 2.2: Độ tin cậy của các thang đo được sử dụng ...............................................69 Bảng 3.1. Tần suất biểu hiện stress ở cha mẹ xét theo các nhóm biểu hiện (tỷ lệ % ) .....78 Bảng 3.2. Các biểu hiện stress về mặt thực thể.........................................................80 Bảng 3.3. Các biểu hiện stress về mặt nhận thức ......................................................82 Bảng 3.4. Các biểu hiện stress về mặt cảm xúc ........................................................83 Bảng 3.5. Các biểu hiện stress về mặt hành vi .......................................................... 85 Bảng 3.6. Tương quan giữa các nhóm biểu hiện stress ở cha mẹ ............................. 86 Bảng 3.7. Hệ số tải nhân tố của các item thang stress ..............................................87 Bảng 3.8. Thực trạng các vấn đề của trẻ RLPTK trong nhóm mẫu .......................... 90 Bảng 3.9. Thực trạng các vấn đề về giao tiếp ........................................................... 91 Bảng 3.10. Các vấn đề hành vi cuả trẻ tự kỷ ............................................................ 92 Bảng 3.11. Các vấn đề tương tác xã hội ở trẻ tự kỷ ..................................................93 Bảng 3.12: Tương quan giữa vấn đề của trẻ tự kỷ và stress của cha mẹ ..................94 Bảng 3.14: Hệ số tải nhân tố của các item thang ứng phó với stress ........................98 Bảng 3.15. Ứng phó tích cực của cha mẹ có con RLPTK ........................................99 Bảng 3.16. Ứng phó tiêu cực ở cha mẹ của trẻ RLPTK .........................................100 Bảng 3.17. Tương quan giữa các cách ứng phó với stress......................................101 Bảng 3.18. So sánh stress từ góc độ giới tính (N = 209) ........................................102 Bảng 3.19. Thực trạng so sánh stress từ góc độ tuổi ..............................................103 Bảng 3.20: So sánh stress từ góc độ trình độ học vấn ............................................104 Bảng 3.21. Tương quan giữa stress và thu nhập .....................................................104 Bảng 3.22. Stress của cha mẹ xét theo giới tính của con tự kỷ...............................105 Bảng 3.23: Stress của cha mẹ theo thứ tự sinh của con tự kỷ .................................105 Bảng 3.24. Hệ số tương quan giữa stress của cha mẹ với thời gian phát hiện con có RLPTK................................................................................................................ 106 Bảng 3.25. Tương quan giữa stress và sự ủng hộ của người thân ..........................107 Bảng 3.26: Mối liên quan giữa stress và kiến thức về RLPTK ..............................108 Bảng 3.27. Mô tả các item trong thang kỹ năng luyện hành vi cho con RLPTK (Điểm trung bình và độ lệch chuẩn) ......................................................111 Bảng 3.28. Tương quan Pearson của kỹ năng luyện hành vi cho con với stress ....112 Bảng 3.29. Mục tiêu chung các buổi tham vấn .......................................................114
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm stress tổng hợp ............................................................... 77 Biểu đồ 3.2. Phân bố điểm stress biểu hiện về thực thể ............................................79 Biểu đồ 3.3. Phân bố điểm biểu hiện stress về nhận thức .........................................81 Biểu đồ 3.4. Phân bố điểm biểu hiện stress về cảm xúc ...........................................83 Biểu đồ 3.5. Phân bố điểm biểu hiện stress về hành vi .............................................84
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong những thập kỷ qua, thuật ngữ stress đã trở nên ngày càng phổ biến trong các ngành khoa học hành vi và sức khỏe; nhiều phương pháp điều trị đã được áp dụng trong nỗ lực giải quyết vấn đề sức khỏe phức tạp này (Papathanasiou và cộng sự, 2015). Stress là cách cơ thể phản ứng với bất kỳ loại nhu cầu hoặc mối đe dọa nào. Phản ứng stress là cách cơ thể bảo vệ chúng ta. Khi làm việc đúng cách, nó giúp con người tập trung, tràn đầy năng lượng và tỉnh táo. Trong tình huống khẩn cấp, stress có thể cứu mạng hoặc cho con người thêm sức mạnh để tự vệ (Segal và cộng sự, 2019), người ta gọi là stress có lợi (Eustress). Vấn đề stress đã được rất nhiều nhà khoa học đặc biệt là tâm lý học và y học quan tâm nghiên cứu. Nhưng stress vượt quá ngưỡng sẽ gây thiệt hại về thể chất, cảm xúc và tâm lý (Fricchione và cộng sự, 2016), đây là loại stress có hại (Distress) nên cần có biện pháp khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng của nó. 1.2. Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) đều là những thuật ngữ nói đến một nhóm các rối loạn phức tạp trong sự phát triển của não bộ, được đặc trưng bởi những khó khăn và thiếu hụt trong tương tác xã hội, giao tiếp bằng lời và không lời, các hành vi, sở thích định hình lặp lại. Với bản chất là khiếm khuyết trong tương tác xã hội và rối loạn về cảm giác, trẻ RLPTK gặp nhiều khó khăn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ việc học nói cho đến giao tiếp, ứng xử, điều chỉnh và thể hiện cảm xúc, học tập cho đến cuộc sống độc lập và công việc khi trưởng thành. Những khó khăn này ở trẻ RLPTK cũng gây ra khá nhiều khó khăn và stress cho gia đình trẻ, đặc biệt là những người chăm sóc trực tiếp (Sander và cộng sự, 2010). Trẻ RLPTK gần như chỉ nhận được sự hỗ trợ chính từ gia đình, cụ thể là bố mẹ, ông bà hoặc các cá nhân, tổ chức xã hội từ thiện dưới những hình thức khác nhau (Trần Văn Công, 2013). Cha mẹ chăm sóc trẻ có RLPTK thường báo cáo mức độ stress có hại, trầm cảm và lo lắng gia tăng. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm lý, thể chất và xã hội của cha mẹ của trẻ RLPTK không được đáp ứng sẽ cản trở hoạt động thích nghi của gia đình cũng như khả năng được can thiệp, hỗ trợ dành cho trẻ RLPTK (Catalano và cộng sự, 2018).
- 2 Các bà mẹ có con bị chứng RLPTK có thể bị stress có hại (Silva và Schalock, 2012) gấp bốn lần so với các bà mẹ của đứa trẻ khác nhóm và mức độ stress gấp đôi so với những bà mẹ có con bị chậm phát triển (Estes và cộng sự, 2009; Rodrigue và cộng sự, 1990; Schieve và cộng sự, 2007; Silva và Schalock, 2012). Khi phát hiện con mình mắc RLPTK, cha mẹ trẻ RLPTK có sự thay đổi lớn về các trạng thái tâm lý cá nhân; bầu không khí tâm lý trong gia đình; thay đổi hoạt động sống của cá nhân; có sự suy tư, xáo trộn trong đời sống tình cảm vợ/chồng và con cái cũng như các thành viên trong gia đình; các mối quan hệ xã hội. Quá trình chuyển đổi này dẫn đến những tâm trạng nhất định khi các bậc cha mẹ chưa thích nghi được, chưa thể chấp nhận được với hoàn cảnh mới này của bản thân và gia đình (Nguyễn Thị Quyên và Nguyễn Thị Mai Lan, 2013). 1.3. Trong những năm qua, với sự tiến bộ của khoa học, nhiều yếu tố đã được xác định là nguồn gây stress, như sinh học, hóa chất, vi sinh vật, tâm lý, văn hóa xã hội và môi trường. Mỗi cách tiếp cận diễn giải stress theo một cách khác nhau, có cách coi stress như là một sự kích thích, có cách coi stress như một phản ứng hoặc như một sự tương tác (Papathanasiou và cộng sự, 2015). Stress đã được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau trên những đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu vắng các nghiên cứu về stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK. Việc nghiên cứu stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK ở Việt Nam sẽ mang lại ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Câu hỏi được đặt ra là: Cha mẹ của trẻ có RLPTK có bị stress có hại không? Nếu có thì mức độ và biểu hiện stress có hại ở cha mẹ trẻ được thể hiện như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến tình trạng stress ở cha mẹ trẻ RLPTK? Ứng phó với stress ở cha mẹ trẻ RLPTK như thế nào và có liên quan ra sao đến tình trạng stress? Liệu pháp tâm lý có thể hỗ trợ làm giảm stress của cha mẹ không? Vì những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” nhằm mô tả những biểu hiện stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK, phát hiện các tác nhân gây stress và cách ứng phó của họ với stress, từ đó áp dụng liệu pháp tham vấn tâm lý hỗ trợ giảm stress cho cha mẹ của trẻ có RLPTK.
- 3 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK, trên cơ sở đó thực nghiệm liệu pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm thiểu stress có hại ở cha mẹ của trẻ có RLPTK. 3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện stress của cha mẹ trẻ RLPTK ở các khía cạnh: thực thể, nhận thức, cảm xúc, hành vi; mối quan hệ giữa stress ở cha mẹ với các vấn đề ở trẻ RLPTK và các yếu tố từ chính cha mẹ cũng như từ đặc điểm nhân khẩu - xã hội; cách ứng phó với stress có hại ở cha mẹ của trẻ RLPTK. 3.2. Khách thể nghiên cứu: nghiên cứu khảo sát 209 cha/mẹ của trẻ có RLPTK. 4. Giả thuyết khoa học 4.1. Đa số cha mẹ của trẻ RLPTK trong nhóm mẫu bị stress có hại, stress có hại xuất hiện không đồng nhất ở cha mẹ trẻ RLPTK giữa các mặt biểu hiện: thực thể, nhận thức, cảm xúc, hành vi. 4.2. Các yếu tố chính có liên quan đến stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK: (1) Các vấn đề liên quan đến RLPTK của con, (2) Đặc điểm nhân khẩu- xã hội, (3) Giới tính và thứ tự sinh của trẻ RLPTK, (4) Kiến thức - kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ RLPTK của cha mẹ, (5) Sự hỗ trợ của gia đình đối với cha mẹ trong cuộc sống và đặc biệt là trong giáo dục trẻ RLPTK. 4.3. Cách ứng phó với stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK có liên quan với tình trạng stress có hại ở họ. 4.4. Có thể giúp các cha mẹ trẻ RLPTK giảm thiểu stress có hại thông qua tham vấn tâm lý sử dụng liệu pháp hành vi xúc cảm hợp lý (REBT) của Albert Ellis. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về stress ở cha mẹ trẻ RLPTK dưới góc độ tâm lý học. 5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng biểu hiện stress, mối quan hệ giữa stress ở cha mẹ với các vấn đề ở trẻ RLPTK và các yếu tố từ chính cha mẹ cũng như từ đặc điểm nhân khẩu - xã hội; cách ứng phó với stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK.
- 4 5.3. Thực nghiệm tham vấn tâm lý sử dụng REBT nhằm giảm thiểu stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu này chỉ tập trung vào những đánh giá chủ quan của cha mẹ của trẻ có RLPTK về biểu hiện stress có hại ở một số khía cạnh thực thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi; các yếu tố liên quan, tác nhân gây stress và cách thức ứng phó với stress có hại; liệu pháp hành vi xúc cảm hợp lý (REBT) trong can thiệp stress có hại. 6.2. Giới hạn về không gian nghiên cứu Luận án tiến hành nghiên cứu tại các cơ sở chẩn đoán, can thiệp hòa nhập, bán hòa nhập và chuyên biệt tại thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận: - Trung tâm Sao Biển, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Hà Nội) - Trung tâm Khánh Tâm (Hà Nội) - Trung tâm Gia An (Hà Nội) - Trung tâm Ước Mơ (Bắc Ninh) - Trung tâm Nắng Mai (Hà Nội) - Trung tâm chuyên biệt Ánh Sao (Hà Nội) - Trung tâm Akira (Hà Nội) - Trung tâm Thiên Thần Nhỏ (Ninh Bình) - Trung tâm Tương Lai Mới (Hà Nội) 6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát Đề tài tiến hành khảo sát trên 209 cha mẹ có con RLPTK ở độ tuổi can thiệp sớm. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp cận tích hợp, hệ thống bao gồm: - Tiếp cận tâm - sinh - xã hội: Các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các yếu tố này có ảnh hưởng đến stress ở cha mẹ trẻ RLPTK. Do vậy, việc đề xuất hoạt động phòng ngừa, can thiệp vấn đề stress cần phải xem xét cả ba yếu tố này.
- 5 - Tiếp cận tâm lý học phát triển: Nghiên cứu stress ở cha mẹ trẻ RLPTK cần căn cứ vào đặc trưng tâm lý lứa tuổi của bản thân cha mẹ và tuổi của trẻ. Do đó, việc xem xét và thử nghiệm liệu pháp tâm lý phù hợp nhằm giảm thiểu stress cho cha mẹ ở giai đoạn trưởng thành này và mối liên quan với độ tuổi của trẻ là cần thiết. - Tiếp cận tâm lý học xã hội: nghiên cứu sử dụng các kiến thức của tâm lý học xã hội để tìm hiểu tác động của cộng đồng, dịch vụ, chính sách xã hội đến stress ở cha mẹ trẻ tự kỷ và cách ứng phó với stress của họ. - Tiếp cận tâm lý học tham vấn: nghiên cứu sử dụng các kiến thức của tâm lý học tham vấn để vận dụng liệu pháp tham vấn cá nhân REBT giúp giảm stress có hại cho cha mẹ của trẻ có RLPTK. - Tiếp cận liên ngành: Nghiên cứu stress ở cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỷ được tiến hành dựa trên nền tảng mối quan hệ không tách rời giữa tâm lý học với giáo dục đặc biệt và công tác xã hội. Do vậy, việc sử dụng nghiên cứu liên ngành là điều cần thiết trong nghiên cứu và hỗ trợ cho cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Với tính chất và nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thống kê toán học 8. Những đóng góp mới của luận án 8.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận án tổng hợp và chỉ ra các hướng nghiên cứu về stress và stress ở cha mẹ có con RLPTK: hướng nghiên cứu về biểu hiện của stress có hại, hướng nghiên cứu về tác nhân gây stress, hướng nghiên cứu về ứng phó với stress và hướng nghiên cứu về các biện pháp can thiệp stress có hại ở cha mẹ có con RLPTK. Luận án tổng hợp cơ sở lý luận có liên quan và cập nhật về RLPTK: khái niệm, bản chất, các vấn đề về RLPTK, đặc điểm tâm lý cha mẹ trẻ RLPTK.
- 6 Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về stress, đặc biệt là stress ở cha mẹ có con RLPTK, cụ thể: tiêu chí đánh giá stress, biểu hiện stress, tác nhân gây stress và cách ứng phó với stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK, các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Ở Việt Nam, đề tài là một trong những nghiên cứu đầu tiên về stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK. Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết cha mẹ trẻ RLPTK trong nhóm mẫu có biểu hiện stress ở mức khá thường xuyên kể từ khi chẩn đoán con thuộc RLPTK; stress biểu hiện ở cả bốn mặt: thể chất, nhận thức, cảm xúc, hành vi. Biểu hiện stress tổng hợp có liên quan tới cả bốn mặt biểu hiện thành phần, trong đó biểu hiện rõ nhất ở cảm xúc và hành vi. Dựa trên phân tích thống kê suy luận, luận án đã phát hiện: Cha mẹ có trình độ học vấn thấp hơn thì biểu hiện stress càng cao, người thân trong gia đình càng ủng hộ cách chăm sóc, giáo dục trẻ RLPTK thì stress của cha mẹ càng giảm, cha mẹ biết không đầy đủ về phương pháp trị liệu bệnh tự kỷ có mức stress cao hơn cha mẹ không biết hoặc hiểu biết nhiều về vấn đề này. Cha mẹ có kỹ năng luyện hành vi cho con càng thạo thì càng thường xuyên biểu hiện stress. Có mối tương quan thuận ở mức cao giữa các vấn đề của trẻ tự kỷ (giao tiếp, hành vi, tương tác xã hội) với mức độ của stress ở cha mẹ trẻ. Những biểu hiện/vấn đề liên quan tới RLPTK ở trẻ là những tác nhân cơ bản dẫn đến stress của cha mẹ. Các vấn đề này càng diễn ra liên tục thì stress có hại của cha mẹ cũng thường xuyên hơn. Cách ứng phó thường được cha mẹ sử dụng nhất là tập trung vào điểm tích cực của con. Cách ứng phó ít sử dụng nhất là thiền, yoga hay tham gia các khóa học nghệ thuật. Cha mẹ có stress càng cao thì hay có cách ứng phó tiêu cực. Nghiên cứu này cũng chỉ ra tính hiệu quả và sự phù hợp của tham vấn cá nhân dựa trên liệu pháp REBT đối với cha mẹ trẻ RLPTK có biểu hiện stress có hại, nghiên cứu nhấn mạnh tới những lưu ý về đặc điểm cá nhân, văn hoá gia đình và trình độ của thân chủ.
- 7 Dựa trên kết quả nghiên cứu toàn luận án, tác giả đã đề xuất các khuyến nghị phù hợp đối với cha mẹ trẻ RLPTK, gia đình trẻ, các chuyên gia can thiệp và tư vấn cho trẻ, cho gia đình trẻ, phòng ngừa và giảm thiểu stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK, qua đó đồng thời gián tiếp góp phần nâng cao chất lượng can thiệp, hỗ trợ trẻ RLPTK. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần mở đầu và tổng quan, kết luận và kiến nghị, phần danh mục công trình công bố, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được bố cục thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.
- 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS Ở CHA MẸ CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Stress là vấn đề không mới nhưng luôn là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần được quan tâm trên thế giới, bởi stress là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống con người. Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề stress trên thế giới và trong nước, cũng như không ít các nghiên cứu về stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK. Việc hồi cứu lại các công trình có liên quan giúp chúng tôi khám phá sâu hơn và hướng đến giải quyết vấn đề trong luận án. 1.1.1. Những nghiên cứu về biểu hiện và mức độ stress ở cha mẹ của trẻ rối loạn phổ tự kỷ Điểm luận các công bố cho thấy trên thế giới có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK. Những năm tháng đầu đời của trẻ có thể là một thời gian đặc biệt stress đối với tất cả các bậc cha mẹ, tuy nhiên, cha mẹ của trẻ RLPTK và khuyết tật có thể gặp thêm nhiều nguồn stress. Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc phát hiện mức độ stress mà phụ huynh gặp phải. Mức độ stress được nghiên cứu đối chứng, so sánh giữa các chủ thể khác nhau: giữa bố và mẹ, giữa phụ huynh có con khuyết tật và phụ huynh có con bình thường, giữa phụ huynh có con thuộc các dạng khuyết tật khác nhau (tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, down). Krauss (1993), trong nghiên cứu “Stress của cha mẹ có con khuyết tật, sự giống nhau và khác nhau giữa cha và mẹ của trẻ khuyết tật” đã chỉ ra có sự khác biệt giữa cha và mẹ trẻ khuyết tật về mức độ stress, theo đó stress ở cha cao hơn ở mẹ. Nghiên cứu các chỉ báo của stress ở cha mẹ trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Mulder và cộng sự, 2013), bao gồm sự đau khổ, hành vi có vấn đề và ứng phó của cha mẹ. Nuôi dạy con mắc RLPTK gây căng thẳng và thách thức hơn so với việc nuôi dạy con cái có sự phát triển điển hình, đặc biệt là ở các quốc gia nơi có nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau. Trên các tài liệu, cha mẹ của trẻ mắc RLPTK thường
- 9 xuyên báo cáo mức độ lo lắng cao hơn (Stein và cộng sự, 2011; Kuusikko-Gauffin và cộng sự, 2013; Falk và đồng sự, 2014), mức độ trầm cảm cao hơn (Stein và cộng sự, 2011; Hayes và Watson, 2013; Zablotsky và cộng sự, 2013; Falk và cộng sự, 2014; Weitlauf và cộng sự, 2014), và nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe hơn (Stein và cộng sự, 2011; Dykens và cộng sự, 2014; Giallo và cộng sự, 2013; Fairthorne và cộng sự, 2015). Nghiên cứu nhóm so sánh cho thấy các bậc cha mẹ có con RLPTK có mức độ căng thẳng và mức độ hạnh phúc thấp hơn so với cha mẹ của những đứa trẻ đang phát triển thông thường (Dabrowska và Pisula, 2010; Estes và cộng sự, 2013; Hayes và Watson, 2013 ) và cha mẹ của những đứa trẻ bị khuyết tật phát triển khác, chẳng hạn như hội chứng Down (Dabrowska và Pisula, 2010; Wang và cộng sự, 2011; Dykens và cộng sự, 2014; Estes và cộng sự, 2013). Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng cha mẹ của trẻ chậm phát triển có mức độ stress cao hơn so với các cha mẹ có con không mắc phải vấn đề này (Baker và cộng sự, 1991). Điều đặc biệt là mẹ của trẻ có RLPTK được báo cáo là có mức độ stress cao hơn và năng lực làm cha mẹ thấp hơn so với những bà mẹ của các trẻ mắc các loại khuyết tật khác (Baker và cộng sự, 2002; Baker-Ericzen và cộng sự, 2005; Bouma và Schweitzer, 1990; DeMyer, 1975; Emerson, 2003; Fisman và cộng sự, 1989; Koegel và cộng sự, 1992; Mugno và cộng sự 2007; Olsson và Hwang, 2001; Sander và Morgan, 1997; Wolf và cộng sự, 1989). Các triệu chứng tự kỷ ở trẻ em càng nghiêm trọng, mức độ stress của cha mẹ càng lớn (E.Dunn và cộng sự, 2001) Những cha mẹ của trẻ RLPTK có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần (DeMyer, 1975; Koegel và cộng sự, 1992). Các báo cáo cho thấy cha mẹ trẻ RLPTK gặp nhiều vấn đề stress và trầm cảm hơn, chất lượng cuộc sống thấp hơn so với các cha mẹ có con mắc các loại khuyết tật phát triển khác, khuyết tật vận động, những vấn đề sức khỏe mãn tính (Bouma và Schweitzer, 1990; Mugno và cộng sự, 2007; Olsson và Hwang, 2001; Sander và Morgan, 1997; Wolf và cộng sự, 1989). Hơn nữa, có con RLPTK liên quan tới những khó khăn trong tương tác ở các bà mẹ, các bà mẹ thể hiện mức độ trải nghiệm thấp đáng kể đối với hứng thú xã hội hơn cả stress vì có con RLPTK (Duarte và cộng sự, 2005).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm
181 p | 859 | 172
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 327 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 220 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 158 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tương hợp tâm lý giữa cán bộ quản lý và học viên ở trường đào tạo sĩ quan quân đội
222 p | 146 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 38 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình
32 p | 168 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 58 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 48 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 19 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 31 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 27 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 39 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 37 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn