intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất những quan điểm, giải pháp góp phần tiếp tục phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HỒ HỒNG HOAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HỒ HỒNG HOAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM ANH TUẤN HÀ NỘI - 2014
  3. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt đầy đủ Chữ viết tắt Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Kinh tế - xã hội KT-XH Quốc phòng - an ninh QP – AN Tổng sản phẩm quốc nội GDP Ủy ban nhân dân UBND Vùng đồng bào công giáo VĐBCG Xã hội chủ nghĩa XHCN
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO 10 1.1 Vùng đồng bào công giáo và phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo. 10 1.2 Mục tiêu, nội dung và sự cần thiết phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo 20 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI 34 2.1 Đặc điểm, tự nhiên và kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai 34 2.2 Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai - Thành tựu và hạn chế 37 2.3 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai 50 Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO TỈNH ĐỒNG NAI 58 3.1 Một số quan điểm cơ bản góp phần phát triển kinh tế ở 58 vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai 3.2 Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển kinh tế ở vùng ở đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai 69 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 102
  5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một quốc gia có nhiều dân tộc (54 dân tộc), nhiều tôn giáo (với 13 tôn giáo) cùng tồn tại và sinh sống, trong đó, đồng bào theo đạo công giáo chiếm một tỉ lệ tương đối lớn, sinh sống ở mọi miền của đất nước, tập trung chủ yếu ở những trung tâm KT-XH và là một bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc phát triển kinh tế nói chung, kinh tế VĐBCG nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan, coi đây là một vấn đề hết sức quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Đồng Nai là một trong những tỉnh có nhiều tôn giáo, các tín đồ các tôn giáo chiếm tới 63,34% dân số toàn tỉnh, cá biệt có một số xã, phường, thị trấn tôn giáo toàn tòng. Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là nhờ sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của lãnh đạo, chính quyền và nhân dân địa phương, kinh tế VĐBCG có sự phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh nói chung và của đồng bào công giáo trên địa bàn, củng cố niềm tin của nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, trong thời gian qua, kinh tế VĐBCG trên địa bàn còn những hạn chế nhất định, còn gặp nhiều khó khăn; chủ yếu vẫn là buôn bán nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế còn chậm, giá trị gia tăng của một số ngành sản xuất còn thấp...; bên cạnh đó đời sống vật chất và tinh thần của VĐBCG vẫn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức sống thấp, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa… những yếu kém, khuyết điểm đó, cùng với sự thiếu hiểu biết của đồng bào đã tạo sở hở cho các thế lực thù địch,
  6. 4 phản động lợi dụng kích động, chống phá làm mất ổn định tình hình chính trị - xã hội và sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Những bất cập trên đây do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, trong đó quan trọng nhất là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với phát triển kinh tế - xã hội VĐBCG chưa kịp thời, có mặt còn bất cập, yếu kém, chưa có một chính sách cụ thể về định hướng, đầu tư phát triển kinh tế VĐBCG. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai” để làm luận văn thạc sỹ vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Xung quanh vấn đề phát triển kinh tế vùng đồng bào có đạo đã có nhiều công trình, bài viết của các tác giả, tập thể tác giả, tiêu biểu: Báo cáo khoa học về “Đồng bào công giáo Hà Tĩnh thi đua phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới” của tác giả Tùng Ánh, Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2013. Theo tác giả, Hà Tĩnh là một địa bàn có nhiều đồng bào công giáo sinh sống, những năm qua quán triệt các chỉ thị của Đảng, dù còn nhiều khó khăn, nhưng Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt chú trọng VĐBCG. Điều đó đã tạo ra sự đồng thuận, hiểu biết lẫn nhau giữa đồng bào có đạo và không có đạo, tạo sự đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện các phong trào thi đua phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới của đồng bào công giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; đồng thời tác giả rút ra một số bài học, đưa ra một số kiến nghị về chính sách và công tác tổ chức để tiếp tục triển khai sâu rộng mô hình ở các địa phương khác. Bài viết “Điểm sáng vùng nông thôn đồng bào công giáo ở ấp Lộc Hòa xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai” của Xuân Thành, Tạp chí VOVonline - Đài tiếng nói Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 2012. Tác giả đã
  7. 5 phân tích, làm rõ những thành tựu đạt được trong phát triển KT-XH, văn hóa, giáo dục… của bà con giáo dân ấp Lộc Hòa. Là ấp văn hóa đầu tiên của huyện Trảng Bom và là một trong 4 ấp điểm của tỉnh Đồng Nai từ năm 2000, Lộc Hòa giữ vững danh hiệu ấp văn hóa suốt 12 năm liền, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, và Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2011. Đó thực sự là những minh chứng rõ ràng cho sự đổi mới toàn diện ở một xứ đạo vùng nông thôn trên địa bàn Đồng Nai. Bài viết “Công tác Tôn giáo của tỉnh Đồng Nai hiện nay” của tác giả Đặng Mạnh Trung - Ban Dân vận Tỉnh ủy đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 21 tháng 2 năm 2010. Bài viết đã đánh giá khá toàn diện kết quả thực hiện công tác tôn giáo của tỉnh Đồng Nai trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự điều hành, tổ chức của chính quyền các cấp, đời sống mọi mặt của đồng bào công giáo đã có sự phát triển vượt bậc cả về vật chất lẫn tinh thần, điều đó đã góp phần làm thay đổi nhận thức của bà con vào chính quyền, góp phần tạo lòng tin của bà con giáo dân đối với Đảng, chính quyền. Đồng thời, bài viết cũng chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của công tác này thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác tôn giáo của địa phương trong tình hình mới. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục giáo dân kết hợp với quan tâm, đầu tư nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của đồng bào theo đúng quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, coi đó là điều kiện cơ bản để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới. “Phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng Nai”, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Trần Minh, Học viện Chính trị (2013). Trên cơ sở phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn và một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững và phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng Nai dưới góc độ kinh tế chính trị; đánh giá thực trạng phát triển phát triển kinh tế
  8. 6 nông thôn ở Đồng Nai trong thời gian qua, tác giả đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Ở công trình này tuy tác giả luận giải những vấn đề về phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Đồng Nai, song khu vực nông thôn của tỉnh cũng là địa bàn có nhiều đồng bào công giáo sinh sống, do vậy phát triển kinh tế nông thôn bền vững cũng góp phần vào phát triển kinh tế VĐBCG trên địa bàn. “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo từ năm 2001 đến năm 2010”, luận văn thạc sĩ của Phạm Quang Long, Học viện Chính trị (2012). Ở công trình này, tác giả nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác vận động đồng bào Công giáo từ năm 2001 đến năm 2010; trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm nhằm góp phần tổng kết và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu quả hơn. Mặc dù công trình không đi sâu nghiên cứu phát triển kinh tế của VĐBCG nhưng đây là tài liệu có giá trị khoa học cả về lý luận và thực tiễn làm cơ sở để tác giả nghiên cứu, tham khảo, chọn lọc và kế thừa một số thông tin số liệu. Ngoài ra còn có các công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài: như Tác động của tâm lý làng, xã trong việc xây dựng đời sống KT-XH ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ ở nước ta hiện nay do Tiến sĩ Lê Hữu Xanh chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001; Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, nông dân giàu hơn, Nguyễn Tuấn Dũng, Tạp chí Cộng sản, số 28 năm 2003; Các công trình trên đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau như đời sống vật chất, tinh thần, lối sống, phong tục tập quán… Nhưng đều có một điểm chung đó là, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, cùng với việc tuyên truyền, vận động nhân dân, cần thực hiện đồng bộ các nội dung, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích vai trò của
  9. 7 người dân trong quá trình CNH, HĐH đất nước, coi đó là điều kiện căn bản để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp do tập thể tác giả Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoà chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002. Công trình này đi vào nghiên cứu những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, quá trình phát triển CNH, HĐH đến nông thôn trên một số địa phương cụ thể, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục sự ảnh hưởng đó đến xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông thôn của Phạm Xuân Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010 của tác giả Trần Ngọc Bút, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, đã nghiên cứu về nông thôn dưới góc độ KT-XH, văn hóa, dân số và kế hoạch hoá gia đình, lao động và tạo việc làm ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, sử dụng và quản lý tài nguyên đất và nước, sự phân tầng xã hội và việc xoá đói, giảm nghèo...; các đề án, quy hoạch của UBND Tỉnh Đồng Nai - Kế hoạch phát triển kinh tế một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phần 2; UBND Tỉnh Đồng Nai - Báo cáo quy hoạch, tổng thể phát triên kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ nay đến năm 2020; Báo cáo, tổng hợp số liệu đạo công giáo, ban tôn giáo Tỉnh Đồng Nai 2005 - 2011. Ở những góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình, bài viết khoa học của các tác giả đã phân tích, luận giải quá trình phát triển KT-XH, xây dựng hệ thống chính trị...vùng đồng bào các dân tộc, đồng bào các tôn giáo nói chung và VĐBCG nói riêng, đồng thời đề xuất một số giải pháp tiếp tục góp phần phát triển KT-XH vùng đồng bào các tôn giáo nói chung, vùng đồng bào công giáo nói riêng, nhằm tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy và phát huy vai trò của đồng bào các tôn giáo và đồng bào đạo công giáo trong phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì
  10. 8 mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mặc dù vậy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống về “Phát triển kinh tế VĐBCG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay”. Vì vậy, đề tài tác giả nghiên cứu không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích: Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế ở VĐBCG tỉnh Đồng Nai, đề xuất những quan điểm, giải pháp góp phần tiếp tục phát triển kinh tế ở VĐBCG trên địa bàn tỉnh thời gian tới. * Nhiệm vụ: Luận giải cơ sở lý luận về phát triển kinh tế ở VĐBCG tỉnh Đồng Nai. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế ở VĐBCG tỉnh Đồng Nai thời gian qua. Chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết. Đề xuất những quan điểm và giải pháp góp phần phát triển kinh tế ở VĐBCG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kinh tế ở VĐBCG. * Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế ở VĐBCG tỉnh Đồng Nai, trong đó chủ yếu tập trung ở Thành phố Biên Hòa, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom, huyện Xuân Lộc, huyện Long Thành. Về thời gian: Những phân tích, đánh giá tình hình thực tế, chủ yếu dựa trên các số liệu thống kê từ năm 2006 trở lại đây. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
  11. 9 * Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, các nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, các tài liệu có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của các sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai về phát triển kinh tế VĐBCG. Quá trình nghiên cứu luận văn còn sử dụng các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài luận văn để tiếp cận, luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra. * Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Kết hợp lịch sử với lôgic. Tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý thuyết. Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị cùng các phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá, phương pháp chuyên gia… 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của công trình có thể làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chủ trương lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các địa phương khác, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế ở VĐBCG Tỉnh. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy bộ môn kinh tế chính trị liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế vùng nói chung và phát triển kinh tế ở những vùng, địa phương có tính đặc thù nói riêng (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…). 7. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  12. 10 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO 1.1. Vùng đồng bào công giáo và phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo 1.1.1. Quan niệm về vùng đồng bào công giáo VĐBCG là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ quốc gia có địa giới hành chính xác định (xã, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), là nơi có người theo đạo thiên chúa sinh sống. Với quan niệm đó, VĐBCG ở Việt Nam là một khái niệm tương đối, mang tính không thuần nhất về dân cư, tín ngưỡng tôn giáo, mà có sự sinh sống đan xen nhau giữa các dân tộc, các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, hoặc không theo tôn giáo nào. Từ đặc điểm đó, đặt quá trình phát triển kinh tế VĐBCG trong mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với quá trình phát triển KT-XH nói chung, nội hàm của nó bao gồm: Một là, đồng bào công giáo ở Việt Nam đa số là nông dân lao động, trong đó chủ yếu là nông dân, có tinh thần yêu nước. Đồng thời họ cũng có niềm tin tôn giáo sâu sắc và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường. Cho nên đồng bào công giáo ở Việt Nam vừa gắn bó với dân tộc, đất nước, đi theo sự lãnh đạo của Đảng và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của toàn dân, vừa duy trì các sinh hoạt tôn giáo, gắn bó với giáo hội theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”. Tuy nhiên, đời sống dân sinh, trình độ dân trí ở một số VĐBCG còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Cùng với những quan hệ nội bộ, công giáo ở Việt Nam còn có mối quan hệ quốc tế rộng rãi. Giáo hội công giáo Việt Nam, trong mối quan hệ về mặt tổ chức là bộ phận của Giáo hội công giáo hoàn vũ do Giáo triều Vatican lãnh đạo
  13. 11 điều hành. Các hệ phái Tin lành ở Việt Nam có mối quan hệ với các tổ chức Tin lành quốc tế và trong khu vực, vừa có quan hệ về mặt tổ chức theo hệ thống, vừa có mối quan hệ đồng đạo theo xu hướng “đại kết” Ki-tô giáo. Với đặc điểm này, công tác tôn giáo vừa phải phát huy mặt tích cực trong tín đồ các tôn giáo tham gia công tác xã hội, phát triển kinh tế..., vừa phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các tín đồ; đồng thời nâng cao đời sống dân sinh, trình độ dân trí cho quần chúng và xoá đi những mặc cảm với cách mạng do lịch sử để lại. Hai là, với tư cách là một công dân, tất cả đồng bào công giáo sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là công dân Việt Nam, do đó họ phải có nghĩa vụ chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những quy định của chính quyền các cấp, thực hiện “sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, họ có quyền tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, nhưng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải trong phạm vi, khuôn khổ của pháp luật cho phép và không làm điều gì tổn hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đến lợi ích, chủ quyền quốc gia dân tộc. Mặt khác, với tư cách là một giáo dân, mỗi người còn là một “con chiên” của Chúa, do đó, mọi sinh hoạt, hoạt động của họ luôn bị sự chi phối, ràng buộc bởi những những quy định của giáo lý, giáo luật, giáo quyền... của nhà thờ Thiên chúa giáo. Nói cách khác, họ đồng thời là một công dân, đồng thời là một giáo dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Chúng ta cần thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào,
  14. 12 quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Ba là, ở những nơi có đồng bào công giáo sinh sống, cộng đồng giáo dân vừa tham gia các thiết chế văn hóa – xã hội chung trên địa bàn như các sinh hoạt văn hóa, quan hệ văn hoá, hoạt động văn hóa ở địa phương, gắn với phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi vùng, miền, dân tộc... Điều đó cũng có nghĩa, mỗi giáo dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia bảo vệ, gìn giữ và xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ, gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, cộng đồng giáo dân còn tham gia thiết chế văn hóa - tôn giáo riêng với tư cách là một giáo dân thông qua các lễ nghi, thiết chế tôn giáo như sinh hoạt tôn giáo, cầu nguyện, rửa tội ở nhà thờ, nơi thờ tự của gia đình, dòng họ... Bốn là, các hoạt động KT-XH trên địa bàn có đồng bào công giáo sinh sống được thực hiện dưới sự quản lý, tổ chức, điều hành thống nhất của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng, trực tiếp là các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương. Mọi giáo dân đều phải có nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia phát triển KT-XH trên địa bàn góp phần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ... với tư cách là một công dân. Ngoài ra họ còn có những hoạt động đơn thuần về tôn giáo như hành lễ, tổ chức lễ hội, truyền giảng, xưng tội, đi nhà thờ... dưới sự tổ chức, điều hành của linh mục, chánh sứ và các chức sắc, chức việc tôn giáo khác. Việc đào tạo, thụ phong linh mục, chánh sứ và các chức sắc, chức việc tôn giáo khác vừa phải chịu sự quản lý của Nhà nước, vừa phù hợp với những quy định chung của nhà thờ Thiên chúa giáo. Chức sắc, chức việc đang hoạt động trong các tổ chức giáo hội là người hướng dẫn quản lý sinh hoạt tín
  15. 13 ngưỡng, tôn giáo của tín đồ và là đầu mối để Nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Năm là, mọi hoạt động VĐBCG luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà thường xuyên, trực tiếp là cấp ủy, chính quyền địa phương. Điều đó có nghĩa, đồng bào có đạo nói chung, công giáo nói riêng dù có đời sống tinh thần riêng, có tổ chức riêng... Nhưng các tổ chức công giáo chỉ thực hiện chức năng quản lý tín đồ về mặt niềm tin, về linh hồn, chứ không có và không thể có chức năng quản lý nhà nước. Mặt khác, ngay cả tổ chức công giáo như giáo hội, tòa thành, linh mục... cũng phải đặt dưới sự quản lý, điều hành của Nhà nước, hoạt động trong những phạm vi mà pháp luật không cấm. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị tôn giáo, nhưng đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để có những hoạt động chống lại Nhà nước, đe dọa làm mất ổn định tình hình KT-XH của đất nước. Vì thế, c ông tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nước ta hiện nay có hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo, phân bổ ở mọi vùng, miền, địa phương trong cả nước. Vì vậy, công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều cấp, nhiều ngành. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng tham mưu nòng cốt. Vì thế, tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo cần được củng cố, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, nhất là ở những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn giáo. M ọi giáo dân phải thực hiện đúng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, chấp hành nghiêm pháp luật; đồng thời thực hiện đoàn kết với cộng đồng dân cư trên
  16. 14 địa bàn không phân biệt đảng phái, tôn giáo, cùng cộng đồng dân cư xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện tốt “Người công giáo tốt là người công dân tốt”. 1.1.2. Quan niệm về phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo Theo quan niệm của các lý thuyết kinh tế phát triển gần đây thì, phát triển kinh tế theo nghĩa rộng là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt KT- XH của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng. Nói cách khác, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội…,là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của mỗi quốc gia. Như vậy, phát triển kinh tế luôn gắn với sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải mọi sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế, mà để phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau: 1) Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. 2) Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. 3) Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế... mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế. Như vậy, phát triển kinh tế có nội dung và ý nghĩa khá toàn diện, là mục tiêu và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại. Phát triển kinh tế bao hàm trong nó mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
  17. 15 Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để giải quyết công bằng xã hội, công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu của nhân loại, vừa là động lực quan trọng của sự phát triển. Mức độ công bằng xã hội càng cao thì trình độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội càng có cơ sở bền vững. * Quan niệm về phát triển kinh tế vùng đồng bào công giáo Phát triển kinh tế VĐBCG là một thành tố, một bộ phận cấu thành phát triển kinh tế chung, không nằm ngoài sự phát triển của đất nước. Vì thế, phát triển kinh tế VĐBCG vừa phải đạt được các tiêu chí của phát triển kinh tế: Sự tăng lên của tổng sản phẩm trong vùng; sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp; mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế... mà mỗi người được hưởng. Tuy nhiên, do tính đặc thù của nó, nên phát triển kinh tế VĐBCG còn mang tính đặc thù riêng, gắn với phong tục, tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo… Mặt khác, phát triển kinh tế VĐBCG còn thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước với đồng bào có đạo, bảo đảm cho đồng bào có đạo có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Từ quan niệm trên có thể hiểu: Phát triển kinh tế VĐBCG là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của KT-XH, bao gồm sự thay đổi về quy mô, trình độ, chất lượng và cơ cấu kinh tế; góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của cộng đồng giáo dân và của cộng đồng dân cư khác trên địa bàn; bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố QP-AN, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Phát triển kinh tế VĐBCG là một nội dung trong tổng thể hoạt động của Đảng, Nhà nước, nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mà thường xuyên, trực tiếp là
  18. 16 lãnh đạo, chính quyền các cấp từ cấp tỉnh, thành phố đến chính quyền cơ sở ở địa phương, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm phát triển, làm thay đổi căn bản cơ cấu KT-XH, cơ cấu lao động, kết cấu hạ tầng, giáo dục đào tạo, y tế xã hội, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mới tiến bộ, quy mô sản xuất… tạo ra sự thay đổi toàn diện của đời sống KT-XH nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào công giáo, góp phần củng cố QP - AN, xây dựng các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn vững mạnh. Chủ thể lãnh đạo là Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, huyện và địa phương. Để thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH nói chung, phát triển kinh tế vùng đồng bào có đạo nói riêng, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở phải thực sự phát huy vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KT-XH của từng địa phương. Đồng thời phát huy vai trò tích cực, tự giác, tinh thần lao động sáng tạo của lực lượng lao động là đồng bào công giáo trên địa bàn với tư cách là chủ thể trực tiếp, lực lượng nòng cốt quyết định của quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn. Mục tiêu của phát triển kinh tế VĐBCG là nhằm làm thay đổi căn bản trình độ khoa học, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ khoa học, công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung, kinh tế VĐBCG nói riêng, bởi lẽ, trình độ công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường sẽ có tác động và quyết định làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, chi phí sản xuất thấp, giá trị gia tăng cao… đáp ứng được sự phát triển bền vững về kinh tế, bảo đảm tốt hơn các vấn đề xã hội; đồng thời trình độ khoa học, công nghệ cao sẽ làm cho việc tiêu hao tài nguyên thiên nhiên trong một đơn vị sản phẩm nhỏ, giảm thiểu phát thải ra môi trường...
  19. 17 Nguồn nhân lực có tác động rất lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các loại hình kinh tế. Vì vậy, nguồn nhân lực của một quốc gia, một địa phương là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế VĐBCG nói riêng. Khi đánh giá về nguồn nhân lực, người ta xét dưới hai góc độ: số lượng và chất lượng nguồn lao động. Các yếu tố sử dụng để đánh giá nguồn lao động như: số lượng, chất lượng, trình độ, mức lương và đạo đức nghề nghiệp của người lao động. Vùng Công giáo có lượng cung lớn về nhân công với mức lương thấp thì có lợi thế trong việc thu hút các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động với kỹ năng thấp, nhưng lại gặp bất lợi đối với việc thu hút những ngành sản xuất sản phẩm đòi hỏi kỹ năng cao. Vùng Công giáo được coi là có lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động chỉ khi số lượng và chất lượng nguồn lao động tại địa phương thoả mãn được nhu cầu của các loại hình kinh tế ở chính địa phương đó. Phát triển kinh tế VĐBCG còn thể hiện chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định công tác tôn giáo, dân tộc là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc là chính sách nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được cụ thể hoá bằng pháp luật và bảo đảm trên thực tế. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm, chủ trương, chính sách đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo nói riêng. Thứ nhất, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn
  20. 18 giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Thứ hai, nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia. Thứ ba, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, QP-AN, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Thứ tư, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1