Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động" nhằm nghiên cứu này hướng đến việc cung cấp thông tin cho xã hội và người chăm sóc về hiện trạng SKTT tâm thần của BNUT trong độ tuổi lao động và các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, một số kiến nghị được đề xuất nhằm thúc đẩy các hành động quan tâm đến SKTT của BNUT, giảm thiểu các rối nhiễu tâm lý ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ DUNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƢ TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI, 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ DUNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƢ TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHAN THỊ MAI HƢƠNG HÀ NỘI, 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG ....... 11 1.1. Nghiên cứu về các vấn đề sức khoẻ tâm thần của bệnh nhân ung thƣ ... 11 1.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khoẻ tâm thần của bệnh nhân ung thƣ ........................................................................................ 17 1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ của sức khoẻ tâm thần ở bệnh nhân ung thƣ với chất lƣợng sống của họ ............................................................. 22 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 28 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƢ TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG .................... 30 2.1. Sức khoẻ tâm thần .................................................................................. 30 2.1.1 Khái niệm sức khỏe.......................................................................... 30 2.1.2 Khái niệm sức khỏe tâm thần........................................................... 30 2.1.3. Một số thuật ngữ có liên quan ......................................................... 34 2.1.4. Phân loại sức khỏe tâm thần ........................................................... 35 2.2. Bệnh nhân ung thƣ trong độ tuổi lao động .......................................... 40 2.2.1. Khái niệm ung thư........................................................................... 40 2.2.2. Khái niệm bệnh nhân ung thư ......................................................... 43 2.2.3. Khái niệm độ tuổi lao động ............................................................. 44 2.3 Sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thƣ trong độ tuổi lao động ... 44 2.3.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động.............................................................................................. 44 2.3.2. Những biểu hiện sức khỏe tâm thần phổ biến ở bệnh nhân ung thư.... 45 2.3.3. Đo lường sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư ..................... 54 2.3.4. Một số luận điểm lý thuyết nghiên cứu sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư và các yếu tố có liên quan .......................................... 61 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 72
- Chƣơng 3: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 73 3.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ........................................................... 73 3.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 74 3.2.1. Giai đoạn 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận ........................................ 74 3.2.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn về SKTT của BNUT................. 75 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 77 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................... 77 3.3.2. Trắc nghiệm .................................................................................... 78 3.3.3. Bảng hỏi .......................................................................................... 84 3.3.4. Phỏng vấn sâu ................................................................................. 85 3.3.6 Nghiên cứu trường hợp .................................................................... 86 3.3.7 Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học .......................... 86 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 90 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG ...................................................................................... 91 4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thƣ trong độ tuổi lao động ................................................................................................... 91 4.1.1. Vấn đề sức khỏe tâm thần tổng quát (GHQ-12) ............................. 92 4.1.2 Trầm cảm (DASS 21) ...................................................................... 94 4.1.3. Lo âu (DASS 21)............................................................................. 96 4.1.4. Stress (DASS 21) ............................................................................ 98 4.1.5 Đánh giá chung .............................................................................. 100 4.2. So sánh sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư theo các lát cắt .... 103 4.2.1. Lát cắt nhân khẩu – xã hội ............................................................ 103 4.2.3. Lát cắt nghề nghiệp ....................................................................... 111 4.2.4. Lát cắt liên quan đến bệnh ............................................................ 114 4.3. Mối tƣơng quan giữa sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thƣ với các yếu tố tâm lý – xã hội ..................................................................... 118 4.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe tâm thần .................................. 123
- 4.4.1 Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu - xã hội cho SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động ................................................................. 123 4.4.2 Dự báo của yếu tố nghề nghiệp cho SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động............................................................................................ 128 4.4.3 Dự báo của yếu tố bệnh cho SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động ......................................................................................................... 131 4.4.4. Dự báo của yếu tố hôn nhân cho SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động ......................................................................................................... 133 4.4.5 Dự báo của yếu tố tâm lý – xã hội cho SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động....................................................................................... 135 4.4.6. Dự báo của tổng hợp các yếu tố cho SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động............................................................................................ 138 4.4.7. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động ............................................................................. 142 4.5. Ảnh hƣởng của sức khỏe tâm thần đến chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân ung thƣ trong độ tuổi lao động ............................................... 145 4.5.1 Thống kê mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư ..... 145 4.5.2 Tương quan giữa sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống...... 146 4.5.3 Dự báo của sức khỏe tâm thần cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động .............................................. 147 4.6 Nghiên cứu trường hợp về sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư.. 151 4.6.1 Trường hợp thứ nhất: Sức mạnh của tình mẫu tử .......................... 151 4.6.2 Trường hợp thứ hai: Gia đình cùng sát cánh ................................. 157 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 171 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 171 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SKTT: Sức khỏe tâm thần BNUT: Bệnh nhân ung thư TLĐ: Tuổi lao động WHO: Tổ chức y tế thế giới PA: Ảnh hưởng tích cực NA: Ảnh hưởng tiêu cực RLTT: Rối loạn tâm thần CLCS: Chất lượng cuộc sống ASCO :Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ Thang đo BDI: Thang đánh giá trầm cảm của Beck Thang đo CES-D: Thang đo do Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Thang đo PHQ-9: Thang đo Sức khỏe dành cho Bệnh nhân Thang đo SDS: Thang đo trầm cảm Zung Thang đo HADS: Thang đo trầm cảm và lo âu dành cho bệnh viện Thang đo GHQ-12: Thang đo sức khỏe tổng quát Thang đo DASS-21: Thang đo Trầm cảm, Lo âu và Căng thẳng Thang đo MSPSS: Thang đo ủng hộ xã hội đa diện Thang đo AIS: Thang đo Chấp nhận bệnh Thang đo LOT: Thang Định hướng cuộc sống được điều chỉnh Thang đo WHO-5: Thang Chỉ số hạnh phúc
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Ưu điểm và nhược điểm về độ dài của các thang đo sàng lọc.....................55 Bảng 3.1. Bảng mẫu khách thể nghiên cứu ...............................................................77 Bảng 3.2: Tóm lược thông tin về bảng hỏi ...............................................................85 Bảng 3.3: Cách tạo biến số dùng trong phân tích dữ liệu .........................................87 Bảng 3.4: Độ tin cậy của các thang đo ......................................................................88 Bảng 4.1. Sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư (N = 230) ..............................92 Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần............................101 Bảng 4.3: Số lượng các loại rối loạn tâm thần ở BNUT (trong hai trường hợp: từ mức nhẹ trở lên và từ mức trung bình trở lên) ...............................................102 Bảng 4.4: So sánh sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư theo lát cắt nhân khẩu – xã hội (Mean, SD) ..............................................................................104 Bảng 4.5: So sánh sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư theo lát cắt gia đình (Mean, SD) .............................................................................................109 Bảng 4.6: So sánh sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư theo lát cắt nghề nghiệp (Mean, SD) .........................................................................................111 Bảng 4.7: So sánh sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư theo lát cắt bệnh (Mean, SD) .....................................................................................................114 Bảng 4.8: Phân bố tỉ lệ dùng thuốc giảm đau ở các giai đoạn ung thư ...................117 Bảng 4.9. Mối tương quan giữa sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư và các yếu tố tâm lý xã hội (N = 230) .................................................................119 Bảng 4.10: Các mô hình dự báo của yếu tố nhân khẩu xã hội cho SKTT của bệnh nhân ung thư ..........................................................................................124 Bảng 4.11: Các mô hình dự báo của yếu tố nghề nghiệp cho SKTT của bệnh nhân ung thư ...................................................................................................128 Bảng 4.12: Mô hình dự báo của yếu tố bệnh cho SKTT của bệnh nhân ung thư ...131 Bảng 4.13: Mô hình dự báo của yếu tố hôn nhân cho SKTT của bệnh nhân ung thư ..133 Bảng 4.14: Các mô hình dự báo của yếu tố tâm lý xã hội cho SKTT của bệnh nhân ung thư ...................................................................................................135
- Bảng 4.15: Các mô hình dự báo của tổng hợp các yếu tố cho SKTT của bệnh nhân ung thư ...................................................................................................139 Bảng 4.16: Mô hình các yếu tố mạnh nhất tác động đến vấn đề sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động .......................................142 Bảng 4.17. Thống kê mô tả về cảm nhận chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư ............................................................................................................146 Bảng 4.18: Hệ số tương quan Pearson giữa SKTT và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. .........................................................................................146 Bảng 4.19: Dự báo của SKTT tổng quát cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư ...................................................................................................147 Bảng 4.20: Dự báo của trầm cảm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động ..............................................................................148 Bảng 4.21: Dự báo của lo âu cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động ....................................................................................148 Bảng 4.22: Dự báo của stress cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động ....................................................................................149 Bảng 4.23: Hồi qui từng bước dự báo cho chất lượng cuộc sống của đa vấn đề sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động .................150
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tế bào thường và tế bào ung thư...............................................................42 Hình 1.2. Mô hình chu kỳ đau buồn của Kubler-Ross ..............................................62 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động ................................................................................................ 71 Hình 4.1. Điểm sức khỏe tâm thần tổng quát GHQ-12 ở bệnh nhân ung thư - theo phương pháp tính điểm Likert 0-1-2-3 (N = 230) ....................................94 Hình 4.2. Tỉ lệ mắc nhiễm trầm cảm ở bệnh nhân ung thư (N = 230) ......................95 Hình 4.3. Phân bố điểm trầm cảm ở bệnh nhân ung thư (N = 230) ..........................96 Hình 4.4. Tỉ lệ mắc nhiễm rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư (N = 230) ...............97 Hình 4.5. Phân bố của điểm rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư (N = 230) .............98 Hình 4.6. Phân bố điểm của rối loạn căng thẳng ở bệnh nhân ung thư (N = 230) ...99 Hình 4.7. Tỉ lệ mắc nhiễm rối loạn căng thẳng ở bệnh nhân ung thư (N = 230) ....100 Hình 4.8. Tỉ lệ mắc nhiễm đa loại rối loạn tâm thần ở bệnh nhân ung thư tính từ mức trung bình trở lên (N = 230) ...................................................................103 Hình 4.9. Phân bố mức độ chất lượng cuộc sống của BNUT .................................145
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sức khỏe là mục tiêu chiến lược của các quốc gia và là thước đo chung của một xã hội văn minh, nhân bản. Rõ ràng, sức khỏe thể chất ngày nay không thể tách rời với Sức khỏe tâm thần (SKTT) và SKTT ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nỗ lực chung để nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người trong một xã hội phát triển. Hiện nay, rối loạn SKTT chiếm một phần lớn trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Theo Tiến sĩ Jean-Marc Olivé - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) tại Việt Nam, có gần 54 triệu người trên thế giới mắc các rối loạn SKTT như bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc lưỡng cực; thêm vào đó là 154 triệu người bị mắc trầm cảm [87] . Tại Việt Nam, SKTT ở Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung của toàn cầu. Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2017, tại Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng [11]. Thông báo tại Viện Sức khỏe tâm Thần cho thấy có 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25% [5] . Theo các bác sĩ chuyên khoa đây là con số thống kê vẫn chưa đầy đủ, thực tế số lượng người bệnh đi chữa trị là rất thấp bởi vì một số lý do như: Nhiều người nghĩ mình chỉ mệt mỏi về cơ thể, không liên quan tới bệnh lý tâm thần hoặc là mắc bệnh liên quan đến tâm thần nhưng không quá quan trọng, không đáng quan tâm. Nhiều người chọn cách giấu bệnh vì lo ngại sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội xung quanh. Ngoài ra, một số người lại đi khám không đúng chuyên khoa tâm lý, tâm thần mà lại đi khám ở các chuyên khoa khác... [5]. Như vậy, trong thực tế con số bệnh nhân có rối loạn tâm thần có thể là cao hơn nhiều. Song song với vấn đề trên, ung thư cũng đang là nỗi ám ảnh lớn đối với toàn nhân loại. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 2018 ca mắc ung thư mới ở Việt Nam đã tăng lên 165.000 ca và hàng năm có khoảng 94.000 tử vong vì căn bệnh ung thư [75] . Bệnh nhân ung thư (BNUT) 1
- không chỉ phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe, mà còn phải chịu đựng những gánh nặng tâm lý nặng nề. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 70% BNUT, đặc biệt là BNUT trong độ TLĐ, có rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, stress, trầm cảm, thậm chí là tự tử do lo lắng quá mức và đau buồn khi biết mình bị bệnh ung thư. Các rối loạn tâm thần không phải là nguyên nhân gây ra ung thư; tuy nhiên, chúng làm suy yếu hệ miễn dịch gây ra các tình trạng bệnh lý khác và làm giảm sức khỏe. Bên cạnh đó, nó cũng có thể gây trở ngại cho việc ra quyết định liên quan tới chăm sóc và điều trị của BNUT. Các vấn đề về SKTT và tâm lý xã hội ngày càng phổ biến ở Việt Nam nhưng theo một nghiên cứu mới của UNICEF và Viện Nghiên Cứu Phát Triển Hải Ngoại (ODI), các dịch vụ chăm sóc và ứng phó tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tâm thần [159] . Việc thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh vùng sâu vùng xa. Điều này dẫn tới việc không ngăn ngừa được tình trạng tự tử ở những người có biểu hiện rối loạn tâm thần trong đó có BNUT. Bên cạnh đó, còn thiếu những người làm công tác xã hội có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với loại hình bệnh này nên hoạt động chăm sóc người bệnh có rối loạn tâm thần còn chưa thực sự hiệu quả. Ở nhiều bệnh viên, trung tâm chăm sóc SKTT còn chưa có các chuyên viên tâm lý, nhân viên công tác xã hội. Việc chăm sóc người bệnh chủ yếu do y bác sĩ đảm nhiệm mà không có sự giúp đỡ của các chuyên viên tâm lý, nhân viên công tác xã hội. Điều này sẽ rất khó khăn cho người bệnh, bởi y bác sĩ chỉ giúp người bệnh trong điều trị bằng thuốc còn việc tác động đến người rối nhiễu tâm trí là công việc mà các chuyên viên tâm lý và nhân viên công tác xã hội làm tốt thì lại chưa có. Thực tế cho thấy, SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi đây là lực lượng trực tiếp, chủ yếu trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái cũng như tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Do mang trên vai rất nhiều trọng trách, nên việc đối mặt với căn bệnh ung thư càng khiến vấn đề SKTT của BNUT có thể càng trở nên nghiêm trọng hơn. Việc phát hiện và can thiệp sớm có thể giúp BNUT nói chung và BNUT trong 2
- độ tuổi lao động nói riêng có vấn đề về SKTT và gia đình của họ phòng chống và kiểm soát được các rối loạn tâm lý, hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng đến công tác điều trị cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho BNUT. Nhận thấy rõ vai trò và tầm quan trọng ảnh hưởng của SKTT đối với hiệu quả trị bệnh của BNUT, chúng tôi xác định nghiên cứu các rối loạn lo âu, stress, trầm cảm ở BNUT sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học cho việc tìm kiếm các biện pháp giúp kiểm soát các vấn đề về SKTT cho BNUT. Bên cạnh đó những vấn đề lý luận về SKTT ở BNUT sẽ là tài liệu tin cậy để cung cấp và bổ trợ kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy tâm lý trong nghành y khoa. Kết quả nghiên cứu thực tiễn SKTT ở BNUT trong độ tuổi lao động (LĐ) sẽ cho những thông báo khoa học về thực trạng từ đó tìm kiếm các biện pháp giúp BNUT ứng phó có hiệu quả đối với các vấn đề rối loạn tâm thần trong quá trình điều trị. Tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn của vấn đề đã thôi thúc các nhà tâm lý học nghiên cứu những khía cạnh của SKTT và chúng tôi chọn “Sức khỏe tâm thần ở bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động” là đề tài nghiên cứu của luận án. Luận án này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) BNUT có nguy cơ mắc các vấn đề SKTT không? (2) Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến tình trạng SKTT của BNUT? (3) Tình trạng SKTT của BNUT có tác động như thế nào đến chất lượng cuộc sống của họ? 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này hướng đến việc cung cấp thông tin cho xã hội và người chăm sóc về hiện trạng SKTT tâm thần của BNUT trong độ tuổi lao động và các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, một số kiến nghị được đề xuất nhằm thúc đẩy các hành động quan tâm đến SKTT của BNUT, giảm thiểu các rối nhiễu tâm lý ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đặt ra, các nhiệm vụ nghiên cứu sau đã được hình thành. - Tổng quan các nghiên cứu về SKTT của bệnh nhân ung thư, về các yếu tố 3
- ảnh hưởng đến SKTT của BNUT và mối quan hệ của SKTT với chất lượng cuộc sống (các kết quả đạt được, các khoảng trống cần nghiên cứu gợi ý cho nghiên cứu này của tác giả). - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động (các khái niệm cơ bản, các luận điểm lý thuyết, cơ sở đo lường SKTT) - Nghiên cứu thực tiễn về sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động (thực trạng SKTT của nệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động, các yếu tố nguy cơ và tác động của SKTT đến chất lượng cuộc sống của BNUT) - Đề xuất các kiến nghị hướng đến việc thúc đẩy các hành động quan tâm, chăm sóc SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động, trước mắt, trong phạm vi bệnh viện, nơi điều trị cho BNUT, và lâu dài, trên bình diện truyền thông xã hội nhằm nâng cao chất lượng sống của BNUT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các khía cạnh SKTT ở BNUT trong độ tuổi LĐ ( Stress, lo âu, trầm cảm và trạng thái đau khổ tâm lý chung) và các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT ở BNUT (Yếu tố nhân khẩu – xã hội, yếu tố nghề nghiệp, yếu tố liên quan đến bệnh ung thư và bệnh khác, yếu tố gia đình, các yếu tố tâm lý ) 3.2 Khách thể nghiên cứu 230 BNUT trong độ tuổi LĐ tại bệnh viện Ung Bướu – Thành Phố Hồ Chí Minh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Phạm vi về nội dung - Giới hạn về các vấn đề SKTT của bệnh nhân ung thư SKTT là phạm trù rộng, gồm nhiều dạng khác nhau, trong đó có cả khía cạnh bệnh và cả khỏe mạnh về tâm trí. Trong nghiên cứu này, dựa trên các nghiên cứu tổng quan, chúng tôi nghiên cứu SKTT của BNUT trong độ tuổi LĐ giới hạn ở hai bình diện là vấn đề SKTT tổng quát chung và một số 4
- vấn đề SKTT cụ thể. Trên bình diện tổng quát, chúng tôi đề cập đến trạng thái SKTT chung hay còn được gọi là đau khổ tâm lý – được đo lường bằng thang GHQ-12. Trên bình diện cụ thể, chúng tôi quan tâm đến các vấn đề SKTT cụ thể như: Stress, lo âu, trầm cảm – được đo lường bằng thang DASS-21. Việc lựa chọn này xuất phát từ mục đích muốn có bức tranh chung về tình trạng SKTT tổng quát, vừa xem xét được những vấn đề SKTT cụ thể, phổ biến nhất, thường xảy ra với BNUT. Ngoài ra, trong đánh giá SKTT, chúng tôi sử dụng thang GHQ-12 và DASS-21 là những thang sàng lọc chứ không phải thang lâm sàng. Vì thế, các vấn đề SKTT được đề cập đến được giới hạn ở mức độ có dấu hiệu về rối loạn SKTT hơn là chẩn đoán lâm sàng là họ bị rối loạn tâm thần. Trong các diễn đạt ở chương 4 (kết quả nghiên cứu), các diễn đạt như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn stress … được hiểu là có nguy cơ mắc các rối loạn đó ở các mức độ từ nhẹ đến nặng. - Giới hạn về các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của bệnh nhân ung thư Có nhiều yếu tố có liên quan đến SKTT của BNUT. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các nhóm yếu tố như: các yếu tố nhân khẩu-xã hội (giới tính, tuổi, học vấn, nơi sinh sống, tôn giáo, dân tộc); các yếu tố bệnh (Thời điểm chẩn đoán ung thư, giai đoạn của ung thư, dùng thuốc giảm đau, phương pháp điều trị, có bệnh khác); các yếu tố nghề nghiệp (có việc làm, thu nhập, sự thay đổi thu nhập khi bị ung thư, hài lòng với công việc); các yếu tố gia đình (Tình trạng hôn nhân, có con nhỏ dưới 15 tuổi, sự hài lòng với hôn nhân), các yếu tố tâm lý xã hội (Mức độ chấp nhận bệnh, mức độ quan tâm tìm hiểu về bệnh, mức độ tin tưởng phương pháp điều trị, mức độ tin tưởng khỏi bệnh, ủng hộ xã hội, tính lạc quan – bi quan và hài lòng với cuộc sống). Ngoài các yếu tố đã được đề cập đến trong các nghiên cứu khác nhau về SKTT của bệnh nhân ung thư, chúng tôi mở rộng xem xét các yếu tố liên quan nghề nghiệp bởi khách thể nghiên cứu là BNUT trong độ tuổi lao động, do đó, các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp có thể là tác nhân quan trọng tác động đến SKTT của BNTU. 5
- 3.3.2 Phạm vi về khách thể nghiên cứu - Giới hạn về khách thể nghiên cứu theo địa bàn Bệnh nhân ung thư có thể điều trị ở các cơ sở, địa bàn khác nhau. Nghiên cứu này giới hạn thực hiện trên 230 BNUT trong độ tuổi LĐ đang nằm viện tại bệnh viện Ung Bướu – Thành phố Hồ Chí Minh, tức là những khách thể trong giai đoạn điều trị bệnh. Chúng tôi không nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư điều trị tại các cơ sở điều trị khác hay các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh nhưng ở chế độ ngoại trú, không nằm viện trong thời gian thực hiện nghiên cứu. Để đảm bảo có được thông tin về những yếu tố bệnh quan trọng có thể có ảnh hưởng đến SKTT của BNUT đang điều trị tại bệnh viện, chúng tôi cố gắng tiếp cận với bệnh nhân ở các giai đoạn bệnh khác nhau, thời gian phát hiện bệnh khác nhau, phương pháp điều trị khác nhau. - Giới hạn về khách thể nghiên cứu theo độ tuổi Với tên đề tài tập trung vào khách thể là bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động, tức là bao gồm toàn bộ khoảng tuổi từ 18 đến 55 đối với nữ và đến 60 đối với nam. Tuy nhiên, với khách thể nghiên cứu có giới hạn về địa bàn như trên, thì tuổi của khách thể nghiên cứu chỉ giới hạn trong điều kiện có thể tiếp cận tại địa bàn, tức là chỉ bao gồm những ai trong độ tuổi này đang nằm viện điều trị ung thư chứ không thể bao gồm toàn bộ khoảng tuổi trên. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu tâm lý học. Đó là các nguyên tắc sau đây. Nguyên tắc hoạt động: theo lý thuyết hoạt động, mọi hiện tượng tâm lý, quá trình tâm lý cũng như thuộc tính tâm lý của con người đều nảy sinh và phát triển rất phong phú, đa dạng trong các phương thức hoạt động đặc thù của con người. Theo đó, SKTT của BNUT cũng phát sinh trong hoạt động sống của họ, trong quá trình họ tương tác với thế giới bên ngoài (như quan hệ 6
- với con người, với công việc, với môi trường, với bệnh tật … ) cũng như với thế giới nội tâm bên trong của họ. Nguyên tắc hệ thống: theo lý thuyết hệ thống, một hệ thống là một tổng thể gồm các yếu tố, bộ phận có liên quan với nhau, có ảnh hưởng lẫn nhau. Sự thay đổi ở một mắt xích nào đó trong hệ thống có thể dẫn đến sự thay đổi đến các bộ phận khác trong hệ thống. Mỗi hiện tượng tâm lý không tồn tại độc lập mà nằm trong một hệ thống nhất định, do đó có tác động qua lại với các yếu tố trong hệ thống đó. Nghiên cứu này tìm hiểu SKTT của bệnh nhân ung thư trong một hệ thống gồm nhiều yếu tố: các yếu tố cá nhân, các yếu tố gia đình, các yếu tố công việc, nghề nghiệp, các yếu tố bệnh, các yếu tố tâm lý – xã hội, chất lượng cuộc sống và xem xét xem xét mối quan hệ của SKTT với các yếu tố này, xác định khả năng các yếu tố có thể tác động đến nó, đồng thời xem xét tác động của nó đến chất lượng cuộc sống của họ. Theo các nguyên tắc phương pháp luận này, dựa trên các luận điểm lý thuyết đã được lựa chọn, và các kết quả của tổng quan tài liệu, chúng tôi đưa ra 3 giả thuyết nghiên cứu về SKTT và các yếu tố có liên quan để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau. Các giả thuyết này phản ánh sự giới hạn của mối quan hệ 1 chiều của các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT, của SKTT đến chất lượng cuộc sống. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao mắc các vấn đề SKTT. Cụ thể: 1a) Bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao mắc trầm cảm 1b) Bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao mắc rối loạn lo âu 1c) Bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao mắc rối loạn stress 1d) Bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao bị rơi vào trạng thái đau khổ tâm lý chung Giả thuyết 2: Mức độ bị mắc các vấn đề SKTT có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố 7
