Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
lượt xem 21
download
Luận án "Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an" nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tâm lý - xã hội nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN BÍCH HẰNG TRÝ TUÖ C¶M XóC CñA §IÒU TRA VI£N ë CôC AN NINH §IÒU TRA THUéC Bé C¤NG AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2022
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN BÍCH HẰNG TRÝ TUÖ C¶M XóC CñA §IÒU TRA VI£N ë CôC AN NINH §IÒU TRA THUéC Bé C¤NG AN Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số : 931 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Bùi Tuấn Anh 2. GS. TS Trương Công Am HÀ NỘI - 2022
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu được sử dụng ở luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Số liệu và kết quả nghiên cứu không trùng lặp với các công trình đã được công bố. Tác giả luận án Nguyễn Bích Hằng
- 2 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 15 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài 15 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 33 Chương 2 LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA ĐIỀU TRA VIÊN Ở CỤC AN NINH ĐIỀU TRA THUỘC BỘ CÔNG AN 39 2.1. Điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 39 2.2. Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 49 2.3. Biểu hiện, mức độ trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 62 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 77 Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 93 3.1 Tổ chức nghiên cứu 93 3.2. Phương pháp nghiên cứu 102 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA ĐIỀU TRA VIÊN Ở CỤC AN NINH ĐIỀU TRA THUỘC BỘ CÔNG AN 119 4.1. Thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 119 4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 138 4.3. Phân tích chân dung tâm lý điển hình 152 4.4. Biện pháp tâm lý - xã hội phát triển trí tuệ cảm xúc cho Điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 158 KẾT LUẬN 179 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183 PHỤ LỤC 192
- 3 DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. An ninh điều tra ANĐT 2. Bộ Công an BCA 3. Công an nhân dân CAND 4. Chỉ số trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence EQ Quotient) 5. Điểm trung bình ĐTB 6. Trắc nghiệm trí tuệ cảm xúc của Mayer Salovey MSCEIT Caruso, 2002 7. Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) EI
- 4 DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang 1. Bảng 3.1. Phân bố khách thể nghiên cứu 95 2. Bảng 3.2: Bảng phân loại trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 105 3. Bảng 3.3: Độ tin cậy của hệ thống bài tập đo biểu hiện EI của điều tra viên trong các mối quan hệ nghiệp vụ điển hình 108 4. Bảng 3.4: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo/ thang đo Biểu hiện EI của điều tra viên trong các quan hệ nghiệp vụ điển hình 108 5. Bảng 3.5. Độ tin cậy của hệ thống câu hỏi đánh giá biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 111 6. Bảng 3.6. Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo/ thang đo đánh giá Biểu hiện EI của điều tra viên trong hoạt động điều tra 111 7. Bảng 4.1: Thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên theo trắc nghiệm MSCEIT 119 8. Bảng 4.2: Thực trạng mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên theo trắc nghiệm MSCEIT 120 9. Bảng 4.3: Thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên theo trắc nghiệm MSCEIT 120 10. Bảng 4.4: Thực trạng 8 năng lực trí tuệ cảm xúc tiểu thành phần của điều tra viên theo trắc nghiệm MSCEIT 123 11. Bảng 4.5: Thực trạng năng lực nhận biết cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 126 12. Bảng 4.6: Thực trạng năng lực thấu hiểu cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 129 13. Bảng 4.7: Thực trạng năng lực vận dụng cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 131 14. Bảng 4.8: Thực trạng năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 133 15. Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả khảo sát năng lực trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 135
- 5 16. Bảng 4.10: Thực trạng các biểu hiện năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản trong các quan hệ điều tra điển hình của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 136 17. Bảng 4.11: Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố thể chất đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 139 18. Bảng 4.12: Kết quả kiểm tra chiến sĩ khoẻ của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 139 19. Bảng 4.13: Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố thuộc tính tâm lý nhân cách đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 140 20. Bảng 4.14: Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an theo giới tính 142 21. Bảng 4.15: Tương quan trí tuệ cảm xúc với tuổi tác, thâm niên công tác 143 22. Bảng 4.16: Mức độ ảnh hưởng của thâm niên công tác đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên 144 23. Bảng 4.17: Mức độ ảnh hưởng của tuổi tác đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 145 24. Bảng 4.18: Mối tương quan giữa trí tuệ cảm xúc với kết quả hoạt động của điều tra viên 146 25. Bảng 4.19: Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố môi trường làm việc đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên 147 26. Bảng 4.20: Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố giáo dục đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên 148 27. Bảng 4.21: Mối tương quan giữa trình độ học vấn và trí tuệ cảm xúc của điều tra viên 149 28. Bảng 4.22: Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố hoạt động và giao tiếp trong thực tiễn hoạt động điều tra đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên 150
- 6 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT TÊN SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1. Mô hình trí tuệ cảm xúc EI97 của J.Mayer và 1 P.Salovey 64 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phân tích kết quả đo EI của điều tra viên 2 trên MSCEIT 106 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: So sánh 4 năng lực trí tuệ cảm xúc của điều tra 1 viên theo các mức độ 121 Biểu đồ 4.2: So sánh 4 năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản 2 trong những trường hợp đặc biệt 122 Biểu đồ 4.3: Thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở 3 Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 135 Biểu đồ 4.4: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm 4 xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an 138
- 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Từ những năm 1990 nhiều nhà Tâm lý học quan tâm nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và đã khẳng định vai trò quan trọng của chức năng tâm lý này. Thậm chí có quan điểm cho rằng việc quyết định sự thành công của một con người là do trí tuệ cảm xúc. Đây chính là nguồn cảm hứng để lĩnh vực này được bùng nổ trong những năm đầu thế kỷ XXI và cho đến nay vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn và của cả xã hội. Trí tuệ cảm xúc là một dạng năng lực tổng hợp, có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của mỗi cá nhân. Nó không chỉ là yếu tố đảm bảo hiệu quả của hành động mà còn là yếu tố hướng đạo, dẫn đường cho hành động, đặc biệt trong những tình huống cấp bách hay bất ngờ. Ngoài ra trí tuệ cảm xúc còn là yếu tố thúc đẩy hay kìm hãm một hành động. Người có năng lực trí tuệ cảm xúc sẽ có nhiều cơ hội và khả năng thành công trong cuộc sống và công việc. Trí tuệ cảm xúc hay kỹ năng con người đóng vai trò quan trọng hơn các kỹ năng về mặt kỹ thuật trong việc quyết định một người quản lý tài năng hay chỉ là một người đảm nhiệm vị trí tròn vai. Tuy nhiên, để có thể định lượng trí tuệ cảm xúc mức độ nào và làm thế nào để phát triển trí tuệ cảm xúc của cá nhân thì lại không hề đơn giản. Chính vì thế, nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc vừa là yêu cầu khách quan về mặt học thuật vừa có giá trị thực tiễn sâu sắc. Ở Việt Nam, từ những năm 2000 trở lại đây, vấn đề trí tuệ cảm xúc đã được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn trên các đối tượng và ngành nghề khác nhau như: Trí tuệ cảm xúc của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; trí tuệ cảm xúc của các doanh nhân, các nhà quản lý xã hội; trí tuệ cảm xúc của các sĩ quan, học viên quân đội được thực hiện dưới dạng đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có đề tài nào đi sâu tìm hiểu về trí tuệ cảm xúc của đối tượng là cán bộ Công an Nhân dân. Do vậy, đây là “khoảng trống”, nội dung mới cần được quan tâm nghiên cứu.
- 8 Cục An ninh điều tra - Bộ Công an (A09) là cơ quan có chức năng trực tiếp điều tra giải quyết vụ án theo thẩm quyền được phân công. Điều tra viên là những người tiến hành hoạt động điều tra vụ án trong hoạt động tố tụng hình sự, là những người có thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Điều tra viên là chức danh tư pháp hình sự dùng để chỉ cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn điều tra vụ án hình sự. Họ là người trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật, tiếp xúc trực tiếp với đối tượng phạm tội nên trong quá trình điều tra vụ án, họ là những người giữ vai trò là chủ thể tác động tâm lý đến đối tượng phạm tội. Do đó, cảm xúc, hành vi của điều tra viên có tác động to lớn đến đối tượng phạm tội và ngược lại. Trong bối cảnh như vậy, nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an góp thêm mảnh ghép có tính đặc thù trong bức tranh có lý luận và thực tiễn về trí tuệ cảm xúc trong tâm lý học ở nước ta. Thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động một số điều tra viên còn có trí tuệ cảm xúc chưa tốt, được biểu hiện qua: kiểm soát cảm xúc chưa tốt, chưa có sự đồng điệu cảm xúc với các đối tượng giao tiếp; điều tra viên còn gặp khó khăn khi nắm bắt cảm xúc của đối tượng; hay tức giận khi không có sự hợp tác của đối tượng, khi mục đích chưa đạt được. v.v…. dẫn đến quá trình điều tra của điều tra viên gặp nhiều khó khăn, kết quả hoạt động điều tra bị ảnh hưởng tiêu cực. Thực trạng này đặt ra yêu cầu khách quan cần nghiên cứu và tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời. Chính vì vậy, nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra - Bộ Công an là vấn đề mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, ở cả phương diện lý luận và thực tiễn, có thể khẳng định nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra - Bộ Công an là vấn đề mới, mang tính cấp thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả luận án lựa chọn: “Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an” làm đề tài nghiên cứu của mình.
- 9 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tâm lý - xã hội nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. - Xây dựng cơ sở lý luận về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. - Khảo sát, đánh giá thực trạng trí tuệ cảm xúc, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. - Đề xuất các biện pháp tâm lý - xã hội nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu chính: 255 điều tra viên thuộc Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. Khách thể nghiên cứu bổ trợ: 55 cán bộ quản lý ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. Đối tượng nghiên cứu Trí tuệ cảm xúc củ điều tra viên, cụ thể: Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên trong hoạt động điều tra.
- 10 Về địa bàn: Đề tài nghiên cứu ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ tháng 11/2017 - 12/2021. 4. Giả thuyết khoa học Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra ở mức độ cao nhưng không đồng đều ở các mặt biểu hiện, trong đó: năng lực nhận biết cảm xúc có mức độ cao nhất; năng lực sử dụng cảm xúc và điều khiển cảm xúc có mức độ thấp hơn. Trí tuệ cảm xúc giữa các điều tra viên ở Cục An ninh điều tra có sự khác nhau nhất định theo các biến số như: giới tính, thâm niên công tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm hoạt động của điều tra viên. Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả về chủ quan và khách quan. Trong đó, các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng mạnh hơn; Có thể phát triển trí tuệ cảm xúc của điều tra viên thông qua các biện pháp tác động phù hợp vào các mặt biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Những nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động và xây dựng đội ngũ cán bộ Công an nhân dân. Ngoài ra, ở luận án cũng nghiên cứu, vận dụng các Chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Công an về công tác điều tra và chức trách, nhiệm vụ của điều tra viên. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của khoa học tâm lý và các nguyên tắc tiếp cận như: Nguyên tắc tiếp cận hoạt động; nguyên tắc tiếp cận hệ thống, cấu trúc; nguyên tắc tiếp cận nhân cách; nguyên tắc tiếp cận thực tiễn. Các nguyên tắc trên là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án.
- 11 Tiếp cận hoạt động Tâm lý, ý thức được nảy sinh bởi hoạt động. Hoạt động là quy luật chung nhất của tâm lý người. Sự phát triển phức tạp và các chuyển hoá của hoạt động kéo theo sự phát triển phức tạp và chuyển hoá của tâm lý. Ngoài ra, phản ánh tâm lý không bao giờ tách rời hoạt động, hoạt động vừa tạo ra tâm lý vừa sử dụng phản ánh tâm lý làm khâu trung gian của hoạt động, tác động vào đối tượng. Nghiên cứu tâm lý đặc biệt chú ý đến sự vận động của hệ thống các quan hệ giữa các thành tố cấu trúc vĩ mô của hoạt động - một bên là điều kiện, mục đích, động cơ và bên kia ứng với các thao tác, hành động và hoạt động. Vì vậy nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của điều tra viên không tách rời hoạt động của chính họ nghĩa là thông qua các hoạt động của điều tra viên, các mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc sẽ được xem xét, nghiên cứu một cách cụ thể. Việc đưa ra các phương hướng tổ chức các hoạt động là một trong những cách góp phần thay đổi mức độ trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra được biểu hiện trên các mặt về năng lực nhận biết cảm xúc; năng lực thấu hiểu cảm xúc; năng lực vận dụng cảm xúc và năng lực điều khiển cảm xúc. Những nội dung này tác động qua lại, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra một chỉnh thể thống nhất trong phẩm chất trí tuệ của điều tra viên. Đồng thời, trí tuệ cảm xúc chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, vì vậy để nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và đề ra những biện pháp phù hợp nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc thì cần có sự tiếp cận nghiên cứu mang tính hệ thống. Tiếp cận nhân cách Tiếp cận nhân cách chính là tiếp cận với những con người cụ thể đang sống và hoạt động. Nguyên tắc tiếp cận nhân cách đòi hỏi khi nghiên cứu tâm lý con người phải tiếp cận với từng con người cụ thể với toàn bộ ưu, nhược điểm của các thuộc tính, phẩm chất tâm lý của cá nhân đó. Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của
- 12 điều tra viên theo quan điểm tiếp cận nhân cách đòi hỏi phải nhìn nhận mỗi điều tra viên là một nhân cách cụ thể, là sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử, sản phẩm của giáo dục và trong môi trường hoạt động nghề nghiệp chuyên biệt gắn với quá trình tự rèn luyện của cá nhân. Do đó, khi nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của điều tra viên cần tiếp cận toàn diện nhân cách của điều tra viên theo chuẩn mực chung về phẩm chất, năng lực của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an và tuân theo những yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ của điều tra viên. Tiếp cận thực tiễn Trí tuệ cảm xúc cả điều tra viên chịu tác động và ảnh hưởng bởi những yếu tố nhất định trong điều kiện thực tiễn. Tiếp cận trí tuệ cảm xúc của điều tra viên phải gắn liền với việc tìm hiểu hai điều kiện thực tiễn hoạt động của điều tra viên và gắn với từng trường hợp cụ thể. Con người là một thực thể xã hội. Hành vi của cá nhân được xem là kết quả tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Vì vậy nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của điều tra viên trong mối tương quan với nhiều yếu tố như: yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội, điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp trắc nghiệm, điều tra bằng bảng hỏi, đánh giá nhóm, quan sát, phỏng vấn sâu, phân tích chân dung tâm lý điển hình. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng. Mục đích và cách thức thực hiện của từng phương pháp được trình bày ở chương 3.
- 13 6. Những đóng góp mới của luận án Đóng góp về lý luận Luận án góp phần làm phong phú thêm về lý luận trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an theo cách tiếp cận mới. Luận án làm rõ trí tuệ cảm xúc của điều tra viên là một năng lực tổng hợp trong cấu trúc nhân cách của điều tra viên. Luận án tập trung luận giải những biểu hiện, tiêu chí đánh giá trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Đồng thời, luận án tập trung phân tích rõ vị trí, vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. Đóng góp về thực tiễn Luận án làm sáng tỏ thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an trên các mặt biểu hiện và dựa trên các chỉ báo đánh giá về trí tuệ cảm xúc. Luận án chỉ ra, trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an ở mức cao nhưng không đồng đều ở các mặt biểu hiện; trong đó năng lực thấu hiểu cảm xúc ở mức độ biểu hiện cao nhất. Để xác định được mối quan hệ giữa các biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên, thông qua tiến hành kiểm định tương quan. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, các mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên có mối tương quan thuận, chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ rõ, trí tuệ cảm xúc của điều tra viên chịu ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố chủ quan và khách quan; trong đó, các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố khách quan đối với trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Xác định được các biện pháp tâm lý - xã hội, nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. Đồng thời, phân tích 02 chân dung tâm lý điển hình để thấy được bức tranh tổng thể trí tuệ cảm xúc thông qua các mặt biểu hiện cũng như sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra.
- 14 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận Luận án bổ sung, làm phong phú thêm lý luận Tâm lý học về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Bổ sung thêm hướng nghiên cứu về cảm xúc đối với khách thể là những người công tác trong lực lượng vũ trang, cụ thể là trong hoạt động điều tra hình sự. Xây dựng các mặt biểu hiện, mức độ biểu hiện để đánh giá trí tuệ cảm xúc của điều tra viên. Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án làm cơ sở khoa học cho việc phát triển trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra. Kết quả nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về đời sống tình cảm cá nhân, trong nghiên cứu và rèn luyện kiểm soát cảm xúc phục vụ cho đào tạo cán bộ của Ngành. 8. Kết cấu của luận án Luận án được trình bày trên các nội dung gồm: Mở đầu, 4 chương (12 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình của tác giả đã công bố, tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 15 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến trí tuệ cảm xúc 1.1.1. Hướng nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện của trí tuệ cảm xúc C.E.Izard (1992), Những cảm xúc của con người [37] đưa ra thuyết các cảm xúc phân hoá và cho rằng cảm xúc có cấu trúc tầng bậc, gồm những cảm xúc nền tảng và những cảm xúc phức hợp. Mỗi cảm xúc trọn vẹn phải được tạo thành bởi ba yếu tố, đó là: cơ chất thần kinh chuyên biệt bị chế ước bên trong, những phức hợp biểu cảm nét mặt đặc trưng và sự thể hiện chủ quan khác biệt. Hay nói cách khác thì cảm xúc chính là sự thống nhất giữa các biểu hiện bên ngoài và cảm xúc bên trong. Theo đó, cấp bậc thứ nhất gồm mười cảm xúc nền tảng là (1) Hứng thú, (2) Vui sướng, (3) Ngạc nhiên, (4) Đau khổ, (5) Căm giận, (6) Ghê tởm, (7) Khinh bỉ, (8) Khiếp sợ, (9) Xấu hổ, (10) Tội lỗi. Cấp bậc thứ hai là các phức hợp cảm xúc được tạo nên từ “những tổ hợp có biến thiên của các cảm xúc nền tảng và các quá trình xúc động” [37, tr.112]. Như vậy, với quan điểm này đã cho thấy, ở cá nhân tồn tại những trạng thái xúc cảm khác nhau, những xúc cảm này được nhận biết rõ qua các phương tiện biểu cảm. Peter Salovey & David J.Sluyter (1997), Phát triển trí tuệ và trí tuệ cảm xúc [95] công bố một tài liệu về đóng góp chung của cảm xúc và tính đa cảm (emotion & emotionality) vào nhân cách và đưa ra cấu trúc của trí tuệ cảm xúc bao gồm: (a) Nhận thức và đánh giá chính xác cảm xúc của bản thân, (b) Biểu lộ tình cảm, cảm xúc với những người khác một cách đúng đắn, phù hợp, (c) Nhận biết tốt về cảm xúc của người khác và từ đó có những hành vi phù hợp, (d) Điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác một cách hiệu có hiệu quả để đạt đến mục đích hành động cụ thể (ví dụ: để cải thiện tâm trạng của chính mình và của người khác) và (e) Sử dụng
- 16 những cảm xúc của mình để giải quyết vấn đề bằng những hành vi phù hợp hoàn cảnh. Bất kỳ quá trình giao tiếp nào cũng cần phải có sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Sự tương tác đó không chỉ dừng lại ở trong quá trình trao đổi thông tin mà nó còn là sư trao đổi về mặt tinh thần. Do đó, hiểu được cảm xúc của bản thân và của người khác, cũng như sử dụng nó hợp lý mới đạt được mục đích đề ra [95, tr.10]. D.Goleman (2002), Trí tuệ cảm xúc: Làm thế nào để những cảm xúc của mình thành trí tuệ? [13] xem xét các cảm xúc theo các họ (familles) hay theo các chiều (dimensions). Ông đưa ra nhận định cho rằng những họ chính của cảm xúc là: sợ hãi, giận dữ, buồn rầu, thoả mãn, xấu hổ. Mỗi họ này có một một hạt nhân cảm xúc căn bản làm trung tâm, các cảm xúc có họ hàng với nó thì nằm xung quanh như những làn sóng nối tiếp nhau của vô số những biến đổi. Ở ngoại vi có những tâm trạng (hemeurs) mà xét về mặt kỹ thuật, chúng ít sinh động hơn và kéo dài lâu hơn nhưng cảm xúc đích thực. Sau các tâm trạng đến các tính khí (tempérament), một thiên hướng gây ra một cảm xúc hay một tâm trạng nào đó, khiến người ta trở thành u buồn, nhút nhát hay vui vẻ. Sau đó là những rối nhiễu tâm lý (troubles) thật sự, như sự trầm cảm lâm sàng hay sự lo hãi mãn tính [13, tr.625]. Schulze Ralf, Roberts D.Richard (EDS) (2005), Trí tuệ cảm xúc [102] đã đề cập đến nghiên cứu của Carroll với việc tổng kết và kết hợp hơn 400 nghiên cứu theo phương pháp phân tích nhân tố truyền thống. Ông đưa ra một mô hình 3 tầng bậc: Tầng bậc đầu tiên bao gồm các năng lực tinh thần chủ yếu; tầng thứ hai bao gồm sự phong phú của miền rộng lớn các năng lực nhận thức; tầng thứ ba gồm các thành tố trí tuệ chung Tầm quan trọng của khái niệm do Carroll đã ảnh hưởng lớn đến sự tác động của giáo dục, chính sách xã hội trong đánh giá, và những vấn đề xã hội [Dẫn theo 102]. Quan điểm này cũng định hướng cho những lý thuyết và những nghiên cứu về sự khác biệt cá nhân trong một số yếu tố dữ liệu, về một lĩnh vực kiến thức hành vi, lĩnh vực
- 17 này tương đối độc lập với cấu trúc tầng thứ hai. Ông cũng gợi ý rằng lĩnh vực này đòi hỏi những nghiên cứu cẩn thận và hệ thống hơn là cách thức tiến hành cho đến thời điểm của ông. Ciarrochi Joseph, Forgas P.Joseph, Mayer D.John (EDS) (2006), Trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày [94] đã đề cập đến nghiên cứu của Bar-On (2000), Petrides và Furnham (2001). Bar-On xem xét những đặc điểm nhân cách được cho là quyết định sự thành công trong cuộc sống nằm ngoài trí tuệ nhận thức và xác định được 5 khía cạnh rộng lớn. Ông coi những khía cạnh này như những nhân tố chủ chốt của trí tuệ cảm xúc, được chia thành 15 nhân tố: 1. Kỹ năng về bản thân: Tự đánh giá bản thân; Sự quả quyết; Tự hiện thực hoá; Tính độc lập. 2. Kỹ năng tương tác với những người khác: Sự thấu cảm; Có trách nhiệm xã hội; Mối quan hệ tương tác với những người khác. 3. Khả năng thích nghi: Giải quyết vấn đề; Kiểm tra thực; Tính linh hoạt. 4. Kiểm soát stress: Chịu được stress; Kiểm soát kích động. 5. Tâm trạng ổn định: Hạnh phúc; Lạc quan. Bar - On giới thiệu khái niệm EI đã chỉnh sửa và gọi là mô hình trí tuệ cảm xúc - xã hội, bao gồm 10 nhân tố lấy từ cấu trúc 15 nhân tố ban đầu là “Tự đánh giá bản thân; Tự nhận biết cảm xúc bản thân; Sự quả quyết; Sự thấu cảm; Mối quan hệ tương tác với những người khác; Chịu được Stress; Kiểm soát kích động; Kiểm tra thực tế; Tính linh hoạt và Giải quyết vấn đề. Năm nhân tố còn lại của mô hình ban đầu được coi là những nhân tố tạo điều kiện hơn là những nhân tố tạo thành trí tuệ xã hội - cảm xúc gồm: Tự hiện thực hoá, Tính độc lập, Có trách nhiệm xã hội, Hạnh phúc và Lạc quan” [94, tr.14]. Petrides và Furnham đưa ra một cấu trúc EI gồm bốn nhân tố (1) Hạnh phúc, (2) Tự kiểm soát, (3) Tính nhạy cảm, (4) Tự hoà đồng với 15 biểu hiện. Với góc độ tiếp cận này, EI được đặt trong hệ thống nhân cách và được các tác giả đánh giá là “hợp nhất được các kết quả nghiên cứu lẻ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm
181 p | 843 | 172
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 326 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 209 | 52
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 158 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tương hợp tâm lý giữa cán bộ quản lý và học viên ở trường đào tạo sĩ quan quân đội
222 p | 145 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 35 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình
32 p | 166 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 56 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 48 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 17 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 31 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 27 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 38 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 35 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn