intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:211

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH; các biểu hiện tâm lý trong quá trình giải quyết các THKC và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN ĐỨC QUỲNH THÍCH ỨNG VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN ĐỨC QUỲNH THÍCH ỨNG VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC Mã số: 62 31 04 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Tâm lý học mang tên “Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ” là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận án là trung thực, chính xác, và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong Luận án đã được chú thích nguồn gốc. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ sở đào tạo. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Đức Quỳnh
  4. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu nghiêm túc, ngày hôm nay, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học mang tên “Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ” của tôi đã được hoàn thành. Luận án này là kết quả của những nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của rất nhiều người, từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đến những người thân trong gia đình. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự trân trọng, biết ơn và yêu quý đến GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ – một người hướng dẫn khoa học nghiêm khắc, tận tâm, gần gũi và luôn chia sẻ, động viên tôi những khi tôi gặp khó khăn, cũng như luôn kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện, tạo động lực để tôi có thể thực hiện và hoàn thành Luận án đúng hướng, đảm bảo tiến độ và với chất lượng cao nhất. Tiếp theo, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, anh chị đang công tác tại Khoa Tâm lý học (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) và các thầy cô công tác tại Viện Tâm lý học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã luôn tận tình góp ý, chia sẻ về kinh nghiệm, kiến thức nghiên cứu của mình để tôi có thêm nhiều hiểu biết về lĩnh vực đang nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học phòng cháy chữa cháy, lãnh đạo Bộ môn lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn, đã luôn tạo điều kiện về thời gian, công việc giảng dạy để tôi có thêm nhiều điều kiện cũng như kinh nghiệm hữu ích phục vụ không chỉ cho quá trình thực hiện luận án mà còn mở ra tiền đề để tôi tiếp tục hướng nghiên cứu trong tương lai. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, các cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC và CNCH thuộc công an các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc đã dành thời gian hỗ trợ tôi trong việc thu thập số liệu, điều tra khảo sát tại thực địa. Sau cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến gia đình, đồng nghiệp – những người thân thương và gần gũi nhất của tôi đã luôn bên cạnh khuyến khích, động viên, hỗ trợ về mặt vật chất, tình cảm để tôi có thể hoàn thành Luận án này. Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Đức Quỳnh
  5. M CL C MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ ..................................15 1.1. Các công trình nghiên cứu về thích ứng với hoạt động nghề nghiệp ... 15 1.2. Các công trình nghiên cứu về thích ứng với việc giải quyết tình huống khẩn cấp, thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp trong chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ............................................................. 20 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 30 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG, THÍCH ỨNG ........................31 VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ ............31 2.1. Lý luận chung về thích ứng .................................................................. 31 2.2. Lý luận về thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ............................... 34 2.3. Biểu hiện thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ....................................... 55 2.4. Một số biểu hiện tâm lý và cách ứng phó thường gặp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong và sau quá trình giải quyết các tình huống khẩn cấp ..................................................................... 62 2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ .... 68 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 74 Chƣơng 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................75 3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ......................................... 75 3.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu lý luận........................................ 81 3.3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực tiễn..................................... 83 1
  6. 3.4. Thang đo mức độ thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. .............. 97 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 99 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN THÍCH ỨNG VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ ................................100 4.1. Thực trạng chung về thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ............. 100 4.2. Thực trạng thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ biểu hiện qua các mặt cụ thể ............................................................................................. 102 4.3. Một số biểu hiện tâm lý và cách thức ứng phó thường gặp ở chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong và sau quá trình giải quyết các tình huống khẩn cấp ................................................... 135 4.4. Các yếu tố tác động đến thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ .. 153 4.5. Phân tích chân dung tâm lý điển hình ................................................. 164 Tiểu kết chương 4 ...................................................................................... 177 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................178 1. Kết luận .................................................................................................. 178 2. Kiến nghị ................................................................................................ 180 DANH M C CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................185 DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................186 PH L C 2
  7. DANH M C TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Xin đọc là BCA Bộ Công an CAND Công an nhân dân CC và CNCH Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ PCCC và CNCH Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ THKC Tình huống khẩn cấp THPT Trung học phổ thông 3
  8. DANH M C CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................79 Bảng 3.2. Độ tin cậy các thang đo khảo sát thử ........................................................89 Bảng 3.3. Độ tin cậy các thang đo trong khảo sát chính thức ...................................93 Bảng 3.4. Thang đo mức độ thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ...........................97 Bảng 4.1. Mức độ thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ .......................................101 Bảng 4.2. Biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức trong việc giải quyết các tình huống khẩn cấp ..............................................................................................104 Bảng 4.3. Mức độ nhận thức về bản chất tình huống khẩn cấp ..............................104 Bảng 4.4. Mức độ nhận thức về cách thức giải quyết tình huống khẩn cấp ...........105 Bảng 4.5. Nhận thức về quy trình giải quyết các tình huống khẩn cấp ..................107 Bảng 4.6. Biểu hiện thích ứng về mặt thái độ trong việc giải quyết các tình huống khẩn cấp ..............................................................................................111 Bảng 4.7. Kết quả hành động nhận lệnh và thực thi nhiệm vụ ...............................116 Bảng 4.8. Kết quả thực hiện hành động phối hợp với đồng đội .............................119 Bảng 4.9. Kết quả kỹ năng sử dụng phương tiện, kỹ thuật, máy móc ....................126 Bảng 4.10. Kiểm định sự khác biệt về mức độ thích ứng giữa các nhóm khách thể phân theo trình độ học vấn.......................................................................132 Bảng 4.11. Kiểm định sự khác biệt về mức độ thích ứng giữa các nhóm khách thể phân theo cấp bậc hàm .............................................................................133 Bảng 4.12. Kiểm định sự khác biệt về mức độ thích ứng giữa các nhóm khách thể phân theo thâm niên công tác ..................................................................134 Bảng 4.13. Kiểm định sự khác biệt về mức độ thích ứng giữa các nhóm khách thể phân theo khu vực công tác .....................................................................135 Bảng 4.14. Biểu hiện tâm lý trong và sau quá trình giải quyết các tình huống khẩn cấp .........................................................................................................137 Bảng 4.15. Các cách ứng phó trong và sau khi giải quyết các tình huống khẩn cấp ...143 4
  9. Bảng 4.16. Mối quan hệ giữa mặt biểu hiện tâm lý với các mặt biểu hiện của thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ .....................................................152 Bảng 4.17. Tác động của các yếu tố khách quan đến thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ .............................................................................................................154 Bảng 4.18. Tác động của các yếu tố chủ quan đến thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ .............................................................................................................158 Bảng 4.19. Mô hình hồi quy dự báo sự thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của nhóm các yếu tố khách quan..........................................................................162 Bảng 4.20. Mô hình hồi quy dự báo sự thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của hai nhân tố nhóm các yếu tố khách quan ......................163 Bảng 4.21. Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của chân dung tâm lý thích ứng cao .............................................................................171 Bảng 4.22. Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của chân dung tâm lý thích ứng trung bình ..................................................................176 5
  10. DANH M C CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (đơn vị: %). ...........................100 Biểu đồ 4.2. Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp biểu hiện ở mặt nhận thức .............................................................................................109 Biểu đồ 4.3. Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp biểu hiện ở mặt thái độ ..................................................................................................114 Biểu đồ 4.4. Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp biểu hiện ở mặt hành động ............................................................................................129 Biểu đồ 4.5. Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện của thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ...............................................................................................130 Biểu đồ 4.6. Tương quan giữa các thành tố trong yếu tố khách quan với thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.........................................................................160 Biểu đồ 4.7. Tương quan giữa các thành tố của yếu tố chủ quan với thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.........................................................................161 6
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thích ứng có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người nói chung và cá nhân nói riêng. Thích ứng giúp con người tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động. Để tồn tại trong xã hội, để hình thành và phát triển nhân cách của mình, con người phải hoạt động không ngừng và tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Muốn thực hiện tốt mọi hoạt động, con người phải thâm nhập vào các môi trường mới, phải thay đổi trên hai mặt: mặt tâm lý, với việc hình thành, phát triển những cấu trúc tâm lý mới cần thiết và mặt hành vi với việc hình thành những cách thức hành vi mới, nhằm đảm bảo cho hành vi của cá nhân phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động mới, nghĩa là phải thích ứng với hoạt động. Có thể thấy, hiệu quả, chất lượng hoạt động, sự hoàn thiện nhân cách của cá nhân phụ thuộc trực tiếp vào mức độ thích ứng của cá nhân trong hoạt động. 1.2. Thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cho thấy, giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 9/2019, cả nước xảy ra 16.108 vụ cháy, làm chết 422 người, bị thương 947 người; thiệt hại về tài sản ước tính 7.581,8 tỷ đồng và 7.683 ha rừng. Trung bình mỗi năm xảy ra 3.222 vụ cháy, làm chết 84 người, bị thương 199 người, thiệt hại về tài sản trị giá 1.516,2 tỷ đồng và 1.536,6 ha rừng. Có 7 chiến sĩ hi sinh và hàng trăm chiến sĩ khác bị thương khi đang làm nhiệm vụ. Trung bình mỗi ngày xảy ra 9 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4,4 tỷ đồng và 5,3 ha rừng. Địa bàn xảy ra cháy ở thành thị chiếm 60,11%, ở khu vực nông thôn chiếm 39,89%; cháy tại khu vực nhà dân 5.636 vụ (chiếm 42,86 %), tại cơ sở kinh tế tư nhân 4.861 vụ (chiếm 36,97%). Diễn biến đám cháy ở các khu vực này rất phức tạp, gây nhiều khó khăn nguy hiểm cho hoạt động chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (CC và CNCH). Điều đó đặt ra các vấn đề về thể lực, tâm lý, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống và khả năng thích ứng trong điều kiện mới đối với các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), để có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong các tình huống khẩn cấp (THKC) khi có cháy nổ xảy ra. 7
  12. 1.3. Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là nghề nguy hiểm, những người lính thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, những tổn thương cả về thể chất và tâm lý, điều này rất ít khi gặp ở những nghề khác. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các chiến sĩ thường xuyên phải tiếp xúc với các chấn thương, thậm chí cái chết do hỏa hoạn, tai nạn xe khi di chuyển tới hiện trường hay hít phải khí độc hại từ những vật liệu cháy, sự sụp đổ cấu kiện xây dựng, sập hầm lò... những người lính PCCC và CNCH cũng là những người đầu tiên đến hiện trường để giải quyết hậu quả thiên tai, các vụ gây thương vong hàng loạt, thảm họa môi trường và vô số các THKC khác… Hoạt động nghề nghiệp với cường độ cao, khẩn cấp, thời gian kéo dài làm cho các chiến sĩ PCCC và CNCH thường trong trạng thái quá tải, dễ mệt mỏi, căng thẳng, áp lực vì công việc của các chiến sĩ là giúp đỡ người khác khi họ bất lực, không thể tự giải quyết được. 1.4. Tuy nhiên, trong thực tiễn THKC, có chiến sĩ không thích ứng được do có sự chuẩn bị tâm thế không tốt, non kém về kinh nghiệm, không chịu được áp lực lớn của công việc, sợ hãi, lo lắng, không kiểm soát được cảm xúc, căng thẳng quá mức khi làm nhiệm vụ, do đó ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chiến đấu chung của cả đội và gây ra những hậu quả về sức khỏe thể chất và tinh thần hết sức nghiêm trọng. Sự căng thẳng trong quá trình giải quyết THKC không chỉ gây ra những thay đổi về sức khoẻ thể chất, mà còn làm thay đổi nhận thức và hành vi, gây cảm giác chán ăn, uể oải, huyết áp cao và mất ý chí [Stantz, 2002]. Ngoài ra, căng thẳng tâm lý trong quá trình chữa cháy có thể dẫn đến một số căn bệnh như suy tim, tim mạch, huyết áp cao, dẫn đến cơn co thắt các mạch máu trong tim, từ đó gây ra cơn đau tim đột ngột, loạn nhịp và thậm chí tử vong [Byron, 2007]. Áp lực từ sự cố bất ngờ, nghiêm trọng gây rối loạn căng thẳng sau chấn thương, có thể biến người lính cứu hỏa anh hùng thành người gặp khó khăn về mọi mặt cảm xúc, một người dùng thuốc theo toa, cuối cùng là một nạn nhân tự tử [Stantz, 2002]. Việc nâng cao mức độ thích ứng cho các chiến sĩ PCCC và CNCH trong việc giải quyết các THKC đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp các chiến sĩ sử dụng một cách có hiệu quả những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, huấn luyện; các kỹ năng, kỹ xảo hành động; những kinh nghiệm chiến đấu, làm chủ được trạng thái tâm 8
  13. lý, tránh được trạng thái không thích ứng, căng thẳng, co cứng, lúng túng, chậm chạp, bị động trước mọi THKC và sẵn sàng cho việc thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. 1.5. Nghiên cứu thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề các chiến sĩ cảnh sát PCCC và CNCH ở Việt Nam thích ứng với việc giải quyết các THKC như thế nào. Nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị nâng cao thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH góp phần giúp các chiến sĩ nâng cao khả năng thích ứng tốt hơn với việc giải quyết các THKC, từ đó nâng cao hiệu quả chiến đấu. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ” làm luận án nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH; các biểu hiện tâm lý trong quá trình giải quyết các THKC và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu tổng quan: Tổng quan các nghiên cứu về thích ứng, thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho luận án. 3.2.2. Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH, chỉ ra một số biểu hiện tâm lý trong quá trình giải quyết và cách ứng phó của chiến sĩ sau khi giải quyết các THKC. 3.2.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng cho các chiến sĩ cảnh sát PCCC và CNCH. 9
  14. 4. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện với sự tham gia của 396 cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác CC và CNCH tại công an các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Trong đó, chúng tôi chọn ra 20 chiến sĩ; 10 lãnh đạo chỉ huy cấp tổ, đội trở lên tham gia phỏng vấn sâu và 02 chiến sĩ để phân tích chân dung tâm lý điển hình. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động PCCC và CNCH trên phạm vi địa bàn đô thị, được thực hiện tại 04 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. 5.2. Về nội dung nghiên cứu 5.2.1. Về mặt lý luận Thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH là một quá trình, đòi hỏi thời gian tiếp cận với khách thể lâu dài, nhưng do nghiên cứu được tiến hành theo lát cắt ngang trên khách thể đặc biệt là cảnh sát PCCC và CNCH, những người được huấn luyện và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, vì vậy, trong luận án, chúng tôi chỉ tập trung vào kết quả của quá trình thích ứng. 5.2.2. Về mặt thực tiễn Nghiên cứu thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH biểu hiện qua nhận thức, thái độ, hành động. Một số biểu hiện tâm lý trong quá trình giải quyết và cách ứng phó sau khi giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH. 6. Giả thuyết nghiên cứu Phần lớn cảnh sát PCCC và CNCH có mức độ thích ứng khá cao với việc giải quyết các THKC. Có sự khác biệt về mức độ thích ứng theo trình độ đào tạo, cấp bậc hàm, thâm niên công tác và khu vực công tác giữa các chiến sĩ. Thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố chủ quan (kinh nghiệm chiến đấu và trình độ chuyên môn nghiệp vụ) đóng vai trò quan trọng nhất. 10
  15. 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nguyên tắc phương pháp luận 7.1.1. Nguyên tắc duy vật biện chứng Quan điểm này nhấn mạnh vai trò quyết định của các điều kiện vật chất, của các điều kiện thực tiễn đến thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH. Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi hiện tượng tâm lý con người đều phụ thuộc một cách tất yếu và có tính quy luật từ các tác động bên ngoài (các điều kiện xã hội – lịch sử cụ thể) tác động vào con người thông qua các điều kiện bên trong. Các điều kiện bên ngoài tác động đến thích ứng với việc giải quyết THKC của cảnh sát PCCC và CNCH đó là các điều kiện của môi trường, không gian, thời gian, địa điểm xảy ra sự việc... Các điều kiện bên trong chính là những đặc điểm tâm - sinh lý của các chiến sĩ; các đặc điểm nhân cách như tính cách, khí chất, ý chí, tính tích cực của chiến sĩ; kinh nghiệm, năng lực… Đây chính là quan điểm chủ đạo khi nghiên cứu vấn đề thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH. 7.1.2. Nguyên tắc tiếp cận liên ngành Thích ứng tâm lý là một hiện tượng phức tạp được các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác như giáo dục học, xã hội học, sinh học, thần kinh học và tâm lý học... quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, để nghiên cứu một cách khoa học, khách quan vấn đề đặt ra cần có sự phối hợp giữa các chuyên gia, phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học kể trên là hết sức cần thiết nhằm xem xét, đánh giá, phân tích vấn đề đặt ra một cách khách quan, trung thực nhất. 7.1.3. Nguyên tắc hoạt động – nhân cách Theo quan điểm của tâm lý học hoạt động: Tâm lý, ý thức con người được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động. Thông qua thực tiễn giải quyết các THKC mà các chiến sĩ cảnh sát PCCC và CNCH nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của những hành động, việc làm của mình đối với người dân, đối với xã hội và đất nước, để rồi có tình cảm yêu nghề sâu sắc. Từ đó, các chiến sĩ ý thức được công việc của mình và luôn nỗ lực hết mình khắc phục khó khăn, trở ngại để 11
  16. hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thông qua những hành động, việc làm cụ thể đó mà hình thành nên những phẩm chất nhân cách mới của người chiến sĩ cảnh sát PCCC và CNCH. Bên cạnh đó, theo quan điểm này, thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH là quá trình các chiến sĩ tích cực, chủ động thay đổi bản thân, thay đổi nhận thức, thái độ, hành động để đáp ứng yêu cầu của môi trường, hoàn cảnh trong việc giải quyết các THKC. Sự thích ứng của mỗi chiến sĩ là sản phẩm của điều kiện xã hội – lịch sử, là sản phẩm của quá trình đào tạo, huấn luyện, rèn luyện và tự rèn luyện. Bởi mỗi chiến sĩ có các thuộc tính tâm lý, phẩm chất tâm lý riêng đặc trưng, với những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do đó, quá trình thích ứng với việc giải quyết các THKC của mỗi chiến sĩ cũng có sự khác nhau. 7.1.4. Nguyên tắc phát triển Sự phát triển tâm lý ở con người trải qua các giai đoạn khác nhau và gắn liền với hoạt động chủ đạo ở từng lứa tuổi, trên cơ sở đó các đặc điểm tâm lý, các thuộc tính tâm lý mới được hình thành. Quan điểm này nhấn mạnh đến việc tiếp cận, nghiên cứu coi thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH trong sự vận động, biến đổi và phát triển. Thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH cũng luôn vận động, biến đổi và phát triển, nó gắn liền với các tình huống, hoàn cảnh, không gian, thời gian và sự nỗ lực của bản thân chiến sĩ thông qua quan sát, học hỏi, thực tiễn chiến đấu và lĩnh hội văn hóa của lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp chuyên gia; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình; phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học. 8. Những đóng góp mới của luận án 8.1. Về lý luận Luận án đã xây dựng, bổ sung và hoàn thiện thêm một số khía cạnh lý luận tâm lý học về thích ứng, tình huống khẩn cấp, giải quyết tình huống khẩn cấp và 12
  17. thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH, mảng lý luận và thực tiễn nghiên cứu còn chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam. Xây dựng thang đo mức độ thích ứng với việc giải quyết các THKC, các biểu hiện tâm lý trong quá trình giải quyết và cách ứng phó sau khi giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH, cùng các yếu tố ảnh hưởng tới nó. 8.2. Về thực tiễn - Làm rõ đặc điểm công việc của nghề cảnh sát PCCC và CNCH. - Chỉ ra thực trạng thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH cho phép đưa ra các kết luận mang tính khoa học về thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH, những người làm việc trong môi trường nghề nghiệp khẩn cấp, mang tính đặc thù, nguy hiểm và áp lực cao. - Nghiên cứu chỉ ra một số biểu hiện tâm lý trong quá trình giải quyết và cách ứng phó sau khi giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH. Các biểu hiện và cách ứng phó tích cực này giúp các chiến sĩ vượt qua khó khăn, căng thẳng, hồi phục nhanh chóng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo. - Làm rõ thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH, đề xuất đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng với việc giải quyết các THKC của cảnh sát PCCC và CNCH. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu quan trọng giúp Bộ Công an, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đưa ra các chính sách, biện pháp tăng cường thích ứng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chiến đấu của các đơn vị cảnh sát PCCC và CNCH. Kết quả nghiên cứu còn giúp cho nhà trường, học viên đào tạo cảnh sát PCCC và CNCH xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn công tác PCCC và CNCH trong tình hình hiện nay. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các kiến nghị giúp các chiến sĩ cảnh sát PCCC và CNCH tăng cường khả năng thích ứng với yêu cầu của công việc và đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần để có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 9. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu 4 chương. 13
  18. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Chương 2: Cơ sở lý luận về thích ứng, thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. 14
  19. Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ Hiện nay, vấn đề thích ứng được các nhà tâm lý học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi trình bày những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo hai hướng: Các công trình nghiên cứu thích ứng với hoạt động nghề nghiệp; các công trình nghiên cứu liên quan đến thích ứng với việc giải quyết các THKC nói chung và thích ứng với việc giải quyết các THKC trong chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Thích ứng với việc giải quyết các tình huống khẩn cấp của cảnh sát PCCC và CNCH được xem là thích ứng nghề nghiệp. Thích ứng này được nghiên cứu trên đối tượng khách thể đặc biệt, làm việc trong môi trường đặc biệt, với những đặc thù nghề nghiệp có nhiều sự khác biệt so với các ngành nghề khác. 1.1. Các công trình nghiên cứu về thích ứng với hoạt động nghề nghiệp Herbert Spencer cho rằng “Cuộc sống là sự thích nghi liên tục của các quan hệ bên trong với bên ngoài”, theo đó, thích ứng là chức năng tâm lý, chức năng ý thức của con người. Các hiện tượng tâm lý, ý thức được biểu hiện bằng hệ thống hành vi. Thích ứng tâm lý có cùng bản chất với thích nghi sinh học, thích ứng tuân theo những quy luật khách quan của sinh học là “biến dị”, “di truyền”, “chọn lọc tự nhiên”. Và tâm lý, ý thức là các hình thức mới của sự thích ứng giữa cơ thể người với môi trường. Như vậy, quan điểm này chưa thấy được bản chất xã hội của sự thích ứng của con người [Robinson, Sarita Jane, 2012]. William James kế thừa và phát triển tư tưởng của Spencer, đưa ra quan niệm: “Tâm lý học phải nghiên cứu, xem xét các hiện tượng tâm lý tồn tại để khắc phục cái gì? Nghiên cứu xem cá nhân có sử dụng những chức năng tâm lý để thích ứng với những biến đổi của môi trường thế nào và tìm ra con đường để cá nhân có thích ứng hiệu quả” [dẫn theo Nguyễn Thị Út Sáu, 2013]. 15
  20. Như vậy, Herbert Spencer và William James đã có công xây dựng cơ sở của tâm lý học thích ứng với tư tưởng chủ đạo là: Tâm lý, ý thức có chức năng là thích ứng và là công cụ để thích ứng. Ý thức đóng vai trò tiếp nhận, phân loại, lựa chọn, so sánh, các kích thích của môi trường để điều chỉnh hành vi của cơ thể đáp ứng với yêu cầu và điều kiện mới của nó. Với ý nghĩa đó, ý thức và hoàn cảnh có vấn đề là những khái niệm cơ bản của tâm lý học chức năng. Về mặt bản chất, thích ứng với việc giải quyết các THKC chính là quá trình thích ứng với hoạt động nghề nghiệp nhưng được tiến hành trong điều kiện và môi trường đặc biệt với những đặc thù riêng, đòi hỏi con người phải nhanh chóng, kịp thời giải quyết, không được chậm trễ. Tác giả N.B.Basinanova, D.V.Kalinhitreva xem xét mối quan hệ giữa trí tuệ với sự thích ứng nghề nghiệp, thích ứng tâm lý - xã hội đã phát hiện: Chỉ số trí tuệ càng cao thì sự thích ứng nghề nghiệp lại càng thuận lợi. Nhưng sự thích ứng tâm lý - xã hội thì không hoàn toàn như vậy. Nếu chỉ số trí tuệ của cá nhân cao hơn hẳn chỉ số trí tuệ chung của nhóm thì nó sẽ cản trở sự thích ứng tâm lý - xã hội của cá nhân đó [Basinanova, Kalinhitreva, 1973]. Tác giả Duffy. R. D và Blustein. D. L cho rằng, khả năng thích ứng nghề nghiệp được hiểu như là sự tự quyết định về nghề, sự tự lựa chọn nghề, tự mong muốn đạt được kết quả nhất định về nghề, tìm kiếm trường học nghề phù hợp với khả năng của mình. Để hoạt động nghề nghiệp đạt hiệu quả đòi hỏi mỗi cá nhân phải thích ứng với nghề nghiệp. Khi con người thích ứng với nghề nghiệp, họ sẽ chủ động, tích cực trong công việc, an tâm, phấn khởi, say mê, dồn hết khả năng, tâm trí của mình cho hoạt động nghề. Lúc này, con người sẽ thực hiện hoạt động dễ dàng, khả năng sáng tạo lớn và hiệu quả lao động cao [Duffy và Blustein, 2005, tr. 161-164]. Tác giả Pankova Tachiana Anna Tonnepna khi nghiên cứu: “Thích ứng tâm lý nghề nghiệp của các chuyên gia trẻ” đã cho rằng trí tuệ xã hội như là yếu tố thích ứng tâm lý xã hội của một chuyên gia trẻ. Các chuyên gia trẻ có trình độ trí tuệ cảm xúc cao thì có sự thích ứng tâm lý xã hội đối với hoạt động nghề nghiệp theo các tiêu chí bên ngoài và bên trong. Hiệu quả thích ứng tâm lý xã hội của chuyên gia trẻ theo các tiêu chí bên trong có liên quan chặt chẽ với trình độ trí tuệ xúc cảm bên trong và trình độ trí tuệ xúc cảm liên nhân cách (ứng xử, quan hệ) [dẫn theo Воланен, 1987]. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2