- 2a) Mức độ trầm cảm, lo âu, stress và trạng thái đau khổ tâm lý chung của bệnh nhân ung thư có thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu – xã hội (giới tính, tuổi, học vấn, địa bàn sinh sống, tôn giáo, dân tộc) 2b) Mức độ trầm cảm, lo âu, stress và trạng thái đau khổ tâm lý chung của bệnh nhân ung thư có thể chịu ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp (thu nhập, việc làm, hài lòng với công việc) 2c) Mức độ trầm cảm, lo âu, stress và trạng thái đau khổ tâm lý chung của bệnh nhân ung thư có thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý (mức độ chấp nhận bệnh, niềm tin vào việc điều trị bệnh, tính lạc quan, ủng hộ xã hội, hài lòng với cuộc sống) 2d) Mức độ trầm cảm, lo âu, stress và trạng thái đau khổ tâm lý chung của bệnh nhân ung thư có thể chịu ảnh hưởng của yếu tố bệnh (có bệnh khác, cách thức điều trị bệnh ung thư, giai đoạn ung thư) Giả thuyết 3: Mức độ bị mắc các vấn đề về SKTT có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh 3a) Mức độ trầm cảm của bệnh nhân ung thư có thể ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống nói chung 3b) Mức độ lo âu của bệnh nhân ung thư có thể ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống nói chung 3c) Mức độ stress của bệnh nhân ung thư có thể ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống nói chung 3d) Mức độ đau khổ tâm lý chung của bệnh nhân ung thư có thể ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống nói chung 4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp thống kê toán học 8
- 5. Đóng góp mới của luận án Đóng góp mới về mặt lý luận Luận án về SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động đã hệ thống hóa các quan điểm lý thuyết cơ bản và các nghiên cứu về vấn đề này từ góc độ tâm lý học. Nghiên cứu đã góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về SKTT và mối quan hệ của nó với các yếu tố cá nhân, tâm lý, xã hội và bệnh ở bệnh nhân ung thư trong độ tuổi lao động. Đây là lĩnh vực còn chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đóng góp mới về mặt thực tiễn Nghiên cứu này sử dụng nhiều thang đo phổ biến trên thế giới để thu thập dữ liệu. Độ tin cậy của các thang đo này đã được xác nhận khi sử dụng trên bệnh nhân ung thư ở nước ta. Vì thế, các công cụ này có giá trị đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến chủ đề này trong các nghiên cứu thực tiễn của họ. Ngoài ra, các phát hiện về mối quan hệ của các yếu tố với SKTT ở BNUT có thể là cơ sở để đối chiếu với các nghiên cứu khác nhau, giúp tìm ra những mối quan hệ có tính qui luật. Đồng thời, mô hình nghiên cứu của luận án góp phần giới thiệu vai trò của các yếu tố khác nhau đối với SKTT, có ích trong xây dựng các mô hình nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án này đã tổng quan hệ thống các nghiên cứu về SKTT của BNUT, chỉ ra những khoảng trống cần nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vực này. Những vấn đề lý luận về SKTT ở BNUT được hệ thống hóa trong luận án này sẽ là tài liệu tin cậy để cung cấp và bổ trợ kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy tâm lý trong nghành y khoa. - Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu thực tiễn SKTT ở BNUT trong độ tuổi lao động sẽ cung cấp những thông báo khoa học về thực trạng SKTT của BNUT và các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến thực trạng này, góp phần nâng cao nhận 9
- thức của xã hội, của người nhà bệnh nhân, của nhân viên y tế về vấn đề SKTT của BNUT, cùng quan tâm tìm kiếm các biện pháp giúp BNUT ứng phó có hiệu quả đối với các vấn đề rối loạn tâm thần trong quá trình điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. 7. Cấu trúc của luận án - Mở đầu - Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động - Chương 2: Cơ sở lý luận về SKTT của BNUT trong độ tuổi lao động - Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn - Kết luận và kiến nghị 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm
181 p | 867 | 172
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 337 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 231 | 55
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 158 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tương hợp tâm lý giữa cán bộ quản lý và học viên ở trường đào tạo sĩ quan quân đội
222 p | 146 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 43 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng thực thi nghiệp vụ hành chính của cán bộ văn phòng cấp xã/phường
234 p | 107 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình
32 p | 169 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 59 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 49 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 23 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 37 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 28 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 41 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 43 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn